Để tới được khu chợ đó, trước hết phải đi vòng qua một ngôi đình cổ kính.
Đêm nay trăng Rằm, ngôi đình đông vui khôn tả, các cụ cao niên trong xóm nhóm lại ngoài sân để ngồi đợi phần trình diễn của một đoàn hát cải lương mời từ đô thành về đây góp vui.
Dẫu trải qua bao nhiêu năm tháng, thời cuộc hạ người này nâng người kia lên, điệu ru, câu hò và làn giọng cải lương của miệt Cửu Long giang vẫn bền bỉ sống.
Chỉ tiếc những nhà soạn nhạc đại tài thuở xưa nay không tìm lại được một ai kế thừa, dẫn tới việc các đoàn hát chỉ quanh đi quẩn lại với những vở tuồng vang bóng một thời, rất hiếm thấy họ trình diễn những vở tuồng mới.
Đã thế những vở tuồng mới đa số không có nội dung đặc sắc, vi phạm quy tắc soạn nhạc đặc thù của cải lương, nên càng khiến cho loại hình nghệ thuật này rơi vào bế tắc...!
"...!Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà..."
Võ Đông Sơ là tướng quân thời vua Minh Mạng, là con trai của Võ Tánh - Một người tướng quân của vua Gia Long, vì thất thủ khi giao chiến với quân Tây Sơn, ông đã đề nghị tự thiêu để quân Tây Sơn tha chết cho binh lính và dân làng bên phía ông, người võ tướng giữ thành cùng ông là Ngô Tùng Châu thì uống thuốc độc tuẫn tiết sau cái chết của ông.
Trong một lần lưu lại kinh thành để ghi danh ứng thí chức quan võ, chàng đã xảy ra một cơ sự mà gặp gỡ được Bạch Thu Hà - Con gái của quan Tổng trấn Tây Thành Bạch Công.
Song, anh của Bạch Thu Hà là Bạch Xuân Phương vì lòng đố kỵ nhỏ nhen với tài năng của chàng nên đã ngăn cấm em gái mình quen thân với chàng, không những thế hắn còn bày ra vô vàn mưu ma chước quỷ nhằm giết hại chàng.
Sau giặc Tàu kéo quân xâm lược, chàng bị trúng tên mà gục chết giữa sa trường, bỏ lại lời thề khi đất nước thái hòa hai người sẽ nên duyên vợ chồng.
Bên cạnh linh cữu của tình lang, Bạch Thu Hà đã dùng gươm báu quyên sinh...!
Nhà văn Tân Dân Tử vì uất ức khi thấy dân ta nắm rõ các anh hùng xứ Tàu như thông thuộc các đường chỉ trong lòng bàn tay, mà vô tình vùi lấp đi những bậc kỳ tài và các thiên tình sử của nước mình nên đã vắt óc viết ra tiểu thuyết lịch sử "Giọt máu chung tình".
Ngoài ra, cụ còn viết thêm những tác phẩm sau: Gia Long tẩu Quốc, Gia Long phục Quốc, Hoàng tử Cảnh như Tây, Tham ắt phải thâm.
Tuy nhiều người cho rằng Võ Đông Sơ chỉ là một nhân vật hư cấu nhằm làm nền cho cuốn tiểu thuyết lịch sử thêm sinh động và dễ đọc, nhưng xét thấy điểm này vẫn chưa minh bạch lắm nên không thể khẳng định chắc nịch rằng điều trên là đúng hay sai.
Những câu hát trong vở tuồng "Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà" cứ vang vọng trong tâm trí Mạnh Cường như muốn anh ta sống lại một thuở ấu thơ vô lo, vô nghĩ.
Nhịp chân của anh ta chậm dần, rồi ngừng hẳn.
Thấp thoáng trong khoảnh sân tranh tối tranh sáng, hắn dường như thấy ông bà nội đang tủm tỉm chuyện trò với nhau, đôi lúc ngó xuống thằng cháu nội đang ăn cái bánh ú mua từ phiên chợ chiều.
Hai hàm răng thưa rĩnh và thiếu nhiều chiếc của nó cắn mãi mới đứt một miếng bánh.
Dẫu vậy, cái tật háo ăn đã khiến nó không nản lòng mà cứ thế há miệng "cạp" tiếp.
Bây giờ hắn có thể mua được hàng ngàn cái bánh ú, nhưng không thể mua được một ngày tuổi thọ của ông bà nội để được hưởng lại một lần cái cảnh bà nội dắt ra chợ mua cho cái bánh ú, hay cùng ông nội ra nhà mát đút ớt hiểm cho chim sáo ăn.
Con chim sáo năm nào, anh ta đã phóng sanh từ sau khi ông nội theo chân bà nội về miền Cực Lạc.
- Anh nhớ quê à? Tôi cũng nhớ quê mỗi khi nghe lại nhạc phẩm "Về quê ngoại" qua phần trình bày của danh ca Duy Khánh.
- Người nói giọng miền Trung bất chợt lên tiếng hỏi han Mạnh Cường.
- Quê của tôi gần hơn chỗ anh nhiều.
Chỉ cách đây mười mấy cây số thôi.
Đi bằng xe đò cũng được.
Quán nhậu nằm trong một khu chợ rất náo nhiệt, đối lập hẳn với sự yên tĩnh của cái xóm nhỏ mà họ vừa đi ngang qua.
Bất chợt giọng hát của nghệ sĩ Hùng Cường phát ra từ chiếc điện thoại của Đoàn Chí Viễn:
"Lính là lính là lính dù.
Là thiên thần Trời sai xuống trần.
Và gặp nhiều nàng tiên thương..."
Đoàn Chí Viễn xin phép đi nghe điện thoại một lát.
Mọi người bèn dặn anh ta mau trở lại để còn kịp chọn món cho mình.
Nhưng anh ta chỉ cười và trả lời rằng, "Tôi dễ nuôi lắm.
Ăn chi cũng được."
- Ca khúc "Lính dù" do ông Y Vũ, cũng tức em trai Y Vân sáng tác.
Chất nhạc của hai anh em các cụ khá tương đồng nhau nên nhiều người lầm lẫn.
Một phần nữa là do ông Y Vũ kém tiếng hơn anh trai, do đó mà người ta thường gọi tên anh trai của cụ thay vì cụ.
- Thường Khán Bình mở đầu câu chuyện.
Bản nhạc "Lính thích 33" do nghệ sĩ Hùng Cường trình bày khiến không gian quán nhỏ sôi nổi vô cùng.
Người sáng tác nhạc phẩm này là nhạc sĩ Anh Việt Thanh.
"Lính thích 33, như thích đi hành quân..."
- Anh Việt Thanh là em họ ông Anh Việt Thu.
Vì mến mộ tài năng của người anh họ, nên ông đã chọn bút hiệu này khi sáng tác nhạc.
Việc lấy bút hiệu này không khiến ông bị hiểu lầm là "ăn theo" anh trai, do mọi người đều biết nếu lấy bút hiệu khác thì các nhạc phẩm của ông vẫn nổi như cồn bởi tài năng của ông cũng chẳng kém cạnh người anh họ là bao.
Nhưng hành động này đã giúp mọi người biết được sự hâm mộ cuồng nhiệt của ông đối với người anh họ là nhiều không sao tả xiết.
- Hai anh em các cụ ghép tên lại sẽ thành "Thu - Thanh", nghe dễ thương hỷ?
Nghe câu nhận xét của Tào Việt Bân, cả bọn cười rần.
- Nếu nhạc sĩ sửa lời chỉ vì lệnh trên ban xuống thì tôi sẽ gọi hắn ta là thằng "thợ sắp chữ".
Ca - nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh rất hay sửa lời bài hát do mình sáng tác hoặc đồng sáng tác, đơn giản là vì ông ấy cảm thấy nhóm chữ trước đó không hay và khắc họa rõ nét nội dung ca khúc bằng nhóm chữ mới do mình nghĩ ra.
Đơn cử như bài hát "Rừng lá thấp", lời gốc là, "Hay hát cho những người vừa n-ằ-m xuống chiều qua", thì sau này ông ấy chỉnh lại thành, "Hay hát cho những người vừa g-ụ-c xuống chiều qua".
Chữ "Gục" nghe nó bi thảm và miễn cưỡng khôn cùng, vì không ai muốn chết khi tuổi đời hãy còn xuân xanh cả.
Còn chữ "Nằm" lại tạo cảm giác các chiến sĩ trẻ tuổi đã được giải thoái khỏi cõi hồng trần bấp bênh, khỏi cuộc chiến tranh ác liệt và tang thương vô ngần.
Đấy là lý do tại sao ông hay sửa lời.
Cậu trai có cái răng khểnh rất duyên nhấp một ngụm bia hơi, rồi thủng thẳng nói tiếp:
- Muốn nghe lời sau, tìm video nào mà khuôn mặt ông ấy đã chớm màu quá nửa đời người ấy.
Lời sau có phần góp giọng của ca sĩ Thanh Lan.
- Một người làm nghệ thuật là một người phải vững tâm trước bạo quyền.
Bởi lẽ nếu không vững tâm, họ sẽ chỉ tạo ra được những sản phẩm mang yếu tố mị dân và tuyên truyền rỗng tuếch.
- Một gã trai trong đám nhà báo "bia vào buồn ra".
- Cũng nhờ vững tâm mà bài nào của bọn tôi cũng bị bác vì họ sợ mấy ông lớn nổi giận.
Đ* mạ làm báo mà toàn nói láo ăn tiền thì đ* mạ làm cái đách chó gì? - Khuôn mặt của cậu trai miền Trung bày rõ sự phẫn nộ tột cùng.
Tiếng nuốt bia ừng ực của anh ta vang lên rõ mồn một trong không gian quán nhậu ồn ào.
Viên Quân Cảnh cao trên mét tám, dáng vóc cao ráo, tác phong lãng tử và đượm vẻ phong trần.
Trong túi áo có một hộp thuốc lá loại bình dân, nhưng có lẽ vì đương trong giờ làm việc nên anh ta không hút thuốc.
- Dạ, bác Chín ơi!
- Có chuyện chi hông cậu?
- Dạ, bác có thể vặn nhỏ âm lượng lại không ạ? Thím Sáu nhờ con qua đây nhắn bác vì con dâu của thím mới sinh con nên cần nghỉ ngơi.
- Ờ, ờ, cho tui xin lỗi nghe?
- Dạ, con cảm ơn bác trước.
- Viên Quân Cảnh cúi đầu thật thấp.
- Nó mới đẻ con mà ông vặn nhạc kích động rồi rủi lòi ra thêm một đứa nữa thì sao thấu?
- Tui vặn hoài mà bà có chịu "làm" thêm đứa nữa đâu...!Ui da đau bà!
- Quỷ ngựa già...!Càng nói...!càng thấy ghét hà.
Hổng hiểu sao hồi trẻ tui...!tui...!
- Mê tui hả?
- Mê con khỉ.
- Người bà hổng ưng, tự dưng đi ưng con khỉ là tui.
- Nói rồi ông Tư nghêu ngao hát ca khúc "Đừng gọi anh bằng chú" mà thuở xưa đã từng dùng nó để "cưa" vợ già.
- Nhạc phẩm "Đừng gọi anh bằng chú" là của ông Anh Thy, không phải ông Diên An, vì trong bài hát có những câu khắc họa rất rõ chủ sở hữu của nó: "Yêu áo trắng anh mang.
Yêu vài câu hát buồn trong bài ca "Hoa biển".
Và yêu mỗi mình anh." Quân phục của ông mang màu trắng, ông cũng đồng thời là tác giả của nhạc phẩm "Hoa biển", hai điểm đó cũng đủ để chứng minh ông là "cha đẻ" của nó rồi.
Thường Khán Bình còn kể thêm chuyện nhạc sĩ Anh Thy đã cứu người và mất mạng ra sao.
Chiếc xe chở ông và các đồng đội đang chạy bon bon trên đường, thì bỗng tài xế quẹo gấp vì tránh chiếc xe đò chạy bang sang phần đường của họ.
Ông là người tỉnh lại đầu tiên, hầu như thân thể nguyên vẹn, đầu óc không có dấu hiệu gì bất ổn.
Ông cố hết sức khiêng từng người lên xe để chở đến nhà thương cấp cứu, cũng còn may là cái xe bị đá chẹt và bùn cản nên không bị lật, chỉ hất tung ông, bác tài xế và đồng đội ra khỏi xe.
Mặc cho toàn thân rã rời vì bị va đập, ông vẫn cố gắng hết sức để cứu các bạn mình và bác tài xế.
Rốt cuộc, người có vẻ bề ngoài lành lặn nhất là ông lại là người ra đi trong vụ tai nạn định mệnh đó.
Ba ngày sau, ông đến nhà thương khám bệnh sau khi thấy cơn đau đầu càng lúc càng chuyển nặng.
Tại đây, sau khi được chụp X-quang, phát hiện thấy vết nứt mỏng như sợi tóc trên hộp sọ của ông, đội ngũ y-bác sĩ đã tức tốc đưa ông lên bàn mổ.
Nhưng đã không còn kịp nữa...!Đám tang của ông có mặt đầy đủ những người được ông cứu sống, họ tiếc thương ông khôn cùng, nam nhi đổ máu không đổ lệ mà giờ đây thằng nào thằng nấy thi nhau khóc lóc ầm ĩ vì mất đi đứa bạn hiền lành, ít nói, lại sáng tác nhạc rất hay.
Sau này gia đình nhạc sĩ bốc mộ ông lên để cải táng, thì thấy quả đúng nơi hộp sọ ông có vết nứt mỏng như sợi tóc.
- Công nhận thời xưa Y học chưa tân tiến bằng ngày nay mà họ chẩn bệnh trúng phóc! - Giọng nói của Viên Thùy nghe rõ sự hâm mộ và tán thưởng.
Bệnh nghề nghiệp của anh lại tái phát nữa rồi.
- Cái ông đề xuất cấm ca khúc "Đừng gọi anh bằng chú" bị kỵ húy chữ "Vàng" nên đâm ra ngớ ngẩn.
Chữ "Vàng" không hề mang màu sắc chính trị, nó chỉ đơn thuần là màu sắc mà cô người yêu của ông Anh Thy yêu thích, nên một số sáng tác của ông hay chêm chữ "Vàng" để nịnh đầm người thương.
Ví dụ trong bài này là: "Anh chỉ yêu áo vàng." Hàm nghĩa ông chỉ yêu có mỗi mình cô.
Cô cũng là nhân vật chính trong nhạc phẩm "Cô bạn học", hoàn cảnh nghèo túng chính là nguyên nhân khiến ông không dám tiến tới hôn nhân vì sợ người yêu sống đời cùng khổ, do đó mà khi cha mẹ ông hỏi nhỏ này là ai, ông ngậm ngùi nói đây chỉ là một cô bạn học cùng lớp.
Ca khúc này ra đời nhằm mục đích "đoạn tuyệt" mối tình Vàng của hai người, đồng thời cũng là mối tình đầu tiên trong đời của ông.
- Thường Khán Bình nhường "diễn đàn" cho các bạn mình để thảnh thơi uống bia giải khát sau màn "diễn thuyết" dài hơi.
- Hát nhạc Trịnh mà mặt tươi cười phơi phới như vừa trúng số độc đắc trông thật là kệch cỡm.
Đừng ỷ có giọng hát hay mà phớt lờ nội dung của ca khúc, bởi gần như không có ca khúc nào của cụ ấy có điều chi đáng cười cả, nếu có cười, thì nụ cười ấy cũng toàn là mỉa mai, châm biếm.
- Tống Ngạn tiếp tục chủ đề.
- Nhạc của Du Tử Lê, Trầm Tử Thiêng cũng vậy.
- Viên Thùy góp lời.
- Nhắc mới nhớ, "Bà mẹ Trị Thiên" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và "Bà mẹ Gio Linh" do nhạc sĩ Phạm Duy hiện nay không có ai dám hát lại.
Hai nhạc phẩm ấy đều là những chứng nhân Nghệ Thuật của Lịch Sử nước mình.
- Nguyễn Chí Công bồi thêm.
- Bài đầu thì do chính tác giả hát, bài sau có cố ca sĩ Thái Thanh và cố ca sĩ Duy Quang trình bày là hay nhất.
- Tống Ngạn nói đoạn, bỗng cất giọng cáo lỗi, rồi đứng dậy đi lấy nước đá.
"Bà mẹ Gio Linh" kể về câu chuyện hai người thanh niên tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp bị lộ nên bị chúng xử tử hình bằng cách chặt đầu.
Nhưng chưa kịp đem đi bêu đầu ngoài chợ thì bà mẹ của họ phát hiện, nên đã đem giấu hai cái đầu vào trong quang gánh, rồi lấy vải phủ lên.
Tới chừng nghe tin chúng đi xét nhà để tìm kiếm thủ cấp của con mình và bạn của nó, bà lại nuốt nước mắt vào trong mà cất từng cái đầu vào những góc kín nhất nơi xà nhà để che giấu.
Ai cũng nói nữ giới nhát gan, không làm được việc gì ra trò, nhưng một khi dám đụng đến con họ, họ sẽ bất chấp tất cả để che chở chúng, dù chúng còn sống hay đã chết.
Thiên thần cũng là họ, mà Ác quỷ cũng là họ.
Viên quân cảnh nở một nụ cười khoe hàm răng trắng bóng.
Nhìn tác phong của người đàn ông trung niên trước mặt là biết ngay anh ta đã từng hoặc đang làm việc trong quân đội.
Có lẽ gã đã gặp anh ta ở đâu đó chăng?
- Tôi và các bạn có thể mời anh vào nhậu chung không?
Viên quân cảnh hơi nhếch miệng, nhưng không cười.
Gã châm một điếu thuốc lá, rồi đưa lên miệng hút.
Những làn khói đượm hương thoang thoảng, không rõ mùi lắm, ắt đây là loại thuốc lá bình dân song cũng không đến nỗi quá rẻ tiền.
- Tại sao anh biết tôi "bắt đầu" hết giờ làm?
- Quân Cảnh có ba ca chính: Từ Năm giờ sáng đến Hai giờ chiều, từ Hai giờ chiều đến Mười một giờ đêm, và từ Mười một giờ đêm tới Năm giờ sáng...!Bây giờ là 23:05 phút.
- Anh làm việc ở đâu?
- Quân khu của chuẩn tướng Nguyễn Giai Kỳ.
- "Giai kỳ như mộng." - Vứt điếu thuốc cháy dở vào thùng rác cách họ vài mét bằng một cú búng tay điệu nghệ xong, viên quân cảnh tự nhiên quàng vai Đoàn Chí Viễn và cùng hắn bước vào trong quán.
Nổi lẩu gà nòi hầm sả ớt sắp nấu xong rồi.
Mấy món nướng mà họ gọi cũng gần chín tới.
Có nghĩa là, hắn và viên quân cảnh ham vui kia khi tới nơi thì chỉ cần ngồi xuống và bưng chén lên là sẽ gắp ăn ngay.
Đoàn Chí Viễn mời anh ta một dĩa đồ ăn.
Anh ta bèn chọn món bò quấn sả cây nướng tỏi ưa thích, rồi gọi cho mình một chai bia 333, chai bia này sẽ do anh ta móc tiền túi trả.
Nhóm đi điều tra và nhóm đi tìm tài liệu viết bài xin phép bác Chín cho ngồi thêm khoảng độ hai tiếng.
Ông bác cười khề khà, đáp "Chuyện nhỏ như con thỏ", rồi quay đi kiếm vợ già để chòng ghẹo tiếp.
- Tôi có nhỏ em gái đương đi tìm mấy nhỏ bạn cũ để mời tới làm phù dâu cho đám cưới của nó.
- Mạnh Cường bóng gió khơi mào.
- Ban chiều ghé quán bánh cóng ăn lót bụng có thấy một cô giống nhỏ làm trưởng lớp ở lớp em gái tôi.
Nhưng vì không quen thân nên không dám hỏi han, sợ đâu lại nảy sinh phiền phức do hiểu lầm thì mất vui cho cả đôi bên.
- Anh đưa hình cho tôi xem thử được không? - Gã quân cảnh niềm nở một cách giả tạo.
Có lẽ anh ta đang e bọn họ là một băng đảng buôn người chuyên về vùng quê lùng bắt trẻ em và nữ giới.
Nhưng như thế lại càng hay, trước mắt không nên cho anh ta tin rằng họ là người lương thiện.
Trong lúc Mạnh Cường mở ba-lô lấy cuốn sổ kỷ yếu của em gái, cậu trai nói giọng miền Trung thoáng đưa mắt quan sát anh ta.
Cái nhìn lén của anh ta đã bị Viên Thùy thu vào tầm mắt, song người pháp y trẻ tuổi không tỏ thái độ chi sất, anh vẫn chăm chú trở mấy lát thịt dê trên vỉ nướng, đôi lúc ngừng tay phết thêm gia vị và dầu sa-tế.
- Không, anh ta không phải Trung Quốc, anh ta là người Đài Loan.
- Thường Khán Bình cất giọng đính chính.
Nguyễn Chí Công khẽ "À" một tiếng, rồi hỏi han bạn mình về cung cách hoạt động của cơ sở doanh nghiệp do ông Đài Loan ấy làm chủ.
Cũng không có gì đáng nói, vài chuyện cũ rích cũ ri giữa doanh nghiệp và người lao động mà thôi.
Nhưng nhóm người đi điều tra vẫn để tâm vào.
Viên quân cảnh đưa đôi mắt cương nghị thầm đánh giá ý tứ từng người.
Cô gái trong bức ảnh bị người nhà báo mất tích hơn bảy tháng nay, không rõ sống chết, liệu người đàn ông có nước da ngăm đen đương ngồi chung bàn với gã có liên can trong vụ việc này không nhỉ?
- Nhạc sĩ Khánh Băng sáng tác nhạc phẩm "Sáu tháng quân trường" để nhắc khéo người thương ráng chờ mình quay về.
Ai ngờ đâu trong ngày tương ngộ, ông bàng hoàng khi thấy nàng đã có chồng con.
Chẳng những thế, ông còn suýt bị người chồng Biệt Động Quân của nàng tẫn cho một trận vì ghen tuông.
Buồn đau khôn cùng, về tới nhà ông liền sáng tác ngay ca khúc "Tiếng mưa rơi" để kỷ niệm mối tình tan vỡ.
Sau này ông sáng tác thêm bài hát "Sầu đông" và một số bản tình ca khác để cho vơi đi nỗi đau thất tình.
- Thường Khán Bình chợt khơi chuyện.
- Chắc anh nhầm.
Ca khúc "Sáu tháng quân trường" được ông ấy viết ra để dành tặng người em trai còn trong quân ngũ.
Người đời sau thấy thời gian của hai sự kiện gần trùng khớp nhau nên cho là ông ấy viết cho cô người yêu.
- Mạnh Cường đính chính bằng giọng nói mang âm sắc vô cùng chân thành và lịch sự.
- Ồ, hoá ra bấy lâu nay tôi nhầm...!
- Người song ca với nghệ sĩ Hùng Cường trong các nhạc phẩm như "Có", "Thiên thần mũ đỏ", "Đố ai cấm được chim bay", "Lính du Xuân",...!là cô Sơn Ca.
- Đoàn Chí Viễn xen vào để khuấy tan bầu không khí ngượng ngập.
Lúc đầu anh ngỡ nhạc phẩm "Lính dù lên điểm" là do ông Y Vân sáng tác, sau này mới biết đó là của nhóm nhạc Lê Minh Bằng, nhưng khi sáng tác các ông lại lấy bút hiệu là Vũ Chương nên hậu sinh dễ bị nhầm lẫn.
- Mấy bây muốn nghe bài "Đố ai cấm được chim bay" không?
- Dạ muốn!!!
Ông Chín hể hả bật cái cát-xét mà vợ chồng ông cưng như con Út.
"Anh ơi anh đố ai cản chim đừng bay giữa lưng trời
Em ơi em đố ai kêu mây ngừng bay đến muôn đời
Mình sẽ sống giống như thiên thần cuộc đời tự do
Cấm sao được tình yêu..."
- Đố ai cấm được anh yêu mình đến suốt đời.
- Người lính trẻ trung, phong độ năm nào cụng trán cô em xóm nhỏ ngày xưa, người đã đi theo mình suốt hơn năm mươi năm ròng, sinh cho mình bốn đứa con đủ trai, đủ gái, và yêu mình trọn đời, trọn kiếp.
- Quỷ...!Tự nhiên ngọt sớt...!Thấy...!thấy ghét quá hà...!
Chợt ông ghé sát tai người thương mà khe khẽ rủ rỉ lời bài hát "Ai nói với em" của đôi nhạc sĩ Minh Kỳ - Huy Cường:
- ...!Khi lính đã yêu, rừng tàn núi lở.
Tình mình vững bền muôn thuở.
Bao la như lòng đại dương.
Trở về homestay khi đồng hồ đã điểm một giờ sáng, nhưng vì trăng khuya đẹp quá nên bọn họ lại kéo nhau đi dạo mát.
Hy vọng đêm nay trời "tiện thể" đãi bọn họ một màn mưa sao băng thật đẹp.
Mấy khi có dịp thảnh thơi để ngắm cảnh như thế này chứ!
Có vài cậu lính thuộc đơn vị Địa Phương quân bước tới hỏi thăm bọn họ, ý chừng ngờ vực bọn họ là phường trộm cướp.
Vì không có thẩm quyền nên các cậu ấy chỉ gặng hỏi mỗi người vài câu về nhân thân, chứ không dám yêu cầu xem bằng lái xe hay thẻ căn cước công dân.
Chuyến đi lần này không thu được gì, ngoại trừ mỗi đứa tăng thêm vài ký vì ăn no ngủ đủ, còn đám người nhà báo lại tạo cho bọn họ cảm giác nên giữ khoảng cách lẫn không tin tưởng.
Nhất là...!
Bất thình lình, họ trông thấy một người đàn bà luống tuổi nằm ngất xỉu ven bụi tre mà ban nãy đám người kia bày trò cầu cơ.
Tiến lại gần nhìn kỹ, không thấy có dấu hiệu do bị tấn công mà gây ra cơn bất tỉnh, có thể nguyên nhân là do bệnh lý tái phát hoặc cảm sương, trúng gió.
Quần áo trên người bà ta không bị xộc xệch quá thể hay có mấy nếp gấp như bị lục túi lấy tiền.
Trước mắt, tình hình của người đàn bà này không có gì đáng lo ngại.
Để Viên Thùy ở lại sơ cứu cho bà ta, Đoàn Chí Viễn chạy đi tìm mấy cậu Địa Phương quân, còn hai người kia thì đi dạo một vòng xem xét trong lúc đợi xe cứu thương và xe cảnh sát tới.
- Xùy...!
Vừa xua con chó đang ngậm trong miệng mẩu xương trăng trắng, Tào Việt Bân vừa đưa mắt nhìn xuống cái hố mà nó đang đào dở.
Cậu ta ngửi thấy một mùi chi thật lạ, nhưng linh tính mách bảo trước đây cậu đã từng kinh qua không chỉ một mà rất nhiều lần.
Đó là mùi tử thi đã phân hủy gần hết.
Cái mùi ngồ ngộ ấy không thể diễn tả bằng mùi thịt động vật ôi thiu, hay mùi cá ươn sình, hoặc mùi rau củ quả hư thối.
Nó khiến ta rợn xương sống ngay từ lúc ngửi thấy, có thể vì đó là thi hài của một con người như mình nên giác quan của ta mới báo động và phản ứng dữ dội đến thế.
Nó hối thúc, nó giục giã, nó kéo lê ta đi về phía đó càng nhanh càng tốt để mau chóng giúp người chết quay về với gia đình.
Nó khiến ta rơi vào cảnh loạn trí, mất hết tinh thần, phải đợi một hồi lâu sau mới đủ bình tĩnh mà nhấc máy điện thoại lên gọi cho các cơ quan công lực và cất tiếng hô hoán.
Mạnh Cường dường như đã hiểu ra.
Anh ta thận trọng tiến từng bước một về phía Tào Việt Bân.
Cái đèn pin trên tay đã được chỉnh sáng hết cỡ.
- "Ai" ở đó vậy Bân?
- Đoán chừng là nữ.
Khung xương nhỏ nhắn.
Tóc dài chấm gót, không phải là kiểu sau khi chết thì tóc mọc ra dài mà là kiểu tóc để dài ngang lưng nên...!- Tào Việt Bân ngừng lại để đeo găng tay bảo hộ, bịt khẩu trang và đội mũ trùm y tế lên đầu.
- Có phải là cô gái ban nãy không?
- Gần giống.
Toàn là xương trắng với thịt vụn bầy nhầy nhung nhúc giòi bọ nên khó nhận diện rõ ràng.
"Hụ..."
Một chiếc xe cứu thương và hai chiếc xe cảnh sát đậu xịch trước cổng nhà có vườn cây um tùm, hoang vắng.
Rồi thật nhanh chóng, các nhân viên y tế khiêng băng ca và mang hộp dụng cụ cứu thương chạy tới chỗ của Viên Thùy và người đàn bà.
Tào Việt Bân và Mạnh Cường thì bị mấy gã cảnh sát địa phương khống chế.
Con chó quái gở kia vẫn vọc mõm vào trong cái hố chôn giấu tử thi.
Còn Đoàn Chí Viễn không biết đã đi lạc tới tận đâu rồi.
- Lạy Chúa tôi!
Viên cảnh sát là một Cơ Đốc Nhân, không rõ theo nhánh nào, độ tuổi áng chừng hai mươi bảy, dáng người hơi tròn trịa so với tiêu chuẩn về ngoại hình của công việc đương làm.
Song trái với vẻ bề ngoài chậm chạp và có chút khôi hài, chàng ta nhanh nhẹn khôn cùng.
- Anh Bảy! Gọi cho pháp y Trần ngay.
Ở đây có một cái xác chết cần anh ấy giảo nghiệm.
Đã lâu lắm mới nghe lại hai chữ "giảo nghiệm", Viên Thùy bật giác buột miệng cười.
Thời nay hay dùng chữ "khám nghiệm", cá nhân anh thấy chữ này không chính xác bằng cách gọi "giảo nghiệm".
- Lại là các anh nữa à? - Nhóm nhà báo thi nhau đưa đôi mắt tròn xoe nhìn bọn họ.
Vớ được tin sốt dẻo ngay trước mũi, nên mặc cho đêm sương dễ nhiễm lạnh, mọi người co giò chạy nước rút ra đây ghi hình và viết bài.
- Phải.
- Viên Thùy đáp gọn lỏn.
- Hờ...!hờ...!- Thường Khán Bình lia ống kính qua chỗ khác, cốt để không lọt khuôn mặt của nhóm bạn mới quen vào trong khung hình.
Anh ta chợt thấy cái câu "Xui tận mạng" rất hợp với bọn họ.
Trần Cảnh Chiêu có mặt tại hiện trường sau khoảng nửa tiếng.
Mùi tử khí nồng nặc trên người anh ta nói rõ anh ta đang làm việc ở nhà xác thì bị kéo ra đây khám nghiệm tử thi.
- Trời! Cha này hổng phải pháp y mà còn trang bị đồ bảo hộ kỹ hơn tui nữa...!Còn hôn? Cho tui mượn nghen?
- Ờ, ông Hai nói đúng nghe.
Cậu là ai mà...!- Cậu cảnh sát Cơ Đốc Nhân vừa mắc cười, lại vừa nghi ngại.
- Thực tập sinh Đại Hàn qua đây theo chương trình giao lưu sinh viên Y Khoa giữa hai nước.
- Đoàn Chí Viễn bỗng "hiện hồn" ra cứu nguy.
Tào Việt Bân mở ba-lô của Mạnh Cường, rồi lấy một gói đồ bảo hộ y tế đưa cho Trần Cảnh Chiêu.
Anh ta mừng ra mặt, rối rít cảm ơn cậu chàng, đoạn hấp tấp đội mũ trùm đầu, bịt khẩu trang và sau rốt mới đeo găng tay y tế.
- Chăng dây phong tỏa hiện trường nhanh lên mấy cha, còn đứng đó làm "Next top model" nữa.
- Năm thì mười họa cái xã nhỏ xíu này mới có chuyện thì tụi tôi quên là lẽ đương nhiên, sao ông Hai khoái bắt bẻ quá đi mất!
- Sao tui nghi ngờ cái bằng của mấy người ghê nghen.
- Để tôi làm cho.
- Mạnh Cường và Đoàn Chí Viễn bấm bụng nhịn cười.
Cũng may cái xã này luôn mưa thuận gió hòa, chứ phức tạp như ở một số nơi khác thì nhóm cảnh sát công lực này bị đuổi cổ hết rồi.
- Oa! Chuyên nghiệp dữ! - Trần Cảnh Chiêu toan hỏi tiếp cái cậu "Ma-Rốc" kia là ai thì lại một lần nữa, Đoàn Chí Viễn mở miệng trả lời thay.
- Diễn viên cascadeur.
Quang cảnh êm ả của miền quê thanh bình bỗng chốc bị phá tan.
Người thân của bà ấy đã tới đây trình bày sự việc, họ khai rằng thấy con Lu mất tích nên má đâm lo, mặc cho trời đã khuya lắc khuya lơ vẫn đầu trần chạy ra đây tìm nó.
Khúc sau họ khỏi cần kể, nhóm cảnh sát cũng biết như thế nào rồi.
- Lạy Chúa con là pháp y chứ hổng phải cảnh sát trưởng mà phải đi quán xuyến tụi nó.
- Trần Cảnh Chiêu ngao ngán thưa Chúa.
Những sợi dây chăng màu vàng đậm như rực sáng dưới ánh trăng Rằm.
Cái xác được khám nghiệm tử thi tại chỗ, vì đang trong tình trạng phân hủy gần hết nên giòi bọ rất nhiều, con nào con nấy béo múp và dài sọc như cọng bánh canh thiu, ỉu màu.
- Tháng này tui bỏ ăn bánh canh, bánh lọt, bánh tằm bì, bánh...!
Viên Thùy không nói không rằng sà xuống bên cạnh Trần Cảnh Chiêu, cùng chàng ta giảo nghiệm tử thi.
- "Độc Nhãn Long".
Mấy thứ này có thể khiến vết thương trên mặt, nhất là ở mắt trái của anh, bị nhiễm trùng đấy.
- Trần Cảnh Chiêu vừa gắp mấy mẩu thịt vụn bỏ vào trong túi zip, vừa chuyện trò với Viên Thùy.
- Tôi phỏng đoán nạn nhân bị đâm từ trước ra sau hộp sọ, nên nhãn cầu mới bị lồi ra, dịch nhầy nơi màng não trào ra và đọng lại ở mi mắt dưới và thoát khỏi màng nhĩ, nhễu xuống vai, gáy ót, bờ vai và hõm cổ.
Nạn nhân chết ngay tức khắc, lưỡi vô tình bị cắn trúng, tuy không bị đứt làm hai nhưng cũng đã khiến nó bị thương nặng.
- Thôi anh làm pháp y hộ tui luôn đi.
- Anh học pháp y ở đâu?
- Rớt đại học Y Dược Hải Hồng, chuyển sang cao đẳng nhỏ Hải Thượng Lãn Ông.
Viên Thùy hơi bậm môi.
Sức học không được giỏi lắm.
Anh có nên giúp đỡ anh ta hay không?
- Nói tóm gọn lại, "hạm đội" của tui toàn là thành phần "ưu tối" và "đứng thứ nhất từ dưới đếm lên" không hà, nên nghiệp vụ tệ dữ lắm.
- Trần Cảnh Chiêu nói bằng giọng bằng buồn tủi như Thúy Kiều tâm tình với Kim Trọng trong ngày tương ngộ sau bao nhiêu năm trời xa cách.
Hai người vừa khám nghiệm tử thi, vừa tán gẫu đôi câu.
Sau phút xuất thần để cho bệnh nghề nghiệp tái phát, Viên Thùy đánh trống lảng bằng cách "đá" sang chủ đề tiểu thuyết trinh thám và seri truyện tranh "Thám tử lừng danh Conan" để gỡ gạc vỏ bọc đang che đậy có nguy cơ bị lộ tẩy.
Trần Cảnh Chiêu thỉnh thoảng lại hỏi anh những câu rất ngớ ngẩn và thiếu tính chuyên môn về ngành Pháp Y - Pháp Chứng, nhưng anh khôn ngoan dằn xuống sự háo thắng để trưng ra vẻ mặt "Tôi cũng không rành nữa anh bạn ơi".
Đến tận sáu giờ sáng, thi thể mới được đưa về nhà xác.
Công việc khám nghiệm tử thi và hiện trường đã hoàn tất được non phân nửa tiến trình.
Nhưng gánh nặng trên vai viên pháp y duy nhất của cái xã nhỏ bé chỉ mới trút được một phần mười.
Chàng ta bám lấy Viên Thùy mà hỏi lấy hỏi để những câu hỏi ngu ngơ ban nãy, tiếng nói rặt miệt Cửu Long giang vang lên bên tai chàng pháp y "Độc Nhãn Long" đều đều như đĩa hát xoay vòng dưới cần ghi.
- Ê, đợi tui xíu nghen anh bạn? Tui về tắm rửa, thay đồ sạch sẽ rồi dẫn anh đi ăn hủ tíu ở quán này ngon lắm.
Viên Thùy bấm bụng thất hứa, rồi quyết định lủi về căn homestay mà tắm táp, gội đầu một phen.
- Tôi về rồi đây.
Căn homestay trống huơ trống hoác, tịnh không có một tiếng động.
Sao lạ vậy kìa?
Tuy đương rất mực lo lắng, Viên Thùy vẫn không dám tự tiện rút súng ra trong lúc này.
Anh thận trọng dò dẫm từng bước về phía cầu thang, thanh âm "Ken két" như tiếng cóc nghiến răng báo mưa khiến tâm can anh khó hiểu vô cùng.
Cầu thang này thuộc dạng đúc gạch và đổ bê-tông nên rất cứng chắc, không thể nào mà lại có tiếng động như giẫm lên miếng ván gỗ mục nát như bây giờ được.
Bỗng nhận ra mình có thể đang rơi vào cơn ảo giác, Viên Thùy vội vàng nhắm mắt lại, rồi lẩm nhẩm đọc bài kinh:
"Đức Phật trên đầu con
Xá Lợi Phất bên phải
Mục Kiền Liên bên trái
Tam Tạng ở phía trước
A Nan phía sau con
Bậc lậu tận bốn hướng
Chung quanh tứ hộ thể
Đế Thích và Phạm Thiên
Nhờ thần lực các Ngài
Tất cả nan họa tai
Nguy hại dù còn nhiều
Xin hãy tiêu diệt hết..."
"Roạt."
Khung cảnh đột nhiên biến đổi.
Viên Thùy ngơ ngác nhìn thấy mình đang đứng trong một căn nhà ba gian hai chái hoang toàn và đổ nát.
Suýt chút nữa thì anh đã té nhào đầu vì bước hụt chân trên cái cầu thang gỗ.
- A! Lại gặp anh nữa rồi.
- Thường Khán Bình huơ huơ cuốn sổ tay dày cộm làm hiệu.
Có vẻ ngôi nhà hoang sẽ mang tới nhiều chi tiết thú vị để anh ta biên bài viết báo, nên mới dám đánh liều bước vô đây thăm thú.
Viên Thùy cười gượng.
Anh khẽ khàng bước xuống cầu thang.
Rồi đứng ngoảnh đầu lên nhìn Thường Khán Bình.
Anh ta vẫn đang mải mê chụp ảnh, những tia sáng lóe lên từ chiếc máy ảnh Canon trông như thể hoa pháo đốt mỗi dịp Sinh Nhật.
Không biết nội dung của bài báo sẽ ra sao nhỉ?
Sau khi rời khỏi ngôi nhà hoang, Viên Thùy lại tìm đường về căn homestay mà bọn họ đang thuê trọ.
Bài kinh kia không diệt quỷ ở bên ngoài, mà là diệt quỷ ở trong Tâm mình; nói nôm na dễ hiểu thì đấy là cách giúp trấn an tâm thần khi gặp cơn hoảng loạn để không gây ra chuyện đáng tiếc.
"Rào."
Những tia nước mát lạnh từ vòi sen phún xuống người Viên Thùy mang tới cảm giác khoan khoái vô cùng.
Mỗi lần rời nhà xác hay đi khám nghiệm hiện trường, anh đều dành hẳn hai tiếng đồng hồ trong nhà tắm để gột rửa thứ mùi xú uế và khử trùng toàn thân.
Song vẫn không sao xua được cái mùi chết chóc ấy.
Bởi vậy thầy Lãng mới bị họ hàng và xóm giềng xa lánh, giỗ quải gì cũng ngó lơ ông, trong khi công việc của ông đã giải oan và đem lại công lý lẫn tự do cho không biết bao nhiêu người, cả cho người còn sống và đã chết.
Sẵn đang rảnh rang, Viên Thùy bèn làm một chuyến thăm thú xóm làng.
Ruộng đồng xanh mởn, những người nông dân chân chất vừa mần ruộng vừa trò chuyện rôm rả.
Những con trâu có nước da đen bóng thỉnh thoảng lại kêu lên từng tràng âm thanh ồm ồm.
Bầy chim chìa vôi kêu váng trên thinh không trong vắt, điểm nhẹ một vài gợn mây trắng muốt, mỏng tang.
Ve sầu sắp hát rồi, giờ mà cúi xuống bới đất ắt sẽ thấy ấu trùng ve sầu đầy ở đấy, đợi thêm chừng khoảng vài tuần nữa sẽ nghe được bản giao hưởng Mùa Hè êm đềm ấy.
- Tui ở đây nè! Anh bạn!
"Lạy Trời con được bình yên", ông Lam Phương ăn gì mà đặt được một cái tựa thấm đẫm nhân tình thế thái của anh ta trong lúc này thế nhỉ?
- Mấy người bạn của anh đó, ra quán ngồi ăn nãy giờ hết rồi.
Chẳng lẽ giờ anh lại hát bài "Thôi" của ông Y Vân như Jo Marcel sao?
Trần Cảnh Chiêu đèo anh bạn "Độc Nhãn Long" trên chiếc xe cà tàng cà giựt.
Đôi khi Viên Thùy có cảm nghĩ cưỡi trâu còn nhanh hơn là chạy chiếc xe Honda Cub thuộc "dòng dõi hoàng thân quốc thích" này.
Quán hủ tíu nằm trong khu bán bánh cóng, nhưng vì chỉ bán tới trưa là dẹp nên Viên Thùy và các bạn không biết đến sự tồn tại của nó.
Ba người bạn đồng nghiệp của anh quả đúng đương ngồi ăn hủ tíu.
Đêm qua hăng quá, lại bị ông Hai lải nhải bên lỗ tai nên anh quên khuấy bọn họ.
Tới chừng ông Hai xong việc thì trời cũng sáng bảnh mắt, anh mới nhớ ra mình cần phải về nhà.
Điện thoại chợt đổ chuông.
Là số máy của thầy Lãng.
Viên Thùy mỉm miệng cười thật tươi trong lúc ấn biểu tượng "Trả lời" trên màn hình điện thoại:
- Sao rồi cậu Thùy?
- Dạ, yên ả như cánh đồng quê, không có điều chi đáng ngại cả.
- Con gặp nó chưa?
- Ai ạ?
- Trần Cảnh Chiêu, cử nhân ưu tú của Đại học Y Dược Hải Thượng Lãn Ông, giảng viên hợp đồng của Cao đẳng Y Dược cùng tên.
"Đùng."
Dường như Viên Thùy nghe thấy tiếng sấm rền trong đầu mình sau câu giới thiệu đầy hào hứng của Bạch Lãng.
Anh quay phắt người lại, đôi mắt mở trừng nhìn viên pháp y họ Trần.
Trần Cảnh Chiêu đương cắm cúi ăn hủ tíu, cảm nhận được ánh mắt nóng rẫy ấy, nên ngẩng lên nhìn Viên Thùy cười.
Một điệu cười giống hệt Phùng Bác Văn.
oOo
- Nguyễn Kim tin theo tờ giấy bói của ông lão kỳ quặc.
Rồi cứ nhắm thẳng hướng đó mà đi.
Nhưng càng đi càng rơi vào vòng rối rắm, vì ở đồng bằng dễ gì có con báo, con beo.
Song đã trót đâm lao thì phải theo lao, ông tướng nước ta đành cắn răng đánh liều một phen.
Nắng trên đầu đã gần đạt đỉnh Chính Ngọ, mồ hôi mồ kê tươm ra nhễ nhại ướt đẫm cả người ông.
Đột nhiên, từ tuốt tận đằng xa, ông trông thấy một cái chòi đặt cối xay gạo mục nát.
Nắng quá đi mất, hết cách rồi, ông quyết định tạm dừng chân trú đỡ trong cái chòi ấy, khi nào đỡ mệt thì hẵng đi tiếp...!
Phan Hoài Việt đợi cho sắc diện các học trò phô bày vẻ tò mò hết sức, mới thủng thẳng kể tiếp:
- "Gấu, gấu, gấu,..." Hóa ra ở đó có một con chó đang sủa inh ỏi vào cái chòi bỏ hoang.
Ban nãy đứng ở góc nghịch hướng nó nên Nguyễn Kim không thấy.
Và ngoài ra, ở trong chòi còn có người...!Dụi mắt vài lần, định thần một đỗi, ông mới dám khẳng định người thanh niên trẻ măng này có nét giống vua Lê Chiêu Tông.
Rồi ông lập tức giở tờ giấy bói ra xem.
A ha! Con chó to bằng con báo, độ dữ tợn cũng ngang ngửa luôn.
Minh chúa ngồi trong kiệu hoa chờ hiền thần tới rước, chắc chắn cậu trai này bị chó rượt nên mới chui vào trong đây lánh nạn, vậy mình tới cứu cậu ta thì cũng đồng nghĩa với tới rước rồi. Nghĩ là làm, ông bèn xông tới đuổi con chó, rồi chạy tới xem mặt cậu ta.
Bây giờ thì ông còn nghi ngờ nữa, khuôn mặt này y chang như vua Lê Chiêu Tông, không khác một chút chi.
Nhưng không hiểu sao, cậu ta lại không dám chui ra, mà lại co rúm người lại, miệng thốt ra ba tiếng nhẹ như gió: "Đòi nợ hả?"
- Lê Trang Tông chính là Chúa Chổm trong truyền thuyết dân gian.
Thuở hàn vi, gia cảnh khốn khổ nên phải đi vay nợ khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống.
Phan Hoài Việt vừa bật ngón cái, vừa hạ ngón cái, khiến cả lớp nghệch mặt ra hết.
- Trở lại với câu chuyện, trước câu nói kỳ khôi của minh chúa, Nguyễn Kim vẫn ung dung quỳ xuống hành lễ và giới thiệu thân thế của mình.
Ông vừa mới dứt lời, Lê Trang Tông đã nhảy ra khỏi chòi canh mà co giò chạy thục mạng về nhà.
Sức của tướng quân một cõi và sức của cậu thanh niên ốm đói thì khỏi cần nói cũng biết ai thắng thế hơn.
Đón ông ở nhà là một chầu đòn gánh của thái hậu, bà tưởng có người bịa chuyện hòng âm mưu ám sát con mình nên vác đòn gánh ra liều chết đuổi đi.
Song chưa kịp tẩn cho ông ấy một trận thì đôi bên đã kịp thời nhận ra nhau.
Đợi cho tiếng cười lắng xuống, Phan Hoài Việt cất giọng trình bày:
- Trên đây chỉ là một trong những biến thể về tích truyện tìm vua của tướng quốc Nguyễn Kim do dân gian xây dựng.
Có nhiều người nói rằng thật ra vua Lê Trang Tông có biệt danh là "Chù Chổm", tức "Giấu trộm", vì lý do gì thì các trò cũng hiểu rồi nhỉ? Do phát âm sai lệch nên thành "Chúa Chổm", rồi dân gian vẽ tiếp câu chuyện ông ấy thuở thiếu thời vay mượn khắp nơi để ăn chơi trác táng nên thiếu nợ ngập đầu; theo thiển ý của tôi thì chắc có lẽ họ xây dựng tính cách ông ấy theo hình mẫu vua Lê Chiêu Tông, kiểu như "Cha nào con nấy" ấy mà.
Phan Hoài Việt thực hiện vài thao tác trên máy chiếu, rồi xoay qua gõ bàn phím Laptop.
Trên màn hình hiện lên hai chữ "Ngụy biện" màu đen trên phông nền trắng.
- Ngụy biện là gì? Lấy một ví dụ: Trò rất ghét ăn cá, ghét cay ghét đắng, ghét vô cùng ghét, hễ ai khen cá ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng là bắt đầu nổi xung thiên, bĩu môi chê ăn cá bổ béo gì, chỉ tổ rước thủy ngân vào người.
Trong khi trên thực tế, số ca tử vong vì ăn phải thủy - hải sản nhiễm thủy ngân rất thấp, và gần như năm thì mười họa mới có một ca.
Nhưng số người bị thiếu chất Omega-3 có trong loài cá và trái bơ thì nhiều vô số kể.
Vốn quá quen với tính cách của Phan Hoài Việt, nên họ đợi anh thầy nói nốt rồi mới dám giơ tay phát biểu ý kiến.
- Cũng như khi các trò rất ghét một Quốc gia, hễ nghe ai khen ngợi là nhảy dựng lên, rồi chụp lên đầu người ta cái mũ hạ thấp nước mình để tán dương nước khác.
Tôi không thích nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao và Phạm Thế Mỹ, nhưng không có nghĩa là tôi hạ thấp các tác phẩm của các ông ấy, tôi vẫn đánh giá các tác phẩm theo con mắt khách quan và công bằng.
Hay thì tôi khen hay.
Dở thì tôi chê dở.
Vậy thôi.
- Nhưng làm sao bọn em có thể biết khi nào họ làm vậy, và khi nào họ chỉ là khen ngợi thôi?
- Câu hỏi hay lắm, trò Giản...!Tôi thấy nhiều người hay nhầm lẫn giữa đánh giá chủ quan và hạ nhục một Quốc gia, nói cụ tỉ như tôi sang Bỉ ăn chocolate và thấy vị của nó ngon hơn loại chocolate làm từ hãng xưởng của nước mình rất nhiều, đấy là đánh giá chủ quan do khẩu vị của tôi đem đến, chứ chẳng hề có ý chê bai hay bài bác chocolate trong nước.
Nhưng, nhưng, nhưng một số kẻ sẵn có ác cảm với tôi lập tức xông vào rủa xả tôi không yêu nước, đi ủng hộ cho hàng ngoại gây thiệt hại cho nền Kinh tế nước nhà, trong khi tôi đang đi du lịch thì tôi có quyền ăn thử các món đặc sản và nền ẩm thực ở đó, cũng như có quyền nói lên cảm nghĩ và đánh giá của mình chứ? Có phải không? Tôi nói có sai không? Chừng nào tôi nói chocolate làm ở trong nước ăn dở hơn phân thì đó mới là hạ nhục danh dự một Quốc gia.
Còn việc so sánh nơi nào ngon hơn thì đó chỉ là một lời đánh giá chủ quan mà bất cứ ai cũng có quyền thực hiện.
Phan Hoài Việt ngừng lại, đợi cho sinh viên phát biểu ý kiến.
Nhưng sau năm phút chờ đợi, chẳng có lấy một ai giơ tay lên cả.
- Rất nhiều trò ở đây cố tình "đánh lận con đen" để được chửi người khác cho thỏa miệng, trong khi bản thân chẳng rõ đầu cua tai nheo hay trước đó đã cất công tìm hiểu cho ra ngô ra khoai sự việc.
Tôi không biết các trò có thấy phí thì giờ không? Chứ cái trò yêu nước nửa mùa đó khiến tôi cảm thấy phát ốm.
Xin các trò hãy dành thì giờ quý báu trong ngày ra đọc sách, không phải là dạng sách giải trí, mà là các dạng sách của hai phe đối lập viết ra để tăng thêm tri thức và khả năng tranh biện.
Tôi cam đoan với các trò rằng, sau khi đã đọc xong cuốn sách thứ mười, các trò sẽ thấy nuối tiếc vì đã phí phạm một lượng lớn thời gian lớn chỉ để chửi lộn và bày tỏ "lòng yêu nước nồng nàn" trên mạng.
Các trò có tin rằng tôi đã đọc gần một ngàn đầu sách, chưa kể đến là vô số tài liệu từ Tử Vi Đẩu Số, Phong Thủy Học, Phật Học, Chính Trị Học, Kinh Tế Học, Thiên Văn Học,...!Bất kỳ lĩnh vực nào, dù ghét hay yêu thích, dù bài xích hay cổ vũ, tôi cũng đều buộc bản thân đọc ít nhất một tập tài liệu hoặc một cuốn sách mang chủ đề đó.
Họ nói sai, tôi chép lại vào quyển sổ tay những điểm phi lý của họ, rồi đối chiếu học thuyết của họ với những người nói gần đúng nhất để tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Tôi sống theo "Thuyết Tương đối", chứ chưa hề tin vào "Thuyết Tuyệt đối".
Phan Hoài Việt bật cười khi nhớ đến nhóm chữ "Yêu nước nửa mùa" mà anh đã từng đọc qua tác phẩm đầu tay của anh chàng họ Đặng, không hiểu sao nó lại in sâu vào tâm trí anh.
Tác phẩm phỏng theo tiểu thuyết "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao, kể về một anh chàng luôn thể hiện lòng yêu nước sâu đậm bằng cách lên mạng chửi bất kỳ ai có ý kiến về đất nước.
Rồi tới một ngày xấu trời, anh chàng chửi nhầm con của một viên chức cấp cao trong Bộ Nội vụ, dẫn tới hậu quả phải trốn chạy hết chỗ này qua chỗ khác để được yên thân vì lực lượng chửi thuê mà con của ông viên chức đó bỏ tiền ra mướn còn mất dạy hơn cả anh ta gấp vạn lần.
Phần kết của câu chuyện đó anh vẫn chưa đọc hết, nhưng hứa hẹn sẽ là một dấu chấm nhân bản tốt đẹp.
- Thái tử Naruhito tới tận lúc đi du học ở Hoa Kỳ mới biết sử dụng cái máy giặt.
Phản ứng đầu tiên của ông là kinh ngạc ra mặt, xen lẫn nỗi thích thú và ngưỡng mộ trí khôn của người sáng chế.
Người dân xứ Phù Tang không tỏ thái độ bài xích hay chống đối khi nhìn thấy những phát minh của Quốc gia ấy, dẫu rằng trong quá khứ chưa xa, Hoa Kỳ đã thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, song với lòng cầu tiến và muốn vực dậy nền Kinh tế cũng như đất nước mình, họ gác hết oán thù qua một bên mà tập trung vào thực hiện những cải cách do vị thái tử và các viên chức chính phủ đề xuất.
Và giờ đây, họ đã thành công, nhờ không mắc bệnh sĩ diện hão hay tự hào dân tộc một cách phù phiếm và cực đoan.
Một cô sinh viên mặt hoa da phấn chợt giơ tay phát biểu:
- Thầy ơi, nhưng chủ đề hôm nay có liên quan đến con đường Chính Trị sau này của bọn em không?
- Đương nhiên là có.
Để tôi kể cho các trò nghe tiếp một câu chuyện, về Thomas Alva Edison và bà lão lắm lời.
Thuở đó, có