Mùng mười tháng sáu năm Đại Lịch thứ hai, tân đế Lý Thích của vương triều Đại Đường đã đăng cơ trong nghi thức vắn tắt đơn giản mà long trọng, do hắn vẫn chưa đầy mười ba tuổi, không đủ sức chấp chưởng quốc chính, bèn do tổ phụ của hắn, tiền thái tử Lý Hanh làm Giám quốc Nhiếp chính vương, phong An Tây tiết độ sứ Lý Khánh An làm Trung thư lệnh Hữu tướng. tôn làm Thượng phụ. tiếp đó do bảy người là Hữu tướng Lý Khánh An. Tả tướng Vương Củng, Lại bộ Thượng thư Bùi Mân. Hộ bộ Thượng thư Trương Quân. Hình bộ Thượng thư Lý Nghiên. Lễ bộ Thượng thư Dương Quốc Trung cùng với Binh bộ Thượng thư Trần Hi Liệt tổ hợp nên Tử Thần các Chính sự đường, phàm quân quốc đại sự đều do bảy người cùng nghị cùng quyết, do Giám quốc ký tên phát chỉ.
ở cuối cùng của đại điển, tiên đế Lý Dự đã băng hà được ban miếu hiệu Kính Tông, năm ngày sau sẽ chính thức hạ táng, Thẩm hoàng hậu sắc phong làm Văn Huệ hoàng thái hậu. Lý Thích bắt đầu từ ngày đăng cơ, bắt đầu dùng tân niên hiệu là Trinh Trị.
Nghi thức đăng cơ tiến hành hết hai canh giờ, theo sự kết thúc của đại điển, sắc trời đã sáng dần. chúng triều thần đều từ từ tản đi, bắt đầu triều vụ của một ngày.
Trung thư tỉnh nằm ở phía bên phải Tuyên Chính điện, là một tòa kiến trúc to lớn chiếm đất rộng lớn. các vật kiến trúc cồ đại mà chúng ta nhìn thấy ngày nay đa số là kiến trúc thời Đại Minh Thanh, rường cột chạm trổ, tinh xảo đặc biệt, nhưng kiến trúc triều Đường lại rất khác, thường là dùng mái vòm loại to và rường cột cùng nhau chống đỡ nguyên tòa kiến trúc, khí thế hùng vĩ, cho người ta một cảm giác rộng rãi bác đại.
Lý Khánh An sau khi kết thúc đại điển bèn đi tới Trung thư tỉnh, cho dù Vi Thanh Bình khuyên hắn không làm Hữu tướng, ở sau rèm thao rúng triều cục, Lý Khánh An cũng sâu sắc tán đồng việc này, nhưng phàm việc gì cũng đều phải có một quá trình, trước khi kết cấu quyền lực vẫn chưa được ổn định. Lý Khánh An không thích hợp từ đi vị trí Hữu tướng.
Sài bước đi lên bục thang bạch ngọc cao cao, Lý Khánh An đã bước vào cửa lớn của Trung thư tỉnh, cũng giống như Chính sự đường Toái Hiệp, Trung thư tỉnh cũng là lấy một đường trung trục tuyến làm trung tâm, hai bên phân bố các đại cơ vụ yếu phòng, chăng hạn phòng Trung thư thị lang, phòng Trung thư xá nhân, phòng Văn quyển v.v... ở phía trong nhất bèn là triều phòng của Trung thư lệnh, từ một cánh cửa nhỏ bên cạnh đi vào, bèn là cơ quan quyết sách quyền lực cao nhất của Đại Đường - Chính sự đường. Chính sự đường còn gọi là ‘Trung thư môn hạ’, nó không phải là một nơi hội hợp, nó cũng giống như hội đồng thành viên của đời sau vậy, có thiết lập thư ký riêng, đặt song song năm phòng ở phía sau là Lại phòng. Cơ vụ phòng. Binh phòng, Hộ phòng, Hình lễ phòng, để phác thảo nghị đề quân quốc chính vụ.
Lý Khánh An năm xưa lúc Lý Lâm phủ chấp chính, đã từng nhiều lần đến Chính sự đường công tác. vô cùng quen thuộc nơi đây, nhưng hôm nay hắn lại thân làm chủ nhân đi tới nơi đây.
Trong đại đường Trung thư tỉnh vô cùng yên tĩnh, hôm nay là ngày đầu tiên của tân hoàng đăng cơ, toàn bộ bên trong Trung thư tỉnh đều vô cùng bận rộn.
“Lý tướng quốc, xin mời theo ta.”
Trung thư Thị lang Phòng quản cung kính lĩnh Lý Khánh An đi lên trước, vừa đi vừa giải thích tình hình của Trung thư tỉnh: “Trung thư xá nhân tổng cộng sáu người, lần lượt đối ứng lục bộ, bọn họ có thể căn cứ vào đại chính quân quốc cùng với sớ trạng tấu lên mà trong Tinh thảo luận, phát biểu ý kiến xử lý sơ bộ của mình, đồng thời ký lên tên của mình, gọi là ‘Ngũ hoa phán sự’, giao cho Trung thư lệnh xem xét, cuối cùng thánh thượng phê duyệt xong rồi giao cho Trung thư xá nhân, sau đó căn cứ ý chỉ của thánh thượng phát thảo thành chế sắc, xá nhân chuyên môn phụ trách chấp bút thảo triệu này gọi là ‘Tri chế triệu’.
Phòng Quản thấy Lý Khánh An nghe thật cẩn thận, bèn cười nói: “Có cần gọi hết mọi người tới, gặp mặt với tướng quốc một lần?”
Lý Khánh An khoát tay cười nói: “Tất cả mọi người bề bộn nhiều việc, gặp mặt thì không cần đâu về sau còn nhiều thời gian.”
Nói xong, hai người đi vào triều phòng của Trung thư lệnh, triều phòng cũng không phải là một gian phòng ở, mà là tên gọi chung của hơn mười gian phòng. chỉ là phòng hợp cũng đã năm sáu gian, còn có phòng sách, phòng ngủ cùng với chủ thư và văn phòng chủ sự v.v...
Trong triều phòng có năm chủ thư và năm chủ sự. chủ thư phụ trách chỉnh lý văn thư hồ sơ, chủ sự thì phụ trách liên lạc truyền lời, xung quanh đại sảnh triều phòng đều là cửa nhỏ, thông đi các nơi Trung thư tỉnh, ví dụ một cánh cửa nhỏ mà đỏ phía tay phải thông đến Chính sự đường, tướng quốc trực tiếp từ đây đi tới đó hợp, lại chẳng hạn như một cánh cửa nhỏ ở góc trái thì thông đến đại sánh làm việc của Trung thư xá nhân, tướng quốc có bất kỳ nghi vấn nào đều có thể đi Trung thư xá nhân tư vấn.
Lý Khánh An đi vào phòng của mình, đây là một phòng làm việc rộng rãi sáng sủa. vách tường bốn phía đều quét sơn trắng toát, treo lên mấy bức tranh chữ danh nhân, ở chính giữa gần cửa sổ có đặt một chiếc bàn án thấp lùn rộng lớn. phía sau bàn áng có trải lót mềm. trên áng và trên giá sách kế bên đều đặt đầy các loại tấu chương, có đến hơn hai ba trăm quyển.
Tướng quyền của triều Đường cực lớn. rất nhiều quân quốc đại sự đều do hữu tướng quyết định, bởi vì sự vụ của hữu tướng vô cùng bận rộn. sau khi Dương Quốc Trung bị bãi miễn, rất nhiều việc đều tạm thời do Thị lang Phòng Quản thay thế xử lý, nhưng một số sự việc quan trọng vẫn phải do tân tướng quốc xử lý, số lượng tích lũy được bèn đã trở nên khả quan.
Phòng Quản thấy Lý Khánh An trố mắt nhìn vào đống sớ tấu, bèn cười khổ nói: “hữu tướng tuy vị cao quyền trọng, nhưng cũng quả thật vất vả. trước kia Lý Lâm phủ trời chưa sáng đã đến xử Lý Chính vụ, mãi đến trời tối mới có thể hồi phủ. Dương Quốc Trung tuy năng lực kém hơn. nhưng hắn cũng không dám biếng nhát, suốt ngày bận rộn không ngơi nghi. không phải là bọn ty chức không muốn nghỉ ngơi, quả thật là triều vụ quá mức nặng nề. việc không phân lớn nhỏ, đều phải do tướng quốc nhất nhất thẩm duyệt.”
Trong ngữ khí của Phòng Quản cuối cùng vẫn là chịu không được lộ ra một chút khinh khi. hắn biết Lý Khánh An là cậy vào thực lực quân sự mà đoạt được vị trí tướng quốc, Lý Khánh An chẳng qua là hạng vũ phu mà thôi, hắn thật sự có thể chấp chưởng chính vụ không? Có lẽ hắn có thể đánh trận, nhưng người biết đánh trận thì có thể làm tướng quốc sao?”
Lý Khánh An từ từ ngồi xuống, hắn tiện tay lật lật tấu chương, bèn nói: “Đợi chút chính sự đường phải triệu tập phiên họp đầu tiên, ngươi đi chuẩn bị một chút trước nhé!”
“Vâng ạ! Hạ quan đi chuẩn bị ngay đây.”
Lý Khánh An đuổi khéo Phòng Quản đi rồi. hắn nhìn đống tấu chương chất đống như trái núi nhỏ này, không khỏi mà thấy đau đầu không thôi, chính vụ An Tây bình thường hắn trước giờ vẫn là ném cho Vương Xương Linh đi xử lý, hắn chỉ tiến hành quyết định đối với một số việc lớn. sự vụ nhỏ mà vụn vặt thì hắn trước giờ vẫn là để mặc không hỏi han tới. hắn lúc này mới lý giải sâu sắc kiến nghị của Vi Kiến Bình dành cho hắn. làm hữu tướng quốc, sẽ chiếm dụng quá nhiều thời gian và tinh lực của hắn. hắn sẽ không có thời gian lo tới sự vụ quân chính của An Tây, cuối cùng hắn sẽ từ từ mất đi An Tây.
Lý Khánh An đại khái tính toán thứ. hắn tính theo việc mỗi ngày phê duyệt một trăm quyển sớ tấu, bình quân mỗi quyển sớ tấu viết một trăm chữ. hắn mỗi ngày phải viết một vạn chữ. còn phải mất thời gian đọc và suy nghL chả trách Lý Lâm Phủ từ trời chưa sáng đã bận đến đêm khuya rồi.
Lý Khánh An bất đắc dĩ mà thở dài. hai hôm nay, hắn việc gì cũng đừng hòng làm nữa. lúc này, Trung thư xá nhân Đậu Hoa ở trước cửa nói: “Lý tướng quốc, sáu vị tướng quốc khác đều đã tới rồi. mời Lý tướng quốc qua đó.”
“Ta biết rồi.”
Lý Khánh An từ trên bàn cầm lên ba quyển sớ tấu. đây là ba việc lớn mà hôm nay Chính sự đường phải thảo luận, một là thời gian đưa tang tiên đế Lý Dự và công việc sắp xếp cụ thể; hai là việc Hà Nam đạo đại hạn. cần triều đình tiếp tế nạn hạn hán; ba chính là sớ tấu của Ca Thư Hàn. thỉnh cầu triều đình trích tiền lương quân tư cho Lũng Hữu. đồng thời cho phép Lũng Hữu tăng cường quân đội. để gia tăng phòng ngự đối với Thổ Phồn.
Hai việc trước đều rất dễ giải quyết, mấu chốt là việc thứ ba. nếu như mình đồng ý, vậy thì phe Lý Hanh sẽ đồng ý không?
Hán Trung, bầu trời đã nổi lên mưa nhỏ, đây đã là trận mưa nhỏ thứ ba trong vòng năm ngày rồi. con đường trở nên vô cùng lầy lội. trên một quan lộ ngoài Nam Trịnh huyện từ xa truyền đến tiếng vó ngựa, rất nhanh, chỉ thấy một đội kỵ binh chạy như bay đến. Đội kỵ binh này khoảng hơn ba trăm người, đều vô cùng đặc biệt, ai nấy vóc người nhỏ nhắn, thân bận khôi giáp cờ nhỏ, người Thục tuy thân hình không cao to như người Tây Vực phương bắc, nhưng cũng không đến nỗi nhỏ nhắn như vậy, nhưng nếu như nhìn kỹ, bèn sẽ hiểu ra rằng, đây lại là một đội nữ binh.
nữ binh đối với vương triều Đại Đường cởi mở hướng ngoại mà nói cũng chẳng phải là việc đáng kỳ lạ gì. từ thời sơ Đường, dưới quân trướng của Bình Dương công chúa bèn có một toán nữ binh, nhưng từ khi Lý Khánh An ở An Tây dẫn đầu sáng lập nên nữ hộ binh. Cao Tiên Chi cùng xuất thân từ An Tây cũng đã thiết lập nữ hộ binh, toán nữ hộ binh này khoảng một nghìn người, do nữ nhi Cao Vụ của Cao Tiên Chi soái lĩnh, đồng thời, thủ hạ của Cao Vụ còn có một nghìn nam binh vận chuyển vật tư khí giới, bán thán Cao Vụ cũng bởi vì ở trong trận tác chiến với nam Triệu và Thổ Phồn lập công mà được phong làm Trung lang tướng.
Toán nữ binh ba trăm người này bèn là nữ hộ binh do Cao Vụ soái lĩnh, bọn họ là từ Thành Đô kéo tới. hội hợp lại với chủ lực quân Kiếm Nam.
nữ tướng quân dẫn đầu chính là Cao Vụ. nàng vốn dĩ theo phụ thân đi Quan Trung, nhưng bởi vì Thục vương cũng sẽ đến Quan Trung. Cao Tiên Chi bèn mệnh nữ nhi trở về Thành Đô, tránh khỏi Thục vương Lý Giao, nhưng trước đó không lâu nàng nhận được quân lệnh của phụ thân, nói quân Kiếm Nam sắp sửa tác chiến với quân Quan Trung; mệnh nàng dẫn theo nữ hộ binh của một doanh đi đến chi viện. Cao Vụ không dám làm lỡ quân lệnh, lập tức suất lĩnh ba trăm nữ hộ binh kéo tới.
Cách Nam Trịnh huyện đã không đến hai mươi dặm rồi. phía trước là một mảnh rừng rậm rạp, quan lộ từ trong mảnh rừng xuyên ngang, con đường trở nên nhỏ hẹp hẳn. Cao Vụ một tiếng mệnh lệnh, chúng nữ binh đã giảm ngựa tốc xuống.
Các nữ binh đã đi vào trong rừng, bóng cây trên đỉnh đầu đã che đi mưa nhỏ, trên người các nữ binh đều đã ướt sũng. các nàng lũ lượt dờ bỏ mũ giáp, từ trong túi ngựa lấy ra khăn tay lau nước mưa đọng trên khuôn mặt và trên mái tóc, Cao Vụ cũng lấy ra một chiếc khăn tay lau mặt. nhưng lại có chút cảnh giác nhìn ra bốn bề, trong cánh rừng này ánh sáng hiu hắt. trông có vẻ âm u. dựa vào kinh nghiệm sống quân lừ nhiều năm của nàng, trực giác nàng cho rằng trong