Xưởng được chia làm hai tầng. Trong căn phòng bên ngoài được ngăn thành bốn, năm gian. Trong mỗi một gian đều có một người trẻ tuổi đang lẩm bẩm với một cái bình. Có người thì như đang nghỉ ngơi, thấy A Lịch đi tới, tất cả đều gật đầu chào hỏi.
Ở phía sau được ngăn bởi một tấm sắt dầy, không thể thấy được bên trong có thứ gì. Có điều, trên cửa có viết mấy chữ rất đẹp: Phòng thí nghiệm của ma pháp sư Tát Khắc Duy Nhĩ và trợ lý A Lịch. Không được phép cấm vào, người vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả.
La Mông liếc mắt nhìn A Lịch mà nghĩ: "Xem ra người này rất được ma pháp sư coi trọng. Hơn nữa, dường nhi vị đại sư Tát Khắc Duy Nhĩ còn có một chút điên rồ của đám nghiên cứu khoa học kiếp trước.
A Lịch dẫn hai người La Mông đi giới thiệu một số phòng. Khi tới cửa, hắn dừng bước, quay đầu nhìn hai người mà nói một cách nghiêm túc:
- Đây là phòng thí nghiệm của giáo sư Tát Khắc Duy Nhĩ. Ta yêu cầu các ngươi không được tò mò mà động tới những vật phẩm bên trong. Trong phòng thí nghiệm của giáo sư mà hiếu kỳ thì hơn một nửa là tự giết bản thân.
La Mông giơ tay, cười nói:
- So với Ôn phòng tự nhiên của Đức Lỗ Y thì nơi nguy hiểm hơn chính là phòng thí nghiệm của ma pháp sư.
Phí Tề Á cũng cười nói:
- Một thương nhân đúng nghĩa luôn hiểu được phải kìm chế sự hiếu kỳ của mình.
A Lịch gật đầu, đẩy cánh cử sắt. Xuất hiện trước mặt mọi người là một cái cầu thang đi xuống phía dưới. Xem ra, ma pháp sư xây phòng thí nghiệm ở dưới đất.
Khi ba người đi xuống, cánh cửa sắt tự động đóng lại. Vốn hành lang tối đen nhưng trên đỉnh đầu lại tỏa ra một chút ánh sáng lờ mờ khiến cho La Mông có thể nhìn thấy phía cuối lại là một tấm cửa sắt, trên có viết: Bạn bè không phải gõ cửa.
Sau khi được A Lịch đẩy cánh cửa sắt ra, cuối cùng ba người cũng bước chân vào phòng thí nghiệm của Tát Khắc Duy Nhĩ.
La Mông quan sát cẩn thận bốn xung quanh thì thấy căn phòng này có diện tích tương đương với căn phòng bên ngoài. Toàn bộ được chi thành bốn khu vực.
Ở góc Tây bắc có đặt một cái bàn, trên có để rất nhiều dụng cụ. La Mông là người được giáo dục hiện đại nên có thể từ hình dạng của chúng mà phát hiện ra công dụng. Có cân tiểu ly để cân thuốc, cốc đong đo.. Có vật dùng để bịt kén. Có vật để đun nóng, cắt xén...
Ở góc Tây Nam có chất một đống dược thảo và khoáng thạch. La Mông có thể nhận ra được trong số dược thảo tới mười loại. Còn khoáng thạch có tác dụng làm thuốc thì có thể nhận ra được mấy loại.
Góc Đông Bắc có một bàn sách, bên trên vất bừa mấy quyển làm bằng da cừu và bình mực với vài cây bút lông chim loại tốt.
Ở góc Đông Nam có đặt hai cái giường. Thoáng nhìn có thể biết được đó là chỗ để ma pháp sư và đệ tử của lão có thể đi nằm ngủ ở đây.
Vào lúc này, ma pháp sư cấp năm Tát Khắc Duy Nhĩ đang ngồi bên cạnh bàn đọc, cau mày xem cái gì đó.
- Lão sư! - A Lịch bước lên cung kính gọi.
Ma pháp sư Tát Khắc Duy Nhĩ là một lão nhân đầu hói, dáng người không cao. Mặt vuông chữ điền, với hai cái lông mi rất dầy, chòm râu dài trắng như tuyết. Lúc lão nhân đọc sách, thi thoảng lại đưa tay vuốt chòm râu của mình.
Tát Khắc Duy Nhĩ cũng không ngẩng đầu lên chỉ hừ mũi:
- Ừ! - Rồi hỏi:
- Chuyện của Nhã Các Bố xong chưa?
A Lịch cười khổ:
- Đó đúng là một đứa vẫn còn trẻ còn. Vừa rồi ở bên ngoài còn định cùng bàn tay lửa.
Tát Khắc Duy Nhĩ ngẩng đầu lên:
- Có chuyện gì thế?
A Lịch liền kể lại mọi chuyện từ đầu đến đuôi đồng thời còn giới thiệu hai người Phí Tề Á và La Mông.
Lão pháp sư nghe xong lắc đầu:
- Đan Địch là bạn già của ta. Nhưng đệ tử của lão đúng là không được. Chuyện này ta sẽ viết thư cho Đan Địch để y xử lý với Nam Tước.
Sau đó, lão nhìn Phí Tề Á:
- Phụ thân Ba Ân Nhĩ của ngươi là người tốt. Có điều vốn của y quá nhỏ nên không làm được những vụ buôn bán như người ta. Ngươi phải cố gắng.
Phí Tề Á cảm kích nói:
- Đại sư! Ta nhất định sẽ cố gắng. Hy vọng một ngày nào đó sẽ có tư cách phục vụ ngài.
Lão pháp sư khoát tay rồi liếc nhìn La Mông mà nói với Phí Tề Á:
- Đây là tên tiểu tử Ba Ân Nhĩ giới thiệu đến cho ta? Thoáng nhìn cũng rất được. Ừm! Ta kiểm tra ngươi mấy vấn đề. Nếu có thể vượt qua thì ở lại chỗ ta làm đi.
La Mông thi lễ với lão pháp sư:
- Xin đại sư ra câu hỏi.
Lão pháp sư gãi gãi đầu:
- Đầu tiên! Nguyên lý cơ bản của luyện kim dược phẩm là gì?
La Mông nhớ lại một chút rồi trả lời:
- Lợi dụng lúc dược phẩm tan chảy để tạm thời cất giữ pháp thuật. Đây là nguyên lý cơ bản của dược phẩm luyện kim.
Tát Khắc Duy Nhĩ gật đầu:
- Vấn đề thứ hai. Ngươi biết phương pháp dung hòa luyện kim dược phẩm trong dược phẩm trị liệu không?
- Ta có học một loại nhưng chưa bao giờ làm. - La Mông trả lời. Mặc dù lúc ở trấn Lý Tạp, hắn có theo dược sư An Sâm học tập, cũng điều phối dược phẩm nhưng dược phẩm bình thường và dược phẩm luyện kim là hai loại hoàn toàn khác nhau.
- Cái gì? Chưa làm?- Tát Khắc Duy Nhĩ giật nảy mình.
- Phương pháp điều phối thuốc trị thương của Đức Lỗ Y là sử dụng vật liệu: Đêm trăng tròn ngắt lấy cỏ Dạ Nguyệt rồi ngay lập tức tẩm rượu lấy nước. Đá Trạm Lam lấy nước mưa ngâm rồi mài thành phấn... - La Mông suy nghĩ một chút liền mang tất cả những đáp án mình biết ra nói.
Tát Khắc Duy Nhĩ liên tục gật đầu, chờ La Mông nói xong lại nói tiếp:
- Vấn đề cuối cùng. Tận dụng thời điểm tan chảy chính xác và trạng thái thi pháp.
La Mông nhíu mày. Hắn cũng không được trải qua hệ thống học tập Đức Lỗ Y. Cũng may, do để điều chế dược phẩm trị liệu thì người thi pháp rất quan trọng vì vậy mà lúc đó, hắn từng ở trong thư viện thần điện nơi thị trấn mà đọc những tư liệu liên quan, đồng thời cũng hỏi qua Dược sư An Sâm và Đức Lỗ Y Kiệt Pháp nên nhớ được những gì trên sách và những câu mà hai người trả lời. La Mông sắp xếp một chút rồi trả lời:
- Vấn đề đầu tiên là sau khi