Thông tin truyện Thiếp Định Chàng Rồi Quyết Chẳng Buông

Thiếp Định Chàng Rồi Quyết Chẳng Buông

Tác giả:

Thể loại:

Ngôn Tình, HE

Lượt xem:

1,321

Trạng thái:

Hoàn thành

Nguồn Truyện:

Internet
Website không giữ bản quyền truyện này.Liên hệ gỡ [email protected]
Đánh giá: 7/10 từ 11941 lượt

REVIEW TRUYỆN THIẾP ĐỊNH CHÀNG RỒI QUYẾT CHẲNG BUÔNG

 

Tác giả: Cố Liễu Chi,
Thể loại: Cổ đại, cung đình hầu tước, nữ truy, hài, HE,
Tình trạng: Đang edit,

???? Lời giới thiệu phiên bản tự sự của cục đá Nguyên Tứ Nhàn:

Ta vốn dòng dõi võ tướng, là ái nữ của Điền Nam Vương, từ bé đến lớn đã lăn lộn nơi biên cảnh, không gò bó, không khuôn phép, một đời tự do tự tại chẳng phải nhìn sắc mặt ai. Đời trước, “kết cục viên mãn” của ta là làm cục đá kê chân cầu Lộc dưới thành Trường An, ngày đêm nghe sóng vỗ đến nghiện, thế giới xung quanh hữu thanh mà vô hình. Đến đời này, ta quyết không làm đá kê chân cầu nữa, ít nhất thì cũng phải là "rường cột" gia đình chứ? Nào có ai ngờ, kiếp trước dù sao cũng còn được là "cục đá" - cũng tính là to tát, kiếp này ta lại chỉ được làm cọc? Hỡi ơi, từ cục đá sang cọc có phải là ông trời cũng bạc đãi ta quá rồi không? Đã làm cọc thì cũng cho ta ở yên một chỗ đi, lại còn làm "cọc di động", cọc đi tìm trâu, thế có phải hời quá cho con trâu Lục Thời Khanh không?

???? Lời giới thiệu phiên bản trà dư tửu hậu của dân chúng thành Trường An:

Mấy năm vận nước hết thịnh rồi lại suy, mấy bận bao phen long đong lận đận “tam long đoạt đích”, ấy thế mà thiên hạ dù đại loạn cỡ nào đi chăng nữa cũng không thay đổi được một sự thật sừng sững ở Đại Chu thuở ấy.

Giữa thế sự đảo điên, có một bí phương được bao nhiêu nữ tử khắp kinh thành Đại Chu săn đón, ra giá bạc vạn để sở hữu, đáng tiếc, trên đời có những thứ chỉ có thể gặp mà không thể cầu, kỳ trân dị bảo đã thế, bí phương lại càng thế, mà Lục Thời Khanh thì càng không thể không thế.

Tiếc thay, bí phương "cọc đi tìm trâu" đã sớm hôi phi yên diệt, chỉ còn mỗi một "case study" duy nhất tồn tại, Cố Liễu Chi đại nhân sau khi khảo cứu, một ngày đẹp trời nọ đã ra một quyết định kinh thiên động địa, rằng:

"Tạo ân tạo đức cho đời 
Tay vung bút viết truyện người đời xưa 
Truy chàng chẳng quản nắng mưa 
Lòng ta đã quyết chẳng đùa được đâu
Đời này đã định một câu
Phi chàng chẳng cưới bạc đầu thì thôi

Câu chuyện "Thiếp định chàng rồi quyết chẳng buông" chính là "case study" mà Cố đại nhân đã dày công khảo cứu trên cơ sở cuộc tình Nguyên Tứ Nhàn - Lục Thời Khanh của triều Đại Chu dạo đó.

????????????

Bí phương "cọc đi tìm trâu", cổ nhân gọi với cái tên mỹ miều "nữ truy", nào phải bí phương "trăm trận trăm thắng", phải có chiến lược dài hơi, chiến thuật linh hoạt và quan trọng nhất là chiến đấu không ngừng nghỉ thì xác suất thắng lợi của nhà gái sẽ đạt 5 - 10%, còn ngược lại ấy à, chỉ có nước thất bại trở về. [À mà thật ra theo tui ấy, nữ đã dám truy là thắng lợi tinh thần 100% rồi nhé, thắng lợi vật chất hậu xét - tui theo chủ nghĩa AQ].

Chuyện nữ truy, hay nhất, đáng đọc nhất chính là chỗ "truy", bởi nó thể hiện cái "chất" nhà gái: truy sao cho nhã, cho ấn tượng khó phai, cho kích thích được cái bản năng săn mồi của kẻ mạnh, để khi độc giả nhìn vào không thấy gượng ép, phản cảm mà chỉ thấy thú vị là cả một nan đề. Cũng khó tương đương là nhà trai phải "đổ" thế nào cho đẹp, vừa giữ được phong độ mà lại không quá lép vế, cũng không quá ban ơn, để cho cái thế âm dương nó hoà hợp hoàn mỹ. Và trong các motip nữ truy, hấp dẫn nhất vẫn là truy với tiền đề cả hai đều tán thưởng nhau, cho nhau một không gian để lột tả chính mình.

"Thiếp định chàng rồi quyết chẳng buông" chính là có một không gian như vậy để Tứ Nhàn lên sàn. Nữ truy khi nhà gái chưa có tình, chỉ có động cơ tìm chỗ dựa, do đó không bị lưới tình quấn đến đảo điên, không lo trở đi mắc núi trở lại mắc sông, tha hồ phô diễn được cái thông minh lanh lợi khi đấu trí. Đấu trí có khi thắng có khi thua, đem cái xuất thân huyện chúa đấu với chức thị lang: nhà gái thắng; đem cái mưu lược võ biền đấu với mưu trí thám hoa: nhà trai thắng; đem cái mặt dày vô sỉ đấu với cái bệnh sợ chó ưa sạch sẽ: nhà gái tuyệt đối thắng; đem cái mồm mép giảo biện đấu với cái tính ngông nghênh: nhà gái lắm khi thua hộc máu... đấy, cưa tán nó phải bên này cưa bên kia kéo, thế mới vui nhộn, mới hấp dẫn. Anh Lục chị Tứ cứ người tung kẻ hứng, kẻ ra chưởng kẻ tiếp chiêu, lũ độc giả qua đường cứ ố, á, hi hi, ha ha, vui đáo để.

Độc chiêu của chị Tứ, tính ra khá cao tay. Đầu tiên là "tuyên bố". Việc đầu tiên chị Tứ làm sau khi xác định đối tượng chính là rêu rao một cách công khai, trắng trợn, từ phố phường ngõ hẻm đến Tử Thần Điện chuyện mình phải lòng anh Lục. Tất nhiên là con người quang minh lỗi lạc như anh Lục không thể nào lấy đao sắc chặt dây rối, cũng đi loan khắp phố phường là "tôi đây chả ưa gì bà cô Tứ Nhàn" kia được, ván tuyên bố này, anh Lục thua trắng, lại mất thêm một buổi hầu hạ chị Tứ đi dạo khắp chợ Tây kinh.

Tiếp đó là "chu cấp", từ nước ô mai đến bánh rán, bánh trung thu, đến cả tin tức quân tình, chị Tứ khi thì quang minh chính đại, khi thì một mình lén lút, tuy trận thế có vẻ chị Tứ áp đảo, nhưng xét hiệu quả của cách mạng, chị Tứ thua trắng [sau này ấy à, bả còn giận dỗi đổ luôn canh cho ... chó, đấy, thế mà là chu cấp à, tui mà là anh Lục, còn lâu mời được tui ăn cái gì, nhá].

Tiết mục "bảo vệ" lại càng thê thảm không có chỗ nhìn. Chị Tứ đem cả người chắn roi cho anh Lục, kết quả: anh Lục bị uýnh một roi tét cả mu bàn tay. Chị Tứ chống lại thích khách bảo vệ anh Lục, kết quả anh Lục "từ trên trời giáng xuống" hạ thích khách cứu chị Tứ trong lúc ngàn cân treo sợi tóc. Chị Tứ xung phong vào bếp nấu mì trường thọ, kết quả anh Lục phải xắn tay nhồi bột trong khi đao phủ chị Tứ thái rau vỡ cả... thớt ????????????. Lại nữa, chị Tứ xung phong hong khô áo cho anh Lục, kết quả đốt luôn cả áo hai anh chị. Cái tiết mục bảo vệ này, chị Tứ thua đến nỗi cái áo cũng không còn, vẫn là anh Lục lau tóc hong áo phục vụ chị tới tận răng.

Hết "chiêu" thì chị Tứ lại giở "trò", trò của chị Tứ đến con gái hiện đại như tui cũng phải ngả mũ: chủ động nắm tay, mò đến nhà người ta qua đêm ăn vạ ????????????, thư tình thì viết trên con diều to oạch thả vào nhà (chẳng biết chị gửi cho anh hay cho cả thành Trường An nữa ????????????)...

Đến đây, tổng kết lại chị Tứ có vẻ chả có tí ưu thế nào nhỉ? Được rồi, sau khi các kế sách thất bại thảm hại, hãy để sắc đẹp tỏa sáng nào ????, chị Tứ chỉ còn có nước xài "mỹ nhân kế", để cái đẹp lên ngôi, mà đúng cái đẹp lên ngôi thật, mấy lần anh Lục đã vẫy "lều" xin hàng mặc dù cóc chết còn mạnh miệng: "ta quyết không cưới nàng".

À mà tới đây, tui xin phép rút lại toàn bộ cụm từ "cọc đi tìm trâu" bên trên, sau quá trình nghiên cứu kỹ càng tác phẩm, tui đã xác định đây đây nào phải bí phương "cọc đi tìm trâu", đây rõ ràng là một phiên bản "mẫu đơn đi tìm trâu", kết quả biến thành trâu ăn mẫu đơn, ăn sạch sẽ.

"Thiếp định chàng rồi quyết chẳng buông" đứng từ góc nhìn của Tứ Nhàn thì là "nữ truy", nhưng đứng ở góc nhìn của Lục Thời Khanh thì chính là bài toán "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Một thị lang tứ phẩm Lục Thời Khanh giữa trận chiến quyền mưu như đang chơi một ván "cờ người", ở Đại Chu thì cân bằng giữa thuật quyền mưu của đế vương và "tam long đoạt đích", ở ngoại bang thì cân bằng thế lực giữa Đại Chu, Nam Chiếu, Thổ Phồn và Phiếu Quốc, đi mỗi bước phải tính đủ trước sau, chỉ cần sơ sẩy thôi đã là vạn kiếp bất phục, không chỉ đổi bởi mạng mình mà còn là an nguy bách tính, là cương thổ quốc gia. Không thể không nói, Cố Liễu Chi đại nhân có phần "tham" khi đổ lên vai anh Lục quá nhiều trọng trách và buff cho anh đủ thứ năng lực, nó có phần hơi thiếu logic với tư duy quyền mưu của Huy Ninh đế. Giữa mối quan hệ vua tôi mà xét, chẳng phải Hoà Thân đã từng có câu nói chí lý "Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất!" đó sao. Trù trừ trong việc lập trữ, kéo dài thế chân vạc để kìm hãm lẫn nhau, dè chừng võ tướng, kìm hãm văn thần như Huy Ninh Đế đang làm, há sao lại chỉ để mình một vị thị lang tứ phẩm làm mưu sĩ sủng ái nhất? Tuy nhiên, buff thì buff cái vị thế cho anh Lục để lấy "le" với chị Tứ thế thôi, chứ tác giả cũng không quên ngược anh Lục bằng đủ trò nhí nhố, dưới tay chị Tứ ấy à, anh không có mất mặt nhất, chỉ có mất mặt hơn.

????????????

Motip trọng sinh/ giả trọng sinh đi ôm đùi đại thụ này không mới, [mình đã từng đọc motip tương tự trong cuốn Nhân duyên tiền định], nếu nói có gì khác biệt, thì hẳn là do 2 điểm: cách truy của nữ chính và lối viết của tác giả. Cố Liễu Chi chỉ mượn cổ đại làm bối cảnh, cách khai triển tình tiết, ngôn ngữ, giọng điệu phần nhiều là bê từ hiện đại sang, nó có cái láu lỉnh, ngông nghênh, phóng khoáng của nữ tử hiện đại mà thiếu đi cái khí chất trầm mặc như lan như huệ của người cổ đại. [Tất nhiên, cũng còn một cách giải thích khác là Tứ Nhàn của chúng ta ở nơi biên cảnh, cưỡi ngựa theo cha như cơm bữa, lăn lộn trong quân hơn ở nhà thì kiếm được tí thần thái nữ nhi ở nàng cũng ... xem như là đáy bể mò kim].
Truyện được chuyển ngữ ở nhà Thuỳ Lam's Book, Lam đăng page 30 chương đầu và đăng group kín các chương còn lại (thủ tục xin vào siêu siêu dễ), tiến độ chuyển ngữ 88/116 chương, bản dịch dí dỏm, thỉnh thoảng bạn sẽ được đọc vài câu thơ tự phát khiến cả câu chuyện nó nhã thêm mấy chục phần. Nếu ai đó mong chờ cái không khí thuần cổ đại ở "Thiếp định chàng rồi quyết chẳng buông" thì đừng cố tìm, bạn sẽ thất vọng đấy :), còn nếu như bạn muốn tìm một cuốn nữ truy vui nhộn, hài hước, tình tiết duyên dáng, cách viết khá hiện đại với tư duy nhân vật mở, quyền mưu chủ yếu cấp đế vương thì xin mời, đây là cuốn truyện dành cho bạn.


Bình luận truyện