Con người ta luôn mong muốn, có rất nhiều điều phải chạy theo ý mình. Giá như thế này, giá như thế khác. Những điều đó mà kể ra thì lớn lao vô cùng.
Đối với nhiều người, mong muốn một cuộc sống ổn định thôi cũng là quá khó khăn. Bởi con người ta không biết bao nhiêu là đủ, một lòng tham vô cùng tận. Kể cả đối với tôi cũng vậy, luôn luôn vậy.
Mong ước có thể coi là lớn nhất của cuộc đời mình không hề cố định. Khi bạn nghèo, bạn thèm muốn sự giàu có. Khi bạn thua, bạn mơ về một chiến thắng. Khi bạn sắp từ giã cõi đời, bạn khao khát mãnh liệt được sống. Nó đơn giản xuất phát từ những sự thiếu thốn của con người. Nhưng những thứ biển Đông như lật kèo phút 90 đó chỉ xuất hiện trong phim truyện hoặc những suy nghĩ viễn tưởng mà thôi.
Thế nhưng đó chưa hẳn là mong muốn thật sự của mỗi con người. Một khi chúng ta biết suy nghĩ và trưởng thành hơn thì sẽ không đòi hỏi đến những thứ nhất thời nữa. Và lúc đó, chúng ta sẽ cảm thấy bản thân mình lẻ loi hơn. Tôi cũng cô đơn, giống như vậy, như một người bình thường. Những lúc thế này, ta sẽ luôn tìm kiếm một thứ gọi là “mái ấm”. Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì gia đình cũng sẽ không bao giờ quay lưng lại với chúng ta. Sâu thẳm trong trái tim mỗi người luôn khao khát có một nơi để trở về. Đó là nơi mình cảm thấy bình yên nhất, là nơi mình có thể sống đúng với bản chất của mình nhất, và cũng là nơi để mình tự do buông thả bản thân và dàn trải những suy nghĩ thầm kín của mỗi chúng ta. Đó là nơi bản thân thuộc về. Ai cũng từng thầm ước như vậy.
Chỉ là nó quá giản dị, quá đơn sơ nên đôi lúc, chúng ta cứ vô tâm mà chẳng hề nghĩ tới. Tôi cũng vậy, đôi khi tôi chỉ chạy theo những điều nhất thời mà lại quên đi những thứ chân thực nhất, những chữ tôi coi là tốt đẹp nhất.
Và tôi, lúc này đây, tôi đã tìm lại tham vọng nhỏ nhoi của bản thân mình một cách vô tình hay ngẫu nhiên. Bởi vì tôi đang đạp xe dưới cái thời tiết trên 30⁰C. Nóng và khát nước, mệt mỏi và chán nản, sâu thẳm trong tôi, những suy nghĩ đó đột nhiên bùng cháy.
TÔI MUỐN VỀ NHÀ
O O O
- Sao về muộn thế Minh?
Đúng như tôi đoán, chị tôi vẫn đang ngồi đó, trước mặt là một mâm cơm đã nguội ngắt. Dắt xe ra góc sân, tôi bước vào nhà. Do quá nóng và khát, tôi lập tức rót một cốc nước đầy rồi tu ừng ực. Mồ hôi tuôn ra như suối chảy cả vào mắt, vào miệng tôi. Khi đã lấy lại giọng của mình, tôi liền nhíu mày nhìn vào mâm cơm một lần nữa. Một bát nước rau, đĩa rau muống luộc, một đĩa thịt luộc cùng bát nước mắm sẫm màu. Bên cạnh là hai chiếc bát úp gọn gàng cùng hai đôi đũa. Chán nản, tôi liền hỏi, một câu hỏi thừa thãi như biết trước câu trả lời:
- Chị đã ăn cơm chưa?
- Chị chưa! Cũng không đói lắm. Vả lại cơm mới vừa nấu xong thôi.
Chị nói dối tệ quá đấy. Nghe thế, tôi cũng lấy làm khó chịu đôi chút nhưng chẳng nặng lời chất vấn mà chỉ thất vọng rồi lên tiếng, giọng điệu có đôi chút trách mắng:
- Em đã nhắn là em về muộn rồi, cứ ăn trước đi mà, Sao phải đợi chứ?
- Ừm, không sao. Đợi mày về rồi chị ăn cùng cũng được mà. Vả lại ở hôm nay ở trường có việc gì mà về muộn thế?
Biết chị cố tình đánh trống lảng nên tôi cũng tỏ ra không quan tâm nữa. Chưa trả lời vội, tôi rửa tay rồi ngồi vào bàn. Trong lúc chị tôi cầm bát xới cơm, tôi ậm ừ cho qua chuyện:
- Có mấy đứa dở người làm phiền khiến em bị dính vào vài chuyện vớ vẩn thôi.
- Có rắc rối gì không? - Chị tôi dùng một gương mặt lo lắng hỏi lại.
- Cũng không có gì mấy, nói chung là giải quyết tương đối ổn thỏa rồi.– Tôi lấp liếm– Chị ăn cơm nhé!
Chậm rãi và từng miếng cơm vào miệng, tôi nhai trong vô thức rồi vừa nhìn vào xa xăm vừa suy nghĩ. Hai chị em bắt đầu không nói với nhau một câu nào, xung quanh khẽ vang lên chỉ còn tiếng của chiếc tivi đang chiếu phim truyền hình. Lúc đó tôi đang nghĩ ngợi điều gì nhỉ? Làm sao để nhớ lại được đây?
Từ lúc tôi bắt đầu tạo ra cho bản thân một lớp vỏ bọc bất khả xâm phạm, tôi như một kẻ cô độc, không quan tâm ai, suy nghĩ và làm những gì mình thích. Thế nhưng gần đây, điều đó dường như đã thay đổi rất nhiều. Tôi đã dần giao tiếp với người khác hơn dù chỉ là chút ít. Thực sự thì tôi không chủ động mở lòng với họ đâu mà đi vốn dĩ chỉ toàn là những tình huống bất khả kháng mà thôi. Tất nhiên là tôi luôn thích tôi của trước đó hơn, một tôi được tự do thoải mái, một tôi được thả hồn vào thế giới riêng của mình mà không ai có thể tìm đến được. Một thế giới mà bản thân có thể thổi vào đó những tâm tư, suy nghĩ của chính mình.
Tôi hay tự hỏi bản thân những câu như: Tại sao họ lại làm thế này?; tại sao tôi lại nghĩ như vậy?; Rốt cuộc là họ đang toan tính gì, đang có kế hoạch gì? Hay đơn giản là tại sao mình lại làm như thế? Tại sao, Vì sao,... rất nhiều câu hỏi cứ xuất hiện trong đầu tôi bắt nguồn từ khi tôi có thói quen sống thu mình và theo dõi người khác.
Những lúc như thế, tôi sẽ dành thời gian để suy nghĩ vẩn vơ về vấn đề đó rồi sẽ rút ra một vài kết luận mà tôi nghĩ là hợp lý nhất. Một con người sống nội tâm và tăm tối như vậy, tất nhiên là sẽ chẳng ai ưa tôi cả. Ở trường lớp, ở chỗ làm, ở đâu đó không phải nhà. Họ bắt đầu dè dặt và cân nhắc trước những cuộc nói chuyện với tôi. Thế rồi bất giác, tôi trở thành một kẻ ngớ ngẩn trong mắt mọi người lúc nào không hay. Nhưng tôi cũng chẳng cần hay quan tâm bởi tôi biết sẽ có một nơi mà mình luôn tìm đến, một nơi mà tôi vẫn phải lòng vì nó cho dù chỉ là tưởng tượng.
Khi tôi vô tình tham gia các cuộc trò chuyện đó, khi tôi nói ra các suy nghĩ của mình, đương nhiên là sự bất đồng quan điểm sẽ liên tục xảy ra. Tôi không biết họ có thật sự hiểu hết được những luận điểm của tôi nó chân thực như thế nào hay không. Nhưng để rồi cuối cùng, có lẽ do đã không muốn nói chuyện với tôi nữa, hoặc vì sợ tôi vạch trần ra những cái sai của họ. Mà sau tất cả, luôn luôn có một câu nói quen thuộc vang lên: “những kẻ nói triết lý thường sống chẳng ra gì.” Để đập vào mặt tôi khiến tôi không thể nói thêm một lời nào nữa.
Suy cho cùng, họ nói như thế cũng không hẳn là sai, thế nhưng đối với tôi thì nó lại là một sự xúc phạm nặng nề. Những suy nghĩ của tôi, những lý tưởng của tôi không dạy tôi hãy tự răn bản thân mình phải làm thế này, phải sống thế khác. Bởi vì tôi vốn là một kẻ thất bại. Vả lại, có một điều quan trọng hơn cả đó là đừng tin vào lời khuyên của những kẻ thất bại. Những kẻ chưa bao giờ thành công mà lại nói về thành công có khác nào những thứ vô dụng không chịu chấp nhận sự thua thuộc của mình.
Những câu “triết lí” của tôi đơn giản là định nghĩa lại những điều mà họ đang suy nghĩ, phá tan giấc mộng đẹp đẽ và lãng mạn của họ vì sự thực tế của tôi. Vả lại những suy nghĩ của tôi vốn đã tăm tối, có một vật chủ cũng đầy sự đen tối như tôi không phải là chính xác sao? Sau cùng, những người sai lại là bọn họ. Họ chỉ đang cố áp đặt những suy nghĩ mở họ cho là đúng đắn của bản thân lên tôi mà thôi. Hay là tôi cũng vậy nhỉ? Có lẽ là đúng rồi.
Khi còn nhỏ, tôi thường suy nghĩ là sau này mình sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội. Nói như thế không hẳn là chính xác nhưng trở thành chú bộ đội, công an hay bác sĩ có lẽ dễ hình dung hơn nhỉ? Không phải ai cũng thế sao?
Nhưng rồi khi trưởng thành hơn, biết suy nghĩ về những vấn đề sâu xa hơn, tôi đã rút ra được một điều: trở thành một người có ích cho xã hội chỉ đơn thuần là một công nhân viên chức như người bố đáng ghét không mấy khi ở nhà của tôi thôi sao. Tôi còn năng lực làm điều gì đó lớn lao hơn không? Tối thiểu là vậy, còn những thứ xa xỉ hơn, một người tầm thường không gặp vận may hay chẳng chút cơ hội như tôi thì có cố cách mấy cũng không bao giờ làm được. Sau cùng, một ước mơ cao cả chung chung thuở bé của tôi lại quá ư là tầm thường.
Ai cũng vậy, kể cả họ và tôi cũng không phải ngoại lệ. Cũng từng suy nghĩ và ảo tưởng như vậy. Thế nhưng đến bây giờ, khi mà tôi nhận ra sự vớ vẩn trong cái hình bóng phù phiếm và hoàn toàn từ bỏ những điều ngu ngốc thì họ vẫn mãi tin tưởng, vẫn mãi đâm đầu u trong sự bảo thủ. Vậy rốt cuộc, tôi và họ, ai là kẻ trưởng thành hơn? Sau tất cả, họ chỉ dùng một câu nhàm chán để cố gắng bảo vệ luận điểm của bản thân: Đó là vì cậu chưa thật sự cố gắng thôi.
Ha. Không lẽ cứ cố gắng là sẽ đạt được ước mơ. Dùng cả một thứ yếu đuối đến thế, một lý do hấp hối đến vậy. Loài người hay những kẻ xung quanh tôi thật là cố chấp mà.
O O O
- Đang suy nghĩ điều gì vậy Minh?
Tôi vẫn ăn trong vô thức, không biết đã được mấy phút rồi. Bất giác, chị tôi lôi đứa em thất bại của mình trở về với thực tại. Nhìn khuôn mặt ngây thơ với một dấu chấm hỏi lớn đó. Tôi lại càng chẳng thể nói ra những điều này được vì nó quá trẻ con hay đúng hơn là không biết nên bắt đầu như thế nào. Vậy nên tôi lắc đầu không nói cho qua chuyện.
- Chị ấy nhé.- chị tôi vẫn dịu dàng nói- từ sau biến cố đó, chị thấy em trưởng thành thật ra. Biết làm việc nhà nè, bớt đi chơi điện tử lại nè, cố gắng để lăn lộn trong công việc không biết mệt mỏi nè. Chị cũng biết lý do em làm