Nói cũng lạ, xảy ra sát sinh vào pháp hội Vu Lan, không lâu sau, quả
nhiên trời giáng tai ương xuống Đại Chu. Chưa được mấy ngày, vào hạ tuần tháng bảy, triều đình nhận được tin tức, Hoài Nam thiên tai mưa lớn,
đột phát hồng thủy, phá hỏng vô số đồng ruộng nhà cửa, đặc biệt ở Thư
Châu là tình hình thiên tai nghiêm trọng nhất.
Huy Ninh Đế vốn
trì hoãn việc xử phạt Trịnh Trạc, định bắt kẻ chủ mưu phía sau, nhưng
tin tức hồng thủy vừa truyền ra, quần thần bách tính bàn tán xôn xao, ai cũng bảo thiên tai này là do lục hoàng tử chọc giận trời cao gây nên,
tình hình này bất kể thế nào Huy Ninh Đế cũng không đè xuống được, nhất
định phải có hành động để ăn nói.
Bởi vậy, lão hoàng đế đành
tuyên bố với bên ngoài là xảy ra việc ngoài ý muốn ở pháp hội Vu Lan
thực do lục hoàng tử thu xếp không thỏa đáng, hành sự lỗ mãng, thu hồi
quyền chưởng quản Kim Ngô Vệ hiện đang trong tay hắn, đồng thời phạt
bổng lộc cả năm, mồng một và rằm hàng tháng phải đến Võng Cực Tự đóng
cửa tụng kinh cầu phúc cho Đại Chu để bù đắp hành vi ác độc sát sinh của mình.
Theo các triều thần thấy, phạt như thế đúng là không nhẹ.
Tụng kinh vốn chẳng có gì đáng ngại, nhưng ngày quy định lại đồng nghĩa cướp đoạt cơ hội tham dự đại triều vào mồng một và rằm hàng tháng của Trịnh
Trạc, còn Kim Ngô Vệ lại càng khỏi phải nói___nhánh thân quân này chẳng
những phụ trách an nguy của thánh nhân khi xuất hành mà còn tham gia
tuần tra cảnh giới ngày đêm cả trong cung và kinh thành, có thể nói là
khâu quan trọng nhất của cảnh vệ kinh sư. Thành tích chính trị của Trịnh Trạc khó khăn lắm mới có tí khởi sắc do vậy đã quay về vạch xuất phát.
Trong thành Trường An, không ít người lén truyền tai nhau rằng lục hoàng tử
chính là một trò cười, quyền lực đã vào tay chưa kịp ấm đã phải buông.
Nhưng Nguyên Tứ Nhàn biết là không phải.
Hãm hại rõ ràng như thế, thánh nhân sao có thể không biết? Chẳng qua bất đắc dĩ mới đưa ra lựa
chọn này. Làm vậy, ngoài mặt thì là phạt, kỳ thực lại khiến Trịnh Trạc
hiếm hoi thu được thánh tâm. Nếu Nguyên Tứ Nhàn đoán không sai, lão
hoàng đế bàn giao với người thiên hạ xong, kế tiếp ắt sẽ lặng lẽ bồi
thường đứa con này.
Bên cạnh đó, chưởng quản Kim Ngô Vệ nhìn thì
vẻ vang nhưng người thông minh đều hiểu, công việc ấy gần như trăm hại
không có một lợi. Tả hữu Kim Ngô Vệ mỗi bên có một thượng tướng quân,
trước đây do thánh nhân trực tiếp phụ trách, cho đến mấy năm trước, Huy
Ninh Đế lấy lý do tuổi tác dần cao, không thể đích thân xử lý quân vụ
nữa, sai nhị hoàng tử quản lý thay.
Trên thực tế, nhiều năm như
vậy, nhị hoàng tử chỉ nắm được bên lề nhánh thân quân này, chưa bao giờ
có thể khiến Kim Ngô Vệ phục tùng nói gì nghe nấy.
Lão hoàng đế
đa nghi há thật trao quyền lực quan trọng như vậy đi sao, trước đây sở
dĩ làm vậy là vì tiên thái tử dã tâm bừng bừng, thậm chí có tâm tư muốn
kéo ông ta sớm xuống khỏi long tọa, bởi vậy ông ta mới dùng nhị hoàng tử làm quân cờ ngăn lại.
Nhị hoàng tử nỗ lực bao nhiêu năm như vậy
cũng không thể thoát khỏi vận mệnh quân cờ thì Trịnh Trạc cần gì phải
phí công thử nghiệm? Hắn bỏ quyền chưởng quản này, tránh bị thánh nhân
xem là quân cờ kế tiếp, tránh bị các hoàng tử khác ghen tị đỏ mắt, đúng
là một chuyện tốt.
Nguyên Tứ Nhàn thực bội phục tính toán của
Trịnh Trạc và Từ Thiện. Chỉ là Trịnh Trạc vừa không thiếu phẩm tính nằm
gai nếm mật, vừa không thiếu trí tuệ nhìn xa trông rộng, lại nắm giữ
xuất thân nhà mẹ không có thế lực nên khiến thánh nhân tương đối yên
tâm, vậy vì sao cuối cùng không thể leo lên ngôi báu? Thập tam hoàng tử
đăng cơ, hắn lại có kết cuộc thế nào?
Nguyên Tứ Nhàn không nhịn được thở dài. Trước mắt xem ra, Nguyên gia không dễ chọc vào Trịnh Trạc, cũng không thể giúp hắn.
Trung thu, nắng gắt dần dịu, khí trời dần mát mẻ. Một ngày gần giữa tháng
tám, Trịnh Trạc đến phường Vĩnh Hưng thăm Lục Thời Khanh, nói là sắp đến Tết trung thu, nên đưa bánh tết đến.
Hai người kỳ thực rất ít
gặp mặt riêng, đa phần vào dịp lễ tết, những ngày hợp tình hợp lý mới có qua lại rõ ràng ngoài mặt. Lần này Trịnh Trạc đến, đương nhiên là vì
tặng quà, đồng thời nghị sự trực tiếp với Lục Thời Khanh, tiện thể làm
việc thay y.
Tình hình thiên tai Hoài Nam đã được hóa giải sơ bộ, nhưng lần này Thư Châu gặp nạn đặc biệt nghiêm trọng, để tránh cho địa
phương sinh loạn, triều đình định phái một vị quan đến thăm hỏi tuần
tra, đốc thúc cứu trợ thiên tai. Trọng trách này rơi vào đầu Lục Thời
Khanh.
Chuyến đi này của y ít nhất cũng hai tháng, nếu Thư Châu
xảy ra việc bất ngờ gì thì e lại càng lâu, đương nhiên có một số việc
cần bàn giao cho Trịnh Trạc.
Hai người ở thư phòng bàn xong chính sự, Lục Thời Khanh nhắc tới Nguyên gia một cách không mấy tình nguyện:
- Chuyện khác không có gì, nhưng ta xuôi nam cũng đồng nghĩa “Từ Thiện”
không có ở Trường An, nếu Nguyên gia đưa tin cho ta, ta ắt không thể
xuất hiện, đến lúc đó phải nhờ ngươi nghĩ cách lấp liếm qua thôi.
Trịnh Trạc cảm thấy biểu cảm mệt mỏi của y rất buồn cười, hỏi:
- Sao? Huyện chúa không chỉ quấn Lục thị lang mà còn quấn cả Từ tiên sinh à?
Lục Thời Khanh lườm hắn:
- Đứng nói chẳng đau eo. Ngươi bị nàng quấn thử đi là biết lợi hại liền.
Trịnh Trạc cao giọng cười to:
- Ta đâu có phúc này.
Lại nói:
- Nhưng nói thật, ta không có tài giả giọng như ngươi, không bắt chước
được giọng Từ tiên sinh, đến lúc đó nếu bị lộ thì mặt mũi sẽ rất khó
coi.
- Nói chung việc này giao cho ngươi, làm không xong cũng là ngươi chịu, không liên quan đến ta.
Y nói rất không tim không phổi, nhưng Trịnh Trạc không giận, gật đầu nói:
- Được, ngươi cứ yên tâm xuôi nam, chỗ huyện chúa ta sẽ lo tốt thay ngươi.
Lục Thời Khanh phóng ánh mắt dao găm qua:
- Thay ta? Ngươi tỉnh ra đi!
Trịnh Trạc hơi có chút cười trên nỗi đau người khác:
- Ngươi cũng đừng ôm tâm lý ăn may. Đợi lần này ngươi về Trường An cũng
sắp cuối năm, ta thấy huyện chúa trong thời gian ngắn sẽ không từ bỏ
đâu, chờ Điền Nam vương vào kinh, ngươi cứ chuẩn bị đi cầu hôn, ăn quyền cước của ổng đi.
Mặt Lục Thời Khanh đã đen thui nhưng Trịnh Trạc vẫn đùa chưa chán:
- Công phu quyền cước của ngươi chưa đủ, e không qua nổi ải Điền Nam
vương đâu, ngươi làm xong chuyện về sớm chút, đến lúc đó ta dạy ngươi
vài chiêu, rèn luyện ngươi một chút.
- Trịnh Trạc.
Lục Thời Khanh nghiến răng:
- Mấy ngày nữa là rằm, ngươi vẫn nên lo tụng kinh của ngươi đi, gặp chữ nào không biết, ta cũng có thể dạy ngươi.
Trịnh Trạc cười to không dứt, đấm vào bả vai y một cú, nói:
- Được, ta đi đây, thuận buồm xuôi gió nhé.
Ngày 13 tháng 8, Lục Thời Khanh thu xếp hành trang, rời khỏi thành Trường An sớm ba ngày so với ngày Huy Ninh Đế dặn. Trước khi đi, Tuyên thị giữ y
lại ăn Tết trung thu xong hẵng lên đường, nhưng y lấy lý do tình hình
thiên tai khẩn cấp nên kiên trì đi trong hôm đó.
Thực tế tình
hình thiên tai sớm đã dịu lại, Thư Châu cũng không phải bắt buộc phải có y, y không ở Trường An ăn tết là sợ Nguyên Tứ Nhàn tìm đến cửa. Ngày
lành như thế, sao nàng lại không quấy rầy y được chứ, đến lúc đó nếu
quấn y không buông, há chẳng phải phiền phức ư.
Sáng sớm, Lục
Thời Khanh rời thành Trường An như chạy trốn, đi một mạch hai ngày
đường, qua mấy sơn đạo, vào đêm Trung thu thì đến địa giới Thương Châu.
Chuyến đi Hoài Nam này của y, bề ngoài là sơ cứu thiên tai, nhưng bề trong là
ngầm phụng lệnh Huy Ninh
Đế, gánh vác công việc quan trọng hơn, để tránh rêu rao, mọi thứ đều giản lược, xe ngựa y đi cũng không hề sang trọng,
tùy tùng chỉ có hai người là Triệu Thuật và Tào Ám.
Vì hai ngày
nay có mưa, trì hoãn chút hành trình nên đêm đó chưa kịp vào thành. Lục
Thời Khanh muốn làm việc đơn giản, không định giao thiệp với quan lại
địa phương nên sau khi vào giờ giới nghiêm ban đêm thì lệnh người ta đặc cách mở cổng thành rồi quyết định nhẫn nại, ngủ ngoài trời một đêm.
Đương nhiên, người lấy trời làm chăn là Triệu Thuật là Tào Ám, còn y ngủ trong xe ngựa sạch sẽ gọn gàng.
Hai người thay y chọn một chỗ dừng chân có địa thế bằng phẳng, gần sông
ngòi, không có thiên tai hay dã thú uy hiếp, một người chạy đi kiếm củi
nhóm lửa, một người bắt đầu dọn dẹp xung quanh.
Ở nơi sơn dã, bùn lầy và cỏ tạp thì chịu, nhưng lang quân tuyệt đối không thể chịu được phân thú.
Trăng sáng giữa trời chiếu rọi mặt sông sóng xao lấp lánh, dù lửa chưa được
nhóm, bốn bề cũng quang đãng sáng sủa. Chợt có cơn gió thổi qua, đám cây nơi xa xa xạc xào vang vọng, âm thanh trong trẻo mà sảng khoái.
Lục Thời Khanh ở trong xe ngựa đợi tới bức bối, định đợi Triệu Thuật dọn dẹp xong mới từ từ xuống, hỏi với ra ngoài:
- Triệu Thuật, ngươi xong chưa?
Hỏi mãi chưa nghe trả lời, y đành nhẫn nại gọi thêm một tiếng:
- Triệu Thuật.
Giọng Triệu Thuật chậm rãi vang lên:
- Lang quân... tôi, tôi thấy tiên nữ rồi!
-...
Vụ này hình như hơi quen quen.
Lục Thời Khanh hơi sững sờ, cau mày:
- Nơi núi non hoang dã, ngươi nói bậy gì đấy?
- Lang quân, tôi không nói dối đâu, đúng là Lan Thương huyện chúa đến rồi!
Nói xong, hắn vén rèm xe Lục Thời Khanh.
Bất ngờ không kịp chuẩn bị, y ngước mắt liền thấy Nguyên Tứ Nhàn mặc trường bào cổ chéo xanh lơ, vấn đầu búi tóc, đeo bao hành lý đứng bên bờ sông.
Quyển sách y cầm theo giết thời gian từ trong tay trượt xuống bàn con, gây một tiếng vang lanh lảnh.
Sau đó, y nghe nàng cười nói:
- Lục thị lang, là ta đây, ngài kích động gì thế?
Không phải kích động, mà là kinh hãi.
Lục Thời Khanh xuống xe ngựa, còn chưa tới trước mặt nàng đã lạnh giọng nói:
- Cô tới Thương Châu làm gì?
Y không xưng hô tôn kính, chắc là có hơi giận, nhưng Nguyên Tứ Nhàn vẫn mỉm cười, nhấc nhấc túi hành lý căng phồng trên vai:
- Ta đến cùng ngài đón Tết trung thu.
Y đứng trước mặt nàng, nghiêm túc nói:
- Cô bám theo ta hai ngày là để cùng ta đón Tết trung thu?
- Phải.
Nàng gật đầu:
- Ngài không cảm động sao?
Lục Thời Khanh không thích bị người khác đeo bám hành tung, huống hồ quả
thực có công vụ tại thân, không rảnh chơi đùa với nàng. Lần trước nàng
giở trò trên bánh, y đã nhẫn nại không truy cứu, bây giờ nàng lại làm
một lần nữa, đương nhiên y tức giận. Huống hồ tâm nàng cũng quá lớn, một mình theo y suốt hai ngày, không biết ban đêm ngủ ở đâu, không sợ gặp
kẻ xấu à.
Y cau mày chất vấn:
- Nguyên Tứ Nhàn, cô quấn ta như vậy rốt cuộc có ý đồ gì?
Nguyên Tứ Nhàn đoán được là y sẽ không vui, nhưng có câu “không đánh mặt người cười”, bất luận y trách móc thế nào, nàng cứ cười là được, nàng tin
rằng y chắc chắn không nhẫn tâm giận nàng quá lâu.
Nàng đáp:
- Lục thị lang, ta quấn ngài lâu như vậy, chẳng lẽ ngài vẫn chưa nhìn ra sao? Ta thích ngài!
Lục Thời Khanh thực nghẹn. Nàng đúng là quấn y đã lâu nhưng là lần đầu tiên bày tỏ tâm ý với y.
Bởi vậy y ngơ ngác tại chỗ, cảm giác như ánh trăng trên đỉnh đầu đều đổ ào
ào xuống y, khiến toàn thân y như hào quang chói lọi, nhẹ nhàng muốn bay bổng lên.
Y chợt nhớ, trước đó ở ngoại thành Trường An, cũng là
một đêm trăng sáng sao thưa thế này, nàng ngồi xổm trên cánh đồng hoang
răn dạy một con chó ngu ngốc. Ánh vào mắt y, là bờ môi diễm lệ, là chiếc cổ thon dài, làn da trắng như tuyết, và khe rãnh sâu xa.
Y lừa
nàng, nói mặc trang phục người Hồi Hột sẽ bị Kim Ngô Vệ kiểm tra nên bảo nàng đeo khăn che mặt để che đi vạt áo trước. Kỳ thực chẳng qua y chỉ
vì không muốn cảnh ấy bị nhiều người thấy thôi.
Lục Thời Khanh ngừng hồi tưởng tiếp, cảm giác trong lòng bỗng dưng vô cùng buồn bực.
Vì sao y cứ luôn không giận nàng dưới ánh trăng nổi?
Y cau mày thành chữ “Xuyên” (川), cuối cùng thái độ tốt hơn chút, nói:
- Lục mỗ có công vụ tại thân, không trì hoãn được, xin mời người đưa huyện chúa về Trường An.
Nguyên Tứ Nhàn biết mình đã thành công một nửa, bèn tiếp tục lằng nhằng với y:
- Không được không được. Ta đuổi theo ngài hai ngày, thực mệt lắm, giờ đi không nổi đâu. Huống hồ tùy tùng của ngài không có ai là nữ, ngài bảo
ta đêm khuya ở cùng nam tử khác à?
Gọi nam tử “khác”... hình như không quá thích hợp nhỉ.
Lục Thời Khanh hít một hơi, hỏi:
- Huyện chúa thật tới một mình?
- Thật!
Nàng gật đầu, xong chợt khoát tay:
- Không đúng, cũng không phải một mình. Ta còn mang theo thứ ngài không quá thích...
Lòng Lục Thời Khanh chợt dâng lên dự cảm chẳng lành, vào lúc y nghi ngờ
không thôi thì thấy trên khoảng đất trống bị ánh trăng chiếu bàng bạc
phía sau nàng hiện ra một cái bóng với tư thế xinh đẹp.
Đầu to, cổ nghểnh rất lẳng lơ. Là một con chó.
Y tức quá hóa cười, chỉ vào hướng đó hỏi:
- Nguyên Tứ Nhàn, cô dẫn theo thứ này tới cùng ta ăn Trung thu?