Trường Anh gật đầu, con ngựa có lẽ đã chờ đến không kiên nhẫn nên thở ra một hơi khói trắng, chân dẫm lộp bộp lắc lư hai bước.
Nó xán đến ghé cái mũi ướt dầm dề về phía mành xe đang xốc lên một khe nhỏ.
Bên trong vừa ấm lại thơm, Trường Anh còn chưa kịp túm cương ngựa nó đã bị hương huân giật mình, cứ thế phun thẳng một hơi vào bên trong.
Mọi người bên trong bị sự kiện thình lình này dọa cho một trận, sau đó vang lên tiếng kinh hô của Trường Đình: “Ca ca! Huynh thực đáng ghét! Mau bảo Liệt Vân tránh xa xe của muội ra!”
Giọng em gái mềm mại giống như một dải lụa mềm phất qua lòng bàn tay khiến người ta thoải mái dễ chịu.
Trường Anh cười vang sau đó kéo cương ngựa, lại duỗi tay gạt màn xe xuống che kín bên trong rồi nhẹ giọng dặn dò, “Quan đạo cực kỳ nhốn nháo, phụ thân sẽ không trộn lẫn vào vũng nước đục này.
Hôm nay chỉ có thể đi đường rừng, nếu trước khi trời tối không thể tới Dịch thành thì sợ là chúng ta sẽ phải nghỉ ngơi bên ngoài.
Vì thế sau giờ ngọ muội đi thỉnh an phụ thân về thì nắm chắc thời gian mà nghỉ ngơi một chút.”
Dù có chật vật thì lễ nghi của thế gia vẫn phải có.
Quy củ đã được giản lược một nửa, từ việc phải vấn an sớm tối hai lần chuyển thành một lần vấn an vào buổi trưa, kiểu “làm cho có là được” —— mấy chữ này chính là do cha nàng nói.
Lục Xước là người luôn hành xử ăn nói cẩn trọng vì thế khi Trường Đình nghe thấy lời này thì kinh ngạc một hồi sau đó mới ngầm hiểu mà bật cười.
Các nữ quyến còn có thể nhân giờ ngọ mà nghỉ ngơi, ngủ một giấc, còn đám nam nhân thì sao?
Lục gia tuy xuất thân sĩ tộc nhưng Lục Xước tuyệt không nuôi con trai của Lục gia như những nhà khác, chỉ biết tô điểm bên ngoài, cả ngày rong chơi không được tích sự gì.
Lục Trường Anh và còn thứ của Lục Xước là Lục Trường Mậu không có lúc nào được hưởng phúc ngồi trong xe ngựa mà cả ngày cưỡi ngựa đi theo ông.
Bọn họ đều là công tử thế gia sống trong nhung lụa ngày thường đâu có chịu tội thế này.
Trường Anh tính tình quật cường nên không dễ dàng kêu khổ.
Trường Đình đành phải để Trần Ẩu đến chỗ Lục Trường Mậu hỏi thăm mới biết mấy vị lang quân đều bị phá da đùi do cưỡi ngựa nhiều quá.
Tiểu cô nương sợ tới mức vội để Bách Tước làm thuốc dán cho cha và hai vị huynh trưởng, cũng không biết mấy người bọn họ có dùng không…
Giọng Lục Trường Anh tuy vẫn trong sáng nhưng vẫn nghe ra mệt mỏi.
Trường Đình cực kỳ đau lòng, lại sợ con ngựa kia làm càn nên rón ra rón rén lấy mấy khối bánh phục linh trân châu gói trong khăn tay sau đó dò xét vói tay nhỏ ra ngoài, nhỏ giọng nói với Trường Anh, “… Bên ngoài cơm nước không ngon lành gì, 5 ngày này muội ăn không quen tẹo nào.
Ca ca khẳng định cũng ăn không được… Đây là điểm tâm của Bách Nhạc ở Kiến Khang, tổng cộng muội cũng chỉ mang đi một ít, nó vừa giúp chống đói lại dễ tiêu hóa.” Sau khi nghĩ nghĩ nàng lại nói, “Huynh mang cho phụ thân và Mậu ca cùng ăn nữa, nếu cảm thấy ăn ngon thì đến giờ ngọ muội sẽ mang một hộp điểm tâm qua.”
Bàn tay nhỏ trắng nõn thò ra từ cửa sổ xe, nắm chặt bọc nhỏ bằng tơ tằm đỏ tía có hoa văn mây trắng trúc xanh trông vừa đột ngột lại đáng yêu.
Trường Anh cười rộ lên rồi cúi người đón lấy cái bọc sau đó giơ roi chạy về phía trước.
Quả không ngoài dự liệu, lại qua vài canh giờ bên ngoài từ an tĩnh biến thành tràn đầy tiếng người ồn ào.
Trong tiếng thét to ồn ào ấy có cả tiếng trẻ con khóc nỉ non, có tiếng nữ nhân kêu gào tuyệt vọng vang lên.
Còn có tiếng bánh xe đẩy tay xóc nảy khi đi qua hố đất, tất cả đều thê thảm buồn bực khiến lòng người bất an.
Đoàn xe của Lục gia vừa dài lại rộng, dù cẩn thận thì vẫn lơ đãng gây sự chú ý và bị người ta soi mói.
Ngay sau đó có tiếng hán tử cao giọng kêu la, tiếng kia cao vút nhưng tới một nửa lại giống như bị gãy cánh, đột nhiên lặng yên không tiếng động.
Có lẽ vì hắn nhìn thấy trên xe có khắc một chữ “Lục”, Trường Đình nghĩ thế.
Cũng có những tiếng động nàng không phân biệt được, giống như tiếng bò kêu “uồm uồm” hay tiếp dê kêu “be be”.
Tuy nhiên vì nàng chưa từng nghe qua nên cũng không dám chắc.
Nàng đang muốn xốc màn lên nhìn lại bị Bách Tước ngăn lại.
Nha hoàn kia nhíu mày lắc đầu nhẹ giọng nói, “Ngài không nên nhìn, đều là thứ dân ti tiện mà thôi.
Cường hào kinh đô càng thêm hung hăng ngang ngược, phía nam không sống nổi nữa nên bọn họ đành phải dìu già dắt trẻ nháo tới đây… Kỳ thật những chuyện