Shito hãy còn nhớ khi ấy Phùng Bác Văn đã nói với anh rằng, "Tôi là người Tin Lành chứ không phải Công Giáo như anh.
Nhưng tụi mình đều là Cơ Đốc nhân mà nhỉ?"
"Vậy sao cậu lại tỏ ra...!như thế? Cậu khiến người thân hiểu lầm là bản thân không mến mộ đạo Tin Lành."
"Tôi không phải là một Cơ Đốc nhân thuần thành.
Nói sao cho anh hiểu đây? Một người đồng tính luyến ái luôn che giấu bản thân dưới vỏ bọc một người đàn ông đạo mạo, trí thức; thích giả vờ liếc mắt đưa tình với những cô gái đẹp, nhưng thực chất lại để ý đến những người nam giới đi bên cạnh hơn...!Tôi là một con cừu đen của Đức Chúa Trời, bệnh hoạn và lạc loài, đến mức không dám ghé nhà thờ xưng tội với Ngài ấy vì sợ làm bẩn thánh đường..."
Phùng Bác Văn bước xuống vùng trũng, để mặc cho sóng biển vỗ về đôi chân đã từng kinh qua vạn dặm đường của mình.
"Cậu là con cừu đen mà tôi yêu...", hắn khẽ khàng xoa đầu cậu trai yêu nhạc Pháp.
"Anh có từng nghe đến nhạc phẩm "Trần gian tội lỗi" do bác Nhật Trường song ca với cô Ngọc Lan chưa? Hãy nghe thử đi, rồi hãy quyết định sẽ yêu tôi hay là không..."
Shito gầy gò ôm chầm lấy người đàn ông cường tráng ấy.
Bên tai họ là ngọn gió đêm hè sâu thăm thẳm.
Và sóng biển nhịp nhàng xô bờ.
Cái tên "Kai" bắt nguồn từ đêm hôm ấy, để kỷ niệm lần hẹn hò đầu tiên của hai người bên bãi biển Isshiki thanh vắng.
Hương vị của tô mỳ Udon ăn với Tempura đủ loại tới giờ vẫn còn vấn vương nơi tâm trí Shito.
Nụ hôn lần đầu họ trao nhau có vị mằn mặn của biển đêm huyền diệu.
Trở lại với tình hình hiện nay, Tào Việt Bân lệnh cho Shito đi theo mình.
Cậu bảo hắn theo mình vào một quán hủ tíu mỳ ven đường để có chỗ nói chuyện.
Mà cũng bởi do cậu đang đói bụng.
Có thể nói các món ăn chung với nước lèo là thực đơn (gần như) duy nhất mà cậu ăn được khi đến đất nước này.
Bác bán hủ tíu mỳ có vóc người hết sức vạm vỡ, thoạt nhìn cứ ngỡ bác là võ sư hay huấn luyện viên Tán Thủ quyền.
Động tác của bác vô cùng nhanh nhẹn và gọn gàng.
Càng nhìn càng cảm thấy bác nên chuyển sang nghiệp võ thì phù hợp hơn là mặc tạp dề đứng bếp nấu nướng thế này.
- Thanh niên thời nay nhìn riết không biết nó là Đài, Hồng, Cam, Thái, hay Hàn, Nhật, Hoa, Phi!
Hai tô hủ tíu mỳ đầy vung, nước lèo ngọt lừ, thịt thà rất nhiều, chưa ăn mà đã cảm thấy ngon miệng rồi.
- Cẩn thận kẻo nhầm nước tương với nước mắm đấy.
- Ông chủ xe hủ tíu đẩy hai lọ nước tương sang phía hai người.
Một người đàn ông trung niên mặc âu phục đen, tay xách cặp táp cất tiếng thưa ông bác.
Tào Việt Bân để ý thấy cánh tay trong ống tay áo vest quấn băng y tế.
- Ba, con đã về...!
- Đã tìm được em trai của con chưa?
- Nó hiện đang bị Ó Biển truy sát vì là kẻ chủ mưu giúp Ưng Hói ám sát gã ta...!Nhưng, chú Thất Cầm hứa sẽ ra tương trợ.
Chí ít trong Cốt Tiên, ông ấy là người duy nhất hứa hẹn giúp đỡ.
- Biểu đám Mãng Xà Vương ra đây tao bao một chầu hủ tíu, tụi nó đã đứng ra đỡ đạn cho mày không biết bao nhiêu lần.
Người đàn ông có đôi mắt rất hiền ấy chỉ lắc đầu cười trừ.
Rồi bưng tô hủ tíu ra bàn ngồi ăn.
Nhìn cách ăn uống lịch thiệp và thong dong như thế, không hiểu sao lại khiến cho hai người không cảm thấy mối liên hệ huyết thống giữa anh ta và ông bác bán hủ tíu.
- Con trai, dẫu cho Mãng Xà Vương sống nghĩa tình thế nào đi chăng nữa, cũng không thể nào ngăn được...!
Hai cha con nói chuyện giống hệt hai bệnh nhân trong trại tâm thần ghiền phim xã hội đen, thật khiến cho hai vị khách ngoại quốc bắt đầu cảm thấy e ngại trước độ an toàn thực phẩm của món hủ tíu mỳ.
Nhưng thấy người đàn ông trung niên kia ăn sạch mà chẳng bị sao cả, nên cũng tạm yên tâm một chút.
Người đàn ông mở Laptop ra làm việc, mười đầu ngón tay anh ta lướt trên bàn phím thoạt trông như thể đang đánh đàn.
Chốc chốc, anh ta ngừng lại làm một ngụm nước sâm bổ lượng mát ngọt.
Độ chừng gần nửa giờ, chắc là đã hoàn tất công việc được giao.
"Cạch."
- Con đi nghen ba!
- Ừ, đi đường cẩn thận đấy.
- Ông bác trả lời mà không ngẩng mặt lên.
Chiếc khăn lau trong tay bác đương lau khô từng cái tô một.
Lau xong cái nào bác úp cái đó lên giá hong khô.
Người đàn ông vẫy tay chào tạm biệt ông bác, dẫu rằng anh ta thừa biết cha mình không để ý tới.
Sau đó mới leo lên chiếc Jeep đậu ở bên kia đường, người chở anh ta đi không ai trong số họ nhìn thấy được khuôn mặt.
- Để già này mách cho các cậu mẹo nói láo.
- Đợi cho xe chở con trai trưởng khuất khỏi tầm mắt, ông bác mới thủng thẳng tới bắt chuyện với hai người.
Ông bác tặng mỗi người một tô xí quách béo ngọt.
Hai người đồng loạt đứng dậy cúi đầu cảm ơn.
Bác trai cũng đáp lễ hệt thế, đoạn nói tiếp:
- Muốn nói láo với người khác, chỉ cần nói thật là xong, bởi chẳng ai tin người khác sẽ dốc ruột gan ra tâm sự với mình.
Tào Việt Bân biết rằng câu nói ấy chẳng hề có ý móc họng mình, nhưng sao vẫn có cảm giác khó chịu vô cùng.
Trong suốt quãng thời gian làm điều tra viên của mình, tuy rằng chỉ mới có mấy năm, nhưng cũng đủ để cậu biết được câu nói của bác trai hoàn toàn đúng đắn.
Rất nhiều người đã thành khẩn khai báo khi bị điều tới thẩm vấn, nhưng vẫn bị giới điều tra viên cho là bịa đặt nhằm mục đích riêng tư.
Và hậu quả của nó là biến cho một vụ án dễ như trở bàn tay trở nên phức tạp và tốn thêm một mớ phí tổn không đáng có.
Shito bật ngón cái với ông bác, ra chiều tâm phục khẩu phục.
Thật là hiếm hoi mới thấy hắn ta cười tươi như thế.
Sau khi ăn xong chầu hủ tíu mỳ no nê, Tào Việt Bân dẫn Shito đến xem một căn nhà phố trên đường Mai Hắc Đế.
Cổng nhà có một giàn hoa giấy đan xen với ti-gôn tím biếc, khoảnh sân trước có trồng một cây măng cụt và hai bụi thanh long xanh tốt.
- Là nhà của người tình năm cũ của anh ta...!
Shito nhấc chiếc nón fedora xuống.
Đôi mắt một mí của anh ta nheo lại thành vệt dài.
Trong miệng anh ta lẩm nhẩm vài câu tiếng Nhật.
Một cụ bà đã trạc bảy mươi đương ngồi thêu tranh chữ Thập trong phòng, cánh quạt trần đưa những làn gió mát lành đi khắp căn phòng nhỏ ngột ngạt.
Cụ bà khẽ vén rèm, như thể sợ sệt sẽ thấy lại quá khứ huy hoàng của mình ẩn trong những khuôn mặt tươi trẻ và khỏe khoắn ngoài đấy, nên động tác của cụ thật chậm, thật nhẹ.
Bản nhạc "Tình người ngoại đạo" do ca sĩ Anh Khoa trình bày lặng lẽ len lỏi vào con tim già nua và chai sạn của cụ, có một người đã từng ngồi gảy đàn cho cụ nghe khúc nhạc này.
Các con của cụ đang kinh doanh một nhà hàng buffet có quy mô tương đối lớn ở đường Minh Mạng.
Nghề tay trái của họ là đầu tư chứng khoán, trái phiếu và bất động sản.
Nghe sơ qua thì cuộc sống của cụ rất tuyệt, nhưng thực chất lại đong đầy nước mắt.
Không phải vì con cái ruồng rẫy hay so đo từng đồng từng cắc với cụ, mà là vì nỗi tiếc thương cho tuổi xuân trôi qua chóng vánh với mấy mối tình vắt vai luôn vờn quanh trong tâm trí cụ, đã gây ra căn bệnh trầm cảm khó ưa.
Càng sống lâu, cụ càng tỏ ra gắt gỏng và ghen ghét với những người trẻ đẹp hơn mình.
Đó có lẽ là quả báo vì cụ đã từng phụ tình không biết bao nhiêu người đàn ông yêu mình hết mực.
- Mẹ vẫn chưa ngủ sao?
- Mẹ thêu nốt chỗ này rồi sẽ đi ngủ ngay.
- Cụ bà mỉm miệng cười với con gái Út.
- Dạ, cuối tuần sau là Thôi Nôi của bé Moon, con định ngày mai sẽ đưa mẹ đi may áo dài.
- Gấp thế kịp không con?
- Dạ, chỗ này may nhanh và khéo lắm.
...!
Mỗi sớm tinh sương, cụ bà thường hay tản bộ cùng mấy bà bạn già trong xóm, sau đó ghé một quán hàng rong nào đó ăn sáng với nhau, rồi nếu như chân chưa mỏi, thì họ lại đón xe đi một vòng phố chợ mua sắm và thăm thú nếp sống quanh đây.
Những hôm nào thời tiết xấu, cụ tỷ như mưa lớn chẳng hạn, các cụ đành phải thui thủi trong ngôi nhà vắng bóng người của mình xem đài, thêu thùa hay bày ra các món để làm cho qua ngày rỗi rãi; hiện trong nhà của cụ bà có ba hũ củ kiệu ngâm chua, một hộp kim chi giá, ba lọ ớt bằm và một số thứ rau củ sấy khô tự làm khác.
Căn bệnh đau nhức xương khớp bất ngờ tái phát, khiến cụ bà phải hủy hẹn với nhóm bạn già, để sửa soạn tới bệnh viện thăm khám một chuyến, người đưa cụ đi là con gái Út, cô ta định bụng sẽ đem bé Moon đi khám sức khỏe và sẵn nhờ các bác sĩ tại đây tư vấn về vấn đề tiêm chủng ở trẻ nhỏ.
Hai mẹ con và cháu ngoại tới tận khi mặt trời đứng bóng mới rời khỏi bệnh viện.
Ý là gia đình họ khám ở bệnh viện tư nhân, chứ không phải là bệnh viện công.
Bụng đói rã rời, cô vừa cho con bú, vừa cất giọng hỏi mẹ muốn ghé vào đâu ăn trưa.
Cụ bà liền chọn món phở, rồi bảo con gái tìm quán nào bán nhiều loại phở để hai người tự chọn theo sở thích.
Bé Moon đã bú sữa mẹ no căng, nên giờ ngủ ngon trong chiếc ghế dạng nôi ở băng sau.
Cô ta thấy vậy mới chỉnh sửa lại trang phục, rồi kéo mấy tấm dán che ở các cửa kính trong xe xuống, đoạn mở cửa xe bước xuống để đổi qua ngồi vị trí ghế lái.
- Con để mẹ lại đây đi...!Một lát nữa mẹ sẽ bắt taxi về...!
- Dạ...!- Mặc dù không tán thành việc để người mẹ già đang đau chân ở lại một mình, nhưng cô con gái Út cũng không dám cãi lời bà.
Chỗ này bán phở gà ăn cũng ngon, cụ cũng làm hết cả tô chứ không bỏ mứa như thường ngày.
Bây giờ đi kiếm chỗ bán nước mía thôi.
Lòng vòng, loanh quanh mãi đến ba giờ chiều, cụ bà mới nhấc máy gọi taxi.
Nhờ cử thuốc ban nãy mà cái chân của cụ bà không còn đau nữa, nhưng phụ thuộc vào giả dược để giảm đau thì cũng chẳng hay ho gì, nhưng đành chịu thôi, đã gần bảy mươi chứ trẻ trung gì.
Không biết chiếc taxi mà cụ vừa đặt sao mà đến nhanh thế, chưa đầy mười lăm phút là đã có mặt.
Tự dưng trong lòng cụ bà bắt đầu cảm thấy nghi ngại.
- Đến nơi rồi đó bà.
- Đây là...!
Cụ bà thoáng thấy một người đàn ông đã trạc gần năm mươi tuổi đang ngồi uống nước trong một quán cà-phê.
Xung quanh là những gã vệ sĩ mặt lạnh như tiền.
- Cháu được lệnh đưa bà tới đây.
- Cậu tài xế đeo kính râm nhoẻn miệng cười.
Khuôn mặt sáng sủa và dễ mến vô cùng.
Đã ở cái tuổi gần đất xa trời này rồi nên cụ chẳng hề sợ bản thân sẽ bị lấy nội tạng hay bị xâm hại, cụ xem chuyện đang xảy đến với mình như một chuyến phiêu lưu thú vị, và trong thâm tâm chẳng hề có lấy một tý sợ sệt.
Một cặp song sinh dẫn đường cho cụ bà.
Hai anh em chắc chưa quá ba mươi lăm, dáng người cân đối và khá cao.
Trong suốt quãng đường ấy, cả hai chẳng ai nói với cụ nửa lời, họ giữ sự im lặng một cách tuyệt đối đến đáng kinh ngạc.
Quán cà-phê sân vườn vắng ngắt.
Ngoài tiếng chim đôi lúc hót ríu rít trên những cành cây bằng lăng trơ trọi và tiếng giày giẫm lên mặt cỏ, thì không còn âm thanh nào nữa.
Người tình năm cũ của cụ không còn là cậu sinh viên Luật khoa hai lúa với mái tóc bổ luống thiệt khờ, thường hay dẫn cụ đi ăn bột chiên hay mỳ gói xào thịt bò mỗi khi lãnh lương xong.
Bất chợt cụ nghe thấy trong tim mình vọng về lời bài hát "Không tên trở lại số Bảy" của nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác và trình bày:
"...!Bao nhiêu mộng mơ đó đã tan theo một cơn gió
Bơ vơ dòng tóc vỡ trôi dạt về bến nghìn đời..."
Gọi một tách Matcha Latte ít ngọt, cụ bà chậm rãi ngồi xuống phía ghế đối diện Hác Đăng Khánh.
Vẫn cái cốt cách kiêu kỳ và phong nhã như ngày nào, mặc dù đối với những người bên ngoài, thì hành động của cụ vô cùng kệch cỡm và không hợp với lứa tuổi hiện có.
Hác Đăng Khánh của ngày hôm nay đã biết đặt đồ uống trong Starbucks, biết cách đi ăn buffet, biết cách tiêu xài và chưng diện, cái vẻ khù khờ của năm ấy đã bay biến theo những giông tố và bi thương của cuộc đời.
Hơn nữa, có lẽ là cậu trai đã sắp có con dâu, rồi cháu nội, và...!
Đôi mắt của cụ bà chợt nhìn vào vầng trán cao rộng đã điểm vài nếp gấp thời gian của chú, nước mắt chợt tuôn ra.
Hai người đều đã gần đi hết kiếp người rồi.
- Chị.
- Chào...!chào cậu...!
Tình cờ trong quán bật bản nhạc "Một thoáng yêu qua" do ca sĩ Cát Tiên trình bày.
Hai người nghe xong đều nở một nụ cười đầy chua chát và cay đắng.
"Anh không là chi với em
Không là chi anh ơi
Đùa vui ấy mà..."
- Tặng chị.
- Hác Đăng Khánh đưa bó hoa hồng nhung kết hình trái tim cho cụ bà.
Năm xưa cụ chưa từng nhận được món quà nào ngoài đồ ăn - thức uống, đơn giản là vì cậu ta không có dư tiền để lãng mạn.
Cụ bà nhận lấy bó hoa, rồi đặt nó xuống bàn, đoạn thong thả bưng tách Matcha Latte lên uống.
Đoạn khẽ khàng cảm ơn.
- Tụi mình đi hát karaoke với nhau nhé?
Cụ bà vẫn nhớ hồi ấy khi karaoke mới du nhập vào nước mình, hai người đã vào đó hát hò đến khản cả giọng, rồi ghé vào gánh hàng rong bán ở gần đấy ăn lót dạ.
Phòng hát karaoke nằm dưới tầng hầm của quán cà-phê, hệ thống cách âm rất tốt, dàn máy hết sức tân tiến và chất lượng âm thanh thì miễn chê.
Ghế ngồi hết sức êm ái, màu sắc lại trang nhã và dịu mắt, nên càng đem đến mỹ cảm cho gian phòng giải trí này.
Hác Đăng Khánh đưa micro cho cụ bà, còn bản thân thì ngồi lật xem sổ nhạc.
Thời gian trong căn phòng bỗng chốc chùng lại, rồi quay ngược về những năm mà hai người hãy còn rất trẻ, và không có lấy một nếp nhăn trên khuôn mặt.
Âm thanh của bản nhạc "Bài không tên số Bảy" khẽ khàng vang lên.
Cụ bà bắt nhịp một cách chậm rãi theo giọng của ca sĩ Ngọc Lan:
"...!Thân em giờ hoang phế
Lê theo thời gian giông gió
Thôi cũng đành cúi xuống
Cho mộng đời thoát đi..."
Cụ bà hát trong nước mắt.
Những tiếng nấc nghẹn thoát ra từ thanh quản của bà, hay là từ đáy tim của cụ vọng về.
Ba mươi mấy năm qua, có một cậu trẻ đã đợi ngày hội ngộ với mình, dầu rằng sóng giờ thời gian đã bào mòn hết nét đẹp xuân thì, ánh nhìn của cậu trẻ vẫn không hề đổi thay...!
Hác Đăng Khánh cầm micro lên hát.
Chú chọn ca khúc "Một lần nào cho tôi gặp lại em", hát theo tông giọng của ca sĩ Anh Khoa.
Nhạc phẩm này cũng được ca sĩ Tuấn Ngọc và Thái Châu thể hiện rất thành công.
"...!Một lần nào cho tôi gặp lại em
Đôi môi đó đêm nào còn nồng
Một lần nào cho tôi gặp lại em
Rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ..."
Khi đồng hồ điểm năm giờ rưỡi, Hác Đăng Khánh và cụ bà chia tay nhau.
Chú hôn khẽ lên môi cụ bà.
Nụ hôn tiễn biệt.
Nụ hôn chấm dứt mối tương tư của chú.
"Gửi về chị gái tươi trẻ ngày thơ ấy
Đã trở thành mãi mãi, con người của khói mây..."*
Hác Đăng Khánh trở về căn biệt thự trong dinh Đại Việt vào lúc bảy giờ tối.
Chú vẫn bơ vơ ở một nơi xa hoa, tráng lệ như bao ngày qua.
Vốn là một đứa trẻ mồ côi, sống nương thân ở cô nhi viện, mãi đến khi thành đạt mới "tìm được" hai bên họ ngoại, họ nội của mình.
Ủa mà chú có cất công đi tìm đâu chứ? Phải nói là họ tự mò mẫm tới kiếm ăn sau khi hay tin chú đắc cử tổng ̉thống mới đúng.
Tài sản cha mẹ để lại cho chú đều bị họ cướp trắng, còn chú thì bị tống vào cô nhi viện và phải chịu đựng sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người mang danh nghĩa nhân viên bảo trợ xã hội suốt mười mấy năm liền.
May nhờ có mẹ Dung nuôi dưỡng và yêu thương, chú mới không sa ngã vào các nẻo đường bất thiện đầy rẫy tội lỗi.
Nhạc phẩm "Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi" do ca sĩ Anh Khoa trình bày cứ thế vang lên giữa màn đêm tĩnh mịch.
Rồi tới bài hát "Rừng xưa" cũng do ca sĩ này cất giọng.
Không có con trai bên cạnh, không có người tình năm cũ, cũng chẳng có bằng hữu "dao găm", chú tự ăn lẩu và nướng thịt một mình.
Cái lạnh đêm đông, cái lạnh của nhân tình thế thái, một lần nữa, lại một lần nữa cũng không thể xô chú xuống bờ vực tuyệt vọng.
Mớ công văn chất cao như núi và những chuyến công du cùng các cuộc họp hội nghị lằng nhằng, lê thê chú tạm thời ném nó ra sau đầu.
Bây giờ chú tâm vô chuyện bồi bổ cơ thể.
Và nghe những bản nhạc yêu thích.
oOo
Judas phì cười:
- Ngài Phạm lý giải sai rồi, thực chất Hội Thánh Tin Lành và Giáo Hội Công Giáo tuy cùng thờ Thiên Chúa, nhưng có một số đặc điểm không hề giống nhau, nếu nói ra thì dài dòng và mất thời gian lắm.
Mà theo thiển ý của tôi thì anh Phùng không hề có ý sâu xa gì khi nói như thế đâu.
Còn về việc nhận định ấy, tôi nghĩ đó là quan điểm riêng của anh Phùng, không nên đưa ra tranh luận để tránh mất hòa hảo giữa đôi bên.
Phạm Đình Vân cười gượng:
- Tôi không phải là Cơ Đốc nhân nên không hiểu lắm về tôn giáo mà anh và cậu Văn ngưỡng vọng.
Hóa ra là do tôi suy diễn sai lệch.
Judas ôn tồn nói:
- Thực sự thì nếu không chịu tìm tòi và đọc nhiều tài liệu có liên quan đến Kito, ngay cả người trong đạo cũng rất dễ bị nhầm lẫn.
Đương nhiên, điều đó có thể dẫn đến một cuộc tranh luận không mấy tốt đẹp và hòa nhã, nên khi có người đồng đạo hiểu sai ý nghĩa một vấn đề nào đó, tôi thường cố gắng diễn giải sao cho cả đôi bên đều vừa không bị khó xử, vừa giúp cho bản thân và đối phương có thêm kiến thức tôn giáo đúng đắn và bổ ích.
- Chắc là đã tới lúc tôi phải về hưu thôi...!Đầu óc tôi càng ngày càng lẩm cẩm...!- Phạm Đình Vân ngắm nhìn chiếc nhẫn cưới vẫn hằng đeo ở ngón áp út.
Trong giọng nói của ông phảng phất nét buồn bã.
- Xin thứ lỗi cho tôi, tôi có thể được biết năm nay ngài Phạm bao nhiêu tuổi không?
- Tôi đã sáu mươi lăm tuổi.
Còn em Lãng mới hơn sáu mươi...!
"Mới hơn sáu mươi", nghe nhẹ tênh mà sao đau quá! Nửa đời người của mình họ đã trao trọn cho người thương, không một chút hiềm nghi hay chán ghét, cứ thế họ cùng nhau nắm tay bước qua năm dài tháng rộng, truân chuyên đau khổ lẫn hoan sầu bi lạc...!
Kết thúc cuộc thẩm vấn với Judas xong, thì cũng tới giờ tan sở.
Trước khi về nhà, Phạm Đình Vân sắp xếp lại sổ sách trong cơ quan một chập, rồi ghé mua cho Bạch Lãng một hộp bánh ướt gà xé và phá lấu.
- Vợ ơi, anh về rồi nè...!- Phạm Đình Vân úp mặt lên vai Bạch Lãng, vòng tay ôm ghì lấy người thương.
- Đi ra ngoài đường nói bậy rồi mắc cỡ phải không? Nên giờ mới vác xác về đây nhõng nhẽo với tôi.
- Bạch Lãng ngửi thấy mùi đồ ăn thơm nức, liền bẹo má chồng già.
- Có một chút.
- Người thương của ông chẳng còn trẻ trung, cơ thể luôn ám hơi tử thi, nhưng sao ông không thể chán ghét hay khó chịu được, nếu một mai Bạch Lãng qua đời, ắt hẳn ông cũng không còn thiết sống nữa.
- Hôm nay là sinh nhật của anh.
Tôi có làm bánh kem đấy.
Bánh phô-mai cà-phê.
Hình trái tim.
Được chưa? - Giọng nói của ông càng lúc càng ngập ngừng, vì ông trông thấy sắc diện của người thương rất kém.
Phạm Đình Vân bỗng ôm siết Bạch Lãng vào lòng, rồi òa khóc nức nở.
- Sao vậy? - Bạch Lãng lo lắng hỏi.
Rồi cũng khóc theo chồng ngon ơ trong khi bản thân chẳng hiểu mô tê gì.
Bao nhiêu uất ức và mệt nhọc mà ông chất chứa bấy lâu cứ thế tuôn trào, cả sự tự ti vì bản thân tỏ ra chậm hiểu với những thứ đồ công nghệ tân thời, rồi cái miệng phỉ phui nữa...!Thêm cái ánh mắt thương hại của những đồng nghiệp trẻ tuổi mỗi bận ông không hiểu về một vấn đề nào đó mà họ đang bàn luận...!
- Trường giang sóng sau xô sóng trước là lẽ bất biến ở đời mà cưng.
Mai mốt sẽ đến lượt sắp nhỏ thôi.
Thôi nào...!Em thương! Em thương anh mà...!- Bạch Lãng đã cùng Phạm Đình Vân trải qua một thời thanh xuân huy hoàng và oanh liệt, biết bao nhiêu vụ án đã được họ phơi bày dưới ánh sáng công lý.
Bây giờ chuỗi thảm án kia đã khiến danh dự và lòng tự tôn của chồng ông suy giảm rất nhiều.
Hỏi sao mà người bạn đời của ông không mất tinh thần được chứ?
Hai người dắt nhau đi ăn khuya.
Tay trong tay.
Và vai kề vai.
Những ngón tay nhăn nheo và đã trổ đồi mồi đan vào nhau, ấm áp vô ngần.
Để tránh bị đứt mạch máu hay lên tăng xông bất ngờ, hai người uống trước hai viên thuốc giảm mỡ máu.
Họ còn uống thêm Kremil-S để phòng ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày và đau bao tử do ăn nhiều món.
Trong quán đương vang lên một ca khúc có giai điệu hết sức vui tai, mang tên "My oh My" của ban nhạc Aqua nổi tiếng một thời.
Bạch Lãng mua một hộp khổ qua, cà, ớt dồn nhân đủ loại, rồi bước tới khều người bạn đời - Phạm Đình Vân hiện đương đọc mẩu tin "Tìm trẻ lạc" dán ở trên cây cột điện xám xịt.
- Tôi khát nước...!
- Rồi, uống đậu xanh rau má phải hôn nè? - Phạm Đình Vân bẹo má vợ cưng hỏi yêu.
- Uống cho chết sớm hả cha?
Phạm Đình Vân sực nhớ bây giờ là mùa đông, đã thế còn về đêm nữa nên không khí khá lạnh.
- Vậy em muốn uống gì?
- Đậu xanh rau má.
Phạm Đình Vân im lặng đi mua ngay một ly đậu xanh má cho bé pháp y.
Đương nhiên ông biết Bạch Lãng dỗi vì tâm trí ông vẫn dành một góc nhỏ cho công việc.
Ừ thì là một "góc nhỏ".
Phạm Đình Vân thấy hội chợ đang tổ chức chương trình "Hát với nhau" vui quá, nên cũng tham gia hát hò một phen.
"Bài không tên số Hai mươi tám" do ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày là nhạc chuông mà ông cài để thể hiện tình yêu với người bạn đời.
Bây giờ ông lại dùng nó để công khai chuyện tình của hai người.
"Anh cám ơn em những ngày vui
Anh cám ơn em mối tình si
Thời gian ngỡ ngàng khỏa lấp đi
Tưởng như vẫn còn tuổi xuân thì
Ngạt ngào hương thiên lý..."
Bạch Lãng che miệng nhìn người bạn đời đã cùng mình đi chung chặng đường dài đằng đẵng.
Người bạn đời của ông rất ghét chuyện hát trước tập thể, nhưng vì quỹ thời gian của hai người không còn dư thừa để phung phí nữa, nên ông mới...!
"...!Cho đến trăm năm vẫn còn say
Xin đến trăm năm không rời tay
Sợi dây vô hình giữa chúng ta
Tình yêu vững bền sẽ mãi là
Vài nghìn năm sẽ nối nhà..."
Kết thúc phần trình diễn của mình, Phạm Đình Vân trả micro cho xướng ngôn viên, đoạn bước xuống sân khấu và tiến tới chỗ Bạch Lãng đang ngồi.
Những tràng vỗ tay chiếu lệ như pháo lép vang lên, không khiến ông cảm thấy muộn phiền hay khó xử, bởi lẽ ông đâu cần họ nghe, ông chỉ cần họ biết ông yêu một người pháp y mang tên Bạch Lãng là đủ rồi.
Bạch Lãng ghé môi hôn lên má Phạm Đình Vân, rồi ôm siết lấy ông.
- Nếu thời trẻ là được lấy nhan sắc bù giọng hát rồi.
- Bạch Lãng cất giọng trêu ông chồng.
- Hóa ra hồi đó thấy đẹp trai mới thương hả?
- Chứ sao? Xấu xấu ai thèm thương.
- Giờ còn thương không?
- Còn chứ.
Nhiều là đằng khác.
- Bạch Lãng trông thấy quầy phóng phi tiêu, liền kéo Phạm Đình Vân tới chơi.
Nơi ấy đương có một nhóm người, một cặp cha con, một cặp tình nhân và mấy cậu học sinh cỡ chừng học cấp Hai; trong đó cặp cha con có sắc mặt kém nhất, do anh ta phóng mãi mà không trúng vào món quà mà cậu con trai muốn, có lẽ anh ta muốn tự bỏ tiền ra mua luôn, nhưng cậu con trai không chịu, nên mới dùng dằng nãy giờ...!
- Để tôi phóng thế cho.
- Bạch Lãng cất giọng đề nghị giúp đỡ.
Sau một lúc thảo luận riêng với con trai, rốt cuộc cu cậu cũng đồng ý để ba ruột nhận sự viện trợ của ông bác xa lạ lớn tuổi.
Bạch Lãng chỉ cần phóng phi tiêu đúng một lần, là đã lấy được món quà.
Với một người đã cầm trên tay hàng vạn loại dao mổ và kéo y tế như ông thì không khó để biết cách giữ phi tiêu cho đúng, mà có lẽ điều này chỉ đúng với mỗi ông thôi...!
Người cha thở phào nhẹ nhõm, đoạn mở bóp lấy tiền ra trả cho Bạch Lãng.
Song cả ông và Phạm Đình Vân kiên quyết từ chối.
Thế nên anh ta chuyển sang mời hai người ăn bắp nướng chan mỡ hành, điểm bán cách đây ước khoảng một trăm mét về phía Đông, gần cổng chào của khu hội chợ.
Sẵn đang mỏi chân nên hai người đều đồng ý.
Để ý kỹ một chút, Bạch Lãng nhận thấy con trai anh ta có hơi hướm bị tự kỷ, tuy rằng bề ngoài rất khỏe mạnh và khôi ngô, nhưng càng tiếp xúc lâu càng thấy nó có hội chứng chống đối với môi trường xung quanh.
Nhiều người không biết tưởng đâu hành vi này là "lì lợm" hay mang tính "đòi bậy", song thực chất là đứa trẻ đã sớm có biểu hiện không bình thường về hệ thần kinh, nếu không chữa trị sớm ắt sẽ phải gánh lấy hậu quả khôn lường.
Ông cũng biết anh ta đang rất xấu hổ vì con trai không mở miệng nói cảm ơn mình, nên mới nằng nặc mời hai người đi ăn để vơi bớt cảm giác áy náy.
Ngồi hàn huyên tâm sự một đỗi đến khi bắp nướng xong, anh ta xin phép về trước để cho con trai về ngủ sớm đặng mai đi học.
Tiền bắp đã được anh ta chi trả.
Anh ta cũng bảo sẽ nghe theo lời khuyên của Bạch Lãng mà đưa con trai đi tư vấn tâm lý một chuyến; rất nhiều người cứ cho rằng trẻ nhỏ bị tự kỷ hay tâm thần không ổn định là điều hết sức nhục nhã, nên cứ giếm bệnh của con, rồi đến lúc nó xảy ra chuyện lại đổ cho Trời.
Phạm Đình Vân may mắn hai hàm vẫn còn tốt chán, nên không gặp vấn đề gì khi nhai.
Bạch Lãng cũng thế.
Vốn là một bác sĩ nội khoa chuyển qua con đường pháp y nên Bạch Lãng rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nhờ vậy mà ông và chồng đều ít bị ốm vặt.
Ăn bắp nướng xong, Bạch Lãng lại rủ rê ông chơi trò bắn súng.
Người dạy ông cách sử dụng súng là Phạm Đình Vân, ai ngờ người bắn giỏi nhất lại là ông.
Hai người chơi được một đỗi, liền rũ lòng thương cho chủ quầy mà hạ súng xuống.
Trong đôi mắt của chủ quầy dường như muốn ánh lên dòng chữ, "Có ngon thì bắn tao luôn đi nè!"
Bạch Lãng chỉ lấy con thú nhồi bông hình con vịt mỏ cam thân vàng chóe, còn mấy món kia thì không.
Phạm Đình Vân thì lấy mỗi một cặp cốc sứ mỗi bên in nửa trái tim, ghép lại thành một quả nguyên vẹn.
- Có muốn ăn gì nữa không? - Phạm Đình Vân ướm hỏi.
- Ăn thêm chứ.
Đã lâu tôi mới có không gian trong lành nhường này.
- Mỗi cử cơm trong bệnh viện đều chẳng khác chi cơm ở địa ngục, hai bàn tay mới vừa đeo găng để mổ xẻ cơ thể người chết, giờ lại cầm muỗng ăn cơm và bưng cà-phê lên uống...!
Phạm Đình Vân vỗ mông Bạch Lãng, rồi kêu ông theo mình vào quán cháo lòng ăn cho ấm bụng.
Quán cháo vô cùng đông khách nên hai người phải ngồi chờ một lúc lâu mới được dọn món.
- Hai bác can đảm lắm...!- Người đàn ông trạc tuổi tứ tuần tay bế đứa trẻ lên ba kháu khỉnh bước tới bắt chuyện với hai người.
- Phải chi...!cháu cũng có đủ can đảm giống vậy...!thì người ấy vẫn còn sống...!
Phạm Đình Vân liếc nhìn Bạch Lãng, dẫu chỉ là một thoáng qua nhưng cũng đủ để thấy tình ý nồng đậm mà ông dành cho vợ mình.
Sau giây phút ấy, người đàn ông dường như đã hóa thành tượng đá, anh ta quay sang nhìn con gái rượu, khuôn miệng tạo thành một nụ cười khổ ải vô ngần.
Đứa bé ngây thơ làm mặt xấu với anh ta, vì tưởng đâu cha đang làm mặt xấu với bé.
Nếu như đặt tình yêu lên bàn cân Vật chất và Lợi ích thì hạnh phúc sẽ không bao giờ tồn tại được lâu bên với cả hai người trong cuộc.
- Anh yêu em.
Trước đây, bây giờ, mãi mãi và vĩnh hằng.
- Phạm Đình Vân nói xong, cúi xuống hôn lên đôi môi đã mất đi vẻ tươi tắn của tuổi thanh xuân ấy.
Buổi đi chơi khuya đã đem đến cho hai ông già những niềm vui khôn tả, và làm dịu đi tâm trạng căng thẳng suốt hơn mấy năm nay của hai người.
- Muốn tôi lên hát cho anh nghe một bài không?
- Không, về nhà rồi muốn hót hay hát đều được.
- Mặc dù không muốn bé pháp y cụt hứng, nhưng giọng ca "oanh tạc" của Bạch Lãng có thể giải tán đám đông trong vòng một nốt nhạc.
Kinh nghiệm xương máu ấy Phạm Đình Vân có được nhờ lần ăn tất niên ở cơ quan gần chục năm về trước.
Bạch Lãng cong môi.
Rồi bấu lấy cánh tay đã không còn săn chắc như thời trai tráng của chồng mình cho đã nư.
Dưới ánh đèn đường sáng trắng, hai cái bóng của họ lặng lẽ hòa vào nhau.
oOo
- Ồ, con trai thứ của tôi luôn muốn theo đạo Công Giáo chứ không phải là đạo Tin Lành như truyền thống gia đình, nên mới phát biểu như vậy.
- Phùng Nhật Lan rót trà vào trong tách của ông bạn già.
- Tại sao?
- Có lẽ là do một cơ duyên đặc biệt đã khiến nó cảm thấy bản thân thích hợp với Giáo Hội Công Giáo hơn Hội Thánh Tin Lành...!Mà thôi bỏ qua chuyện đó đi! - Phùng Nhật Lan vẫn không vui mỗi bận nhắc đến chuyện này, dù rằng ông biết đấy là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi con người.
Ngồi nói chuyện với Phạm Đình Vân một đỗi, thì ông bạn già xin phép ra về.
Phùng Nhật Lan thầm đoán ắt là lại có liên quan đến vụ trọng án kéo dài suốt năm năm, nên ông bạn già mới ngắt ngang buổi hàn huyên mà ra về một cách vội vã như vậy.
"Chúa không lầm" là nhạc phẩm của linh mục Kim Long viết ra để tán dương Đức Chúa Trời.
Phùng Nhật Lan thích nghe bài hát này qua giọng ca của Elvis Phương.
Mỗi khi gặp chuyện muộn phiền, ông lại nằm dài trên ghế và lắng nghe bài hát để tâm trạng vơi đi cảm giác bức bối.
- Ba...!- Phùng Mẫn Tiệp nhíu mày lay cha mình.
Ông đã ngồi nghe đi nghe lại hơn cả chục lần, cho đến khi thiếp đi trên ghế; vài năm gần đây thì chuyện này không hề xa lạ với người thân của ông, vì một số người cao tuổi có tật ngủ rũ, tức là dễ ngủ gục trong mọi hoàn cảnh.
Tới lần thứ mười hai, Phùng Nhật Lan mới mở mắt.
Trán ông nóng bừng như thể áp nó vào lò than nóng rẫy.
- Ba, sao ba sốt cao thế ạ? Mẹ ơi!
Xe cứu thương đưa Phùng Nhật Lan đến bệnh viện Bách Dược.
Tuy rằng ông không có triệu chứng hôn mê lâm sàng hay mất ý thức, nhưng đội ngũ nhân viên y tế vẫn đưa ông vào phòng Hồi sức - Cấp cứu để bảo đảm an toàn cho tính mạng của ông.
Một buổi chiều nắng nhạt như màu mắt học trò trong buổi chia tay năm cuối cấp, Phùng Nhật Lan đã gặp mặt Nakawara Shito - Bạn trai của con trai thứ.
Hôm ấy Shito mặc âu phục, đầu vẫn đội nón ferado đỏ booc-đô, chân mang đôi giày hiệu Doctor Martens xanh nhung.
Tay xách theo túi vải trơn màu trắng tuyết.
Cậu ta còn mang theo một giỏ trái cây và một đóa hoa bách hợp trắng tuyết.
- Cậu là người yêu của nó? - Phùng Nhật Lan quay mặt vào trong vách tường.
Giọng ông đều đều như thể tiếng gõ mõ.
- Dạ phải, là con thưa bác...!Nhưng...!
- Cái mũ fedora đó là của tôi mua tặng cho nó chứ đâu.
Năm nó tham dự vũ hội ở trường.
Phùng Nhật Lan vẫn còn nhớ sự tích quỳ gối tới tận từ đường của Phạm Đình Vân.
Sau rốt mỏi quá ông bạn già đổi cách đi ba bước lạy một bước, nhưng song thân vẫn giận tím gan, cậu Lãng đứng ở ngoài cổng nhìn vào khóc sưng cả mắt.
Mất hơn nửa tháng ông bạn già mới có thể đi lại bình thường được...!
Shito đặt bó hoa bách hợp trắng.
Rồi tự nhiên ngồi xuống gọt táo.
- Cậu thích đọc sách của ai?
- Murakami Haruki.
- Thôn Thượng Xuân Thụ phải không?
- Dạ phải.
- Tôi thích tác phẩm "1Q84" của ông ấy.
Hầu như trong mỗi tiểu thuyết của ông ấy đều có một người đồng tính có tác động mạnh mẽ lên cuộc đời và tư tưởng của nhân vật chính.
Những người đồng tính ấy được phác họa một cách vô cùng độc đáo và bản lĩnh, chứ không ẻo lả hay có cách cư xử kỳ cục như những tay viết gà mờ khác...!Tôi không biết Quế liệu có phải là một nhân vật đồng tính không, bởi Nhục Đậu Khấu đã nói với nhân vật chính trong tiểu thuyết "Biên niên ký