“Là ở đây đúng không? Chúng ta cũng đi tìm xung quanh hơn hai giờ đồng hồ rồi.”
“Không còn chỗ nào khác trên đỉnh núi này nữa đâu, tìm thêm cũng chỉ tổ phí sức.
Chúng ta có thể xác định được là hệ thống hang động này ẩn chứa nơi yên nghỉ cuối cùng của một vị Tông Sư”
“Tốt thôi, vào đi, nhớ mang theo đầy đủ dụng cụ đấy - chết trong đấy thì không ai nhặt xác cho đâu đấy”
Đám đông bàn tán rôm rả trước cổng vào hang động - nơi đã có kha khá nhiều người dựng lều trại.
Dù sao không phải ai cũng có can đảm thám hiểm một mình; có người đợi đồng bạn của mình, có người đứng đó tìm kiếm cơ hội phát tài, cũng như có những tên dự định không làm mà hưởng.
"Nơi nào có người là có giang hồ" là một câu ngạn ngữ diễn tả rất chính xác tình hình tại đây.
Cái thông tin về ngôi mộ Tông Sư này thu hút khá nhiều võ giả mạnh mẽ từ khắp nơi tới - một dịp mà không phải lúc nào cũng có.
Tụ tập đông người như thế cũng có nghĩa là sẽ có xung đột cá nhân hoặc xung đột lợi ích; với tầm nhìn của bọn họ, thì nắm đấm càng lớn, đạo lý càng với.
Không có xung đột mới là lạ, thiếu tôn trọng cũng như thái độ tử tế lẫn nhau thì muốn hòa giải quan hệ đôi bên cũng không dễ gì.
Không rõ từ lúc nào mà đây là tình trạng phổ biến của võ lâm Trung Hoa, có lẽ từ khi mà những môn phái, thế gia hoành hành chiếm núi làm vua rồi.
Thiếu hợp tác, đoàn kết không đủ cũng như kém về mặt tinh thần.
Bên ngoài nạm vàng nhưng bên trong thối rữa - không hề sai lầm gì khi mà nói võ lâm Trung Hoa là một con hổ giấy, thùng rỗng kêu to.
Đương nhiên, chín phần mười võ giả Trung Quốc không nhận được ra điều đó - việc họ ít được ra ngoài cũng góp phần cống hiến cho tầm nhìn hạn hẹp của họ.
Họ tự cho chính mìn là cái rốn của vũ trụ, rằng võ thuật truyền thống Trung Hoa là vô địch thiên hạ.
Họ chưa từng nghĩ tới tại sao Nhật Bản lại dễ dàng đạp nát tất cả các phòng tuyến của họ, cũng như tại sao không võ giả nào có thể chính diện đối đầu với những người "đồng cấp" của Nhật.
Cái "bốn ngàn năm văn hiến" đó có được bao nhiêu là thật, bao nhiêu là lấy từ những văn hóa khác? Thứ duy nhất giữ cho võ đạo Trung Hoa ở trong tầm mắt quốc tế là cái hệ thống "đột phá" khá là giống hệ thống lên level của một game RPG.
— QUẢNG CÁO —
Event
Thứ đặc thù như vậy thì đúng thật là rất khó quên - nhưng cũng chỉ dừng ở đó; những môn võ đối kháng khác đều đã vượt qua võ cổ truyền rồi; trừ khi cải thiện bắt kịp thời đại, nếu không thì chắc chắn sẽ lạc hậu.
Không phải là càng cổ càng tốt - con người không có phát triển như vậy; cố bám lấy đồ cổ thì chỉ có tự rước lấy nhục.
Đương nhiên, điều này không có liên quan gì tới những con người ở đây cả - không biết cũng là một điều may mắn.
Những võ giả ở đây chia làm hai thể loại chính: muốn xuống hang mạo hiểm thử vận may, hoặc ở trước cổng tìm các trục lợi.
Cả hai đều có nguy hiểm nhất định, nhưng thế này cũng đủ để phân chia lớp người thành hai phe khác biệt
Hầu hết đều là võ giả - dù sao võ giả là "sản phẩm đặc thù" của vùng đất này mà, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những kẻ thức tỉnh siêu năng lực lẫn vào trong đội ngũ.
Không phải ai cũng có thực lực như Giang Thiên Vũ, nhưng mà số lượng cũng là một loại sức mạnh - đấy là trong trường hợp họ biết hợp tác.
"Được rồi, những người nào muốn xuống tầm bảo thì chuẩn bị đi đi, nếu không thì cặn cũng chẳng còn đâu mà vét.
Ta Ngô Đạo Kỳ không nói nhảm, ai muốn đạt được bảo vật thì xuống đi; nhưng mà nói trước, cản trở ta thì cũng đừng tránh ta Ngô Đồ Phu độc ác" một người đàn ông trun niên cao lớn - có hơn 1.8 mét lên giọng; sau lưng ông ta còn đeo một thanh đao.
"Hắn chính là Ngô Đồ Phu, kẻ đã giết tới tận hơn một trăm người ngăn cản hắn tại hải ngoại sao?"
"Là hắn, ta nhận ra thanh đao hắn mang theo kia - nghe đồn hắn còn từng dùng nó để xé thịt róc xương ngưỡi nữa đấy" một người buôn bán thông tin lên tiếng
Năng lực nghị luận của quần chúng đúng thật là một loại lực lượng kỳ diệu, khi mà thân phận của