Thương Lộc X Phương Kỳ Niên 《 một 》
Phương Kỳ Niên luôn nhân thức rất rõ ràng mọi thứ về quan hệ của cậu ta với Thương Lộc.
Cậu ta có một mục tiêu rõ ràng, biết chính xác những gì mình muốn — đó là tiền và một cuộc sống thoải mái.
Trừ hai thứ này, tất cả đều vô nghĩa.
Không thể phủ nhận rằng trong mối quan hệ lâu dài của cậu ta với Thương Lộc, thỉnh thoảng cũng có cái gì đó rất giống với "kế hoạch của nàng Scheherazade (*)", nhưng cậu ta đã sớm điều chỉnh lại một vài chi tiết.
(*) Tên nữ chính trong "nghìn lẻ một đêm", plot truyện là một ông vua Ba Tư hung bạo tìm gái ngủ một đêm xong sáng đem ra giết, cô này vì không muốn giết nên mỗi đêm kể dang dở một câu chuyện để sáng ông vua không giết mình, kéo đến 1001 đêm thì vua được cảm hóa, bỏ lệnh giết phụ nữ rồi cưới cô này làm vợ.
Cậu ta đã rất tỉnh táo.
Ít ra thì cũng là cậu ta nghĩ như vậy.
Năm 14 tuổi, Phương Kỳ Niên trốn ra khỏi trại trẻ mồ côi, không hề nuối tiếc mà bắt đầu cuộc sống lang thang.
Cô nhi viện không có gì xấu, có đồ ăn, có nhà ở, còn có giáo viên dạy đọc sách viết chữ, nhưng cậu ta không thích nó.
Cậu ta không thích quá nhiều người ở trong một phòng, ngủ thiếp đi với tiếng ngáy và đôi chân hôi hám của người khác mỗi đêm, cũng như không thích những thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi nghiêm ngặt trong trại trẻ mồ côi và những hạn chế cực độ về tự do của cậu.
Cậu ta muốn nhìn ra thế giới bên ngoài, muốn tự mình bươn chải kiếm sống.
Vì vậy, cậu ta mang theo vài bộ quần áo và vài trăm đồng tiền của mình đến một thành phố lớn mà cậu ta khao khát - Thanh Loan.
Phương Kỳ Niên tin rằng Thanh Loan là thành phố hoàng kim, cơ hội ở khắp mọi nơi, nhắm mắt cũng có thể phát tài.
Cậu ta sẽ sớm được sống trong một biệt thự sang trọng với một cô hầu gái.
Nhưng sự thật là đô thị tuy có nhiều cơ hội nhưng hoàn toàn không phải dành cho những đứa trẻ như cậu ta.
Cậu ta không tìm được việc làm, không thể no bụng, thế nên chỉ có thể lang thang trên đường phố, giành thức ăn với chó hoang và ngủ với những người ăn xin trên cầu vượt.
Những năm tháng lang thang ở Thanh Loan là khoảng thời gian cậu ta không muốn nhìn lại nhưng cũng khó quên đi nhất.
Nếu không có những năm tháng đó, nhiều thứ có thể sẽ khác đi sau này.
Cậu ta sẽ không chấp nhất ở lại nhà họ Thương như vậy, cũng sẽ không cố ý muốn chiếm vị trí bên cạnh Thương Lộc.
Năm 17 tuổi, không biết có phải do suy dinh dưỡng mãn tính hay không mà khung xương của Phương Kỳ Niên vẫn rất gầy, mặt mũi vừa nhỏ vừa trắng tái, thoạt nhìn rất giống con gái.
Cậu ta khai man tuổi, kiếm được một công việc bưng bê rửa bát ở một nhà hàng nhỏ.
Nhà hàng bao ăn ở, tám trăm tệ một tháng.
Ăn là thức ăn thừa của khách, ở là mấy cái bàn ăn kê lại và một chiếc chăn bông trong cửa hàng sau khi đóng cửa.
Điều kiện rất tồi tệ, nhưng Phương Kỳ Niên không có sự lựa chọn.
Đi làm được một tháng, đến hạn thanh toán lương, Phương Kỳ Niên định sẽ sắm cho mình một chiếc điện thoại di động đã qua sử dụng, bắt kịp xu hướng sau nhiều năm lạc hậu và một bộ quần áo mới, nhưng cuối cùng ông chủ chỉ trả cho cậu ta 400 nhân dân tệ.
Sau một tháng làm việc chăm chỉ, thức khuya dậy sớm không nghỉ một ngày, chỉ nhận được bốn trăm tệ.
Phương Kỳ Niên không hiểu bốn trăm tệ còn lại đã đi đâu, nhìn chằm chằm vào bốn tờ tiền giấy, không cầm ngay, chỉ hỏi ông chủ sao lại như vậy.
"À, thì là thế này.
Nhóc mày ăn ở đây ngủ ở đây cũng phải tốn phí đúng không? Bốn trăm này là số dư sau khi trừ tiền nhà và tiền ăn." Ông chủ rất tự nhiên trả lời.
Phương Kỳ Niên không chịu: "Lúc đầu ông bảo bao ăn ở mà, ông đừng thấy tôi nhỏ rồi lừa tôi như vậy chứ? Chỉ có mình rửa rau, rửa bát, trông quán, dọn dẹp quét tước cũng một mình tôi.
Tôi làm việc chăm chỉ, vậy mà ông chỉ đưa tôi có bốn trăm?"
Sắc mặt của ông chủ hơi thay đổi, thấy Phương Kỳ Niên đã nói thẳng như vậy, ông ta không còn giả vờ khách sáo nữa, mạnh miệng nói: "Bây giờ chỉ có 400 thôi, lấy thì lấy không thì cút."
Dứt lời ông ta ném tiền xuống đất, không hề để mắt đến Phương Kỳ Niên nữa.
Phương Kỳ Niên nhìn chằm chằm bốn tờ tiền giấy nằm rải rác trên mặt đất, không biết lần thứ bao nhiêu cảm thấy phẫn nộ, cảm thấy không muốn trở thành một kẻ vừa sinh ra hèn mọn, đáng bị chà đạp như vậy.
Thế giới này không có cái gì gọi là điểm giới hạn.
Cậu ta cảm thấy mình đủ hèn mọn rồi, cuối cùng cậu ta chỉ là một kẻ ăn mày nhặt rác, mà còn là ăn mày nhặt rác ở tầng cuối cùng.
Trong số những người ăn mày, cậu ta chỉ có thể đóng vai một người ăn xin rẻ tiền nhất bị người khác ức hiếp nhất, nhặt rác do những kẻ ăn mày khác bỏ lại.
Cậu ta cắn chặt răng, khom lưng, ngồi xổm xuống nhanh chóng nhặt bốn trăm tệ kia, rồi xông vào quầy tính tiền chửi ông chủ "*** con mẹ ông" rồi bỏ chạy.
Cậu ta chạy rất nhanh, gió rít bên tai, va quẹt qua người đi đường cũng không dừng lại, chảy thẳng ra đến bờ sông.
Việc này đến quá bất ngờ, Phương Kỳ Niên không mang theo bất kỳ hành lý nào, chỉ có 400 nhân dân tệ cộng với một bộ quần áo.
Cứ như vậy, cậu ta lại trở thành kẻ lang thang.
Cậu ta chán nản, mua hai chai bia, ra bên bờ sông mượn rượu giải sầu.
Kết quả là vô tình say rượu, lúc tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên ghế dài ngắm cảnh bên sông, tiền thì mất sạch.
Đã nghèo còn mắc cái eo, nhà dột còn gặp mưa suốt đêm, ông trời đã muốn cậu ta chết, cậu ta không thể không chết.
Phương Kỳ Niên như bị sét đánh, cơn tức giận và phiền muộn đều được trút hết đêm qua, lúc đó cậu ta chỉ cảm thấy trống trải và hụt hẫng, không biết mình sẽ đi đâu và làm gì tiếp theo.
Cậu ta loanh quanh vài vòng gần đó, từ sáng đến tối, hoa cả mắt vì đói.
Có một tòa nhà cổ điển tuyệt đẹp bên sông, ẩn mình giữa những cây cỏ xanh tươi, trông giống như một nhà hàng cao cấp.
Phương Kỳ Niên lượn lờ ngoài cổng, thấy ông già bảo vệ đang ngủ gật, liền yên tâm thoải mái đẩy cổng đi vào.
Ánh đèn vàng rực rỡ làm cho toàn bộ tòa nhà trở nên sáng sủa và ấm áp.
Trong bóng tối, Phương Kỳ Niên ghen tị nhìn những thực khách ăn mặc chỉnh tề bên trong, cầm ly cầm nĩa, xoa xoa cái bụng đang đau nhức vì quá đói, đột nhiên cậu ta không muốn vùng vẫy nữa.
Suốt phần đời còn lại của mình cậu ta có lẽ cũng không thể ngồi bên trong và dùng bữa như thế.
Cho nên, chỉ cần tìm một nơi có thể ngủ và ăn là được rồi.
Vào tù còn hơn chết đói.
Cậu ta liếc nhìn xung quanh, nhặt một hòn đá to bằng bàn tay.
Có mười một, mười hai chiếc ô tô đang đậu trong sân, cậu ta chọn một chiếc ô tô màu đen vừa ý nhất, dùng đá đập vỡ cửa sổ.
Tiếng chuông báo động vang lên ỏm tỏi lập tức, cậu ta phủi phủi tay, bình tĩnh chờ bị cảnh sát đưa đi.
Kết quả là không thấy cảnh sát đâu, chỉ thấy tài xế của Thương Lộc.
Tài xế của Thương Lộc là ông Lưu, một cựu chiến binh, ngoài bốn mươi tuổi, đang làm vệ sĩ bán thời gian.
Vốn dĩ Thương Lộc ăn cơm, dù không có việc gì làm ông Lưu cũng phải ngồi trong xe đợi, nhưng ông ta chợt buồn tiểu gấp, định đi một chút rồi quay lại ngay,