Lá thư kể lại “sự tích anh dũng” của Gia Bảo
Phải biết là dưới sự lãnh đạo của Xương Hoàn, nhân dân Luzon đã tổ chức chiến tranh du kích chống lại quân Liên Việt, ngày đêm quấy rối, khiến quân Liên Việt rất là loạn trí, mà không biết làm sao.
Một ngày nọ, Gia Bảo đi tuần, thì đột nhiên bị một mũi tên tẩm thuốc mê bắn trúng gáy, ngất đi.
Gia Bảo thu phục lợi dụng uy thế của bộ tộc này mà dẫn quân đi đường vòng bất ngờ tập kích thành Luzon, bắt sống hoàng gia Luzon.
Cuối tháng 8, Gia Bảo lên ngôi vua ở Luzon. Nguyễn Cảnh dị ở lại giúp hắn bình loạn 1 thời gian, huấn luyện quân đội Luzon rồi sẽ rút về Đại Việt
----------
Tạm thời, ngọn lửa chiến tranh đã lắng xuống trên toàn châu Á. Hội Liên Việt ra sức phát triển Hải quân, huấn luyện quân đội, chuẩn bị cho kế hoạch sắp tới: Khai thác Châu úc và Châu Mỹ.
Tháng 2 năm 1407, tổng tuyển cử lần 2 được diễn ra, lần này, một người trẻ tuổi trúng cử chủ tịch quốc hội, tên hắn là Hoàng Thuấn. Đến tháng 3 năm 1407, Thuấn đưa ra “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền 1407” coi đó là định hướng để phát triển xã hội, đồng thời tiến hành phong trào “Khôi phục bản sắc văn hóa truyền thống phương Đông”, đưa tư tưởng cổ Nho thay cho tư tưởng Nho học ngu dân đã bị phong kiến bóp méo.
Trong tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền có nêu rõ con người có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc, quyền tài sản, quyền chính trị, quyền giám sát, quyền con người, quyền kinh tế, quyền giám sát... Trong bản tuyên ngôn cũng nói rõ tại sao phải có các tổ chức công như nhà nước, quân đội, cảnh sát, tại sao phải nộp thuế...
Trong phong trào khôi phục bản sắc văn hóa cổ, đích thân Thuấn đi khắp nơi diễn thuyết, cùng với các nhà Nho đấu phép, dùng lập luận sắc bén, phép biện chứng khoa học, bác bỏ những cái gọi là “quân quyền trời thụ”, “Thiên tử là con trời”, “Trung Hiếu Lễ Trí Tín”... đồng thời tuyên dương cái gọi là “dân là gốc, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân là gốc, xã tắc thứ 2, vua là nhẹ nhất), “Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín”...
Thuấn cũng đề xướng “xây dựng một nền văn hóa vững mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các cơ quan nhà nước bắt đầu có quy định về văn hóa công sở, quần áo, trang phục...
Cả đất nước chìm trong một làn gió cải cách, cải cách về mọi mặt, văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục...
Đến năm 1408, bắt đầu tiến hành phổ cập giáo dục bắt buộc cấp tiểu học. Trong hai năm 1408 - 1409, Thuấn cho xây dựng gần 200 trường học khắp cả nước và cả các thuộc địa, nước phụ thuộc.
Đến năm 1410, chính sách Công dân được đưa ra, đối với người Việt thì không có yêu cầu gì, đối với người ngoài thì yêu cầu chỉ cần có thể đọc viết tiếng Việt, nói được tiếng Việt và đã qua bài kiểm tra chính trị là có thể được cấp CMND. Đối với 1 số đối tượng đặc biệt thì cần phải làm việc ở Đại Việt 5 năm trở lên mới được cấp CMND.
Đến năm 1415, Hoàng Thuấn 1 lần nữa trúng cử, lại ngồi ở ghế chủ tịch quốc hội thêm một nhiệm kỳ nữa. Trong nhiệm kỳ này, Thuấn đưa ra các vấn đề về nữ quyền, giải phóng nô lệ, tự do tín ngưỡng... rất được lòng dân
---------
Khoa học kỹ thuật phát triển khiến cho các vấn đề về dân sinh cũng bắt đầu được đưa ra bàn bạc và thực hiện. Năm 1408, cỗ máy phát điện chạy bằng sức nước đầu tiên được chế tạo. Đến năm 1410, nhà máy Thủy điện Hòa Bình được khởi công và đến năm 1417 thì khánh thành.
Từ năm 1409-1415, hàng trăm nhà hát kịch được xây dựng khắp đất nước, diễn các vở tuồng, chèo, kịch cổ, như Phạm Công Cúc Hoa, Quan Âm Thị Kính....
Gia Bảo sau khi lấy vợ, bỏ việc binh đao nhảy sang làm ... công ích. Hắn đưa ra đề án xây dựng các nhà vệ sinh công cộng và được đồng ý. Sau này, Gia Bảo trở thành giám đốc tập đoàn chuyên kinh doanh ... khí thiên nhiên và phân bón... Vợ của Gia Bảo là Xích Tử, thì ra nàng là nữ giả nam... ( Nhiều tên biết tin này hô to: Biết thế ta đã... - Mạnh thì phán 1 câu xanh rờn: Biết thế đã giàu)
Về nông nghiệp, sau khi chiếm được đồng bằng sông cửu long, hội Liên Việt bắt đầu di dân vào Nam, dạy cho nông dân thâm canh gối vụ, xen vụ... Hầu như năm nào thóc lúa cũng đầy kho, nếu chỗ nào mất mùa thì cũng có chỗ khác bù vào.
Về giao thông, trong vòng 10 năm, từ 1405-1415, khoảng 3000 km đường sắt đã được xây dựng, nối liền Thăng Long, Tây Đô, Hội An, Đồ Bàn, Gia Định, Chang Mai, Ava... Cùng với đó là gần 40000 km đường bê tông các loại.
Về kinh tế, hàng hóa của Đại Việt với giá rẻ, hàng tốt, tràn vào xâm chiếm thị trường Trung Quốc, Nhật Bản... Đến năm 1425, nền kinh tế của các nước này dần dần phụ thuộc vào Đại Việt. Có người kêu gào đánh chiếm Trung Quốc, nhưng bị bác bỏ. Theo lời bộ trưởng tài chính Lý Hạ Viên
“Có điên mới đánh Trung Quốc. Hiện giờ dân chúng bên đó là dân Trung Quốc, chả liên quan gì đến chúng ta, bây giờ đánh chiếm, đùng một cái nó thành dân mình, tự dưng phải đem tiền bù lỗ, trợ cấp..., có mà thừa tiền”
Lý Hạ Viên kết hôn với Trang bốn mắt, vụ trưởng ngoại thương Liên Việt, giám đốc tập đoàn may mặc “4 eyes”
Ngoại trưởng Lâm Tú Viên lấy Hiền lê, chủ tập đoàn Ngân Hàng Liên Việt, đồng thời là chủ tiệm làm bánh “Mèo Kêu”.
Mọi người khác cũng có gia đình, có sự nghiệp, đều là những người giàu nứt đố đổ vách hết cả
------------
Cuối cùng, về quân sự
Đến năm 1420, quân sự của Đại