Nghe bà Tư nói đến đây, tôi đã nhận ra một điểm kỳ lạ.
"Tại sao một thứ không sống không chết sau khi vào thánh địa lại tu luyện được thành tiên?"
Thánh địa đó là bất khả xâm phạm, không thứ gì có thể sinh sống bên trong đó được, đến cây cỏ cũng mục rữa.
Nhưng tại sao tượng người gỗ liễu này sau khi bị ném vào trong thì không những không bị tan biến mà ngược lại còn tu được thành tiên?
Thấy tôi hỏi vậy, bà Tư dừng lại một chút rồi quay đầu nhìn ông cụ Tôn với dáng vẻ như đang suy nghĩ gì đó, sau đó hỏi bằng giọng hồ nghi:
"Rốt cuộc ông đã nói với đồ đệ mình thế nào? Chuyện về thánh địa, ông chưa nói với cậu ta sao?"
Ông cụ Tôn đang tập trung nghe chuyện giờ bỗng nhiên thấy bà Tư chuyển chủ đề sang mình thì chớp mắt hai cái rồi tỏ ra vô tội:
"Này bà già, bà nói chuyện gì thì nói nhưng đừng cái gì cũng lôi tôi vào.
Nhà họ Uy các người thúc ép tôi như vậy, tôi làm gì có thời gian mà giải thích?"
Bà Tư đảo mắt chán chường, cái miệng xung quanh đầy nếp nhăn bỗng phì cười.
Bà ấy không thèm đôi co với ông cụ Tôn nữa mà lại quay đầu nhìn sang tôi.
"Thánh địa này mặc dù có một chữ thánh nhưng thực ra là nơi thông giữa âm - dương, sống - chết, tục gọi là cổng gió âm!"
"Cổng gió âm?"
Tôi kinh ngạc, không ngờ thánh địa sau núi lại được gọi với cái tên cổng gió âm này.
Cổng gió âm hơi khác với con đường âm dương một chút.
Mặc dù đường âm dương cũng có thể nối giữa âm và dương nhưng vốn dĩ nó không được phép tồn tại.
Chỉ là có một số kẻ đã dùng thủ đoạn để mở ra một con đường như vậy mà thôi.
Nhưng cổng gió âm thì