Nghĩ đến A Hương là vẻ mặt của chú Phúc lại giận dữ: “A Anh cũng thật tàn nhẫn.
Khi ấy bà A Hương nhìn thấy con trai chết, nhất thời không để ý đến cháu gái cũng là chuyện có thể hiểu và tha thứ được, nhưng cô ta lại cứ luôn đay nghiến mãi, chửi bà A Hương là tai họa, quá khó nghe.
Còn cả chuyện tang lễ cho A Trung cũng là do hàng xóm láng giềng giúp đỡ lo liệu, sau này bà A Hương lại đoán mệnh cho người ta, từ từ gom tiền lại trả cho mọi người.
Còn A Anh thì sao? Cô ta cầm tài sản mà A Trung kiếm được nhưng lại không chịu bỏ ra một đồng nào hết, còn để bà Hương đã lớn tuổi như vậy rồi mà vẫn phải đi bán hàng rong, thật đúng là táng tận lương tâm.
”Luật pháp Hương Giang: Sau khi chồng chết, nếu người quá cố có vợ/ chồng hoặc con cái thì cha mẹ người đó không có quyền thừa kế.
Nói cách khác, bà A Hương không được một xu tiền tài sản nào của con trai.
Thím Phúc cũng nói một câu dễ nghe thay A Anh: “Cũng không thể trách cô ta, dù sao thì bà A Hương cũng đã để Văn Văn lạc mất, cô ta hận bà A Hương còn chẳng kịp nên làm sao có khả năng sẽ bỏ tiền thay bà ấy được chứ.
”“Nhưng nói thế nào thì A Trung cũng là chồng của cô ta, cô ta có hận bà A Hương nhiều đến đâu cũng không thể đổ hết lên người bà ấy được.
” Chú Phúc vô cùng không đồng ý.
Tô Niệm Tinh vội vàng chuyển chủ đề, hỏi hai người họ ngày mai mấy giờ đi chợ?Thím Phúc cho cô tiền mua cá, quen biết được mười mấy ngày rồi, mới đầu thím Phúc dẫn cô đi chợ, đợi sau này cô làm quen với môi trường xung quanh rồi sẽ để một mình cô tự đi chợ rồi về nhà làm cá.
Tô Niệm Tinh lo lắng vô tình, đã qua một tuần rồi sao mãi mà bà A Hương vẫn chưa tìm được người vậy?Ngày hôm sau, cô đi chợ, lúc băng ngang qua tiệm bán báo lại nhìn thấy trên tờ báo bày trước sạp có in hình của bà A Hương, con ngươi cô co rút lại, lập tức móc tiền mua một tờ.
Cô xách đồ, đạp con xe ba gác trở về nhà, bỏ cá vào trong cái chậu nhựa to trong sân rồi trải tờ báo ra, nôn