Nguyễn Hải Âu chán nản gấp tờ báo lại.
Đơn xin nghỉ việc vẫn còn nằm trong ngăn kéo tủ.
Chị cứ đắn đo mãi về việc có nên đổi chỗ làm hay không, vì chị không thể phát huy ngành học tại một nơi ba tháng mới thấy mặt bệnh nhân thế này.
Điền Đan đã nhanh chân chạy vào bệnh viện tư nhân Bách Dược từ trước Tết, và hiện thời là bác sĩ nha khoa ở đó.
Anh ta tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa ở trường đại học Y-Dược Hải Hồng, nhờ cố công học tại chức thêm hai năm mà giờ anh ta đã nắm trong tay tấm bằng chuyên ngành Nha khoa, nên anh ta có thể linh động thay đổi chuyên ngành công tác khi cần.
Giá như trước kia chị nghĩ thông suốt như anh ta thì hay biết mấy! Chỉ tốn có hai năm thôi mà, càng nghĩ càng thêm tức...!
- Chị Âu ơi, có người kiếm kìa.
- Cô bé y tá bỗng gõ cửa phòng gọi Nguyễn Hải Âu.
Ngoài tiền sảnh trạm xá vắng vẻ, có một người đàn ông đàn ông đang ngồi vắt tréo chân trên dãy ghế đợi.
Ông ấy khoác áo măng-tô dài tay, bên trong mặc một chiếc áo len cao cổ, phía dưới vận quần jeans đen và chân mang đôi giày lười màu xanh lam đậm.
Dáng vẻ nhàn tản như thể đang ngồi trên tảng đá ven bờ suối câu cá.
- Chào...!ông? - Nguyễn Hải Âu khó có thể nhận định tuổi tác trên khuôn mặt người đàn ông này.
Biết là cao tuổi đấy, nhưng những đường nét trên khuôn mặt ông ấy lại đánh lừa chị rằng ông ấy hãy còn trẻ tuổi.
Nếu không có sự xuất hiện của các đốm đồi mồi lấm tấm nơi đôi bàn tay và đuôi mắt in hằn những vết chân chim, ắt hẳn chị đã nghĩ ông ấy cỡ chừng bốn mươi năm tuổi đổ lại.
- Chào cô.
Tôi tên là Bạch Lãng, giảng viên công tác tại Đại học Y-Dược Hải Hồng.
- Ưm, chào chú...!Tôi là bác sĩ Nguyễn Hải Âu.
- Hóa ra là thầy của chị, mặc dù chị không theo học khối mà Bạch Lãng đứng lớp, nhưng vì từng bỏ thời gian tìm hiểu một số thông tin về những vị giảng viên đang công tác tại trường nên chị liền nhớ ngay ra cái tên này.
Tuy vậy chị cũng không có ý định gọi "Thầy" với vị giảng viên họ Bạch này.
Nguyễn Hải Âu theo chân Bạch Lãng vào căn-tin trạm xá.
Không biết nghe lời ai mà nơi này đã được sửa sang cho hợp phong thủy, cả tường sơn của căn-tin cũng được phủ lên tấm áo mới.
Còn nhà vệ sinh nữ thì vẫn hương khói nghi ngút như cũ.
Căn-tin theo dạng tự phục vụ là chính, chứ nhân viên hiện đã cho thôi việc hết.
Bạch Lãng rửa sơ ly giấy chịu nhiệt dưới vòi rửa của bồn rửa chén, đoạn dùng khăn giấy lau khô, rồi đặt nó dưới vòi nước của máy bán cà-phê tự động, và nhét đồng xu vào khe nhận tiền của máy.
Sau vài phút chờ đợi, cà-phê được rót vào ly.
- Cô có quen với người mang nick Đường xa ướt mưa không?
- Ồ, anh chàng văn sĩ sinh bất phùng thời ấy à? - Tên tài khoản Facebook của chị lấy theo nhan đề tiểu thuyết "Hải âu phi xứ" của nhà văn Quỳnh Dao, cốt truyện vẫn đậm chất Quỳnh Dao, có thể là sến súa và sướt mướt với người này, nhưng lại giàu ý nghĩa nhân văn và bài học cuộc sống với người khác.
- Vâng, chính là người đó.
Tôi rất thích đọc bình luận của anh ta trong nhóm "Tâm linh và Bản ngã", có cái gì đó rất là sâu sắc, trắc ẩn và...!
Nguyễn Hải Âu ngước mắt nhìn màn mưa đang giăng ngoài trời, bất giác thốt lên:
- Mù mịt.
- Phải, mù mịt như màn mưa vậy.
- Khi ta viết văn trong thầm lặng, không có sự ủng hộ và đón nhận của ai hết, bản ngã sẽ là bạn đường dẫn dắt ta tới khi hoàn thành tác phẩm.
Tôi viết văn để sống, không phải là để kiếm những cái "Like" ảo hay sự nổi tiếng trên mạng.
Vì thế mà tôi cứ viết và cứ đăng, như thể một con thiêu thân không ngại cái chết mà vờn quanh ánh lửa nóng rẫy...!Một đêm mưa tí tách, một ly đen đá đủ đắng đủ lạnh và một bàn tay để gõ chữ hoặc viết, đấy là cách một chương truyện của tôi sinh ra đời.
Đôi khi không cần tới mưa, những bản nhạc ngẫu hứng đưa tôi đến cung bậc cảm xúc và bến bờ ý tưởng mới lạ, khiến tay tôi không ngừng sắp xếp các ký tự và biến nó thành một đoạn văn mang màu sắc và âm hưởng cá nhân của tôi...!Tôi không muốn viết những thứ người khác đã viết và chạy theo thể loại ăn khách hòng cầu cạnh người đọc...!Tôi muốn tôi là chính tôi.
- Đó là dòng mô tả trên Facebook cá nhân của anh ta?
- Phải, viết văn tự sự là cách dễ nhất để biến mình trở nên hợm hĩnh trong mắt người khác.
Vì quan điểm cá nhân của mỗi người khác nhau, nên những lời bộc bạch của người viết được thể hiện dưới góc nhìn của nhân vật và tình tiết liên quan trong truyện có thể khiến người đọc chướng tai gai mắt.
Nhưng nếu sợ hãi bị độc giả bỏ rơi vì bất đồng quan điểm mà viết ra một câu chuyện không có chiều sâu, không có phản biện và tranh luận Đúng-Sai, nó sẽ biến thành một câu chuyện giải trí đúng nghĩa, và chỉ có thế, giải trí đúng nghĩa.
- Nguyễn Hải Âu đọc cho Bạch Lãng nghe phần trả lời bình luận của Đường xa ướt mưa với một người độc giả trên mạng.
- Nghe đâu anh ta sinh ra trong tiết Hạ Chí, nắng quá cho nên ấm đầu...!- Bạch Lãng đưa mắt nhìn xa xăm.
- Tiết Hạ Chí chứ không phải Tiết Đại Thử.
Đại Thử mới nóng nhất trong năm, còn Hạ Chí là ngày dài nhất trong năm.
- Nguyễn Hải Âu khuấy ly sữa cacao nóng ấm.
- Cứ như Tản Đà là xong nhỉ? Mượn rượu làm thơ, không ai đi bắt bẻ một kẻ say cả.
Nguyễn Hải Âu thở hắt ra, đoạn nhấp một ngụm cacao đã hơi nguội một chút.
- Tôi với chú hợp quá, kết bạn được không? Đăng bài viết trong một nhóm tâm linh trong khi bản thân là bác sĩ theo đuổi chủ nghĩa duy vật khiến tôi hoài nghi bản thân lắm, nhưng nhờ có chú mà tôi tin những gì mình chứng kiến hôm đó là thật.
Vì còn trong giờ làm việc nên Nguyễn Hải Âu hẹn đi ăn cơm với Bạch Lãng vào khoảng năm giờ chiều hôm nay.
Ông cũng đã dự liệu trước, nên đã liên hệ với một trường cao đẳng Y tế địa phương về việc mình muốn trợ giảng cho hai tiết học.
Hiệu trưởng vô cùng mừng rỡ, do đã nghe nói tới danh tiếng của trường đại học Y-Dược Hải Hồng, cũng như tên tuổi của Bạch Lãng dưới danh nghĩa giảng viên chính thức của Học viện Pháp Y Na Lạp Tư Khả.* Anh chàng bèn xin Bạch Lãng đứng lớp thực hành để cho các sinh viên được tận mục chứng kiến cách giải phẫu thi thể, khoản này các giảng viên trường anh không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn bằng Bạch Lãng.
Nhưng mọi chuyện không kết thúc nhanh như thế.
Một số giảng viên không vui vì chỉ có mỗi một lớp được vinh dự đón tiếp giảng viên trường lớn dạy học, nên đã kiến nghị với hiệu trưởng rằng họ cũng muốn lớp mình giống vậy.
Bạch Lãng đành tạm thời tổ chức một buổi thỉnh giảng trong hội trường thời lượng một trăm phút, nhằm giải đáp các thắc mắc và câu hỏi về ngành Y học nói chung, cũng như ngành Pháp y nói riêng.
Tuổi trẻ của ông dường như đã sống lại.
Ông trở về là một cậu sinh viên năm Nhất mới chập chững vào đời, mang theo niềm nhiệt huyết và ước mơ cháy bỏng đến với trường đại học Hải Hồng.
Mọi câu hỏi mà các sinh viên đặt ra, ông đều tận tình giải đáp theo hướng dễ hiểu và đơn giản nhất cho họ nắm được.
Có nhiều sinh viên hỏi ông rằng, bản thân rất muốn theo ngành Pháp y, nhưng gia đình ngăn cản vì sợ bị vong theo, vậy theo thầy, tụi con nên thuyết phục người thân như thế nào?
Bạch Lãng nhớ đến những lần họ hàng xa không dám gửi thiệp mời đám cưới, tiệc mừng hay đám sinh nhật, thôi nôi cho ông vì sợ xúi quẩy mà cười buồn.
Mỗi lần kết thúc một cuộc giải phẫu tử thi, cơ thể ông bị cái mùi đó ám hơi suốt mấy ngày, dù dùng nước hoa cao cấp cách mấy cũng chẳng thể xua tan nổi, thậm chí là còn khiến mùi cơ thể ông trở nên kinh khủng hơn.
Không hiểu sao Phạm Đình Vân lại chịu đựng nổi trong từng ấy năm qua...!
Ông kể thật về những khó khăn khi đeo đuổi nghề Pháp y, Pháp chứng, Điều tra viên và Bảo quản tử thi, rủi ro về sức khỏe luôn nằm ở mức rất cao, có khi còn bị hung thủ đe dọa tính mạng; không ít trường hợp bị người nhà bên bị hại đòi kê khống mức độ tổn thương trên cơ thể nạn nhân để dễ vòi tiền, cũng có khi là ngược lại, bên phía người nhà hung thủ đút lót với mục đích mong các chuyên viên trong ngành giảm thiểu tỷ lệ thương tật của nạn nhân để giúp người nhà giảm án.
Cán cân công lý nằm trong tay ta, không được để nó nghiêng lệch về phía nào hết.
Sau bốn giờ chiều, rốt cuộc Bạch Lãng cũng được tha bổng.
Hiệu trưởng trường rối rít cảm ơn ông vì đã bỏ công sức và thời gian quý báu để đến đây thỉnh giảng miễn phí.
Với một người hiệu trưởng yêu nghề như vậy, trong lòng Bạch Lãng cảm kích vô ngần, hy vọng anh ta có thể duy trì tinh thần này cho đến lúc nghỉ hưu.
Nguyễn Hải Âu đưa Bạch Lãng đến một khu chợ nhỏ, ghé vào một quán ăn ba tầng đông nghẹt khách dùng cơm chiều.
Chị muốn uống bia nên để nhờ xe ở trạm xá, dùng taxi làm phương tiện di chuyển cho an toàn.
Chọn một bàn ở cạnh hiên nhà, nơi có thể trông ra chỗ chiếc xe đang đậu và màn mưa đang giăng ngoài trời.
Nghe đài báo rằng hiện tượng áp thấp nhiệt đới còn kéo dài đến ba ngày nữa.
Gọi một mẹt bún đậu mắm tôm mười món cỡ hai người ăn và hai ly bia trái cây ướp lạnh, bữa tối của Nguyễn Hải Âu và Bạch Lãng như thế là xong.
Trong lúc chờ phục vụ dọn món, Nguyễn Hải Âu mô tả lại hình dáng cái đầu của cô gái xấu số cho Bạch Lãng nắm thêm thông tin.
- Chú cũng biết mà, đàn bà tụi tôi có ngày khỏe, ngày mệt.
Hôm đó rơi vào ngày mệt nên tôi xin phép nghỉ một ngày.
Tôi uống thuốc giảm đau xong liền ngủ tới tận chiều tối mới dậy nổi.
Sau đấy thì ba mẹ tôi kể cho tôi hay rằng trạm xá đang bị cảnh sát phong tỏa.
- Bún đậu tới đêêê!
Cậu nhân viên mau mắn đặt mẹt bún đậu mắm tôm xuống bàn, kế đấy thoăn thoắt chạy đi rót hai ly bia trái cây.
Trên bàn bày sẵn chồng chén, hộp đựng đũa, muỗng và nĩa, lọ tăm xỉa răng, khay khăn giấy cùng mấy hũ ớt bằm, sa-tế, tiêu xay và dĩa ớt lát, chanh tươi cho khách tùy ý thêm thắt vào món ăn hoặc trong nước chấm.
Không cần một câu mời chào, hai người tự nhiên soạn chén, đũa, pha nước chấm, rồi gắp những thứ mình thích ăn vào chén.
Thỉnh thoảng một trong hai người đặt câu hỏi với đối phương.
Chủ đề mà hai người đề cập không liên quan đến vụ án hay hồn ma cô gái xấu số, mà là về ngành Y học và vấn nạn lạm dụng thuốc men quá đà của con người, cho đến việc thảo luận rằng có nên hiến xác hay nội tạng khi qua đời không.
Chia tay Nguyễn Hải Âu, Bạch Lãng thả bộ đến trạm xe buýt.
Bầu trời giăng đầy mây đen, trời sắp mưa lớn rồi.
Ban nãy mới tạnh mưa cái sột, tưởng đâu tạnh luôn, ai dè lấy đà mưa tiếp.
Chỉ còn cách trạm xe buýt đúng mười bảy bước chân, thì trời đột nhiên đổ mưa ào ào.
Bạch Lãng vội ôm đầu chạy lẹ tới trạm dừng,
Phạm Đình Vân cầm ô bước đến trạm chờ mà Bạch Lãng trú mưa.
Trên tay ông là ly trà đào thanh mát.
- Tối nay thử "làm lại" không? - Phạm Đình Vân cặp cổ Bạch Lãng, rồi kề tai nói nhỏ với bạn đời của mình.
- Quỷ, già đầu hết rồi.
- Hai gò má Bạch Lãng ửng hồng.
Hai người qua đêm trong một khách sạn xa hoa, cách thị trấn nhỏ một cây số.
Hai người làm một chuỗi động tác mơn trớn nhau, ve vuốt nhau như hồi còn trẻ.
Mới đây mà cả hai đã trở thành hai kẻ đầu bạc, da nhăn.
Cũng may lòng người không bị dòng chảy thời gian xói mòn.
Trong suốt hơn ba mươi lăm năm kết tóc se duyên, số lần ân ái của hai người chưa đến một trăm.
Phần vì Phạm Đình Vân phải đi tập huấn, điều tra phá án và họp hành; phần vì Bạch Lãng phải đi dạy học, đến hiện trường mổ tử thi bất kể giờ giấc và xử lý tiêu bản để làm tư liệu cho những tiết học thực hành của đám sinh viên Y-Dược.
Họa hoằn lắm mới có một ngày riêng tư như thế này.
Phạm Đình Vân và Bạch Lãng trả phòng vào lúc ba giờ sáng.
Chiếc xe KIA Morning mà hai người đang sử dụng thuê ở một đại lý gần đây với mức giá rất dễ chịu.
Nhà trọ mà Đường xa ướt mưa cư ngụ nằm trong một xóm lao động nghèo nàn.
Con đường tráng nhựa mới hoàn thành vào tháng trước, mùi nhựa đường hãy còn bốc lên hăng hắc.
Cái mùi gay mũi ấy quyện với hương bình bát chín rục trên cây, thật là thử thách khứu giác người ngửi.
- Cũng may ở đây không có lê-ki-ma hay hoa sữa...!- Bạch Lãng dẹp luôn ý tưởng hạ cửa sổ xuống hít khí trời.
Phạm Đình Vân đút cho Bạch Lãng một cái bánh cookie.
Bạch Lãng cắn nửa cái, phần còn lại là của chồng ông.
- Để lát anh chôm vài trái đem về dầm đường uống.
- Cao lắm đấy!
- Ngoan, cưng khỏi lo.
- Phạm Đình Vân đột nhiên ôm siết Bạch Lãng, rồi trao cho người thương một nụ hôn đúng chuẩn kiểu Pháp.
Nụ hôn thơm hương bơ sữa và dừa sợi.
Đặng Xương Tuyết đứng ở ban công nơi hành lang nhà trọ ngó xuống.
Chiếc KIA Moring đã đậu ở mé sông gần một tiếng đồng hồ.
Ban đêm thanh tĩnh nên tiếng động cơ máy nổ vọng vào phòng anh thật rõ ràng, khiến anh không tài nào tập trung nghĩ ra ý tưởng mới được.
"Cạch."
Cửa xe bỗng bật mở, một người đàn ông cao gầy bước ra cùng cái túi nylon to tổ bố; chân trái ra trước, kế đấy mới tới lượt chân phải và phần cơ thể.
Đặng Xương Tuyết chống cằm nhìn người đàn ông lớn tuổi đang tìm thế leo lên cây bình bát.
Tuy đã cao tuổi, song động tác vẫn còn ngon cơm lắm.
Chẳng mấy chốc mà ông ta đã hái được cả chục trái bình bát thơm ngọt.
Đặng Xương Tuyết nhét con dao quân dụng vào trong túi áo khoác, rồi đút tay vào trong đó.
Đoạn thận trọng bước xuống cầu thang.
- Tôi có thể giúp gì cho hai người không? - Vừa đẩy cánh cổng rào chỉ cao ngang bụng mình, Đặng Khắc Tuyết vừa ngỏ ý giúp đỡ.
Phạm Đình Vân đẩy Bạch Lãng ra sau lưng, tay phải chạm lên khẩu súng giắt ở bên hông.
- Lái xe thâu đêm nên hơi mệt.
Muốn tiết kiệm tiền phòng nên bọn tôi ghé đây đậu xe chợp mắt một lát.
Nhìn bề ngoài, hai người đàn ông lạ mặt này đáng tuổi chú, bác của Đặng Xương Tuyết.
Trông không có vẻ gì gọi là phường bất lương hay đầu trộm đuôi cướp.
Duy chỉ có mùi trên cơ thể người đàn ông trẻ hơn hơi là lạ, tuy rằng đã được hương nước hoa đắt tiền che đậy.
- Muốn hái bình bát không? Để tôi giúp hai người một tay cho.
- Đặng Xương Tuyết không đóng cổng rào, cứ thể để mặc nó lay động theo luồng gió di chuyển từ phía bên kia sông, cũng tức là hướng Bắc.
Chòm sao Bắc Đẩu đã nằm gần sát đường chân trời.
Bạch Lãng kéo áo Phạm Đình Vân, ngụ ý bảo ông hãy để mặc cậu ta.
- Ừ, thế thì phiền cậu vậy.
Đặng Xương Tuyết và Phạm Đình Vân đều thấu hiểu đối phương đang giữ vũ khí, nên chẳng ai dám manh động trước.
Đặng Xương Tuyết thoăn thoắt leo lên cây bình bát cao hơn ba mét.
Nhìn tư thế leo trèo của anh ta, Phạm Đình Vân có cảm giác người này xuất thân từ binh chủng Lục quân.
- Bộ trước đây cậu ở Thủy Liêm động hả? - Bạch Lãng bất chợt bông đùa.
Tự dưng phiền người ta đi hái trái cây hộ mình thế này, trong lòng ông bỗng thấy không thoải mái cho lắm, nên đành giả lả cho qua chuyện.
- Không.
- Đặng Xương Tuyết chuyền sang một cành khác.
Nơi đấy có một chùm bình bát vàng ươm đẹp mắt.
- Tôi ở Hoa Quả sơn.
Hoa Quả Sơn là một biệt danh mà đám lính Lục quân Hoàn Khởi Điển Ba đặt cho quân khu của họ, vì vị trí giáp ranh với rừng đào tiên.
Thời còn trai trẻ, ông từng được cử đến đây học tập, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Tổ Trọng án bảy năm.
Nhưng chắc là trùng hợp thôi...!
"Hắt xì."
Phạm Đình Vân đưa khăn giấy cho Bạch Lãng lau mũi, đoạn lấy áo ấm của mình khoác lên người vợ yêu.
- Tôi mời hai vị vào nhà dùng chút nước trà nhé?
- Xin lỗi vì đã làm phiền cậu.
- Bạch Lãng nhỏ giọng đáp.
Đặng Xương Tuyết là một người đàn ông trung niên cao gầy.
Đôi mắt thâm quầng vì thức thâu đêm viết lách.
Ngón giữa ở cả hai bàn tay có một vết chai rất đậm, ắt là do cầm bút quá nhiều, lâu ngày tích dần thành vết đỏ sậm.
Gò má phải có sẹo ẩn.
Và giữa ấn đường có nốt ruồi son.
Trà hoa cúc túi lọc thanh ngọt, ấm nóng, uống vào có cảm giác rất sảng khoái và dễ chịu.
Bạch Lãng làm vài hớp đã đỡ cảm giác ớn lạnh do cơn mưa ban chiều nhiễm vào người.
Phạm Đình Vân nhìn người đàn ông trung niên vừa tiếp chuyện với mình vừa ghi chú chi đó, ông chợt bật cười hỏi:
- Coi bộ cậu không thể sống thiếu cây viết và cuốn tập được?
- Ai ủng hộ tôi trên con đường viết lách, tôi đều khắc ghi trong tim mình và mang ơn họ tới suốt cuộc đời.
- Đặng Xương Tuyết vừa nói, vừa hý hoáy ghi chép ý tưởng mới nảy ra trong đầu mình vào cuốn sổ tay nhỏ.
- Ý tưởng như vệt sao băng, thoáng qua đầu rồi biến mất trong phút chốc, nếu không nhanh tay sẽ lạc mất nó mãi mãi...!
Phạm Đình Vân lồng ghép câu chuyện của hai vợ chồng với mốc thời gian xảy ra cái chết của Đặng Phương Đan, để xem thử phản ứng của Đặng Xương Tuyết.
- ...!Ừ, tiệm kem Baskin Robbins hôm đó có khuyến mãi mua ba viên tặng một viên, nên tụi tôi tranh thủ đi lúc bốn giờ chiều.
Tôi vốn là đứa dốt tiếng Anh, thay vì nói là Cotton Candy, đã phát âm nhầm thành Cọt-ton Ken-di, nhân viên cứ "Hả", "Hả" mãi...!
Bịa ra một câu chuyện nhạt phèo để khơi gợi lại ký ức của Đặng Xương Tuyết về cái chết của Đặng Phương Đan, Bạch Lãng không hề vui một chút nào, nhưng vẫn gắng gượng kể tiếp.
Đặng Xương Tuyết đưa mắt nhìn di ảnh em gái mình, thầm nghĩ vợ chồng nhà này hên thật, đi trễ hơn một tiếng là dính vào rắc rối to rồi, có khi còn Sinh-Ly-Tử-Biệt ấy chứ!
- Em gái tôi chết vào cùng ngày hôm đó...!- Đặng Xương Tuyết buột miệng nói.
- Sao? - Bạch Lãng rụt rè hỏi.
- À không, không có gì, xin hai vị đừng bận tâm.
- Đặng Xương Tuyết xua xua tay.
Tiễn hai vợ chồng Vân Lãng ra tận xe, Đặng Xương Tuyết mới trở vào nhà.
Anh không phải là người dễ tin vào miệng lưỡi kẻ khác, nếu như không có kiểm chứng kỹ càng.
Nhưng hôm đó em gái anh đích thật đã xin tiền để đi ăn kem cùng hội bạn thân, nhỏ mè nheo là lâu lắm rồi Baskin Robbins mới khuyến mãi mua ba tặng một, anh cho em đi chơi với mấy đứa bạn nha?
Đặng Xương Tuyết một hai khuyên can Đặng Phương Đan đừng tự ý đi một mình, vì mặc dù ca phẫu thuật đã thành công hết sức tốt đẹp, nhưng bệnh tim như một con rắn độc, sẽ bất thình lình tái phát bất cứ lúc nào nó muốn, và nhỡ như anh không có mặt ở đó, ai sẽ lấy thuốc cho em uống đây?
Em gái anh nhất quyết không nghe, lén cầm tiền lẻn đi một mình.
Và bây giờ...!
Đặng Xương Tuyết đốt ba nén nhang, rồi cắm vào bát hương trên bàn thờ.
Dương Lãng gửi anh gói bánh pía làm quà ăn lấy thảo, anh bèn đem hai cái cúng cho em gái.
oOo
Theo kết quả chẩn đoán, Vệ Minh bị thủng đường tiêu hóa (cụ thể ở đây là phần ruột non) dẫn đến các biến chứng viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu và tràn dịch màng bụng.
Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật, làm sạch và loại bỏ các phẩn dơ, chất dịch trong khoang ruột và màng bụng, khâu năm mũi nhằm đóng lỗ thủng ở ruột non, cầm máu, vệ sinh vết thương, chọc rửa ổ bụng và "đóng" thành bụng lại sau ca phẫu thuật.
Hà Vân Khinh cho biết, để phòng tránh nhiễm trùng ổ bụng trở nên nặng hơn, cậu cần phải siêu âm mỗi ngày, trong thời gian này chỉ được sử dụng thức ăn và nước uống dạng lỏng, và báo ngay với bác sĩ nếu thấy trong phân hay nước tiểu có lẫn máu hoặc chất dịch lạ.
Mười ngày ăn uống kiêng khem kham khổ như thế rốt cuộc cũng trôi qua.
An Kỳ là người đã thay tã, tắm rửa và đi đổ, cọ bô cho Vệ Minh trong khoảng thời gian ngặt nghèo ấy.
Cậu bị đi ngoài nhiều lần, nhưng lại tiểu khó, việc vệ sinh thân thể cho một người bệnh như cậu quả thật là một gánh nặng mà dẫu có trả lương cao đến thế nào đi chăng nữa, người nhận lãnh công việc chăm sóc sẽ không tránh khỏi chuyện cau có hay quát tháo một cách cực kỳ nặng lời.
Song An Kỳ thì không, anh chưa từng nhìn người thương của mình bằng ánh mắt ban ơn hay bực dọc.
Đôi lúc chợt tỉnh giấc trong đêm thanh vắng, cậu lại nghe thấy tiếng khóc rất nhỏ của An Kỳ bên tai mình...!
Mỗi lúc Vệ Minh không đi giải được, dù bọng đ** căng cứng rất khó chịu nhưng có cố r** cách mấy cũng chẳng có một giọt nước nào chịu rơi ra; khi ấy An Kỳ lại hôn khẽ lên mái tóc xơ xác cậu và dịu dàng đi thầm:
- Chồng của babe đang ở đây.
Không sao cả, từ từ thôi...!Đúng rồi, vợ của tôi giỏi lắm...!Làm lại một lần nữa nhé?
An Kỳ vừa gọt táo, vừa khe khẽ hát bài "Tình cho không biếu không" của bác Elvis Phương, bài này chuyển thể từ ca khúc "Lamour cest pour rien" của nam ca sĩ người Pháp Enrico Macias.
"Ngon như là trái táo chín
Thơm như vườn hoa kín
Mong manh như dây tơ chìm
Nhẹ êm như là mây tím
Tình cần có hai lời ca
Tình là bãi khô cần mưa
Diều chờ gió dong ngoài trời
Đêm khuya mau sáng yên vui..."
Vệ Minh vừa ăn xong một chén cháo tôm nấu nhừ với cà-rốt, củ dền, hành tây, rau mùi và trứng gà ta.
Bụng vẫn còn hơi đau râm râm, nhưng các triệu chứng như hoa mắt, buồn nôn, choáng đầu, buốt tai đã không còn nữa; điều đấy chứng tỏ cơ thể cậu đã dần thích nghi với lượng máu truyền vào và đang trên đà hồi phục lại sức khỏe.
Tuy nhiên các bác sĩ cảnh báo cậu không nên lơ là với hiện tượng sốt dai dẳng của mình, mặc dù dựa trên các xét nghiệm tổng quát thì đây là tác dụng phụ của thuốc điều trị, chứ không phải là do nhiễm trùng ổ bụng và đường huyết gây ra.
"Rè...!rè..."
An Kỳ xoay nhuyễn hai lát táo thành dạng bột sền sệt, kế đấy cho chút xi-rô nho vào và trộn đều.
Món này là do Uông Trác mách nhỏ, nghề nghiệp lính đánh thuê đã mang đến cho anh ta không biết bao nhiêu vết thương do súng đạn, dao găm, mã tấu và thậm chí là cung tên, nên về khoản thực đơn dinh dưỡng nhằm bồi bổ cơ thể sau mỗi trận chiến thì anh ta rành lắm.
An Kỳ đút cho Vệ Minh từng muỗng nhỏ, để cậu nhai đỡ mệt.
Đoạn lấy khăn mùi soa lau miệng cho cậu.
Vệ Khương đã đến nhà An Kỳ học thêm cùng hai anh em họ An.
Tuần tới cu cậu nhập học rồi, chính thức bước chân vào ngưỡng cửa Tiểu học, nơi dẫn lối nhóc đến những chặng đường tri thức mới mẻ và đầy bổ ích.
- Tôi muốn ăn khổ qua, cà, ớt nhồi nhân.
- Vệ Minh buồn bực nói.
- Ăn cháo, uống canh, nếm súp suốt ngán quá!
- Được, được.
- Vừa dứt câu, An Kỳ liền đặt một nụ hôn lên má Vệ Minh.
- Để tôi bảo dì Năm làm cho babe nhé? Ăn ở ngoài đường không hợp vệ sinh đâu.
...!
An Tần dẫn ba đứa nhỏ đến phòng bệnh Vệ Minh, mang theo một hộp khổ qua, cà, ớt nhồi nhân đầy vung và một túi đựng ba xâu đậu phụ hải sản chiên giòn rụm.
- Baba! - Vệ Khương dụi đầu vào cánh tay khẳng khiu của Vệ Minh.
Đợt ốm lần này đã lấy của cậu gần bảy ký-lô.
Vệ Minh mở hộp đồ ăn, rồi chia cho mỗi người ít miếng.
Cậu lấy cho mình ba viên đậu phụ hải sản, còn lại thì đưa hết cho sắp nhỏ xơi.
Ớt đỏ thì nhồi chả cá thác lác, khổ qua thì nhồi thịt bằm và cà tím thì nhồi hỗn hợp giò sống trộn với mực băm, nấm mèo, tiêu sọ xay và cà rốt.
Bà Năm nấu món này