- Cưng đang học bài à?
- Phải.
Babe dậy rồi sao? - An Kỳ cưng nựng miết mặt người thương.
- Có muốn ăn gì không, để tôi đi mua cho?
Vệ Minh như con mèo lười mặc chủ nhân ve vuốt.
Đôi mắt cậu khép hờ lại, cảm nhận hơi ấm truyền đến từ lòng bàn tay người thương.
- Mai sắp nhỏ tựu trường rồi.
Nhanh thật! Mới ngày nào còn đưa đón tụi nó đến trường mẫu giáo Mầm Xanh...!- Vệ Minh lại chìm vào trong giấc ngủ.
Tác dụng phụ của thuốc khiến cho cậu luôn cảm thấy muốn ngủ hoài.
An Kỳ đợi Vệ Minh ngủ thật say, liền rón rén ra khỏi phòng.
Hai người bảo vệ đã nhẵn mặt An Kỳ nên không hỏi khó anh một câu nào khi thấy anh có ý định lên sân thượng.
Anh chào hỏi họ một vài câu thông thường, rồi sải chân bước tiếp.
An Kỳ ngồi tựa lưng vào bể nước, mặt hướng về bầu trời đầy mây mù, ánh trăng yếu ớt như thể ngọn đèn cầy leo lét trước gió Đông, không đủ rọi sáng cụm mây đang vây quanh nó.
Danh bạ của An Kỳ vẫn còn lưu số của người đó.
Vì việc quá cấp bách nên anh mới nối lại liên lạc với gã trai này, nhược bằng thời bình, không đời nào anh lại muốn giao du với một kẻ đã năm lần bảy lượt đẩy mình vào chỗ chết.
Gọi đến lần thứ năm thì gã trai ấy mới tiếp điện thoại.
Vẫn là cái giọng khốn nạn quen thuộc, nếu nói là yêu dã thì cũng có phần đúng, bởi người nghe rất dễ lầm tin vào những gì mà khuôn miệng chữ Tứ ấy phát ra.
- Ai là người đã gửi toàn bộ hồ sơ cho Cấp Trên à...!Câu đó đơn giản đến thế mà anh cũng không đủ tự tin vào đáp án của mình sao? - Điệu cười dài của người bên kia vọng vào tai An Kỳ nghe như thể tiếng búa sắt gõ vào tường.
oOo
- Sao? Tạm hoãn ngày nhập học lại à? Lý do là gì thế?
- Biểu tình.
- Uông Trác đáp gọn lỏn.
Đoạn hớp một ngụm cà-phê sữa đá mua ở căn-tin.
Vệ Minh "À" một tiếng, rồi bật TV xem thời sự.
Trên khắp các ngõ ngách Diệp Trầm, đâu đâu cũng giăng băng-rôn đòi Hác Đăng Khánh từ chức.
Những khẩu hiệu như "Đả đảo tổng thống bù nhìn họ Hác" hay "Nhân dân Đại Việt xứng đáng có người lãnh đạo tài đức hơn anh" có mặt ở mọi góc ngã tư của thành phố này.
Những con phố lân cận cũng rục rịch chuẩn bị biểu tình vào chiều tối nay.
Hà Phong Đạm tới khám cho Vệ Minh vào lúc bản tin tường thuật trực tiếp về cuộc biểu tình chống tổng thống Hác Đăng Khánh tới hồi gay cấn, xung đột giữa ba bên hiện đã lên đến đỉnh điểm, An Đình Luận và An Đình Siêu đã bị điều ra tận nơi để trấn an dư luận.
Chức vụ "Linh vật hộ Quốc" luôn bị gán lên đầu gia đình ông.
- Bàng quang không còn cảm giác căng tức nữa đúng không? - Hà Phong Đạm nhàn nhạt hỏi.
- Phải.
Cũng không còn bị tiểu gắt hay đi ngoài nhiều lần.
Mặc dù bụng vẫn còn đau râm râm ở chỗ mổ.
- Vệ Minh bổ sung thêm.
Hà Phong Đạm nhíu mày, đoạn ấn vào mạn sườn phải, rồi chạm nhẹ vào phần bụng bên trái.
Không thấy có dấu hiệu gì bất thường ở cả hai nơi này.
Vết sẹo chỉ khâu không có dấu hiệu rỉ nước vàng hay chảy mủ, băng gạc nom khá khô ráo và sạch sẽ.
Tựu chung là do nội thương bên trong ảnh hưởng thôi.
- Ổn rồi.
- Anh ta làm dấu OK với Vệ Minh.
Rồi nâng người cậu dậy, dùng ống nghe kiểm tra mạch đập.
Đoạn đeo dụng cụ đo huyết áp vào tay cậu.
- Cậu ấy bị vậy thì có nên ăn thịt bò với hải sản không thưa bác sĩ? - Uông Trác đang đứng bên cạnh đỡ lưng cho Vệ Minh bất ngờ lên tiếng hỏi.
Hà Phong Đạm buông xuống một tiếng thở dài, rồi nói:
- Mọi người cứ hay ngộ nhận rằng sau khi phẫu thuật nên ăn thịt thà, cá mắm thì mới mau khỏe lại.
Nhưng họ không biết là ăn uống như thế chỉ tổ khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn vì cơ thể chưa hồi phục được mấy mà phải gánh việc tiêu hóa một khối lượng đạm độc hại.
Thay vì xơi chúng, bệnh nhân nên chuyển sang các loại rau củ quả có hàm lượng dinh dưỡng tương đương hoặc cao hơn, tỷ dụ như một trăm gram củ dền chứa chất sắt cao gần gấp đôi một trăm gram thịt bò, vài cái bông cải xanh đã đủ cung cấp lượng canxi trong một ngày, thịt của quả gấc có đầy đủ vitamin A, E và C mà hàm lượng lại cao hơn rất nhiều lần so với viên uống bổ sung vitamin bán tràn lan trong các hiệu thuốc trên toàn quốc...!Tuy nhiên, nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng khi cơ thể nạp vào một lượng lớn củ dền, nên trông rất giống trường hợp đi tiểu ra máu, chính vì thế mà cậu không nên ăn nó trong thời điểm nhạy cảm như thế này.
Hãy nghe lời tôi chuyển sang ăn rau dền để bổ sung khoáng chất cho cơ thể, và giúp trị một số bệnh mà hiện nay cậu đang mang trong người như sốt, thiếu máu, nhiệt, bí tiểu, nhức đầu, chóng mặt....!Ngoài ra nó còn giúp sát trùng vết thương và chữa sẹo lồi trên da nữa.
Hà Phong Đạm không có tính "nịnh đầm" như cậu em Hà Vân Khinh, nên nói chuyện rất thoải mái mà không cần phải dè chừng từ cử chỉ cho đến ý tứ nhỏ nhất.
Đấy là điểm mà Vệ Minh ưa thích nhất nơi con người này.
- Đang bị sốt mà ăn trứng gà cho bệnh nặng hơn à? - Hà Phong Đạm giở lồng bàn xem xét thực đơn.
Đoạn nhăn mặt đậy lại.
Rồi nói.
- Trong trứng có chứa rất nhiều chất protein nên sẽ khiến nhiệt lượng trong cơ thể bệnh nhân tăng lên, dẫn đến tình trạng sốt cao hơn và mệt lả.
Thực phẩm này chỉ nên dùng trong lúc khỏe mạnh và sau khi khỏi bệnh hoàn toàn...!
- Nhưng nếu tôi không còn các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần trong ngày, sốt cao, buồn nôn, bị nhiệt và choáng đầu thì tôi có thể ăn đồ chiên xào, nướng và dầu mỡ phải không?
- Ăn với số lượng ít, chứ không phải cử thịt và hải sản hoàn toàn, cũng như là không nên chỉ ăn độc một kiểu hấp, luộc, hầm, ninh, mà còn phải xen kẽ với các cách chế biến khác.
- Hà Phong Đạm vừa giải thích, vừa giở sổ ra kiểm tra lịch xét nghiệm máu của Vệ Minh.
- Chiều nay đến phòng MRI một chuyến, rồi sang phòng xét nghiệm lấy máu, kế đấy thì đi thử nước tiểu.
Nhớ chưa?
- Đã rõ.
- Vệ Minh gật đầu thật nhẹ.
oOo
Liễu Nhược Thần và Liễu Nhược Doanh đi gặp mẹ ruột của họ, cũng tức là bà Liễu Nhiên Hồng.
Kể đến việc Liễu Nhược Thần tại sao lại không thích ở cạnh mẹ mình và anh trai, thì đấy sẽ là một câu chuyện rất dài dòng, nên hãy tóm gọn nó bằng năm từ "Lúc nhỏ bị bỏ rơi".
Ngôi nhà của Liễu Nhiên Hồng tọa lạc trên đường Vạn Xuân, với kiểu kiến trúc nhà vườn Nam Bộ, khoảnh sân trước trồng chuối, tre trúc, cau kiểng, cọ Hawaii và mai tứ quý cùng những loài hoa hương đồng cỏ nội dân dã.
Bà còn đặt làm một con mương dẫn nước để tạo thêm bầu không khí ký ức tuổi ấu thơ, trong mương có cá dồ, tôm tích, ốc gạo và một số loài thủy sinh khác.
Liễu Nhược Thần miễn cưỡng thắp nhang viếng cha dượng, khuôn mặt của ông ta lúc về già nhìn như thể trái cà tím bị nướng quá lửa, trông vừa khắc khổ vừa thảm thương.
Liễu Nhiên Hồng ra hiệu cho hai con trai ngồi xuống bộ trường kỷ chạm trổ tinh xảo, đây là kỷ vật mà ông cố của bà truyền lại cho con cháu.
Con bé giúp việc trộm nhìn hai anh em họ Liễu, không hiểu sao khi nhìn những diễn viên nam trên hình để tóc như vậy, nhỏ cảm thấy họ rất phong trần và lãng tử, nhưng còn hai người này thì...!
- Dạ, thưa bà chủ, con đây.
- Con xuống làm cho bà và hai anh mỗi người một ly đá me dầm đường.
- Dạ vâng.
- Nhỏ gật đầu với bà chủ, rồi nhanh chóng xoay người rời đi.
Liễu Nhiên Hồng chỉnh lại nhiệt độ của điều hòa, rồi thủng thẳng vào đề:
- Theo kết quả khám nghiệm tử thi, bà Mạc chết vì nuốt nhầm thủy ngân.
- Uống nhầm thủy ngân? Không phải là bị rắn độc cắn chết sao? - Liễu Nhược Doanh không giấu được biểu cảm ngạc nhiên trên gương mặt của mình.
- Đấy đâu phải là rừng Amazon mà rắn rết có thể nghênh ngang bò trườn khắp nơi.
- Liễu Nhiên Hồng cười khổ.
- Tôi tới đây gặp hai cậu là vì loại chất thủy ngân này có liên quan tới công ty hóa chất mà A Doanh đang đầu tư chứng khoán.
Người ám sát bà ấy là nhân viên cũ của công ty này, trước khi nộp đơn xin nghỉ việc, đã tiện tay lấy cắp một lượng lớn thủy ngân đem về xài.
Hai anh em họ Liễu rơi vào trầm tư.
- Anh ta bảo rằng bệnh đau nửa đầu đột nhiên trở nặng nên không thể công tác trong môi trường hóa chất được nữa, đành nộp đơn xin nghỉ việc để về quê chữa trị một thời gian, nếu như bệnh tình thuyên giảm sẽ quay lại làm việc tiếp.
- Vô lý kinh khủng! - Liễu Nhược Doanh bật cười.
Liễu Nhược Thần cũng nhếch miệng cười theo.
- Vô lý như thế nào? - Liễu Nhiên Hồng chống tay lên má hỏi.
- Trong chuyện này có ba vấn đề mấu chốt, thứ nhất: Hung thủ biết bà Mạc rất thích uống trà hoa cỏ, thứ Hai: Hung thủ không chỉ có một, mà là tới bốn người và cuối cùng...!- Điều cuối cùng ấy Liễu Nhược Thần giữ lại trong lòng, vì không muốn tiết lộ nó quá sớm.
Liễu Nhược Doanh cũng đồng ý kiến với em trai.
Y hơi tò mò về điều cuối cùng, không biết hai người liệu có cùng chung ý kiến hay không.
oOo
Hà Nhất Hương được thân sinh ban cho cái tên "Quê hương là số Một", với hàm ý mong muốn ông sẽ cống hiến cuộc đời cho quê hương quốc gia.
Và quả đúng như thế, ngoài Quốc gia ra, ông chẳng còn ban phát chút tình thương nào cho ai cả.
Mãi đến năm gần sáu mươi tuổi, ông mới có được một mụn con.
Mặc cho trong xóm xì xầm rằng cái thai không phải do ông tạo ra, ông cũng không buồn bận tâm biện giải.
- Ngài Hà, chúng ta tới nơi rồi.
- Bạch Ưng Phi lay lay Hà Nhất Hương.
"Ưng săn tình" là một người đàn ông quyến rũ và độc đoán, tuy đang có mâu thuẫn giữa An Đình Luận nhưng anh ta vẫn sẵn lòng hợp tác với người bên phe ông.
- Có ai ở nhà không? - Bạch Ưng Phi bắc tay làm loa.
Hàng rào thấp đến nỗi hắn có thể phóng qua một cách dễ dàng.
- Ơi! Ai đó? - Một người đàn ông trung niên mặc trang phục dưỡng sinh như kiểu của các cụ già bước ra chào hỏi họ.
Bạch Ưng Phi cất giọng lơ lớ hỏi:
- A, anh có phải là...!Daddy à, trong tiếng Việt là từ gì nhỉ? I forget this word...!
- Anh rể.
- Hà Nhất Hương chữa lời cho Bạch Ưng Phi.
- Cậu có phải anh trai của Trần Trì An không? Thằng con của tôi nghe tin em gái kết hôn nên vội từ nước ngoài về đây chuẩn bị.
Trần Trí An nhìn hai cha con lạ mặt ăn vận tây trang sang trọng mà phì cười:
- Trời, nhầm người rồi cụ ơi.
Con tên là Trí An, và là con một, không có anh chị em chi hết.
- Vậy à? Chắc là do không thạo tiếng Việt nên nó nhớ nhầm địa chỉ của cậu thành địa chỉ nhà Trì An.
- Hà Nhất Hương cười giả lả với Trần Trí An.
Đoạn quay sang mắng Bạch Ưng Phi.
- Có nhiêu đó mà mày cũng quên nữa.
Gọi điện thoại hỏi địa chỉ em gái mày liền đi, kẻo thôi vợ chồng nó trông.
- Dạ.
- Bạch Ưng Phi gọi sang số máy của Cổ Tây Tuyết và tuôn ra một tràng tiếng Anh xen xọt tiếng Việt với cô.
Trần Trí An che miệng, cố nén cười, khi không lại có người đến nhận anh là anh rể, thật là trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra.
- Hai cha con tôi tự dưng lại làm phiền cậu.
Thành thật xin lỗi cậu.
- Hà Nhất Hương gượng gạo nói.
- Trời, không có gì lớn đâu mà cụ lại nói thế...!- Trần Trí An xua tay.
Khuôn mặt trắng bóc của anh ửng hồng.
Bạch Ưng Phi cúi đầu chào tạ lỗi với Trần Trí An, rồi dìu Hà Nhất Hương lên xe.
Trần Trí An ngẩng người nhìn theo bóng dáng chiếc xe Cadillac đen bóng.
Anh trai đẹp như tài tử thế này, chắc mẩm em gái cũng phải cỡ minh tinh màn bạc chứ chẳng vừa.
Anh chợt sực nhớ đến gia cảnh của mình, liền buồn bã xua đi ý nghĩ sẽ có cơ hội làm thân với những người hoàn hảo giống vậy.
- Trông chẳng có vẻ gì là phường sát thủ cả.
- Bạch Ưng Phi uống một ngụm nước táo ép trong lúc dừng đèn đỏ.
- Khắp người lại nặc nồng mùi dầu gió và Salonpas...!- Hà Nhất Hương cất giọng phụ họa.
Rồi đưa mắt nhìn phong cảnh lướt qua khung cửa sổ xe hơi.
- Cô Tuyết, cô còn giữ máy không? - Bạch Ưng Phi chỉnh lại tai nghe.
- Đây, tôi đây.
Có chuyện chi không anh Bạch? - Cổ Tây Tuyết vừa hỏi, vừa tra cứu thông tin về Trần Trí An.
- Phiền cô nhắn với thượng sĩ Đoàn và anh Phùng hãy đến bệnh viện công Trường Thọ kiểm tra lại hồ sơ y tế của Trần Trí An.
Sức khỏe của bác Hà không đủ tốt để tới đó cùng tôi.
- Vâng, tôi nhớ rồi.
Hai người thượng lộ bình an nhé.
- Vâng, cảm ơn cô Tuyết.
Cô và anh Sơn cũng thế nhé? - Bạch Ưng Phi nhã nhặn đáp, rồi nhấn phím kết thúc cuộc gọi.
Đoạn cất giọng hỏi Hà Nhất Hương.
- Bây giờ mình đi đâu bác?
- Ghé quán phở của Đặng Kế Nghiệp ăn trưa...!- Hà Nhất Hương vừa dứt lời, liền uống cử thuốc đặc trị mà bệnh viện cấp cho mình.
Quán phở mà Đặng Kế Nghiệp và Nguyễn Hữu Chí mở bán nằm trên góc đường ngã tư ven sông thanh bình, mang tên "Pí", ghép từ hai chữ cuối trong tên mỗi người.
Nghe ngố ngố thế nào đấy, nhưng biết sao được, không ai công nhận hai người là vợ chồng, thì họ đành lấy cái tên này để khẳng định rằng họ là của nhau vậy.
- Oa! Lớn thật đấy! - Bạch Ưng Phi cứ ngỡ mình đang đứng trong một khu mua sắm mini với hàng chục gian hàng bày bán các món ẩm thực khắp mọi miền đất nước.
- Hơi phô trương...!thì phải? - Hà Nhất Hương dở khóc dở cười.
- Dạ, bác và anh đây cần giúp gì không ạ? - Một cậu nhân viên nhanh nhẹn chạy đến hỏi han họ.
- Tôi cần gặp Đặng Kế Nghiệp.
- Hà Nhất Hương ôn tồn nói.
- Vâng, mời cụ và anh ngồi xuống đây.
Một lát nữa ngài Đặng mới có thể tiếp đón được.
- Cậu ta làm động tác mời hai người ngồi xuống băng ghế chờ, rồi mau mắn chạy đi báo Đặng Kế Nghiệp.
Đặng Kế Nghiệp có mặt sau mười lăm phút ngồi chờ.
Ông mặc áo phông Polo và quần jeans xanh đậm, chân mang giày đế bệt màu xám lông chuột.
Trên người toàn là mùi phở cùng các loại rau nêm như hành ngò, tiêu, ớt.
Hương nước hoa hào nhoáng ngày xưa không còn vương trên cơ thể ông ta nữa.
Đặng Kế Nghiệp mời hai người ngồi xuống một bàn cạnh quầy thu ngân trong khuôn viên quán phở "Pí", rồi đưa cho mỗi người một cuốn thực đơn, bảo rằng cứ tự nhiên chọn món mình thích, bữa ăn này ông đãi, không tính tiền.
- Những quán bên cạnh là của ai thế hả A Nghiệp?
- Của bà con lao động nghèo, họ không có chỗ bán nên vợ chồng em đưa họ về đây mở điểm kinh doanh, mỗi tháng thu tượng trưng mỗi hộ ba mươi đồng.
- Đặng Kế Nghiệp kéo ghế ngồi xuống.
Với ưu điểm ba mặt tiền thế này thì giá thuê ba mươi đồng thuộc mức quá rẻ, chỉ cần bán ba tô phở là đủ tiền để trả.
- Người giàu thì nói chuyện nghe quởn xo hà.
Họ làm như thuê mặt bằng trong thời buổi này là dễ như cái cách họ đi nước ngoài mua hàng hiệu vậy.
Buôn bán ế thì thôi, đắt một cái là chủ nhà kiếm chuyện lấy lại mặt bằng để kinh doanh món mà người ta đang bán, nói gọn hơn là chơi trò "Ăn hôi thương hiệu" của khách thuê.
- Đặt xong tô phở xuống bàn số Hai mươi mốt, Nguyễn Hữu Chí liền cất giọng giải thích với Hà Nhất Hương.
- Bà con đang kinh doanh ở đây đều có hoàn cảnh giống nhau, vì nghèo quá không có tiền đặt cọc thuê mặt bằng nên phải ra đường bán hàng rong.
Hôm nào xấu trời bị hốt về đồn hết, cụt vốn, nợ nần chồng chất nợ nần, rồi phải chạy vạy khắp nơi để có tiền mà mở chỗ bán mới.
Vòng tuần hoàn ấy cứ thế xoay vòng.
Đám cho vay nặng lãi thì ngày một giàu thêm, còn con nợ thì sa vào vòng phạm pháp để thoát khỏi cái bẫy vay tiền mà bản thân đang mắc phải.
Nguyễn Hữu Chí bước đến, kéo ghế ngồi xuống cạnh Đặng Kế Nghiệp.
Ông có vẻ gầy đi rất nhiều, hai gò má hóp lại, mái đầu cũng bạc phơ thêm.
Nhân viên phục vụ đẩy xe đến bàn của họ sau hai mươi phút.
Bạch Ưng Phi gọi món phở hai tô và một ly bạc xỉu, còn Hà Nhất Hương gọi súp xí quách, rau thơm ninh nhừ và một ly sinh tố cam.
Đặng Kế Nghiệp đẩy tô súp xí quách, khô mực nướng sang chỗ Hà Nhất Hương, đoạn nói:
- Em cứ ngỡ anh Hai phải đến ngày mai mới có thể ghé đây.
- Chừng nào cậu mới quay lại công ty in ấn làm việc? - Hà Nhất Hương đi thẳng vào vấn đề.
- Có cậu Tôn ở đấy thì mọi việc sẽ ổn thôi anh Hai...!
Cách trả lời nhát gừng của Đặng Kế Nghiệp khiến cho Hà Nhất Hương buộc phải lưu tâm.
- Em muốn về hưu, ở lại đây bán phở với vợ, chuyện giang hồ giờ không còn thiết nhúng tay vào nữa anh à.
- Năm nay ông đã hơn sáu mươi lăm tuổi, không biết sáng mai còn thức dậy nổi nữa không, hay là sẽ bị đột tử trong lúc đang say giấc nồng.
Lênh đênh phiêu bạt cả kiếp, gặp được người thương khi tuổi ngả về chiều, nỗi đau này ai thấu cho hai người đây? Bây giờ tranh thủ được phút nào thì hay phút nấy vậy.
- Tôi xin lỗi vì đã làm phiền cậu suốt năm mươi năm qua.
- Cuộc vui nào rồi cũng sẽ đến lúc kết thúc, huống hồ chi ông và người em kết nghĩa đã quá già, không còn đủ sức lực cáng đáng mọi việc nữa, nên bây giờ đành phó thác hết cho lớp trẻ.
Đặng Kế Nghiệp rũ mắt trầm ngâm.
Ai cũng chỉ có một thời tung hoành ngang dọc, qua giai đoạn đó rồi người ta bỗng dưng ham sống sợ chết đến lạ, hai chữ "Bình yên" luôn là ưu tiên số Một trong mọi quyết định của họ.
Ông cũng thế, chẳng khác chi cả.
oOo
Trong một con hẻm nhỏ bị bóng tối bủa vây, ánh đèn leo lét trên cao không đủ thắp sáng đường đi lối về cho khách bộ hành, một con mèo hoang đang liếm vũng máu rỉ ra từ cơ thể người đàn ông không rõ danh tính nằm úp mặt cạnh hàng rào nhà ông giáo dạy Nhạc.
- Xuy! Xuy! - Vừa ném túi rác vào thùng chứa, ông giáo vừa xua đuổi con mèo hoang.
"Cạch", đóng nắp thùng xong, ông ngập ngừng bước đến bên cạnh người đàn ông nằm bất động.
Cây đèn pin trên tay ông run run chiếu sáng khoảng tối ấy.
- Cậu gì ơi...!Chậc! Say xỉn gì dữ vậy trời? Cậu ơi...!C...!
Ông giáo già ú ớ mấy tiếng trong cổ họng, hai chân tự động giật lùi về phía sau, mãi đến khi va phải cái thùng rác rồi ngã sóng soài xuống mặt đất, ông mới hồi thần lại mà thét lên với âm vọng đầy kinh hoàng:
- Giết người!!! Bà con ơi giết người! Giết người...!
Hai gã dân phòng đang đi tuần gần đấy vội vàng chạy đến chỗ phát ra tiếng hô hoán của ông giáo.
Trong màn đêm tĩnh mịch, tiếng bước chân của họ vang dội như thể đá lăn từ trên dốc cao xuống chân dốc.
- Vẫn...!Vẫn còn thở...!- Mặt mũi bị rạch nát hết, nhưng trên người lại không có thương tổn gì đáng kể.
Đánh ghen sao? Hay là đòi nợ?
- Tôi gọi cấp cứu rồi.
Anh có biết cách sơ cứu không? - Gã dân phòng số Hai cởi áo khoác lẫn áo ngoài làm gối kê đầu cho người đàn ông dễ thở.
- Tôi không dám chắc...!- Gã dân phòng số Một nhìn người bạn đồng nghiệp đầy bối rối.
- Vết thương hở miệng, bỏng nhẹ hay trật khớp thì tôi có thể lo liệu được.
Còn cái này, tôi e, mình sẽ khiến anh ta bị nhiễm trùng mất.
Một bác trai cao tuổi đang ngồi hành nghề sửa xe đạp trên vỉa hè thấy thế bèn thu dọn đồ nghề, đoạn hấp tấp chạy tới đưa cái đèn sạc cho hai gã dân phòng dùng:
- Dạ, tụi con cảm ơn bác.
- Lấy cái gối của tui cho nó kê đầu.
- Bác trai đưa cái gối cho gã dân phòng số Hai.
Cái gối này ông được các Mạnh thường quân tặng cho nhân dịp đón Tết, cùng với một phong bao lì xì trị giá hai trăm đồng và một túi bánh kẹo mừng Xuân đầy đặn.
Hai gã dân phòng nhìn nhau, rồi mỗi người lấy ra một tờ tiền mười đồng đưa cho bác.
- Mấy cậu...!
- Dạ.
Bác cứ xem như là tụi con mua lại đi.
Vá xe vất vả như vậy, tụi con không nỡ nhận không đâu.
- Nhưng cái này tui được tặng mà.
Không...!Không...!Không...!
Gã dân phòng số Hai không cho bác cơ hội từ chối, anh ta dúi vào tay bác trai hai tờ tiền mệnh giá mười đồng, rồi quay lại canh giữ người đàn ông cùng người bạn đồng nghiệp.
Xe cứu thương mãi đến nửa tiếng sau mới có mặt.
Lúc này hơi thở của người đàn ông đã trở nên rất yếu ớt, trông anh ta đáng thương như thể con cá mắc cạn sắp chết ngợp.
"Hụ..."
- Họ tới rồi! Tốt quá! Ở đây nè, ở đây nè mấy đứa ơi!!! - Bác trai huơ huơ cây đèn pin bật sáng làm hiệu.
- Đây nè!!! Chỗ này nè!!! Khụ...!Khụ...!Khục..
Đội ngũ nhân viên y tế khiêng băng-ca và thiết bị hỗ trợ hô hấp chạy tốc tới chỗ hai gã dân phòng.
- Bác không sao chứ? - Gã dân phòng số Hai lo lắng hỏi.
Bác trai ban nãy gào đến khản cả cổ, nên giờ ôm ngực ho sặc ho sụa.
Một cô nhân viên y tế trạc khoảng hai mươi sáu tuổi đưa cho bác một chai nước khoáng, rồi cất giọng ân cần hỏi thăm.
- Tui không sao.
Mau cứu cậu kia nhanh đi cô.
- Dạ vâng.
- Nói đoạn, cô liền trở ra xe cứu thương.
Chiếc xe cứu thương lao đi như tên bắn.
Trong không gian lặng ngắt như tờ, âm thanh còi hụ vang lên một cách đầy nổi bật.
Chỉ trong vòng ít phút sau, xe cảnh sát đã có mặt và bao vây khu vực xung quanh con hẻm cụt.
Có hai người mặc tây trang đi chiếc Hummer đen đậu phía lề đường bên kia, họ ngồi đó một đỗi khá lâu, rồi mới thủng thẳng bước xuống xem xét sự việc.
Hai gã dân phòng và ông giáo dạy Nhạc bị mời đến đồn thẩm vấn.
Riêng ông bác sửa xe đạp thì đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi do điều tra viên đặt ra, ước khoảng hơn nửa tiếng thì họ cho phép bác được rời đi.
Quán cơm tấm đêm đông khách đến nỗi mặc cho tiết trời se lạnh, thực khách vẫn tình nguyện ngồi ăn ngoài vỉa hè.
Bác trai mua ba hộp cơm, một phần cho mình và hai phần cho hai bà cháu hàng xóm đang "định cư dài hạn" trong bệnh viện.
Ông thương người ta từ lúc thanh xuân tươi đẹp, cho đến khi về già cũng vẫn còn thương, nên khi thấy người ta gặp biến cố, phận nghèo không