“Bé ngốc, em thay khóa là xong rồi còn gì?”
Ở đầu kia của thành phố, Nhiếp Chấn Hoành cũng nói với Lâm Tri câu tương tự.
Thời tiết chuyển lạnh, Nhiếp Chấn Hoành nghĩ bụng dạo này bé con toàn ngủ trong nhà mình, nên bảo sẽ xuống lầu mang ít quần áo ấm của Lâm Tri lên.
Dù gì chín bỏ làm mười thì hai người cũng coi như đã sống chung rồi, anh cũng muốn sắm cho em người yêu mấy vật dụng hằng ngày còn thiếu nhân mùa mua sắm cuối năm, tiện thể lấp đầy nhà mình luôn.
Anh sẽ mua hết những món đồ có thể nâng cao chỉ số hạnh phúc của hai người mà trước kia anh không thèm để ý.
Nhưng mà, khi Nhiếp Chấn Hoành chỉ lục ra được mấy chiếc áo len ít ỏi từ tủ quần áo nhà Lâm Tri, anh không kìm được lòng mình mà hỏi bé con, quần áo ngày xưa em mặc đi đâu hết rồi?
Dù mẹ của Lâm Tri không còn, nhưng Nhiếp Chấn Hoành vẫn thường xuyên nghe Lâm Tri nhắc đến bà.
Thi thoảng ăn món gì đó quen thuộc, đôi lúc nhìn thấy nơi mình từng đi qua trên TV, khi thì là vì nghe được từ ngữ thân quen trong ký ức.
Bé con cũng không giấu giếm việc mẹ đã qua đời, mà ngược lại, cậu đang sử dụng một phương thức khác để không ngừng tưởng nhớ người mà mình thương yêu nhất.
Cũng chính vì thế, nên Nhiếp Chấn Hoành hiểu rất rõ bà Lâm thương con trai đến mức nào.
Một người mẹ như thế, không thể để đứa con quý báu của mình chịu rét vào mùa Đông được.
Ngày xưa sống thiếu tinh tế quen, nên bình thường Nhiếp Chấn Hoành cũng chẳng để tâm đến chuyện ăn mặc của cậu nhóc lắm.
Nhưng giờ ngẫm lại, hình như quần áo của bé con chỉ có mỗi mấy món mặc đi mặc lại thôi.
Có lẽ trước kia ẻm dọn đến đây vội quá nên quên mất, hoặc cũng có thể là… ẻm không còn cơ hội mang đi nữa?
Chuyện này nhất định có liên quan đến một số ký ức không hay của Lâm Tri.
Trước đây Nhiếp Chấn Hoành chưa bao giờ chủ động hỏi cậu cả, vì anh sợ mình bất cẩn chạm vào hồi ức đau buồn của Lâm Tri.
Nhưng giờ anh lại dám vứt bỏ nỗi băn khoăn ấy để hỏi thẳng thành lời, vì anh tin vào tình cảm của hai người, cũng tin rằng mình có thể điều chỉnh tốt cảm xúc và nỗi bất an của em người yêu.
Vì thế trước khi đi ngủ, Nhiếp Chấn Hoành lắng nghe cậu ngố nhà anh từ tốn kể lại một câu chuyện về bố cậu khiến anh giận sôi máu.
Năm đó, sau khi phát hiện chứng bệnh của con trai, Hứa Như mẹ Lâm Tri luôn phải chạy đôn chạy đáo để chữa bệnh cho con, đồng thời cũng không quên gánh việc trong ngoài của gia đình.
Nhưng ông Lâm là chủ gia đình mà lại chẳng biết gánh vác trách nhiệm tẹo nào, ngược lại còn trách cứ bà Lâm không phát hiện ra triệu chứng khác thường của con từ sớm.
Giờ loại bệnh tâm lý có đổ tiền vào cũng không thể chữa dứt điểm này chắc chắn sẽ theo Lâm Tri cả đời, quả thực khiến lão mất mặt vô cùng.
Vì gia đình, nên bà Lâm chấp nhận chịu đựng hết những lời quở trách, thậm chí là những trận đánh đập của đức ông chồng.
Nhưng sau khi phát hiện lão ta bắt đầu trút giật lên con trai mình, thì tình mẫu tử khiến bà mạnh mẽ hẳn lên.
Bà cầm báo cáo chứng nhận thương tích đi, quyết tâm ly hôn với gã đàn ông ấy.
Sau dạo đó, lão ta rời khỏi nhà, căn hộ thuộc về hai mẹ con.
Vì hồi đó ông Lâm làm ăn lớn, tiền vào như nước, nên cũng chẳng để bụng đến căn hộ cũ kỹ ấy.
Lão lập tức tìm được một cô người tình xinh đẹp, sau đấy đi thêm bước nữa, cũng sinh ra một đứa con thoạt trông chẳng có vấn đề gì.
Đấy đều là những chuyện thi thoảng Lâm Tri nghe mẹ kể vậy.
Thật ra sau khi cha mẹ ly hôn, cậu không còn gặp lại gã đàn ông ấy nữa.
Lúc mẹ qua đời, dì cậu giúp cậu xử lý hậu sự của mẹ.
Cũng vì lo lắng cậu không thể tự sống một mình được, nên dì cậu mới tự tiện liên hệ với ông Lâm.
Trong suy nghĩ của dì Lâm Tri, đâu thì một giọt máu đào cũng hơn ao nước lã, gia đình có tệ mấy cũng chẳng thể tệ bằng ở với người xa lạ được.
Dù sao Lâm Tri cũng là con trai ruột của gã đàn ông kia, giờ mẹ mất, ít nhất cha còn chăm lo cho cậu được.
Nhưng dì Lâm Tri lại lờ đi việc liệu Lâm Tri có muốn cái sự “quan tâm săn sóc” ấy không.
Khi dì tìm tới ông Lâm, thì gã đàn ông ấy đang cầu bơ cầu bất vì đầu tư thất bại.
Số tiền lão kiếm được nhờ làm ăn buôn bán mấy năm rày, và cả nhà cửa, đều đã bị tòa án niêm phong thế chấp, vì vậy lão tiện đường mang cả vợ con vào ở