Địa phương nơi thân vương trấn giữ luôn là một việc đại sự mà kẻ thống trị lịch triều lịch đại phải suy xét đến. cho dù nó có thể khống chế địa phương một cách hiệu quả. ngăn chặn các kẻ thần ở dưới có dị tâm làm loạn, có thể duy trì sự chiếm hữu của gia tộc thống trị đối với quốc gia. nhưng điểm hại của nó cũng rất rõ ràng.
Sự phân phong của Chu triều dẫn đến sự xuất hiện của thời Xuân Thu Chiến Quốc mấy trăm năm. sự phân phong đầu đời Hán xuất hiện mối loạn thất vương, kẻ thống trị ở hậu thế không ai không tiếp thu bài học này, cố sức tránh sự xuất hiện lại của việc phân phong, mãi đến sự phân phong của Chu Nguyên Chương đầu đời mình, rất nhanh bèn lại xuất hiện mối tranh Tịnh nan (*).
[(*) Mối tranh Tịnh nan. hay còn gọi là mối loạn Tịnh nan, là một cuộc nội chiến xảy ra ở giữa năm Kiến Văn triều Minh, mùng 5 tháng 7 năm đầu Kiến Văn (8/6/1399) đứa con thứ tư của mình Thái Tổ là Yến vương Chu Đệ dấy binh phản lại người cháu Kiến Văn để Chu Doãn Văn. chiến tranh kéo dài ba năm. Kiến Văn để thiếu sự mưu lược, dùng chủ soái không phù hợp, làm cho chủ lực không ngừng bị tiêu diệt, Chu Đệ lấy Yến Kinh (nay là Bắc Kinh) làm căn cứ địa. chọn đúng thời cơ xuất kích, linh hoạt vận dụng sách lược, từng mấy lần đại chiến tiêu diệt chủ lực quân quan, cuối cùng thừa thắng rượt quân, vào ngày 13 tháng 6 năm Kiến Văn thứ tư (13/7/1402) chiếm được để đô ứng Thiên (nay là Giang Tô nam Kinh). Kiến Văn đế mất tích, Chu Đệ đăng cơ ngôi đế. trở thành Minh Thành Tổ.]
Đối với triều Đường, việc phân phong cũng là lúc có lúc không, thời sơ Đường Thái tông Lý Thế Dân từng phong thân vương đi tới địa phương, nhưng thời gian rất ngắn ngủi, đến thời trung Đường, sau khi mối loạn An Sứ bùng nổ, Lý Long Cơ chạy trốn về phía tây Ba Thục, hắn lập tức đem mấy người con trai phân phong đến địa phương cầm quân, rất nhanh đã xuất hiện mối loạn Vĩnh vương, cho dù Đường Túc Tông đã trấn áp các thân vương làm loạn, nhưng tình hình phiên trấn các cứ mà mối loạn An Sứ để lại vẫn mãi ảnh hưởng đến trăm năm sau, cuối cùng dẫn đến triều Đường diệt vong.
Lần này Lý Long Cơ đem thân vương trấn giữ địa phương, cũng là một sự phân phong đã biến tướng. do Dương Quốc Trung kiến nghị. cho dù ý định ban đầu của Dương Quốc Trung là muốn cân bằng quyền lực của hoàng thái tôn. nhưng để án này lại không gặp phải sự phản đối của các trọng thần khác (bao gồm cả Lý Lâm Phổ), Lý Long Cơ cũng đã tiếp nhận, đây thật ra là vì mọi người đều nhìn thấy mức độ nghiêm trọng của nguy cơ, nội địa trống rỗng khôngbinh tướng. binh lực đều tập trung ở trọng trấn biên cương, do Tiết độ sứ tự mình ôm trọng đại quyền. An Lộc Sơn. Ca Thư Hàn. Lý Khánh An. An Tư Thuận. Cao Tiên Chi v.v..., một khi có người nào trong số họ trong lòng có dị tâm. cử binh tạo phản, bèn sẽ tạo thành hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó thì An Lộc Sơn và Ca Thư Hàn đứng mũi chịu sào. binh lực của bọn họ cách Quan Trung quá gần. nhưng trực tiếp đoạt lấy binh quyền của hai người, hình như lại có chút không ồn. Lý Long Cơ bèn sử dụng phương thức ôn hòa hơn. đối với An Lộc Sơn tín nhiệm hơn. hắn không phái thân binh trấn giữ Hà Bắc, chỉ là tăng cường quyền lực của giám quân, lại phong Vinh vương Lý Uyển làm Hà Đông Tiết độ sứ. làm sợi dây giãn căng.
Gần đây hắn lại khá sủng ái Võ Hiền Nghi, bèn phong tiểu nhi tử của Võ Hiền nghi là Lương vương Lý Tuyền làm Lũng Hữu Tiết độ phó sứ, hiệp trợ Ca Thư Hàn lĩnh binh, lại phong một người con trai khác của Võ Hiền Nghi là Biện Kinh vương Lý Kinh làm Thiền Vu đô hộ phủ Đại đô hộ kiêm Sóc Phương Tiết độ phó sứ, trấn giữ Cừu Nguyên, trên thực tế chính là giám sát Tiết độ sứ An Tư Thuận, lại thống soái chư binh Bắc Hồ gần ba vạn người đã quy thuộc triều đình và hai vạn quân đội trú đóng ở Cửu Nguyên, đây kỳ thực đã là từng bước đoạt lấy quân quyền của An Tư Thuận rồi.
Trong các đại Tiết độ sứ, đối với triều đình có mối uy hiếp ít nhất bèn là Lĩnh Nam ngủ phủ Kinh lược sứ, ở đó có binh lực một vạn năm nghìn người, ngũ phủ Kinh lược sứ Hà Lý Quan hằng năm trèo đèo lội suối đến thuật chức trong triều, lại có hoạn quan Lữ Thái Nhất làm giám quân, vẫn luôn rất ổn định, Lý Long Cơ cũng không lo nghĩ gì.
Tiếp theo là An Tây Tiết độ sứ vì đường xa, cũng ảnh hưởng không lớn đến Quan Trung, theo lý mà nói cũng có thể không cần phái thân vương trấn giữ, nhưng tình hình thực tế lại hoàn toàn trái ngược, bây giờ người Lý Long Cơ ghen ghét nhất chính là An Tây Tiết độ sứ Lý Khánh An, hắn thậm chí không tiếc phái trưởng tử Khánh vương đi trấn giữ An Tây.
Nguyên nhân rất đơn giản. người nữ nhân mà hắn một mực tơ tưởng mà không có được bèn là bị Lý Khánh An đoạt đi mất, điều này đối với người cả đời đã thu tập hơn bốn vạn hậu cung như Lý Long Cơ mà nói, chẳng khác nào là mối nhục to tát không thể chấp nhận, vốn dĩ hắn còn muốn dùng Lý Khánh An nâng đỡ cháu mình, nhưng ngay vào đêm Lý Khánh An lấy Độc Cô Minh Nguyệt. sát khí của hắn đã xuất hiện, hắn quyết tâm giết chết Lý Khánh An. đoạt lại Độc Cô Minh Nguyệt. nếu không phải lo nghĩ đến sẽ ảnh hưởng chiến dịch Thổ Phồn. Lý Khánh An bèn đã chết ở Trường An rồi.
Bây giờ chiến dịch Thổ Phồn kết thúc, Lý Long Cơ bèn quyết định ra tay, hắn phải dùng trưởng từ Lý Tông thay thế Lý Khánh An. thống lĩnh An Tây hai mươi vạn đại quân.
Nhưng có một điểm hắn lại không ngờ tới, trưởng tử Lý Tông của hắn chẳng hề muốn đi An Tây, mà là tham thú hưởng lạc, cả ngày chìm đắm trong mỹ thực và nữ nhân.
Mấy tháng trước, Khánh vương đưa tới một bức thư, nói hắn hiện tại trấn giữ Sa Châu, về điểm này Lý Long Cơ không chút ngờ vực nào, hơn nữa lại cảm thấy vui mừng, chiến dịch An Tây tuyến tây mà Lý Khánh An phát động chính là từ Sa Châu xuất phát, điều này nói rõ trưởng tử cũng đã tham dự trận chiến dịch này.
Chiến dịch vừa kết thúc, hắn bèn không thể chờ đợi thêm mà viết một bức mật chỉ cho trường tử. hắn cũng biết chỉ dựa vào một mình trưởng tử vẫn khá là nguy hiểm, bèn lại cũng viết một bức mật chỉ cho An Tây tiết độ phó sứ Phong Thường Thanh, hai bức mật chỉ một trước một sau đưa đi, Lý Long Cơ bèn bắt đầu mộng chờ ngày mà Minh Nguyệt xuất Thiên Sơn.
Sa Châu cũng chính là Đôn Hoàng của ngày nay, nhưng phạm vi quản hạch của nó ở triều Đường to hơn rất nhiều, bao gồm La Bố Bạc (*) của Tân Cương ngày nay, cũng là nằm trong phạm vi quản hạch của nó. Đôn Hoàng của triều Đường cũng phồn hoa vượt xa hậu thế. con đường tơ lụa từ ngọc Môn Quan chia đường, một đường bắc tiến theo Bắc Đình đi Toái Hiệp, một đường khác thì đi theo Đôn Hoàng ở tuyến nam đi Quy Tư hoặc Vu Điền. La Bố Bạc khi đó còn là một vùng biên lớn mênh mông bát ngát, gọi là Bồ Xương Hải, trong đại mạc khắp nơi là ốc đảo, có không ít cư dân sinh sống. không giống như ngày nay là khu vực nghìn dặm không người. ốc đảo đối với các thương nhân cũng vô cùng tiện lợi.
[(*) Lop Nur hay La Bố Bạc là một nhóm các hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktaa thuộc phía Đông khu tự trị Duy ngô Nhĩ Tân Cương. Trung Quốc. ngày 6 tháng 10 năm 1964, Trung Quốc đã thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên tại khu vực này.]
Đôn Hoàng thời bấy giờ bèn là trạm trung chuyển mậu dịch nổi tiếng, thương nghiệp phồn thịnh, nhân khẩu đông đúc. khí hậu cũng ấm áp ầm ướt vượt xa hậu thế, chính vì lẽ đó, Lý Tông ở Đôn Hoàng sinh sống vô cùng thích nghi, trong hành cung say đời mơ mộng. không ai quản hắn. lại có năm nghìn quân đội bảo vệ sự an toàn của hắn. không có mối lo mã tặc. sống trong cung lâu chán rồi, có thể lên phố thư giản giải khuây, hoặc cưỡi ngựa đi khắp nơi đạp cỏ lữ hành, vô cùng tự do, tả hữu có một đoàn quân đội hộ vệ. oai phong lẫm liệt, dân chúng trên phố nom thấy hắn. không ai không chắp tay cúi chào, thỏa mãn một khoản rất lớn lòng ham hư danh của hắn. đâu giống như Trường An. cho dù hắn đường đường là kẻ dẫn đầu thân vương, nhưng lại không ai ngó ngàng hắn. còn phải suốt ngày nơm nớp lo sợ, sợ phụ hoàng biết hắn hoang đường, ở đây núi cao hoàng đế xa. hắn cuối cùng đã cảm nhận được sự thoải mái của tự do, Lý Tông lần đầu tiên không còn oán trách việc mang hắn buông thả đến An Tây nữa. nếu như có thể, hắn vẫn mong muốn tiếp tục ở lại trong thời gian dài.
Nhưng hôm nay, giấc mơ của hắn hình như sắp tan biến rồi. vào giữa trưa, ngoài hành cung của Khánh vương, một hoạn quan trẻ tuổi và mấy chục thị vệ cung đình đến từ phương xa từ từ ngừng lại. hoạn quan nói với thủ vệ của hành cung: “Tức tốc đi bẩm báo Khánh vương điện hạ. thánh thượng có thủ dụ tới!”
Thủ vệ không dám chểnh mảng, vội vàng chạy đi bẩm báo với Lý Tông. Lý Tông vừa mới ăn trưa xong, đang ôm hai mỹ nhân hành lạc, đợi một chút hắn phải nghi trưa rồi. phụ hoàng đột nhiên có thủ dụ đến làm hắn sững người, hắn tâm trạng thấp thỏm đi ra cung môn nghênh đón. thấy kẻ đến là một hoạn quan trẻ tuổi, hắn chưa từng gặp mặt. hoạn quan trẻ tuổi tiến lên quỳ xuống thi lễ: “Đại Minh cung Lân Đức điện Trung quan Phùng Tam Phàm khấu kiến Khánh vương điện hạ!”
“Phùng công công miễn lễ!”
Lý Tông có chút nghi hoặc quan sát tên hoạn quan này từ trên xuống dưới một lượt, hắn thật sự là chưa bao giờ gặp mặt, cũng chưa từng nghe nói qua, tên Phùng Tam Phàm này dường như biết được sự ngờ vực của hắn. bèn mỉm cười giải thích nói: “Bẩm báo điện hạ, ty nô vốn ở Thái Cực cung, vì điều đi một tốp hoạn quan đến đông cung, không đủ nhân lực. bèn điều ty nô đến Đại Minh cung, ty nô là tháp tùng Hạ công công đến Đôn Hoàng. người không thích nghi khí hậu thô nhưỡng Tây Vực, ngã bệnh ở Trương Dịch (*), vì vậy bèn sai ty nô đến đưa thủ dụ thánh thượng đến.”
[(*) Trương Dịch là một địa cấp thị thuộc tỉnh Cam Túc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Địa cấp thị Trương Dịch ở phía tây tỉnh Cam Túc. Phía tây tiếp giáp hai địa cấp thị cùng tỉnh là Tửu Tuyền và Gia Dục Quan. Phía đông tiếp giáp hai địa cấp thị Kim Xương và Vũ Uy. Phía bắc là Nội Mông cổ còn phía nam là tỉnh Thanh Hải. Địa cấp thị Trương Dịch có các đơn vị cấp huyện sau: Quận Cam Châu; Huyện Dân Nhạc, Huyện Lâm Trạch, Huyện Cao Đài, Huyện Sơn Đan; Huyện tự trị dân tộc Dụ-cố Túc nam.]
“Thì ra