Hai anh em họ An xong buổi chạy bộ, họ trở về phòng, tắm gội sạch sẽ rồi bước xuống phòng khách nhà Thẩm Ý Hiên xem thời sự.
- Làm một chút bữa sáng nhé?
- Cảm ơn, nhưng tụi tôi đã ăn sáng trên đường về rồi.
- An Tần từ chối ngay lập tức.
Đoạn xoay lại xem tin tức trên truyền hình.
Thẩm Ý Hiên đánh hông sang trái, xoay người trở vào trong, không nói một tiếng nào.
Uông Trác đang rửa chén trong bếp.
Không mặc tạp dề nên bọt xà phòng và nước văng tung tóe lên áo của anh.
Thẩm Ý Hiên ôm chầm Uông Trác, rồi tự nhiên gác cằm trên vai anh.
Uông Trác thừa biết, người đang đứng sau lưng phải kiễng chân dữ lắm mới gác được cằm lên vai anh!
oOo
Phó Tu Kiệt lay lay người đàn ông đứng tuổi đang gục đầu trên vai mình ngủ say.
- Về đi em.
Mọi người đang rất cần em.
- Nếu như...!Nếu như em chỉ là một thằng già bất tài, ăn bám vợ con, nợ tiền bè bạn...!Liệu họ có tiếc thương và sợ hãi mất đi đến vậy không?
- Em không nghe Hoa Đà nói sao?
- Nói sao?
- Đa nghi cũng là bệnh, cần phải chữa.
- Phó Tu Kiệt cốc nhẹ vào trán Vệ Úy.
- Này, anh có cái này cho em.
- Con heo đất này trông quen quá! - Vệ Úy bần thần ôm con heo đất sơn màu lòe loẹt.
- Năm xưa em đã đưa nó cho anh, hỏi rằng nhiêu đây đã đủ thuê anh đóng giả cha em chưa? - Phó Tu Kiệt bật cười.
- Em đến chỗ trai bao hành nghề thuê người đóng giả phụ huynh.
Thật là...!
Bất chợt hình ảnh của Phó Tu Kiệt mờ dần, rồi mất hẳn.
Trên đầu, hoàng điệp rung rinh trong gió, những cánh hoa mong manh như bóng nắng rơi xuống ngôi mộ đạm bạc, sắc vàng phủ kín thân mộ, phủ kín cả đáy mắt Vệ Úy.
"Tích...!Tích...!Tích..."
Thanh âm vang lên bên tai Vệ Úy là máy điện tâm đồ.
Mất một lúc, ước khoảng ba mươi phút, ông mới có thể nhận định rằng đây là đâu và mình là ai.
Ông vẫn chưa tỉnh táo hoàn toàn nên mắt không thể mở ra, cứ bị díp lại như thể bị rắc bột ngủ lên đấy.
"Xạch."
Ông nghe thấy những tiếng bước chân chạy đến chỗ mình.
Thanh âm tiếng bước chân của đám người ấy tạo ra vang dội như trận đại thắng quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi-Đống Đa do Quang Trung đại đế chỉ huy.
Rất ồn.
- Xin cậu chủ hãy bình tĩnh.
Xin hãy đặt niềm tin vào chúng tôi.
Hình như Vệ Minh thì phải? Giọng nói của nó với thằng Hai sao mà ông nhầm lẫn được.
"Cạch."
Có lẽ là nó ra ngoài chờ.
"Xạch."
Đôi mắt của Vệ Úy lần lượt bị vạch ra.
Ánh sáng chói loá của đèn pin khiến cho đồng tử của ông hết sức khó chịu.
- Có phản ứng rồi!
- Đồng tử không bị giãn đúng không?
- Ừ, ngài Vệ sắp tỉnh rồi.
- Biết vậy thì mau dời cái đèn pin đi chỗ khác nhanh lên, trước khi tôi mù hẳn.
- Tốt quá! Tạ ơn Chúa.
Ừ, ông mà chết thì cái bệnh viện này cũng hết.
Mừng là phải!
Mất khoảng một tiếng đồng hồ thì họ mới để yên cho Vệ Úy nghỉ ngơi.
Trước khi đi còn rút ba ống máu của ông, chắc là để đem đi xét nghiệm tổng quát.
Nữ y tá sát trùng vết tiêm nơi cẳng tay phải của ông rất nhẹ nhàng, như thể đang chăm sóc vết thương cho một con báo vậy.
Tiếng nói của cô gái hơi khàn, nghe như người bị viêm xoang mạn tính.
- Cô Sa.
- Dạ?
- Một lát ghé qua phòng 201 coi bé con họ La nghen.
Nhóc ấy bị sởi ba ngày nay rồi.
- Dạ vâng.
Sa Cẩn Hoa quét mắt kiểm tra giường nằm, sàn nhà và trên người Vệ Úy mấy lần, sau khi chắc chắn không còn sót vụn bông băng hay rác thải y tế nữa mới sải chân bước ra ngoài.
Trước khi đến phòng 201 chăm sóc bé La, cô sẽ ghé qua khu vực xử lý rác thải ném túi rác.
- Cậu chủ, cậu có thể vào phòng thăm ngài Vệ.
- Cảm ơn Cẩn Hoa rất nhiều.
- Vệ Minh cúi đầu xuống.
Bác sĩ Trương bảo rằng cha cậu đã tỉnh lại, nhưng nhận thức vẫn chưa khôi phục được nhiều nên hãy còn đang trong tình trạng lơ mơ, phản xạ kém.
- Dạ, không có chi.
- Sa Cẩn Hoa cũng cúi đầu đáp lễ với Vệ Minh.
Cả hai chúc nhau vài câu tốt lành, rồi ai đi đường nấy.
Bên ngoài cửa sổ, phượng vỹ đang trổ những chùm bông rực rỡ như pháo sáng.
oOo
- "Pain"? - Đoàn Chí Viễn nhíu mày nhìn ám hiệu bằng máu mà nạn nhân để lại trên sàn nhà trước khi trút hơi thở cuối cùng.
- Là "Le pain", trong tiếng Pháp có nghĩa là "Bánh mì".
Không phải ám chỉ "Sự đau đớn" trong tiếng Anh.
- Phùng Bác Văn vừa kiểm tra ảnh chụp, vừa giải thích với Đoàn Chí Viễn.
- Nhưng ông chủ cửa hàng bánh mì có chứng cứ ngoại phạm...!- Đoàn Chí Viễn cau mày nhìn Phùng Bác Văn.
- Ồ, thế hả? - Phùng Bác Văn tỏ vẻ ngạc nhiên.
- Người này, có liên hệ gì với XYA? - Tào Việt Bân rọi đèn pin vào một góc phòng.
Nơi ấy đã từng đặt một cái tủ gỗ vát góc, bây giờ đã thay thế bằng chậu cây phát tài xanh mởn.
Cậu có thể biết được điều đó thông qua dấu vết hoen ố màu đồng dưới sàn.
- Là kẻ đã chủ mưu bắt cóc XYA.
Sự việc bị bại lộ nên đã đặt vé trở về Pháp.
Nhưng chưa kịp thì đã bị thủ tiêu.
- Phùng Bác Văn ngắn gọn đáp.
Tầm mắt y cũng dừng lại nơi góc phòng.
Đoàn Chí Viễn bị một cuộc gọi khẩn cấp làm tạm dừng cuộc khám nghiệm hiện trường.
Hắn cáo lỗi với Phùng Bác Văn và Tào Việt Bân, rồi hớt hải chạy ra ngoài bãi đậu xe.
Còn lại hai người, Phùng Bác Văn đột nhiên nói:
- Nếu như anh giết người vì hơi men hoặc bộc phát do cơn giận dữ thì sẽ không đủ IQ để mà phi tang cái xác một cách hoàn toàn "chắc chắn" đâu.
Đa số thường chôn sau vườn nhà của nạn nhân hoặc của họ, hay kéo tới một bãi đất hoang hoặc khu nông nghiệp hẻo lánh gần đấy.
"Kỳ công" hơn, họ sẽ băm nhỏ xác, chặt từng khúc, chiên giòn hoặc nấu chín, và vứt xuống sông.
Còn những kẻ đã vạch sẵn kế hoạch, họ sẽ để nạn nhân nằm đó luôn, hòng kéo dài thời gian tẩu thoát và tìm nhân chứng giúp chứng minh mình ngoại phạm.
- "Simple is the best", đơn giản là tốt nhất phải không? - Tào Việt Bân cười cười hỏi.
- Một số trường hợp hung thủ bắt cóc với mục đích vũ nhục nạn nhân thường ban đầu không có ý định sát hại, nhưng...!Buồn cười lắm! Khi anh đã phạm tội được một lần, lần kế tiếp anh sẽ không còn là con người nữa.
Anh sẽ bất chấp mọi thứ, kể cả luân thường đạo lý để giữ lấy mạng sống cho bản thân...!
Lang Quân Tử đang khám nghiệm tử thi.
Đối với cuộc "khoe mẽ kiến thức" trá hình của hai tên kia, y chán chẳng buồn tham gia.
Nạn nhân tự siết cổ tới chết bằng chiếc áo thun ba lỗ đang mặc trên người.
Quanh mép miệng không có dấu hiệu bị chuốc thuốc như mẹ con Hàn Triệt và Cảnh Hòa.
Nhưng trên đùi phải có dấu vết của kim tiêm, vùng bị tiêm đỏ ửng như bị kiến lửa cắn.
Xét về vị trí phát hiện thi thể và độ co giãn của đồng tử, Lang Quân Tử có thể khẳng định người này đã nhìn thấy một cái gì đó trong tấm gương chuyên dụng cho thợ hớt tóc, vị trí ghế trong cùng, dẫn đến sinh hoảng hốt và thà chết chứ nhất quyết không chịu đối mặt với thứ ấy.
"Tách."
Chụp vài pose ảnh xong, Lang Quân Thử gõ tay lên khắp mặt gương.
Không có gì bất thường cả.
Gõ lại xem.
"Cạch...!Cạch...!Cạch...!Bụp..."
Bụp?
Một chiếc máy chiếu mini được lắp sát trên góc phải khung viền của tấm gương, góc nhìn hướng thẳng đến chỗ phát hiện thi thể nạn nhân.
Thoạt tiên, Lang Quân Tử cứ ngỡ đó là nhụy hoa trong hoa văn trang trí hình bông hồng cách điệu.
Nhưng sau khi xem xét kỹ càng, y mới ngớ ra rằng đó là một chiếc máy chiếu tự chế siêu nhỏ.
- Không phải là máy chiếu siêu nhỏ, mà là camera quan sát siêu nhỏ.
- Máy chiếu thật nằm giữa khung viền phía trên của tấm gương.
- Tào Việt Bân tiếp lời Phùng Bác Văn.
Phùng Bác Văn cạy thanh gỗ ra, những đầu ngón tay của y thoăn thoắt như đang tách vỏ cua.
- Ici.
- "Í xì"? - Lang Quân Tử mặt lạnh tanh.
- Có nghĩa là "Đây" và "Here".
- Phùng Bác Văn cười cười giải thích.
Cái máy chiếu vẫn chưa được lấy ra, nó bị lắp cố định ở trong hốc tường, chắc phải dùng đến máy khoan tường mất.
Lang Quân Tử bước đến cửa hông của tiệm hớt tóc.
Nơi đây có một khoảnh đất nho nhỏ nằm cạnh con mương.
Hoa súng nở rộ, nét hồng phấn hây hây như má cô thiếu nữ tròn trắng.
Đám bèo xanh thẫm như ly rau má xay đậu xanh nguyên chất.
Buồng dừa nước không còn một mẩu, y không rõ người Pháp có biết ăn món này hay là không, nên đưa ra hai phương án: 1/ Hàng xóm tới chặt và 2/ Là ông ta đã đốn nó để làm thức quà ăn vặt.
Sát ngay con mương, bờ bên kia là lộ giới, chưa trải nhựa đường hay ủi đất cho bằng phẳng, nên vô cùng gồ ghề và tương đối nguy hiểm cho học sinh khi đạp xe ngang qua.
Cây bần mọc cheo leo bên mé mương, nửa như muốn thoát khỏi vùng nước tù đọng, nửa như không muốn gửi thân nơi khoảnh đất khô cằn.
Một ánh sáng lóe lên như tia chớp rạch giữa trời quang, khiến cho Lang Quân Tử phải vội vã chạy vào thông báo cho hai người kia hay.
Hiện trường được chăng dây vàng chóe, một toán cảnh sát đứng canh gác.
Tạm thời việc khám nghiệm hiện trường sẽ bị đình lại đến sáu giờ tối đêm nay.
Người dân đứng hóng chuyện đã tản bộ về nhà gần hết.
Nhưng cánh phóng viên vẫn cố nán lại chụp ảnh và tìm kiếm thông tin để lên bài cho số báo chiều nay và ngày mai.
Trong số những tay phóng viên đang căng mắt tìm góc đẹp, có một gã trai ngồi trên chiếc mô tô phân khối lớn trước cổng ngôi nhà số 1408, khoan thai giơ máy ảnh hiệu Canon lên chụp.
"Lách tách...!Lách tách..."
Không phải là tiếng máy ảnh vang lên khi ghi hình, mà là tiếng mưa rơi...!
...!
Ghé một quán vỉa hè của người Tiều* ăn lót dạ, bộ ba điều tra viên lẳng lặng kéo ghế xúp ngồi xuống, vị trí của họ đối diện với tủ kính đựng thức ăn của chủ quán.
Người ra ghi món là một bà cụ ước khoảng bảy mươi tuổi, dáng người thấp đậm, lưng còng, hết thảy hình hài đã biến đổi sang một dạng thức mang điềm báo chết chóc.
Lang Quân Tử không nỡ thấy cụ bà vất vả, y bèn đứng dậy ra bưng hộ.
Người già ngộ lắm! Họ không muốn bị con cái coi là của nợ nên dù bệnh mấy cũng ráng chạy đi làm này làm kia hòng mong con cái không ruồng rẫy mình.
Điều đấy đã làm khổ tâm những người con hiếu thảo, bởi lần nào mà không cho các đấng sinh thành làm việc, liền bị các cụ mắng: "Tụi bây chê tao già hổng làm được cái gì phải hôn? Nên mới biểu tao ra ngồi đó như con chó già canh cửa, tới bữa cho ăn cơm..." Sau đó thế nào các cụ cũng khóc bù lu bù loa lên hay bỏ lên phòng khóa cửa nhịn đói...!
Vẻ mặt ái ngại và khó xử của bác gái bán hàng đã nói lên điều đó.
- Cảm ơn cậu nhiều nghen.
Má tui...!bả tánh kỳ lắm...!- Bác gái vừa đeo găng tay nylon, vừa rì rầm nói với Lang Quân Tử.
Chừng như sợ cụ bà nghe thấy.
- Dạ vâng, con hiểu mà.
- "Ở nhà của con có một người tánh còn kỳ hơn cả cụ nữa", đương nhiên cái câu này y sẽ không nói ra.
- Khổ qua, cà, ớt nhồi thịt xay và chả cá chiên.
Ngon lắm! Ăn thử hôn? - Lang Quân Tử đặt hộp khổ qua, cà, ớt xuống chiếc bàn nhựa đỏ mận.
Đoạn trở vào giúp bác gái bưng khay đồ uống ra, sau đó chia cho mỗi thằng một ly.
- Không.
- Phùng Bác Văn lắc lắc đầu.
- Ô! Con cảm ơn bác.
Phùng Bác Văn đỡ dĩa bánh hẹ chiên trứng nóng bốc khói bằng hai tay.
Hương thơm quyến rũ của món bánh nhanh chóng len lỏi vào trong mũi của y.
Tào Việt Bân nhận dĩa há cảo, rồi rưới chút xì dầu lên, sau đấy lặng lẽ ăn.
Trong quán vọng ra một ca khúc có giai điệu rất vui tai và rộn rã, Tào Việt Bân dỏng tai lên nghe cho rõ lời.
"Cớ sao buồn này Kim? Cớ sao sầu này Kim? Ai thương em hơn anh mà tìm?"*
Nhạc sĩ Y Vũ đem lòng cảm mến một vũ nữ tên Kim, nên đã sáng tác bài hát này dành tặng nàng.
Hai người có thành với nhau hay không? Lang Quân Tử không biết.
Chỉ biết được một thông tin rất mơ hồ rằng bà Kim đã mất sớm vì bệnh tim tái phát...!
"Em như hoa nở trong mùa mưa, sống giữa khi trời đất giông tố...!Anh đem yêu thương xóa muôn áng mây mờ..."
Người hòa âm phối khí cho ca khúc này là nhạc sĩ Y Vân, cũng tức là anh trai của Y Vũ.
Hiện nhiều người vẫn hiểu lầm rằng Y Vân là người sáng tác, nhưng thực chất Y Vũ mới là người chắp bút viết lên những lời ca này.
oOo
Năm ngày sau, Vệ Úy chính thức mở mắt.
Có vẻ như cách nói này quá khoa trương, nhưng thật lòng Vệ Minh không tìm được cách diễn đạt nào chính xác hơn thế.
Trong suốt năm ngày qua, ánh sáng trong phòng luôn được điều chỉnh ở mức thấp nhất, rèm cửa được kéo kín mít, nhằm tránh làm hỏng mắt của Vệ Úy.
Để phòng ngừa biến chứng suy hô hấp xảy ra, máy trợ thở luôn được gắn thường trực trên mặt ông.
Vệ Minh đang thay tã cho Vệ Úy.
Âm thanh "sột soạt" vọng đến tai Vệ Úy nghe thật lạ lẫm, mặc dù ông đã nghe suốt trong mấy ngày qua.
Bóng dáng con trai hiện ra lờ mờ như thể nó là kết quả của một cơn say tạo thành.
- M...!M...!M...!
- Cha! - Vệ Minh đang cột túi nylon đựng tã dơ, nghe thấy thanh âm không rõ ràng vang lên, liền vội vã chạy lại xem.
Đoạn ấn chuông trên đầu giường gọi bác sĩ.
Sau đấy hộc tốc vào nhà vệ sinh vứt rác và rửa tay bằng xà phòng cho sạch sẽ.
Tay chưa kịp lau khô, Vệ Minh đã hấp tấp lao đến chỗ Vệ Úy, chỉnh sửa trang phục và thăm chừng ông.
"Rầm."
- Cha tôi mở mắt rồi.
Bác sĩ Trương gật đầu, rồi cất giọng phân công.
Vệ Minh tự giác ra ngoài đợi.
Hai chân cậu cứ như con lắc đồng hồ bị vặn dây cót quá tay, suốt từ nãy đến giờ cậu đã đi đi lại lại hơn cả chục vòng mà không biết mỏi.
Một lúc lâu sau mới sực nhớ phải gọi cho Cổ Tường Quang.
Giọng nói của bác khi ấy mừng rỡ đến nỗi cậu cứ ngỡ mình vừa thông báo rằng bác ấy là chủ nhân của tấm vé số độc đắc.
Vệ Minh đợi khoảng hai mươi phút thì Cổ Tường Quang xuất hiện.
Đầu bù tóc rối, áo sơ-mi không đóng thùng, thắt lưng đeo lệch một số, được có mỗi đôi giày là trông chỉnh tề.
Hai người chuyện trò dăm câu, cửa phòng bỗng bật mở, đội ngũ y, bác sĩ bước ra ngoài đưa ra kết quả chẩn đoán, nên cả hai bèn tạm gác chủ đề ấy sang một bên, ba chân bốn cẳng chạy vào phòng thăm Vệ Úy.
Cổ Tường Quang mừng mừng tủi tủi nắm lấy tay Vệ Úy.
Nước mắt bác trào ra từ lúc nào, bác cũng không hề biết.
- Tốt quá rồi!
Vệ Úy nở nụ cười nhạt nhòa với Cổ Tường Quang.
Người đang ngồi trước mặt đã đồng cam cộng khổ với ông hơn bốn mươi ba năm qua.
Từ khi còn là hai cậu bé nghèo đi mót lúa trộm, đến bày hàng bán nông sản trong phiên chợ Tết, rồi làm lơ xe, phụ hồ, đấu võ đài,...!Bây giờ là hai lão già đầu bạc, tóc cũng đã vơi đi ít nhiều.
Thật là, thời gian trôi qua nhanh quá! Nhưng thật may, lòng người không phôi pha theo dòng chảy thời gian...!
oOo
Vệ Minh bị Vệ Úy và Cổ Tường Quang giục đi chơi hay đi ăn đâu đó cho giải khuây, nên cậu bèn nhấc máy gọi cho An Kỳ.
Hôm nay là một ngày thứ Ba oi bức; cơn mưa tuần qua chỉ đến một lần rồi không ghé nữa, khiến người dân mỏi mắt chờ mong.
- Này, vào nhà vệ sinh công cộng với tôi.
Tuy không hiểu mô tê chi sất, nhưng An Kỳ vẫn vui vẻ đi theo Vệ Minh.
- Làm...!Làm ở đây luôn sau.
- An Kỳ kinh ngạc nhìn Vệ Minh chậm rãi cởi