- Bạn bè như con c**.
Tụi bây ỷ tửu lượng cao rồi hùa nhau gạt bọn tao.
Đ* má, sao bữa đó mấy ông giao thông không hốt tụi bây về đồn một bữa đi.
- Mặt mày đã xấu mà còn bày đặt nhăn, nhìn không khác gì Tôn Ngộ Không lúc bị Hồng Hài Nhi châm lửa đốt.
- Bàn chân thúi của mày đặt ở đâu vậy hả? Mày sảy chân đạp một cái là nhà tao tuyệt tự hết.
- Dậy, dậy.
Tao với thằng Ngạn có mua bánh mì heo quay ngon lắm nè.
Tao còn đặc biệt mua cho mày một phần lòng gà, trứng non với xá xíu nướng.
Ê, hết giận tao đi mày...!Ê...!
Lê Đức Hoàng làu bàu chửi đổng thêm ít câu nữa, mới chịu đi đánh răng rửa mặt rồi ra ăn sáng với đám bạn.
Thằng Công tánh nết hiền khô nên chẳng hờn giận nhiều, nó chỉ trách hai đứa bạn sao liều lĩnh quá, gần tới ngày hẹn mà còn đi gây chuyện, ngộ nhỡ có gì bất trắc thì biết tính sao đây?
"King coong...!King coong..."
- Trời, đứa nào mà thuê cặp này đi đòi nợ bảo đảm lấy được tiền liền.
Hẹn giờ nào tới đúng giờ nấy.
Không sai một li...!- Đang bình phẩm ngon trớn, Nguyễn Chí Công chợt chưng hửng.
- Ủa mà nói vậy thì tụi mình trễ hẹn với người ta rồi?
- Ăn lẹ lên đi mấy con rùa! Nhất là cái con rùa miệng móm sọm đang uống cà-phê đó.
Năn nỉ mày mất cả tiếng đồng hồ.
- Sao mày hổng nói câu đó với con ghệ mày đi thằng quỷ sống.
- Lê Đức Hoàng dằn ly cà-phê đá xuống mặt bàn.
- Ê! - Tống Ngạn níu tay Lê Đức Hoàng.
- Gì nữa đây?
- Cái đầu tao nè.
Mày dọng xuống luôn đi.
"Cạch."
- Lâu lắc quá...!- Phùng Bác Văn vừa càu nhàu, vừa tung hứng chùm chìa khóa vạn năng.
Gã trai Nhật Bản đương bưng khay đồ uống mua từ Starbucks, tay còn lại xách một túi nylon đựng mấy hộp thức ăn thơm phức.
Hình như họ vẫn chưa ăn sáng.
Phùng Bác Văn tự nhiên kéo ghế cho mình và người yêu ngồi xuống.
Họ mở mấy hộp thức ăn ra, rồi soạn đũa, muỗng để ăn sáng.
Hai người chọn sushi làm món điểm tâm; có lẽ là sợ bị đau bụng nên họ mua toàn là sushi "chín".
- Tôi biết các người sẽ bê trễ, nên tới đây chờ luôn cho tiện.
- Vừa pha nước chấm, gã đàn ông điển trai ấy vừa nheo mắt nhìn họ.
Bên cạnh anh ta, Shito cũng đang pha nước chấm.
Cả nhóm ăn uống tới gần chín giờ mới xong.
Tính ra trễ hơn giờ hẹn những một tiếng đồng hồ, nhưng nhờ thế mà bọn họ có thêm thời gian để hàn huyên.
Phùng Bác Văn đưa bọn họ đến Tổng Y Viện Đinh Tiên Hoàng để nhận lại trái tim của Thường Khán Cảnh.
Hôm nay là Chủ nhật, một ngày đẹp trời nhiều nắng đầy mây, gió thổi mát rượi.
Họ trông thấy một người sĩ quan Quân Cảnh ngồi dưới gốc cây phượng vỹ nở hoa đỏ rực.
Anh ta đang đọc sổ sách chi đó mà có vẻ chú tâm lắm, nên đôi lông mày cau lại thật chặt.
- Các anh tới rồi à?
Phùng Bác Văn giơ tay chào theo kiểu quân đội với anh ta.
Người sĩ quan cũng chào đáp lễ, rồi mỉm miệng cười đợi y lên tiếng.
- Đây là giấy ủy thác của thiếu tướng Phạm.
Đôi mắt người sĩ quan ấy hơi thoáng qua vẻ nghi ngại.
Hai chữ "Ủy thác" không hề phù hợp với nhiệm vụ mà tướng Vân giao cho anh ta thi hành.
Tại sao lại phải nói dối?
- ...!Thôi, mời các anh đi theo tôi.
- Viên sĩ quan trẻ tuổi ái ngại tiếp nhận công văn ủy thác.
Nhà xác của Tổng Y Viện có hơn một chục cái xác, chủ yếu toàn của tử tù, ấy thế mà vẫn còn trống tới năm giường.
- Tới chiều là sẽ kín giường.
- Viên sĩ quan nói bằng giọng buồn hiu.
- Độ rày sao nhiều người nông nổi quá!
Thường Khán Bình vụt miệng hỏi:
- Còn tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì ở đâu?
- Không phải ở đây.
Nhưng ở đâu thì chúng tôi không được phép tiết lộ.
Xin lỗi anh.
Thường Khán Bình cười lấy lệ.
Thấy không ai bày tỏ ý kiến nữa, viên sĩ quan mới dẫn họ sang gian phòng kế bên.
Cảnh tượng trong phòng không khác chi phim kinh dị.
Tuy đã được phủ khăn trắng, nhưng mắt họ vẫn nhìn ra được từng tư thế của những cái xác không nguyên vẹn.
Cá biệt có thi thể bị chết cháy, xác nằm co quắp lại và nghiêng hẳn qua một bên như người ngủ quên không đắp mền bị lạnh run, lớp khăn phủ làm hằn rõ dáng người, thậm chí họ còn nghe ra cả tiếng rên "Hừ", "Hừ" vì bị rét của người đó nữa.
- Trời ơi, mày ác với tao lắm.
Mày cho tao ăn heo quay, rồi giờ mày đưa tao đi coi "người quay"...!
Nhìn thằng bạn miệng móm mếu máo kể lể mà Thường Khán Bình vừa cảm thấy thương, vừa cảm thấy mắc cười.
Song hiểu ra hoàn cảnh lúc này không có gì đáng vui, nên ráng nhịn cười.
- Họ là những con nghiện ma túy bị lên cơn ghiền không khống chế được bản thân, nên đã tự kết liễu chính mình và sát hại người xung quanh một cách hết sức dã man.
Để bảo đảm được tính công chính trong công cuộc khám nghiệm tử thi, chúng tôi phải che giấu những tử thi này trước khi có kết quả chính thức.
- Trái tim của Thường - Khán - Cảnh ở đâu? - Thường Khán Bình đi thẳng vào vấn đề nhằm tiết kiệm thì giờ cho đôi bên.
- Trước tiên phải thử ADN.
- Phùng Bác Văn nở nụ cười cáo lỗi với hắn.
- Tại sao phải thử ADN?
- Công chính.
Hết.
Thường Khán Bình siết tay thành hình nắm đấm, môi mím chặt, đôi mắt anh ta hướng về phía điều tra viên họ Phùng, ra vẻ vô cùng hờn trách vì đã khiến mình mừng hụt.
Rời khỏi nhà xác, đám nhà báo và cặp Shivan lên lầu Bốn gặp gỡ người phụ trách cuộc thử ADN.
Viên Quân cảnh hãy còn ở lại nhà xác để kiểm tra số liệu đã ghi trong sổ sách.
Thường Khán Huyền đương thảo luận với Bạch Lãng trong phòng xét nghiệm.
Cung cách của cả hai vô cùng nghiêm chỉnh và thận trọng.
Cúi đầu thưa cha mình xong, Thường Khán Bình tiến tới bắt tay với viên pháp y đã quá ngũ tuần.
Rồi đứng khép nép đợi ông ấy lên tiếng.
Nhưng Bạch Lãng chưa kịp mở miệng thì ông Huyền đã cất giọng nói:
- Vợ chồng tôi muốn tổ chức một bữa tiệc để bày tỏ lòng cảm ơn với thịnh tình mà quý vị đã dành cho thằng Cả.
Có thể tới khi vợ chồng tôi nhắm mắt xuôi tay, thằng Cả vẫn bị oan khuất, nhưng...!
Thấy cha mình rơm rớm nước mắt, Thường Khán Bình vội bước tới dỗ dành ông.
Rồi khẩn khoản nài van mời Bạch Lãng, cặp Shivan và nhóm điều tra viên dưới trướng thiếu tướng Phạm đến nhà chơi.
Phạm Đình Vân nghe vợ già gọi, bèn cắt đặt công việc cho sắp nhỏ lo liệu, rồi vào nhà vệ sinh chải chuốt đầu tóc và chỉnh trang lại quần áo.
Ông thường lái xe Jeep nhà binh mỗi bận đi làm, đi họp và đi khám nghiệm hiện trường.
Còn khi đi du ngoạn, ông thích lái những chiếc xe hơi thuộc dòng thể thao, cũ hay mới không quan trọng, miễn rằng nó còn lăn bánh là được rồi.
Bà Thường biết nay nhà mình có đông người tới, nên ra chợ mua rất nhiều món ăn ngon về chế biến để đãi đằng khách khứa.
Bà đã nấu món bò la-gu, gỏi rau tiến vua, súp cua, cá tai tượng chiên xù cuốn bánh tráng; không những thế, bà còn đặt ngoài hàng vài món ăn cầu kỳ khác như chả tôm, gà nướng lu, cơm chiên Dương Châu và nem lụi.
- Mời quý vị vô nhà tôi chơi.
- Nguyễn Kiều Trinh niềm nở tiếp đón.
Vóc dáng bà rất mực sang trọng và quý phái, khuôn mặt tròn trịa phúc hậu.
Tuy tuổi đã hơn sáu mươi, nhưng những đường nét trên gương mặt bà hãy còn rất hài hòa, đẹp đẽ.
Ắt hẳn thời trẻ bà từng là một hoa khôi rạng rỡ.
Thật chẳng bù với Khán Bình, khuôn mặt tầm thường quá đỗi, bao nhiêu vẻ xinh tươi của mẹ hắn không thừa hưởng được một miếng.
- Vui lên coi mày?
- Tao...!Tao nhìn con gà nướng lu mà nhớ lại cái xác hồi nãy...!
- Khét đen.
Con gà người ta nướng vàng ươm ngon vậy mà mày nỡ lòng nào đem ra so sánh với...!
- Bởi hồi đó tía má biểu tao vô ngành Y, tao hổng có chịu vô là đúng "ồi".
Tao mới gặp qua một lần mà nhớ mãi không quên.
Gặp ngày nào cũng thấy chắc tao lên chùa xuống tóc đi tu luôn quá!
- Mày ăn chay được một tuần, tao cùi! Bớt nói dóc nghen con?
Shito xin phép vào nhà vệ sinh.
Thường Khán Bình bèn dẫn anh ta đi.
Phùng Bác Văn thì theo chân mọi người vào phòng ăn nhập tiệc.
- Hoàng.
- Dạ?.
ngôn tình tổng tài
Bà Thường gắp cái cánh gà nướng thơm phức cho Lê Đức Hoàng ăn.
Bà thấy thằng bạn của con trai mình ăn ít hơn mọi bữa thì sốt ruột hỏi:
- Con nói cho mạ biết, bữa ni con bị chi mà răng ăn ít thế?
Thường Khán Bình đằng hắng.
Lê Đức Hoàng rụt vai lại, đoạn đáp nhỏ xíu:
- Thưa mạ, chắc con bị say xe.
- Mình không làm chuyện ác thì chẳng sợ chi con ạ.
Có người chết nhẹ nhàng, nằm xuống trút hơi thở cuối cùng là xong.
Có người lại chết đau chết đớn, chết bơ vơ, chết tủi hờn.
Âu cũng là duyên nghiệp, phần số của mỗi người.
"Cạch." Thường Khán Bình dằn mạnh đôi đũa xuống bàn.
- Mạ, con không tin đâu.
Kể từ sau cái chết của anh Cả, con không còn tin vào Nhân Quả - Báo Ứng nữa.
Dường như không nghe thấy giọng nói hằn học của con trai, nên bà gắp cho nó một thanh chả tôm, rồi dịu giọng nói:
- Con còn quá trẻ, Ba à.
Vợ chồng Bạch Lãng đưa mắt nhìn nhau, rồi mím miệng và cười buồn.
Trước lúc chết, mẹ con Hàn Triệt và Cảnh Hòa đã có dấu hiệu lên cơn hoang tưởng; loại thuốc này có khả năng gây ám thị lên người mắc phải, khiến họ bị tin vào những chuyện chưa từng xảy ra trong quá khứ và không hề có thật ở thời điểm hiện tại.
Theo bản giám định cho thấy, hung thủ đã đầu độc họ bằng loại thuốc này hằng ngày, nên tới khi cơ thể không còn đủ khả năng chống trả nữa, nó đã chiếm quyền điều khiển não bộ của họ, gây ra chứng rối loạn nhận thức và hành vi.
Chợt ngoài cổng có giọng nói eo éo vọng vào:
- Thưa thầy, thưa mạ con mới về.
Bà Thường mừng rỡ đi ra mở cổng cho đứa con trai Út.
- Nó là quân thiếu sinh của trường thiếu sinh quân Quang Trung.
Năm nay được mười bốn tuổi rồi.
Hai vợ chồng rôm rả kể lại những thành tích mà cậu thiếu niên tên Yên đạt được trong suốt các năm học vừa qua.
Ba anh em ghép tên lại sẽ thành "Cảnh - Bình - Yên".
Đó là mong ước của vợ chồng họ, nhưng mãi vẫn chưa được toại nguyện.
- Sau này con muốn vào quân chủng nào? Hải, Lục hay Không quân?
- Dạ, thưa thiếu tướng, con muốn vào Không quân.
- Ừ, "Nhảy dù cố gắng".
- Vụ án oan của Khán Cảnh bắt đầu từ năm nào? - Bạch Lãng nhắc khéo mọi người nhớ tới lý do tại sao có mặt ở đây.
- Năm Khán Cảnh hai mươi ba tuổi, Khán Bình mười tuổi, Khán Yên chưa ra đời.
Sau bốn năm giam giữ để điều tra lại các tình tiết không hợp lý, đột nhiên gia đình tôi nhận được tin tức thằng Cả treo cổ tự vẫn trong tù.
"Sống phải thấy người, chết phải thấy xác", vì câu nói ấy mà gia đình tôi nhất quyết đi đòi thi thể của nó tới cùng, song đám chó đẻ đó cứ khất lần khất lữa, rồi kéo dài tới tận hai mươi mốt năm nay mà vẫn không thấy trao trả một mẩu xương, cọng tóc nào của thằng Cả.
- Khoan.
Khoan.
Trong tờ khai, Francis Châu ghi nhận mình chỉ có hai mươi ba tuổi, trong khi đó tuổi thật của anh đã tròn ba mươi.
Có phải anh ta ghi nhận theo sự mách bảo của Khán Cảnh không? Vì anh ta ghép tim của Khán Cảnh vào năm tám tuổi rưỡi, tính đến nay đã được hai mươi mốt năm có lẻ.
- Bạch Lãng thảng thốt kêu lên.
- Giọng nói mà tôi nghe thấy lúc ở phòng hỏi cung là tiếng của một người đàn ông miền Trung đã ngoài tứ tuần.
- Tào Việt Bân nguýt môi, ánh mắt ngó lung.
Mạnh Cường vỗ vai trấn an cậu bạn Đại Hàn, rồi gắp cho cậu ta một viên nem lụi.
- Thành thật xin lỗi, nhưng "Cảnh - Bình - Yên" hình như chênh lệch tuổi với nhau hơi "chinh"? - Phạm Đình Vân góp lời.
- Phải, do áp lực từ chỗ làm nên hai vợ chồng tôi cố lắm mới "mót" được từng đứa.
Đứa nào đứa nấy cách nhau xa lắc xa lơ như trẻ dị bào.
Chúng tôi kết hôn hồi năm vợ tôi mười tám, tôi mới hai mươi mốt, tới nay là gần được năm mươi năm rồi.
Gắn bó với xưởng cơ khí cũng đã được hai mươi mấy năm, chợ búa thì bốn mươi mấy năm.
Rồi đùng một cái, bao nhiêu tài sản mà vợ chồng tôi dành dụm được đổ sông đổ biển vì chạy tiền đi lo kiện tụng cho thằng Cả.
Bạch Lãng nhìn ông chồng già mà nở nụ cười nhuộm màu hoài niệm.
- Để củng cố "bằng chứng" thằng Cả giết người, họ thuê diễn viên dựng hiện trường lại rồi chỉnh sửa mốc thời gian cho ăn khớp với hoàn cảnh thật.
Vì người bị giết là thiếu phụ quyền quý, nên khắp nhà đều được lắp đặt camera an ninh.
Thật mỉa mai khi cuốn băng gốc bị "thất lạc", còn cuốn băng ngụy tạo lại được đưa ra tòa làm bằng chứng.
- Sao anh lại nhận ra được?
- Thưa ông, số là đứa em họ tôi lấy nghề cầm đồ làm kế sinh nhai.
Nó chuyên sưu tầm những món đồ cũ để trưng chơi.
Một bữa nó mua được cái camera cùng hãng với cái mà nhà bà thiếu phụ xài, nên lắp đặt thử xem nó có chạy không.
Tôi tình cờ có mặt ở đó, nên mới biết được cách trình bày và bố cục màn hình hiển thị của camera.
Nhờ thế mà tôi mới biết họ đã giở trò khai gian.
Không để đám điều tra viên hỏi mình, Thường Khán Huyền đã vội giải thích thêm:
- Sợ rằng chúng vu cáo tôi bịa chuyện, trước khi công bố chuyện này và thông báo với luật sư, tôi đã đi khắp nơi tìm kiếm tài liệu về dòng máy camera này suốt nửa năm ròng, và đã thu được một kết quả đồng nhất.
Do đó, tôi liền cậy luật sư gửi đơn ra tòa xin kháng cáo tiếp.
Cũng may là chúng ỷ y, nên tôi mới có thể vạch mặt chúng ngay giữa tòa.
Một phần là nhờ chủ tọa và bồi thẩm đoàn còn có lương tri, nên đã hủy tội danh và mức án phạt đã tuyên ở phiên tòa trước...!
Thường Khán Huyền che mặt khóc nức nở.
Bầu không khí chợt trở nên nặng nề khôn cùng.
Không ai còn nhai nuốt nổi nữa.
Tất cả đều đưa mắt nhìn nhau đợi người cha khốn khổ ấy cất tiếng nói.
Con thằn lằn bám ở trên trần nhà như cũng đương tò mò tợn, nên tặc lưỡi vài tiếng thật lớn thúc giục ông.
- Nhưng thật không ngờ, cũng bởi tại thế mà chúng đã thủ tiêu luôn con trai của tôi.
Rồi nhờ đám bồi bút biên bài rằng, "Ăn năn trước tội ác của mình, hung thủ ra tay sát hại bà X đã chọn cách treo cổ tự vẫn".
- Hoang đường! Không bao giờ được phép tùy tiện gọi nghi phạm là hung thủ khi chưa có kết luận chính thức và chắc chắn.
Như thế là ép cung rồi...!- Phạm Đình Vân trân trối nhìn người đàn ông lớn hơn mình vài tuổi, và khổ não hơn mình gấp bội phần.
Thường Khán Huyền khui thêm lon bia, uống hết veo trong một lần.
Rồi từ giây phút đó, ông như thể hóa thành pho tượng đá, chẳng nói chẳng rằng, cũng chẳng ăn chẳng uống, cứ đưa đôi mắt ngó vách tủ thờ thật lung, thật buồn.
Nguyễn Kiều Trinh chợt hát một đoạn trong bài "Buồn, Vui đời người" mà bà đã từng nghe qua giọng ca của nữ ca sĩ Khánh Ly:
"Một người điên, điên suốt hai mươi năm liền
Buồn khóc như một trẻ thơ
Cười vui như loài khỉ già
Một người đi, đi mấy mươi năm qua liền
Vầng trán in nhiều vết nhăn
Thì ra nay mình đã già
Tôi muốn quên những chuyện đau thương ngày ấy
Muốn quên lại càng nhớ thêm
Nhớ thêm lại càng muốn quên..."
- Rồi, hát chơi một đoạn nha mọi người.
- Không muốn thấy mọi người mang khuôn mặt sầu não và ái ngại nữa, nên Thường Khán Bình đành vô lễ đề nghị thay thầy mạ mình.
Tống Ngạn hiểu ý, bèn trích tiểu sử và hoàn cảnh sáng tác của một người nhạc sĩ Mỹ Tho để vào đề luôn:
- Anh Việt Thu có một người bạn thi sĩ tên là Anh Phương.
Họ khắn khít với nhau đến nỗi thấu hiểu tâm tư và niềm đau của đối phương.
Bởi vì thế mà họ đã cho rằng mình và vị tri kỷ kia là hai vì sao lạc xuống nhân gian và vô tình được tương phùng.
Để kỷ niệm tình bạn nồng thắm của hai người, ông Anh Việt Thu đã sáng tác nên ca khúc "Hai vì sao lạc", trong nhạc phẩm này ông dùng ngôi xưng là "Người".
Điểm chung của "Hai vì sao" ấy là họ đã về Trời khi tuổi đời còn hồng thắm xuân xanh.
Lê Đức Hoàng cao hứng hát:
"...!Người là vì sao nhỏ bé
Ta mãi ước cho lòng làm bầu trời xanh xanh
Người về lòng ta thương nhớ
Ta khẽ hỏi đưa người hay người thầm đưa ta..."
- Tao nghe Tuấn Vũ hát thấy mê, tới mày hát thấy ghê.
- Thường Khán Bình nhéo đùi để ra hiệu cho con vịt đực ấy im miệng.
- Quê mày?
Bất giác Mạnh Cường và Tào Việt Bân quay sang nhìn nhau cười.
"Hai vì sao lạc" đã cùng nhau "Đi về phía Mặt trời" huy hoàng, để lại cho nhân gian một nỗi niềm tiếc thương vì "Xa dấu ngựa hồng".
- Anh Hứa Văn Cường hát chơi một bài nghen anh?
- "Đi về phía Mặt trời", bài hát được nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác trong lúc nằm thoi thóp trên giường bệnh vì chứng suy thận.
Một bài hát trối trăn về những dự tính cho tương lai của những người thân yêu khi ông ấy qua đời.
Tôi ca không hay bằng bác Duy Khánh đâu, quý vị thông cảm nha.
- Bởi có tài thiệt sự, thì dẫu sắp chết, vẫn kịp để lại kiệt tác cho đời.
- Lê Đức Hoàng bùi ngùi nói.
Rồi đột nhiên cất giọng bất bình.
- Nhiều kẻ thời nay thiệt ngộ, thích tâng bốc và sùng bái bọn ăn nói tục tĩu và thô lỗ, thậm chí còn khen ngợi đám đó "cá tính" nữa.
- "Cá tính" đúng người thì chỉ có vợ chồng Lê Uyên - Phương, nhạc sĩ Trường Kỳ, The Dreamers, Phượng Hoàng band, The Uptight,...!Lời ca của họ sắc sảo và mạnh mẽ, ngôn từ cứng rắn mà vẫn giàu chất thơ và triết lý.
Ở nhà bị ba mẹ chửi thì làm mình làm mẩy, mặt nhăn hơn con khỉ ăn ớt, ấy thế mà lại chịu bỏ thì giờ đi nghe người dưng nước lã chửi lộn trên mạng.
- Nguyễn Chí Công lắc đầu chán chường.
- Mày nói câu đó chắc khối kẻ "thương" mày lắm.
- Ối, hơi đâu bận tâm.
Tao để dành sức lực đi làm kiếm tiền nuôi xấp em với tía má dưới quê tốt hơn nhiều.
Mày thấy tánh tao ba lơn như vậy, chớ khó lắm nghen con.
Hổng phải là tao nói liền, chớ hổng phải sợ mích lòng mà bải buôi, "tình quờ" đâu.
Mà mày thấy vụ hồi sáng hôn? Tao chửi tục có mấy câu mà lỗ tai mày lùng bùng như bị chọc màng nhĩ...!
- Tao hiểu rồi.
Stop nghen? - Thường Khán Bình làm động tác méo mặt.
- Ờ.
- Lê Đức Hoàng hơi nhếch môi.
- Thằng Ngạn chơi guitar hay lắm.
Để nó đàn, còn thằng...!
- Thôi, tao hổng hát đâu.
- Nguyễn Chí Công lắc đầu nguầy nguậy.
- Để em hát cho, anh Ba.
- Thường Khán Yên nhanh nhảu xen vào.
Cái miệng vẫn còn nhai thức ăn nhóp nhép.
- Mày muốn hát bài gì?
- Dạ, "Khi người lính trẻ trở về Quê Hương" của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.
Hôm qua em nghe bác Nhật Trường hát bài này trên xe lam hay lắm.
- Mày nhập ngũ hồi nào mà hát bài này?
- Thì tương lai sau này.
- Thôi để em Út nó hát đi con.
- Bà phì cười.
Song đôi mắt đã ngân ngấn lệ.
Tống Ngạn nhắm nghiền mắt một đỗi, những ngón tay lướt nhanh trên dây đàn và phím bấm, rồi mới bắt đầu gảy đàn.
Trong lúc ấy, Thường Khán Yên húng hắng vài tiếng để luyện giọng.
- Hát đi chú lính sữa.
- Tống Ngạn bông đùa.
Thường Khán Yên hớn hở hát vang như lúc tham gia sinh hoạt cắm trại ở trường, mặc cho bản thân đương bị vỡ giọng:
"...!A! Chân lơn tơn qua sình qua đá qua lạch qua sông qua đồng qua mương qua rừng qua núi
"A! Khi đi đò máy, lúc chạy xe lô, khi đi thổ mộ, lúc leo xe đò
Ôi lắc lư, lắc lư
Ôi ngất ngây, ngất ngây
Đi mất mấy ngày..."
- Sao hổng hát nữa?
- Hết hơi.
- Thường Khán Yên thở hồng hộc, mặt mày đỏ gay như trái gấc.
Nguyên nhà vỗ tay cười rần.
- Chưa tới nhà mà, hát nữa đi em.
- Tống Ngạn vỗ vai khuyến khích.
- Ổng là một trong "Tứ trụ Nhạc Vàng" đó con.
Mày nghĩ sao lại chọn bài "ruột" của ổng mà hát hả?
Dù rằng rất muốn cự lại ông anh Ba, nhưng "sức cùng lực kiệt" rồi, nên Út Yên chỉ còn biết giương mắt nhìn anh trân trân.
- Ngạn, hát đi mày.
- Thường Khán Bình lại đề nghị.
Tống Ngạn so dây, chỉnh lại các phím bấm, rồi trầm giọng giới thiệu tên của ca khúc sẽ trình bày:
- Tôi sẽ hát một tình khúc của chàng lính biển Mặc Thế Nhân và nhạc sĩ Nhật Ngân, rất nổi tiếng qua giọng hát của Tuấn Vũ và Tuấn Ngọc, vâng, bài hát ấy có nhan đề là "Cho vừa lòng em".
- Ê, mày móc họng tao hay gì?
- Ừ, "Cho vừa lòng mày".
Tao không muốn hát mà mày cứ nài hoài.
- Tống Ngạn nói đoạn, uống nốt chỗ bia trong ly cối đầy đá viên lành lạnh.
Rồi mới chịu hát.
Tiếng ca của anh ta trong vắt, thoảng hơi lạnh, có thể ví giọng hát ấy với những cơn mưa đầu mùa nặng hạt, vừa trầm mặc sắc trời xám xịt, vừa toát lên đôi nét hy vọng về mùa màng tốt tươi sau cơn mưa dầm dề, lê thê.
Lâu rồi mới có người mời mình đến nhà dự tiệc, nên viên pháp y già rất vui.
Ông ăn uống hết sức tự nhiên, trò chuyện xôm tụ với sắp nhỏ, cũng như săn sóc ông chồng đã lót tót theo mình hơn nửa đời.
Tính chất nghề nghiệp đã biến ông thành một cái "xác sống" đúng nghĩa, bởi vì thế mà không ai muốn mời ông tham dự tiệc tùng, giỗ quải, nhất là ăn tân gia và thôi nôi, do họ sợ mùi tử khí trên người ông sẽ mang tới xúi quẩy.
Thấy vợ vui, Phạm Đình Vân cũng vui lây.
Ông hết gắp món này tới món kia vào trong chén của bạn đời.
Thỉnh thoảng thì thầm hỏi cục cưng ăn có ngon miệng không.
Thường Khán Huyền vào nhà vệ sinh đã hơn nửa tiếng.
Ngoài này mọi người đã dẹp chương trình âm nhạc "cây nhà lá vườn" để tiếp tục thảo luận về vụ án oan của Hai Cảnh.
Khi trở ra, ông chủ nhà đã thay sang bộ đồ khác.
Có vẻ như ông đã khóc sướt mướt nên đôi mắt sưng húp, tấy đỏ.
Vừa thấy mặt ông, Phạm Đình Vân liền hỏi:
- Nếu kết quả không trùng khớp thì sao hả anh?
- Thì thôi.
Đã quá nhiều người mất mạng và phát điên vì chuyện này, nhất là cậu pháp y Cảnh, bởi muốn giúp chúng tôi lật lại vụ án mà đã bị tra tấn man rợ như thời Trung Cổ.
Chúng tôi nợ ơn cậu ấy quá nhiều rồi.
Chúng tôi không muốn gây thêm một khổ nạn nào cho cậu ấy nữa.
- Hình như tên của cậu ấy là Chiêu chứ không phải Cảnh.
- Cậu ấy thích gọi bằng cái tên lót hơn là cái tên chính thức.
- À...!- Bạch Lãng gật gù.
Cặp Shivan giữ im lặng trong suốt bữa tiệc thịnh soạn.
Cũng may Kha Ngạn và Viên Thùy không có mặt ở đây, nếu không thì lôi thôi to.
Bởi họ sẽ truy vấn Phùng Bác Văn đến cùng về chuyện giả chết suốt mấy tháng qua.
...!
Tảng sáng hôm sau, cả bọn lại lên đường tới Bạc Liêu.
Chiếc Mitsubishi đã thay bốn cái vỏ mới cắt chỉ, khắp trong và ngoài chiếc xe đã được lau rửa sạch sẽ, bình xăng cũng đã đổ đầy nhóc.
Một bộ dáng trông chờ họ leo lên xe để nó đưa đi khắp nơi.
Vẫn như mọi khi, họ ghé vào một quán ăn để ăn lót dạ.
Lần này thì Lê Đức Hoàng đề nghị dùng món bún nước lèo Sóc Trăng, còn đứa nào kỵ mùi mắm muối thì gọi món bún khác.
"...!Dân gian ca rằng: Bạc Liêu là xứ cơ cầu
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu
Nghe danh công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng, tỏ ra mình giàu..."
Bản nhạc "Bạc Liêu hoài cổ" do ca sĩ Phi Nhung trình bày phát ra từ chiếc máy cát-xét bên nhà hàng xóm vọng sang nhà viên pháp y họ Trần.
Bữa nay thứ Hai, nhưng Trần Cảnh Chiêu không đi làm.
Anh ở nhà pha trà, dọn bàn đón nhóm nhà báo phiền phức.
Bà nội của anh vốn mến khách nên đã đi chợ từ lúc trời vừa hừng đông để kịp mua bánh trái ngon về tiếp đãi bạn bè anh; chắc bà cũng sắp sửa về rồi.
Trần Cảnh Chiêu rảnh tay ra quét tước sân trước trong lúc đợi nhóm nhà báo U30.
Những cánh phượng hồng nằm vương trên một góc sân, trông như thể một đàn bướm cánh mỏng thơ ngây và vô ưu.
Sẵn tiện, anh lấy gáo dừa múc nước tưới cho khóm hoa đồng nội trồng bên cạnh giậu mồng tơi; cái lu bằng đất nung tráng men bóng loáng, mỗi độ miền Nam vào mùa mưa gia đình anh thường dùng nó để hứng nước mưa nhằm giảm bớt tiền nước tưới tiêu cho cây trồng.
Kiễng chân lên một chút, anh đã hái được mấy trái xoài Cát ngon tuyệt làm quà tặng khách phương xa.
"Tin!"
- Ra liền!!! - Trần Cảnh Chiêu ném cái gáo dừa vào lu nước, rồi ba chân bốn cẳng chạy tới mở cổng.
Chiếc xe Mitsubishi đậu dưới tán cây xoài sum sê mọc gần hàng rào bên phía cánh phải.
Ba người kia xuống xe trước, còn Thường Khán Bình ở lại vì hắn mắc bận gọi điện hỏi thăm cha mẹ mình về kết quả xét nghiệm ADN; dẫu rằng hai ngày nữa mới có, nhưng hắn vẫn muốn hỏi thăm để trong lòng vơi bớt nỗi âu lo.
- Xuống đi mậy.
- Nguyễn Chí Công ghé mặt vào sát ô cửa sổ nhắc nhở.
- Nghe rồi.
- Thường Khán Bình thuận thế véo lỗ tai của thằng bạn răng khểnh ưa ngủ dai.
Rồi mở cửa xe bước xuống.
- Thứ lỗi cho tôi hỏi khí không, nhưng anh theo đạo nào? - Tống Ngạn vừa cột lại dây giày, vừa bắt chuyện với pháp y Chiêu.
- Bên mẹ tôi theo Chúa, bên ba tôi theo Phật.
Tôi cũng theo Chúa như mẹ tôi.
- Trần Cảnh Chiêu dẫn họ ghé thăm một chái nhà ngoài vườn, nơi ấy là nơi thờ tự Thiên Chúa của anh và mẹ.
Trần Cảnh Chiêu giới thiệu thêm, chái nhà thờ tự Thiên Chúa ấy là do chính tay ba anh và các cậu, các bác bên nội xây cất và trang trí, để tỏ rõ tấm lòng tôn trọng tôn giáo mà nhà dâu tin kính.
Việc ấy đã góp phần xóa nhòa đi ác cảm bên ngoại anh.
- Ba tôi gửi cho mẹ tôi ca khúc "Tình người ngoại đạo" do ca sĩ Anh Khoa trình bày.
Mẹ tôi nghe xong, bèn bất chấp tất cả mà đến với ba tôi, nhưng với một điều kiện: Không được phép bắt bà cải đạo.
Nội tôi thì rất dễ, chỉ cần mẹ tôi chịu làm lễ gia tiên là xong.
Nhưng bên ngoại lại không chấp nhận chàng rể ngoại đạo, nên hai người phải tranh đấu suốt bảy năm ròng, mới có thể tiến tới hôn nhân với nhau.
Ba mẹ tôi cử hành tới hai cái lễ: Một lễ theo nghi thức bên Công giáo và một lễ gia tiên như truyền thống nhà nội.
Chái nhà rộng khoảng một trăm mét vuông.
Sàn nhà lát gạch men nguyên khối màu đen sương sáo, trước lối vào có đặt một kệ tủ cao khoảng mét rưỡi để các bạn giáo dân cất giày, dép.
Bên trong bày trí đầy đủ hình thức thờ tự của người Công Giáo.
Ngoài ra, nơi đây còn được trang hoàng vô số vòng hoa tuyệt đẹp và những chậu hoa vải tươi tắn như thật.
Trên bức tường phía bên phải, có treo một tấm lịch in hình Đức Giáo Hoàng.
Một bộ bàn ghế đủ chỗ cho hai mươi người ngồi được đặt dưới chiếc đèn chùm pha lê sang quý và khá lớn; họ sẽ ngồi ở đây nói chuyện với nhau.
- Cây thánh giá ấy do đích thân ba tôi đẽo cho mẹ.
- Trần Cảnh Chiêu khẽ khàng bộc bạch.
- Anh hát lại một đoạn của ca khúc "Tình người ngoại đạo" được không? - Lê Đức Hoàng nhìn anh ta đầy "cầu khẩn".
Trần Cảnh Chiêu quỳ dưới tượng Chúa Jesus, hai tay chắp lại cầu nguyện một lúc, rồi cất giọng hát nho nhỏ:
"Lạy Chúa con thương nàng đã lâu rồi
Thương thật nhiều nhưng con chưa dám nói
Con thương nàng đã lâu rồi
Mà chưa dám hé môi
Ngại ngùng không cùng tôn giáo thôi..."
Ngoài sân, gà mẹ đang dẫn đàn gà con đi tìm giun đất.
Mặt trời mùa Hạ chứa chan xiết bao màu thời gian.
Ve sầu nấp mình trong những tán cây ăn trái xanh tốt mà hát ca inh ỏi.
"...!Con xin được sống bên nàng
Người con gái đoan trang
Kính mến tôn thờ Chúa...!Amen..."
Trần Cảnh Chiêu hát xong, liền đứng dậy, rồi mời họ ngồi vào bàn.
- Tôi chúa ghét bất cứ ai ép người khác phải tin vào tín ngưỡng mình đương mang.
Tôn giáo là một cơ duyên, ai có duyên với Chúa thì theo Chúa, ai có duyên với Phật thì theo Phật.
Chứ đừng có đặt điều, bôi nhọ hay hạ bệ tôn giáo của người khác để đề cao tôn giáo của mình.
- Anh nói đâu xa, Công Giáo và Tin Lành, tuy đều là Kito Hữu, nhưng hình thức sinh hoạt tôn giáo và các giáo lý hoàn toàn khác nhau.
Nếu như anh là người ngoại đạo, anh sẽ không bao giờ hiểu nổi đâu...!Nhưng mà, anh theo Nam Tông hay Bắc Tông?
- Tôi không theo bên nào hết.
Tôi chỉ tin Phật Giáo nguyên thủy thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, nhất là thường xuyên đọc Kinh Pháp Cú để sửa lỗi bản thân.
Đức Phật Thích Ca không chia hệ phái, tại sao chúng ta phải chia?
- Câu hỏi của anh rất dễ đụng chạm đến vô số người...!
Tống Ngạn mỉm miệng cười, không trả lời trả vốn chi cả.
- Nhạc sĩ Vũ Thành An là một thầy Phó Tế vĩnh viễn.
Facebook của cụ là Deacon Vũ Thành An.
Cụ rất nổi tiếng với những bài hát mang tựa đề "Không tên" có đánh số.
- Trần Cảnh Chiêu nói lảng sang chuyện khác.
Tôn giáo và Chính trị luôn là hai trong những đề tài dễ biến bạn thành thù nhất.
- Anh thích bài không tên nào? - Lê Đức Hoàng mở gói đậu phộng rang ra mời mọi người.
- "Bài không tên số Bảy", "Bài không tên số Bảy trở lại", "Bài không tên trở lại cuối cùng".
- Anh có biết điều gì đáng sợ nhất không? - Đôi mắt của Tống Ngạn bỗng man mác buồn.
Lần này Trần Cảnh Chiêu không trả lời.
- Đó là Sự Thật.
Một khi anh thấy được Sự Thật, con người anh tự khắc thay đổi so với trước đây hoàn toàn.
Cố nhạc sĩ Trúc Phương không chỉ thấy được nó, mà còn tự mình nếm trải qua nó, nên lời ca của cụ luôn triết lý khôn cùng.
Thảo luận tới hơn mười một giờ, nhóm nhà báo mới đánh tiếng ra về.
Nhưng chưa kịp lên xe rời đi, bà nội của pháp y Chiêu đã giữ rịt nhóm nhà báo ở lại dùng cơm trưa với con cháu và mình.
Vì coi bà như bà của mình, mà nhóm nhà báo đều đồng ý ở lại ăn cơm.
Bà mừng lắm, nên vội giục các bạn của cháu trai xuống nhà sau kẻo đồ ăn nguội lạnh thì mất ngon.
Cháu dâu bà bữa nay nấu món hủ tíu bò kho cay ăn với xá bấu tự tay muối khô rất ngon.
Không những thế, cháu dâu còn cất công nấu một nồi nước sâm bông cúc nhãn nhục uống giải nhiệt.
Trong bữa ăn trưa ngon tuyệt ấy, Tống Ngạn nhắc đến công cuộc xây cất trường dòng do một anh Nam Mỹ bỏ vốn, và ngỏ ý muốn viếng thăm.
Nghe vậy, Trần Cảnh Chiêu bèn trả lời rằng có thể đưa anh ta và các bạn tới đó chơi.
Bà nội anh dặn dò cháu trai nhớ bỏ chút tiền quyên góp đặng đỡ đần chi phí sinh hoạt cho các bà phước và các bé thiếu nhi không nơi nương tựa ở đấy.
- Nè, mấy đứa.
Đem theo mấy chai nước sâm uống cho khỏe người.
Giờ ngoài đường nó bỏ ba cái giống gì đâu không nên uống vào dễ bị chột bụng lắm.
Ngang qua một góc trường Tiểu Học, bản nhạc "Học sinh hành khúc" do nhạc sĩ Lê Thương sáng tác vọng đến tai bọn họ.
- Anh có nghe rõ câu hát ấy không?
- Câu nào?
Tống Ngạn đội lại cái nón lưỡi trai, rồi thủng thẳng đáp:
- "Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì Nước, vì dân mà thôi."
- Phải, không có chữ nào nhắc rằng phải vì một cái đảng nào hết.
- Trần Cảnh Chiêu vỡ lẽ.
Tống Ngạn mỉm miệng cười.
Ngôi nhà này là do Cha xứ tìm giúp Judas, giá thuê mỗi tháng là bảy trăm đồng, gồm một trệt, một gác lửng, có sân thượng và sân vườn, diện tích ước khoảng ba trăm mét vuông.
Quanh nhà cây cối mọc um tùm, bên ngoài nhìn vào trông chẳng khác nào một khu rừng mưa nhiệt đới xanh mát.
Hai cây nhãn da bò đặc sản xứ Bạc Liêu tỏa hương thơm bát ngát, như muốn chiêu dụ khách phương xa vào nhà nói chuyện phiếm với chủ nhân.
Những khóm hoa sao nháy chen nhau khoe sắc dưới chân hai cây cột nơi hàng rào, những cánh hoa mỏng mảnh tựa cánh bướm vườn Xuân.
Bản nhạc "Ave Maria" do danh ca Thái Thanh đón chào họ trước tiên.
Ấn chuông mãi đến hồi thứ ba, người đàn ông Nam Mỹ ấy mới ra mở cổng rước họ vào nhà.
Chắc có lẽ do ảnh hưởng của công việc luật sư, nên tuy đương ở nhà, nhưng anh ta vẫn ăn bận rất chỉnh tề và lịch sự.
Judas mỉm một nụ cười vô cùng khuôn sáo.
Vừa mở khóa cổng rào, vừa niềm nở hỏi han từng người.
- Anh có nghe danh linh mục Manuel Ngô Kỳ Anh không? - Tống Ngạn vuốt ve phiến lá cọ to bản.
Con đường dẫn vào cửa chính được lát đá vuông, hai bên đường trồng rất nhiều hoa dừa cạn, hoa mồng gà, hoa móng tay, hoa cúc vàng,...!rất dễ làm khách ghé thăm cảm tưởng mình đương bước trên một thảm hoa lộng lẫy và dài ngút tầm mắt.
- Mục sư Manuel Ngô Kỳ Anh không được Hội Thánh Tin Lành nhận xét tốt.
Bởi tác phong của anh ta không hợp cách đối với chức sắc đang mang.
Rất nhiều lần các Mục sư lớn tuổi đã khiển trách anh ta về việc hát những bài ca diễm tình trong Thánh đường...!
Trần Cảnh Chiêu bỗng đề nghị đi gặp Mục sư Manuel Ngô.
Anh ta chợt cảm thấy có hứng thú dò xét người tu sĩ không ngoan đạo ấy.
Rất nhiều lần, anh đã từng đọc qua những câu chuyện về quá khứ bất hảo của một số tu sĩ và tăng sĩ, họ quen biết với giới giang hồ rất rộng rãi, nên có thể cung cấp rất nhiều tài liệu cho phía cơ quan điều tra.
Judas hơi phật lòng vì thái độ vô duyên của viên pháp y trẻ tuổi.
Song gã đã kịp thời khống chế cơn nóng giận muốn bùng phát, mà ráng nhoẻn miệng cười và ngỏ lời dẫn đường cho họ.
Gã toan xoay lưng đi về phía garage để lấy xe đi, thì Thường Khán Bình đã ngăn lại, anh ta trỏ vào chiếc xe Mitsubishi bảy chỗ đậu sát vỉa hè, đoạn bảo: "Dư sức qua cầu."
Đây là lần đầu tiên Trần Cảnh Chiêu viếng thăm nhà thờ Tin Lành.
Mấy mươi năm nay, anh chỉ lui tới mỗi nhà thờ Công Giáo.
Kiến trúc của nhà thờ Tin Lành không có gì khác biệt đến nỗi bắt buộc anh phải lưu tâm sâu sắc.
Nhà thờ Tin Lành ấy mang tên Thánh Paul, nằm khiêm nhượng trong một khu cư xá trung lưu nề nếp.
Vẫn như mọi khi, Manuel Ngô vừa ca hát theo giọng của Duy Trác trong bài "Mắt biếc", vừa cắt tỉa cây cảnh:
"Nhớ tới năm xưa bên nhau
Bước trong chiều mưa, phím ru nhẹ đưa
Bến cũ đam mê say sưa, lá thu còn đưa..."
Ca khúc này được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên viết cho vợ mình là bà Đoàn Thanh Vân.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, đôi mắt của bà không phải là cặp mắt nai vàng hay bồ câu hiền hòa, mà là dạng mắt một mí, mỗi khi cười rộ lên là nhắm tịt lại, trông vô cùng hồn nhiên và đáng yêu.
Ngoài nhạc phẩm này, cụ còn viết thêm bài "Em còn nhớ mùa Xuân" để dành tặng người tình muôn thuở của mình sau quãng thời gian cách trở, chia ly.
Kể cũng lạ, do thời cuộc biến động mà cả cụ ông và cụ bà đều lưu lạc đến Canada, và tại đây, như một phép nhiệm mầu, họ gặp lại nhau trong sự vui sướng khôn xiết và kinh ngạc tới độ không dám tin đây là sự thật.
Không hẹn mà gặp, họ trông thấy cặp Shivan đang ngồi tựa đầu vào nhau dưới tán cây cát đằng vàng nắng; hai người đàn ông ấy hình như đang tổ chức một buổi tiệc dã ngoại nho nhỏ, trên tấm bạt kẻ ca-rô có bày một giỏ mây đựng bánh trái, một cái bình thủy và hai cái tách trà men sứ không hoa văn.
Trong đầu họ chợt nhớ tới một đoạn nhạc của tình khúc "A time for us" do danh ca Andy Williams trình bày: "Thời đại mà chúng ta có thể công khai mối tình cấm kỵ hằng giấu giếm và che đậy này."
- Nagakawa? - Manuel Ngô vừa nói, vừa ngăn cản Viên Thùy bước vào khuôn viên nhà thờ.
- Không, anh chàng ốm nhom như cây sậy ấy là Nakawara.
- Viên Thùy lạnh giọng đính chính.
- A...!Tôi lộn hoài...!- Manuel Ngô chống cằm cười.
Viên Thùy chưa kịp nói nữa, thì bản nhạc chuông vang lên, nên đành trở vào trong xe nghe điện thoại.
Rồi đi luôn không quay trở lại.
- "Nỗi lòng người đi" do ca sĩ Anh Khoa hát à? - Manuel Ngô vuốt cằm, lẩm bẩm.
- À, bài này Sĩ Phú, Tuấn Ngọc và Lâm Nhật Tiến hát cũng rất hay và hợp giọng.
- Trần Cảnh Chiêu bất thình lình trả lời câu hỏi của vị Mục sư mắt bồ câu.
Anh ta và nhóm nhà báo đã đứng đợi Viên Thùy đi khuất mới tiến đến bắt chuyện.
Judas thì vào nhà thờ nhờ một Mục sư lớn tuổi giải đáp thắc mắc về những giáo lý trong đức tin của mình.
- Thực sự, tôi không hợp với vị trí Mục sư.
- Manuel Ngô ngước đôi mắt thật hiền lên nhìn vòm trời xanh biếc, lác đác vài cụm mây xốp trắng.
Rồi nhìn lên cây thánh giá dựng trên nóc nhà thờ.
Giọng nói lạnh băng như tuyết sương của Trần Cảnh Chiêu khiến Manuel Ngô thoáng ngạc nhiên.
Người này không xem anh ta là một Mục sư, mà là một kẻ bao che cho tội ác tày trời.
- Anh biết người này không?
Tấm hình chữ nhật, chụp đứng, về một người đàn ông mặc quần áo tuềnh toàng một tay cầm cần câu, một tay giơ con cá béo ú mới bắt được.
Dưới chân anh ta là một xô nhựa đựng đầy cá tươi, bọt nước do lũ cá quẫy đuôi bắn tung tóe lên.
Anh ta áng chừng không tới ba mươi lăm.
- Kẻ song trùng...!- Manuel Ngô miết những ngón tay lên tấm hình ố mòn.
Ánh mắt hiền từ phảng phất nét bùi ngùi.
- Tôi biết được anh không hề có người em trai nào.
- Trần Cảnh Chiêu tiếp tục sấn thêm.
- Theo tôi.
- Manuel Ngô ngoắt tay, ra hiệu cho Trần Cảnh Chiêu đi theo mình.
Địa điểm mà người tu sĩ trẻ tuổi ấy chọn là nghĩa trang sau nhà thờ.
Một nơi yên nghỉ của những Cơ Đốc nhân yêu kính và tôn thờ Đức Chúa Trời.
Tới trước một ngôi mộ đắp đất không tên, Manuel Ngô quỳ xuống, rồi dùng tay bới lấy bới để.
Dáng điệu vô cùng gấp rút.
Trần Cảnh Chiêu cũng