- Chị Xuyến, mời chị ngồi.
- Dạ, cảm ơn...!cho phép tôi gọi cậu bằng tiếng "Em" nghen?
- Dạ.
- Cổ Chinh Sơn mỉm miệng cười.
Từ Mỹ Xuyến khép nép ngồi xuống chiếc ghế có tay và lưng dựa.
Chị thầm than cái ghế sao có mùi hôi quá, nom còn kinh hơn drap giường nhà thương mà ngày xưa chị đem đi giặt giũ, phơi phóng nữa.
- Bọn em không có bức cung đâu.
Do mồ hôi người lâu ngày dài tháng thấm vào khiến cái ghế ấy trở nên hôi hám.
- Vậy...!vậy hả?
Dẫu có khoác lên vải vóc thượng hạng, trang sức đắt tiền, thì tâm hồn của một cô gái thôn quê vẫn vẹn nguyên như cũ.
Chị vân vê vạt áo sơ-mi hồng nhạt, bộ dáng ngại ngùng và ngượng nghịu vô cùng; tuy vậy ánh mắt vẫn nhìn thẳng vào mặt người điều tra viên hớt đầu đinh.
- Dạ, buổi thẩm vấn coi như vậy là xong.
Rất cảm ơn chị đã bỏ thì giờ hợp tác với tổ điều tra.
- Dạ? Ủa xong rồi hả cậu? Vậy tôi về nghe?
Cổ Chinh Sơn phì cười:
- Dạ.
Hà Gia Minh ngồi ôm nạng chờ vợ suốt hơn một tiếng đồng hồ, mặt mũi anh đã tái xanh vì đói và lo âu, nên hình hài như đã hóa thành "Hòn vọng Thê".
"Cạch."
- Vợ.
- Em đây.
Mình về thôi anh.
- Từ Mỹ Xuyến cúi xuống hôn lên má người thương một cái thật kêu.
Chuẩn tướng Lục Quân đưa hai vợ chồng họ đi ăn khuya xả xui, sẵn tiện xem có hóng hớt được tin tức gì giựt gân không.
- Anh ta hỏi em cái gì thế?
- Dạ, toàn là mấy chuyện liên quan tới cái nghề lao công của em.
Cậu ấy hỏi em hồi đó làm việc có bị ai ăn hiếp không, lương bổng thế nào, lễ Tết được nghỉ mấy ngày, tại sao em lại chọn cái nghề như vậy...!
- Bộ tính viết phóng sự về đời lao công trong bệnh viện hay sao mà hỏi lắm thế? - Viên chuẩn tướng càu nhàu.
- Dạ, hỏi toàn mấy chuyện ba lăng nhăng, lung tung beng, con tưởng đâu phải trả lời những câu hỏi "hình sự" như trong phim trên đài, làm con sợ thấy mồ, vì hổng biết đường đâu mà lần, tại mình có biết cái gì đâu mà nhớ để trả lời chớ.
- Ủa mà bây vô đó không quen biết ai hết hả?
- Dạ? À, dạ, tại con làm lao công trong nhà thương nên hổng có thì giờ đứng nói chuyện lâu với ai, thành thử ra quen biết xã giao thôi hà.
Nội ba cái chuyện đem đống "ga" giường và vỏ gối dơ đi giặt và phơi nắng cũng đủ chiếm hết nửa buổi làm rồi.
Chưa kể tới là việc lau dọn, giúp mấy ông bác sĩ khử trùng phòng ốc sau ca mổ nữa.
- Từ Mỹ Xuyến rùng mình.
- Eo, nhiều hôm đi làm về má con nấu canh rau dền mà con nuốt không vô, cứ nhớ cái màu máu nhờ nhờ ở đó là bao tử như bị lộn ngược ra, nhìn là mắc ói rồi, ăn sao nổi nữa.
- Vậy mà em cũng trụ được mười lăm năm!
- Hổng làm chết đói sao chồng? Đầu óc em ngu si, nên tứ chi của em phải biết lăn lộn thì mới có cái nuôi thân chớ.
Đã đần độn mà còn làm cao...!
- Thà không thông minh như cô còn hơn khôn quá hóa điên.
Nhiều kẻ sát nhân giết người chỉ vì muốn chứng tỏ sự thông tuệ chết tiệt của mình.
Câu nói của chuẩn tướng làm hai vợ chồng cười ngặt nghẽo.
Ngang qua một khu chợ có con lộ hẹp té, mỗi làn đường chỉ vừa đủ cho một chiếc xe bán tải nhỏ chạy qua, Từ Mỹ Xuyến chợt reo lên:
- A, chỗ này là nhà thuốc của anh Băng Tùy nè.
Ảnh hồi trước là bác sĩ Nội khoa ở chỗ em làm.
Chắc năm nay anh gần tám chục tuổi rồi.
Chuẩn tướng liếc mắt xem số giờ hiển thị trên bảng điện tử của chiếc xe:
- Mười giờ rồi.
Không biết có còn mở cửa hay không...!Cô có muốn xuống thăm ông ta không?
- Dạ muốn.
Con cũng muốn thăm chị Phù Dung.
- Hình như em đã từng nói đó không phải là tên thật của bà ấy?
- Dạ, trong trại cai nghiện cho phép tình nguyện viên sử dụng biệt hiệu để giữ kín danh tánh.
Đa số là ký giả muốn tìm hiểu đời sống của những người đương cai nghiện để có tài liệu viết bài; họ thường làm được đâu dăm ba bữa thì nghỉ vì không chịu đựng nổi chuyện mấy "ông Đất" đó la hét ầm ĩ khi lên cơn ghiền, và mùi xú uế đặc thù của phòng ốc nơi đấy, chưa kể tới là nạn "Tiểu Lý Phi Đao" nữa, bọn họ mà lên cơn thì đập phá, ném đồ ném đạc ghê lắm, hầu như ai cũng từng sứt đầu mẻ trán với bọn họ.
- Nói đoạn, Từ Mỹ Xuyến chỉ cho chồng xem vết sẹo nơi gáy cổ.
Chiếc xe đang rẽ vào khu chợ đông người thưa đường ấy.
- Nhờ có chồng mà em mới có tiền đi xóa sẹo đó nghen.
Cái cậu Khán Cảnh bữa đó cầm nguyên cái ghế inox nện vào đầu em, em té xỉu ngay tại chỗ, tưởng đâu bữa sau đem chôn luôn rồi chớ.
Ai dè chỉ phải khâu có mấy mũi, với thuốc men này nọ là lành lặn hẳn.
Ở nhà, má khóc ngất lên ngất xuống, tại em hôn mê mấy ngày mới tỉnh lận, nên má tưởng em đi về dưới rồi.
- Còn Khán Cảnh?
- Dạ, sau lần đó, em nghĩ, hình như, em nghĩ, hình như chuyện em suýt chết đã giúp cậu ấy rũ bùn đứng dậy.
Cậu không còn chống đối và quậy phá nữa, mà răm rắp tuân theo mệnh lệnh của đội ngũ y tá, bác sĩ và điều dưỡng viên trong trại cai nghiện.
Sau hơn sáu tháng thì cậu được nhận giấy chứng nhận của bệnh viện, để tái hòa nhập với cộng đồng.
Gia đình của Khán Cảnh có mời nguyên nhà em tới dự tiệc để thay mặt cậu ta xin lỗi em.
Em còn nhớ họ còn cho em cả ngàn đồng bạc để mua đồ ăn thức uống tẩm bổ, và năn nỉ em đừng có đưa cậu ta ra tòa...!Ui da! Xe bị chi mà thắng gấp dữ vậy bác?
Chuẩn tướng bật đèn pha, ánh sáng gây lóa mắt của chúng vẫn không đủ để ông tướng già trông thấy thứ cần tìm.
- Hình như tôi mới vừa đụng ai đó...!
- Dạ? Đường trống huơ trống hoác hà bác.
Nhờ câu nói thật thà của chị, ông được trấn an thêm phần nào.
Hà Gia Minh bồi thêm:
- Chắc ban nãy có con mèo hay con chó nào chạy rông tạt ngang đầu xe mình nên bác nhìn lầm thành...!con người.
Chứ giờ này ai mà lại ẩu tả cho phép con nít ra ngoài chơi ạ?
Ông vẫn khổ sở nói:
- Dầu là con vật đi chăng nữa, cán nhầm cũng không thể bải buôi chạy tội.
Vừa dứt tiếng, ông bèn mở cửa xe, bước xuống xem xét.
- Ờ, đâu có gì đâu.
- Ngoài rác rến ra, bên dưới gầm xe chẳng còn cái gì khác.
- Úi trời ơi! Bà chị làm tôi hết hồn hà.
Một bà lão hơn sáu mươi tuổi đứng sau lưng viên tướng già hồi nào mà ông chẳng hay.
Khắp người bà ta thơm phức mùi thịt nướng, buộc ông phải quay qua quay lại tìm xem gánh hàng rong của bà ở mô.
- Chị.
- Suỵt.
Bà lão rắc nắm muối vứt qua mỗi bên vai của ông, rồi chậm chạp ném từng nắm muối xung quanh bốn cái bánh xe.
Số muối còn lại, cụ thảy hết vào dưới gầm xe.
- Trừ tà.
Tưởng đụng xe ai dè không có là một trong những dấu hiệu bị ma trêu quỷ ám.
Muối là dương khí Trời Đất tích tụ lại, nên rất hữu dụng mỗi lúc cần tẩy uế.
Từ Mỹ Xuyến đương dìu chồng bước xuống xe, nghe tiếng nói quen quen bèn ngóc đầu lên nhìn:
- A! Bà Tư! Bà còn mạnh giỏi, con mừng quá!
- Con quỷ nhỏ này...!Sao lâu quá hổng về thăm tao? Ủa chồng bây hả?
- Dạ, ảnh là chồng con.
Bà Tư áy náy:
- Bữa đó nhà tao bận việc nên hổng tới chung vui với vợ chồng mày.
Cứ tưởng thư thư ít bữa rồi qua chơi cũng không muộn.
Dè đâu mày chuyển nhà đi mất đất tự hồi nào mà tao hổng hay.
Nói đoạn, cụ giục viên tướng già mau chóng kiếm chỗ đậu xe để mình còn kịp giờ dẫn đi ăn nem nướng, bò lụi ở quán nhà.
- Trời ơi, tôi ở trong quân trường làm tướng chỉ huy người khác.
Giờ ra đây bị bà tướng bán thịt nướng này chỉ huy lại.
Cụ tủm tỉm cười:
- Chú nhỏ hơn tôi nhiều, nên phải chịu phận làm "Gạc-đờ-co" của tôi thôi.
Trong lúc đi tới đó, ông tướng lục tuần bấm số gọi cho chuẩn tướng Hải quân nói chuyện đỡ buồn, bởi ông không thân quen với cụ bà nên chẳng biết hỏi gì, nói chi.
Mà cũng tại cái tánh xởi lởi quá trớn của vợ cậu Minh nên ông không có cơ hội xen vào.
Bản nhạc "Tôi tiễn người tôi yêu" do ca sĩ Anh Khoa trình bày đã thay tướng Phong tỏ hết nỗi lòng:
"...!Từ nơi miền xa trở về
Nào hay nàng đi lấy chồng
Dù xưa hẹn ước chờ mong..."
Tiếng nói của Giả Nam Phong vẫn trầm hùng như mọi khi, nhưng ông vẫn loáng thoáng cảm nhận được nét buồn thất tình ấy.
- Cậu vẫn còn đẹp mã chán!
- Tôi năm nay đã bốn mươi ba rồi, thưa chuẩn tướng.
- Cậu...!
- Tôi không muốn yêu vội yêu vàng.
Rất nhiều cô hoa hậu, diễn viên, người mẫu thấy gia thế của tôi rồi kiếm cớ làm quen.
Có người nào yêu tôi thật tình như Tương Như đâu? Công việc huấn luyện viên bơi lội là do cô ấy năn nỉ ông chủ bể bơi suốt cả tháng trời mới được.
Chưa kể tới là biết bao nhiêu năm nuôi cơm và phụ trả tiền phòng với tôi nữa.
Tôi nợ cô ấy rất nhiều.
Từ tình yêu cho đến tình nghĩa, thứ chi tôi cũng chưa trả hết.
Bất chợt Giả Nam Phong nghe thấy giọng hát nho nhỏ của ông tướng tàng tàng.
Ông ấy đương hát bài "Anh còn nợ em" của nhạc sĩ Anh Bằng.
Dù rất cố gắng, ông vẫn không thể bắt chước giống tiếng của Nguyên Khang được.
Tiếng thở dài của Giả Nam Phong cắt ngang màn trình diễn của ông.
Ông húng hắng giọng:
- Hình như tôi còn nợ cậu một lời xin lỗi.
- Ồ không, tôi thấy chuẩn tướng còn hát hò nổi là tôi vui rồi...!Tôi nghe rồi! Xin lỗi chuẩn tướng, tôi phải xuống buồng điều khiển xem mấy cậu ấy bị cái gì.
- Xin lỗi về chuyện ban nãy nghen.
Giả Nam Phong phì cười:
- Dạ, không có gì đâu, thưa anh lớn.
Bà lão nhác thấy ông đi gần tới chỗ mình, liền đưa cho ông tướng già cái dĩa - Trên có để sẵn chén mắm nêm rắc thật nhiều đậu phộng rang giã nhuyễn - Một đôi đũa xài một lần và một cái muỗng inox.
- Cảm ơn chị nghen.
- Đừng khách sáo.
- Cụ móm mém cười.
Rồi thoăn thoắt trở mấy xâu bò đun, bò lụi và nem nướng trên bếp than hồng.
Hạt thảo quả mà cụ dùng để làm phẩm màu và tẩm ướp gia vị đặt mua tận bản Cloy Ur.
Tiếc rằng vì bản làng ấy đang vướng vào một vụ lùm xùm liên quan tới á phiện, nên cụ không thể trực tiếp tới đó mua hàng để sẵn tiện thăm thú cảnh đẹp nơi núi đồi Tây Bắc.
Cách đây khoảng đâu hai tháng, Rkir Ton cùng đứa con nuôi có ghé ăn ở quán cụ, trước khi đi còn nhắn mùa Thu nhớ ghé để mình đưa cụ đi hái măng rừng và nấm hương ăn chơi.
Ông bưng "đồ nghề" đi tìm bàn của cặp vợ chồng phi công "già nhân ngãi, non vợ chồng".
- Bác ơi! Tụi con ở đây nè!
- Trời ơi, cái miệng cô tía lia làm tôi ngán quá!
Từ Mỹ Xuyến ngó chồng thật yêu, rồi che miệng cười khì.
Anh chồng nhéo má người thương một cái cho thỏa lòng yêu chiều.
Hai người "tình chàng ý thiếp" bao nhiêu, ông già nhớ vợ nhà càng nhiều bấy nhiêu.
Mỗi lần ông về là bả lại "đòi", mỗi lần "đòi" là nhà lại có thêm một đứa con, cũng may thời trẻ ông về có bảy lần, nên chỉ có tám đứa con: Sáu đứa sinh riêng và một cặp sinh đôi.
Ở bàn bên, có đôi bạn ngồi đâu mặt nhau nói cười rôm rả, cử chỉ rất thân tình và gần gũi hơi thái quá, khiến ông tướng già cứ liếc qua hoài.
Do di chứng của lần bị nện ghế vào đầu nên Từ Mỹ Xuyến hơi nghễnh ngãng.
Tuy vậy chị không có thói quen hỏi lại mỗi bận nghe không rõ, chỉ đệm một chữ "Dạ" và đính kèm dấu chấm hỏi để đối phương hiểu rằng chị nghe không rõ mà thôi.
Vì quen biết nhau đã lâu, nhưng viên tướng già vẫn lấy làm buồn cười mỗi khi ông hỏi một đường mà chị lại trả lời một nẻo.
Thấy đồng hồ đã điểm mười giờ hơn, sợ chồng yêu mệt mỏi, Từ Mỹ Xuyến đành thất lễ xin phép ra về sớm.
Ông không trách cứ chi cả, khuôn mặt già nua toát lên vẻ thương hại khôn cùng.
Trả tiền xong, ông giúp cô Xuyến dìu anh Minh ra đầu đường đợi taxi đến rước.
Con đường đìu hiu, buồn tênh.
Vắt trên những bức tường vôi trắng là ba chiếc bóng không ngừng nhấp nhô theo từng nhịp bước của họ.
- Tụi con về nghen bác.
- Ờ, thượng lộ bình an nghen.
- Viên tướng già vừa nói vừa đỡ Hà Gia Minh ngồi vào băng ghế sau của chiếc xe taxi sơn màu vàng chóe.
Một cậu lính Hải quân và một cậu thuộc lực lượng Vệ binh Quốc Gia ngồi trên chiếc xe Jeep nhà binh đợi ông tự bao giờ.
Hai người trai ấy đương hút thuốc lá phì phèo, thấy mặt ông liền vội vàng dụi tắt đầu thuốc, rồi nhảy xuống xe bước tới trình diện ông.
- Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe...!- Viên tướng già vừa cười khà khà, vừa lấy gói thuốc lá nằm trong túi áo của cậu Vệ binh.
- Tôi cũng thích hút nữa.
Xin một điếu nghen?
Nói đoạn, ông châm cho mỗi người một điếu.
- Cậu sao không ở dưới biển hả?
- Dạ, thưa chuẩn tướng, tôi không phải người cá, cũng không phải con cháu Thủy Tinh.
- Đẹp trai quá nên tôi tưởng "chàng tiên cá" không ấy chứ!
Cậu Hải quân tuấn tú bẽn lẽn cười.
Mặc dù được rất nhiều người khen ngợi vẻ ngoài tốt mã của mình, nhưng đây là lần đầu tiên cậu được nhận lời khen từ một vị tướng cấp cao trong quân đội, nên tự dưng cảm thấy mắc cỡ dễ sợ.
- Sao Sơn Tinh - Thủy Tinh lại đến rước tôi?
Hai người đồng thanh đáp:
- Dạ, thưa chuẩn tướng, chuẩn tướng Nguyễn Giai Kỳ bị ám sát hụt trong chuyến thị sát tại đảo Phú Quốc.
Viên tướng già hơi nhếch miệng cười.
Đôi lông mày hơi nhướng cao lên:
- Tôi biết rồi.
Tôi sẽ đi xe riêng tới đó.
Nguyễn Giai Kỳ bị ám sát.
Những tướng lãnh cấp cao phải gánh cái ách ấy vào cổ.
Hác Đăng Khánh sợ chủ mưu kịp bay qua nước ngoài tẩu thoát, nên đã đi lùng từng thằng tướng, tá, sĩ úy như đi bắt Pokemon.
Ông mà không có mặt ở đó đúng hẹn, ắt sẽ bị liệt vào danh sách tình nghi hàng đầu mất.
...!
- Anh gọi cho tôi chi? - Vệ Thanh vừa gõ bàn phím, vừa hỏi Cấp Trên.
- "Sách nhiễu" chơi.
Vệ Thanh nhún vai.
Rồi mở ngăn kéo lục tìm xấp hồ sơ mà trưởng phòng Nhân sự đã giao cho mình sáng nay.
Hắn sẽ về nước vào trưa mai.
- Cưng ghét hay không thích tôi?
Vệ Thanh nhếch miệng cười:
- Hai cái đó đồng nghĩa mà.
- "Ghét" và "Không thích" hoàn toàn khác nhau.
Giống như cưng không thích ăn hành, nhưng nếu trong món ăn có nó thì vẫn nhai nuốt được.
Còn ghét thì khác, cưng sẽ lập tức bỏ không ăn, và đòi phải làm cho mình một cái dĩa khác.
Vệ Thanh thôi không gõ bàn phím.
Hắn trầm ngâm nghĩ ngợi thật lung.
Đôi mắt đẹp ngước nhìn quang cảnh bên ngoài lớp vách kính cường lực chạm trần.
Phố xá đã lên đèn rực rỡ.
Xe cộ qua lại nườm nượp như đi trẩy hội.
Những chiếc máy bay thi nhau cất cánh trên nền trời có gam màu pastel nồng ấm.
Hoàng hôn khuất dạng sau những tòa nhà chọc trời muôn hình vạn trạng.
Tiếng kim đồng hồ kêu tích ta tích tắc.
Thời gian vẫn chạy, và hắn thì vẫn đương suy tư.
- Vậy...!Cưng "Ghét" hay "Không thích" tôi?
Vệ Thanh đã tắt máy sau câu hỏi của gã, để lại gã bật cười khanh khách trong gian phòng tắm tiện nghi, ấm cúng.
Nói vậy thì người ta cũng có chút thiện cảm với gã, nên mới dụ dự giữa lằn ranh "Ghét" và "Không thích".
Gã đem câu chuyện ấy kể lại cho tên bạn thân nghe, và đã bị y cười giễu thẳng thừng:
- Tánh nết quái đản vậy thì chỉ có chó mới chịu làm bạn...!
- Hình như có con chó nào mới vừa sủa kìa?
Fleur ngúng nguẩy đứng dậy, toan bỏ vào phòng thì đã bị Cấp Trên ngoắc lại.
- Ê, vô dùng cơm với tôi đi.
- Thích ăn cơm với chó hả?
- Chó mà biết nói tiếng người thuộc hàng động vật quý hiếm rồi, nên phải ra sức bảo tồn chớ?
- Chúa ơi!
Cấp Trên nắm tay dẫn thằng bạn thân vào phòng ăn sang trọng.
Người mà gã tin tưởng được bảy mươi phần trăm có mỗi mình thằng cha này; còn những kẻ khác, mức tín nhiệm không bao giờ quá ba mươi phần trăm.
Người đầu bếp và các phụ bếp đã dọn sẵn một mâm thức ăn ngon miệng, hãy còn bốc khói và nóng hôi hổi.
Đồ uống vẫn chưa đem ra, ắt hẳn do họ sợ chúng hết lạnh mất ngon.
Hôm nay họ dùng bữa tối muộn hơn thường ngày hai tiếng rưỡi, bởi không cảm thấy đói hay thèm ăn.
Ngắm nghía dĩa xúc xích nướng tỏi một đỗi, Cấp Trên nhếch miệng hỏi Fleur:
- Ngày nào cũng thấy "cây xúc xích" mà vẫn chưa ngán sao?
- Đừng có chọc tôi nữa...!- Fleur uể oải van lơn.
- Tôi chịu thua miệng lưỡi của anh rồi.
Làm ơn để cho tôi ăn mạnh miệng đi.
- Tối nay về Anh hả?
- Phải.
Trăm công nghìn việc ở đó nên không thể làm việc theo cái kiểu cù nhây như hổm rày nữa.
- Luôn tiện điều tra tung tích Dalziel "Mắt khói xám" cho tôi.
- Cấp Trên vừa khuấy súp vừa nói.
Súp cà chua nấu nui sò kiểu Ý là một trong những món mà gã thích ăn nhất.
- Gì? À, tôi hiểu rồi.
- Fleur giơ hai tay lên, tỏ ý đầu hàng vô điều kiện.
Sau đó cúi mặt cắt lát thịt bò thành những ô vuông nhỏ.
oOo
Buổi sáng thứ Ba trên đại lộ Nguyễn Trường Tộ, nhóm sinh viên tiếp tục biểu tình.
Phóng viên và lực lượng cảnh sát đã có mặt trước họ nửa tiếng để nắm bắt tình hình.
Trưởng nhóm của cuộc biểu tình đương trả lời phóng viên của đài 3TB - Một đài do đảng Thái Bình Thạnh Trị lập ra:
- "Biểu tình" và "Bạo động" là hai việc trái nghĩa nhau hoàn toàn.
Bạo động có thể xuất phát từ phía lực lượng vũ trang chính phủ khi muốn đàn áp nhân dân vì sợ bị lật đổ hoặc kiểm soát trật tự trị an thái quá; và ngược lại, có thể xuất phát từ phía một số thành phần trong nhân dân muốn lợi dụng biểu tình ôn hòa hòng kiếm cớ để đập phá, cướp bóc, hay nói huỵch toẹt ra là muốn vụ lợi cho bản thân.
- Vậy em nghĩ biểu tình ôn hòa là như thế nào?
- Thưa chị, biểu tình ôn hòa là một cách để nhân dân truyền đạt tâm tư của mình đến nhà cầm quyền.
Và đừng dùng những kẻ bạo động để làm cái cớ hòng ngăn chặn thành lập luật biểu tình.
Cô phóng viên hơi tái mặt.
Chị ráng nhoẻn miệng cười hỏi:
- Vậy em nghĩ gì về tổng thống Hác Đăng Khánh?
- Tổng thống Khánh tuy có độc tài thật, nhưng ít ra không bao giờ bóp nát tự do ngôn luận và đức tin.
Em tin tưởng ông ấy sẽ giúp cho sinh viên nghèo được vững bước trên con đường tìm kiếm tri thức, và bài trừ thẳng tay đám cặn bã tham nhũng, tư lợi cá nhân trong bộ máy chính quyền.
- Em có gì nhắn gởi tới những người trẻ tuổi trong nước không? - Một anh phóng viên bên đài khác chen vào hỏi.
Cậu thanh niên đột nhiên cúi gập người, giọng nói run run như sắp khóc:
- Dạ, em cúi xin các bạn hãy bớt thương vay khóc mướn cho nước ngoài đi.
Trong nước đủ thứ chuyện tiêu cực, đủ thứ án oan, biển đảo nước nhà bị giặc Tàu lăm le xâm chiếm thì chẳng dám hó hé hay lên tiếng phản ảnh, suốt ngày cứ mang tâm tưởng "Ối, chuyện thiên hạ hơi đâu mà lo", tới chừng nghe tin ở nước ngoài thì xúm vào phân tích, bình luận...!Chẳng khác nào cái nhà mình dơ thì không lo quét, tối ngày lo mang chổi sang quét giùm nhà hàng xóm, chỉ còn thiếu nước đi hút hầm cầu hộ thôi.
- Em có thể giải thích cụ thể hơn không? - Một anh phóng viên to béo tranh vào đặt câu hỏi.
Vẫn giữ nguyên tư thế cúi đầu, cậu sinh viên trả lời rành mạch:
- Bất cứ Quốc gia nào trên Trái Đất này đều có tệ nạn, và mỗi công dân của Quốc gia đó phải lo cho nơi mà mình đã sinh ra và đương sinh sống trước nhất, rồi mới hướng con mắt sang các Quốc gia khác.
Lấy một ví dụ đơn giản: Anh là con nhà nghèo học giỏi, nhưng suốt ngày chỉ biết ăn bám vào tiền chu cấp của cha mẹ và dành thì giờ soi mói mấy đứa con nhà khá giả trong xóm để bớt tự ti về hoàn cảnh khốn khó của mình, thì muôn đời anh vẫn là một đứa nhà nghèo, không nghèo về vật chất vì lười lao động thì cũng nghèo về mặt nhân cách do chỉ chăm chăm bươi móc chuyện nhà người ta để lấp liếm thói hư tật xấu của mình.
Ở dưới tán cây phượng vỹ, Đặng Xương Tuyết mỉm miệng cười, rồi lại tiếp tục ký tặng sách cho những người khác.
Xung quanh anh, vài viên cảnh sát chìm đương đứng trà trộn trong nhóm bạn đọc để canh chừng anh.
- Cậu ký giả Sương Tuyết hình như là "chủ mưu" của cuộc biểu tình này...!- Một viên cảnh sát nói nhỏ vào tai người bạn đồng nghiệp.
- Không, cậu ấy không phải "chủ mưu", chẳng qua những thứ cậu ấy viết ra đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của nhóm sinh viên ấy.
Tôi rất mừng vì họ đã biểu tình ôn hòa đúng như những gì mà cậu ấy đã dặn dò trong cuốn "Bệnh câm".
Không đập phá, không hôi của, không làm náo loạn trật tự trị an.
- Phải, tuần hành rất trật tự và nề nếp.
Cũng không xả rác xuống đường.
- Đặc biệt hơn, không có một tiếng chửi thề vang lên.
Tất cả chỉ dùng thơ ca để bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình.
Chỉ có kẻ bất tài mới phải cậy nhờ tiếng tục tĩu để bảo vệ quan điểm cá nhân.
Còn những người đại trí, một khi họ đã nói, thì họ sẽ nói vô trong đầu anh, mà anh chẳng thể nào hé miệng cãi lại được một chữ.
Bỗng từ đằng xa, Lư Nguyệt Thiền cùng Bộ trưởng Giáo dục Đới Kiều Nhu bước xuống chiếc xe cảnh binh, khoan thai bước đến chỗ đám sinh viên đang tụ tập.
Hai người vận áo dài, chân đi guốc mộc, tóc bới cao sang trọng, dáng hình họ mong manh như nhành mai trong sương tuyết.
Hai người cúi đầu chào toàn thể bà con mình, rồi nhỏ nhẹ hỏi mượn ghế ngồi.
Hai người sinh viên nam bèn chạy lại đưa ghế ngồi.
- Dạ, xin hỏi ai là người lãnh đạo cuộc biểu tình này? - Lư Nguyệt Thiền cầm micro hỏi.
- Dạ, thưa phó tổng thống, là em.
Hai "Bà đầm Thép" nhìn nhau cười.
Rồi bắt đầu cùng cậu sinh viên lãnh đạo cuộc biểu tình thảo luận về những mặt hạn chế, sai lầm và sự lạc hậu trong ngành Khoa Giáo nước nhà.
Cả ba như thể là một nhóm bạn học thân thiết, khoảng cách giữa tuổi tác và địa vị không hề khiến thái độ của bọn họ trở nên xa lạ, hai người nữ tướng trung niên không khinh khi hay tỏ ra hách dịch với người sinh viên mới ra trường, cậu ta cũng chẳng bày vẻ mặt khúm núm hay khiếp nhược trước họ.
Nhờ thế mà phía cảnh sát đỡ vất vả và cánh phóng viên có tin tức sốt dẻo để biên bài đăng báo.
Một người khách nước ngoài hỏi viên cảnh sát bằng tiếng Việt "bồi":
- Sao nước anh vừa có phó tổng thống, mà lại có luôn thủ tướng vậy?
- Anh cũng biết thể chế chính trị ở nước này mà.
Nửa thể chế Cộng hòa, nửa thể chế Dân chủ.
Nửa nội các, nửa hành chính.
Thủ tướng chịu trách nhiệm quản lý các bộ trưởng, lưỡng viện và đảng phái, nói nôm na là phần nội các.
Tổng thống và phó tổng thống nắm quyền hành chính.
Cả ba đều cùng nhau giải quyết và phụ trách về vấn đề lập pháp, đối ngoại và quốc phòng, song quyền lực của phó tổng thống và thủ tướng không mạnh bằng tổng thống, họ có thể bị tổng thống bãi miễn bất cứ lúc nào nếu lòng dân phản đối.
Cho nên mới có cái chuyện tổng thống là người đảng này mà phó tổng thống là người đảng kia.
- Tôi vẫn chưa hiểu lắm.
- Thủ tướng là do nghị viên trong lưỡng viện bầu chọn.
Còn phó tổng thống là do tổng thống đề bạt, với điều kiện phó tổng thống phải là thành viên ở một đảng đối lập.
Và chức vụ tổng thống là do người dân quyết định bằng cách bỏ phiếu bầu cử.
- À...!Cảm ơn quý cảnh sát rất nhiều.
Có lẽ nhìn thấy hai người nữ tướng nước nhà mặc áo dài đẹp quá, nên quán cà-phê ở gần khu vực biểu tình đã bật bản nhạc "Áo lụa Hà Đông" do danh ca Duy Trác trình bày.
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã làm cho bài thơ "Áo lụa Hà Đông" của thi sĩ Nguyên Sa thành một tình khúc bất hủ.
Nhà thơ Nguyên Sa dành tặng bài thơ này cho cô hoa hậu xứ Bắc Lý Lệ Hà, người sau này trở thành một trong những người tình của vua Bảo Đại; thuở còn hàn vi, bà phải đi hát cô đầu ở các quán rượu để mưu sinh.
- Anh có đọc tiểu thuyết "Đời Phi công" của khoa học gia kiêm nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh không? - Đặng Xương Tuyết đưa cho người cảnh sát chìm ly cà-phê đá mới mua cái sột.
- Ông ta làm việc ở đây hả? - Anh ta khuấy cà-phê bằng cái ống hút kẻ sọc.
- Không, ông ấy làm việc cho Nasa, và đã xuất bản vô số đầu sách về Toán học, Không lực và các ngành nghề đòi hỏi trí tuệ và năng lực thực thụ.
Người tính toán quỹ đạo cho phi thuyền Apollo đáp trên Mặt trăng chính là ông ấy.
Có tiếng hò reo vỡ òa ở một góc đường, viên cảnh sát chìm lập tức nhỏm dậy nghe ngóng tình hình.
Rồi không nói không rằng xách ly cà-phê đi đến đó kiểm tra.
Đợi một thoáng, làm vài vòng rảo quanh nơi ấy, anh ta mới trở lại chỗ của gã văn sĩ điên.
- Thực sự, khi anh đặt điều chê bai người ta ngu và bất tài, hèn kém, mà con cháu chắt chút chít của người đó toàn là nhân tài, thì bãi nước bọt anh phun ra sẽ hất ngược lại mặt anh.
Người đọc được những câu chuyện xạo láo, hạ thấp nhân cách người đó của anh sẽ coi thường anh khôn cùng.
Và ngược lại, anh tung hê một kẻ bất tài, chỉ giỏi bốc phét và đánh bóng hình tượng bản thân, thì người biết rõ gốc tích kẻ mà anh đề bạt sẽ khinh anh là thứ bưng bô mạt hạng.
- Bởi cái gen di truyền là bất biến.
Người thông minh thì dù họ không được ăn học đến nơi đến chốn vẫn thông minh.
Con cháu chắt chút chít của họ vẫn thừa hưởng được mã gen đó.
Như giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng hạn, tuy các con của ông ấy không nổi tiếng bằng cha, nhưng tài học cũng không hề kém cạnh gì.
- Viên cảnh sát chìm gật đầu.
- Anh có thể tước đi của họ một Quốc gia, một khối tài sản, một danh dự, một Sự Thật, một sự công bằng,...!nhưng anh vĩnh viễn không thể tước bỏ được trí thông minh mà họ sở hữu.
Dẫu lưu lạc ở đâu, họ cũng vẫn sống sót và thành tài, thành nhân được.
Một điển hình là người Do Thái đấy.
Cho nên tôi luôn cổ vũ bạn đọc hãy cố gắng đọc thật nhiều các thể loại sách, bởi vì đó là cách để sống mà không bị ai dắt mũi hay lừa phỉnh, và những cái kết luận mà chúng ta rút ra được sau khi đọc xong một quyển sách mãi mãi là của chúng ta, chẳng nhà cầm quyền nào có thể tịch thu hay đánh phí cả.
- Sách nào hả anh?
- Sách nào mà chính quyền đương thời không thích thì hãy tìm đọc, bởi đó sẽ là cách giúp anh có cái nhìn đa chiều.
Con vật bị dắt mũi là bởi chúng không có khả năng tư duy, con người có khả năng tư duy mà vẫn để bị dắt mũi thì nên xem xét lại đầu óc của mình đi.
- Phải, cũng như học Sử vậy, bên nào mình thích thì lựa tin tốt mà tìm đọc, còn tin xấu thì chõ cái mỏ lên chửi rủa người nói lên Sự Thật là xuyên tạc.
Tại sao mình có khả năng tư duy mà không chịu tận dụng nó, lại để mặc cho kẻ khác hễ vừa ý mình thì nói quàng nói xiên thế nào cũng nghe theo? Giống hệt như chuyện ông chính khách nọ, trước khi phát hiện ra ông ta tham ô, nhũng nhiễu ngân khố Quốc gia, có rất nhiều người đã ca tụng ông ấy là Thánh sống, là Thiên thần do Trời cao phái xuống,...!tới chừng bị lột mặt nạ, lại quay ngoắt ra chửi ông ta nặng lời đến độ tôi chẳng dám đọc bình luận của đám người đó.
Gì mà tráo trở thấy ghê vậy? Ông ta sai thì xử tù hoặc nghiêm trọng nữa thì tử hình, có chửi thì cũng chửi có mức độ, chứ chửi nặng lời quá mức chỉ tổ tự hạ thấp nhân cách của mình.
- Nhạc sĩ Trúc Phương chửi những kẻ đã phản bội mình rất thâm và ý nhị, điển hình như trong bài "Nhận diện tình đời" có câu: "Nhận diện nhân tình qua những lần phản bội", và trong bài "Chắp tay lạy người" có câu: "Tôi chắp tay xin lạy tôi, lạy người đời, lạy bạn bè, lạy em đã lừa dối."
- Anh có thích tổng thống Hác Đăng Khánh không?
- Không thích mà cũng chẳng ghét.
Càng tuyệt đối không có tư tưởng suy tôn hay sùng bái.
Ông ấy đã chọn con đường làm tổng thống thì phải làm tốt công việc của mình, đó là lẽ dĩ nhiên như một cộng một bằng hai vậy.
Đôi mắt của viên cảnh sát chìm nhìn lên vòm cây dày lá.
Những phiến lá xanh mơn mởn, có hình thù uốn lượn mềm mại, đang đung đưa trong cơn gió mát rượi.
- Tiếc là chị họ tôi làm ở tập đoàn quốc tế, rày đây mai đó như cánh chim ngàn, chứ nếu không thì tôi đã cho anh số điện thoại của chị ấy rồi.
Đặng Xương Tuyết bật cười:
- Tánh tôi khó chịu lắm đa.
Nên tự biết thân biết phận mà không giao du với ai.
- Tôi có đọc tiểu thuyết của anh, và thấy anh thường đề tên tác giả dưới một cái tựa chương, tôi muốn hỏi lý do được không?
- Tên bài hát hay tên quyển sách hoặc một câu nói khuyết danh nào thì cũng là sở hữu trí tuệ của người đó, tôi mượn dùng để đặt tên tựa chương thì phải có trách nhiệm ghi chú rõ ràng.
Một là để tỏ lòng tri ân với tác giả, hai là để bàn tay không tập thói quen "nhám nhúa" công sức của người khác.
Những cái tựa mà tôi ghi chú thường rất đặc biệt, hễ nhắc tới nó là bạn đọc có thể nhớ mang máng ngay ra lời nhạc, điển hình như "Vũng lầy của Chúng ta", "Ru nắng", "Hạ trắng",...!
Phó tổng thống và bà Bộ trưởng hiện đương trả lời từng câu chất vấn của đám sinh viên.
Không khí hết sức sôi nổi và rộn rịp.
Tiếng ve sầu rôm rả như muốn đệm nhạc cho quang cảnh tươi vui ấy.
- Trong tiếng Pháp phân ra "chữ đực" và "chữ cái", nếu "chữ đực" thì dùng "un" và chữ cái" thì dùng "une".
Tiếng Việt mình có chữ "Chiếc" và chữ "Cái", tùy từng đồ vật mà sẽ dùng một trong hai chữ, hoặc giống như trong tiếng Anh, có thể dùng luân phiên qua lại như một chữ bất quy tắc.
Nhưng hãy đọc lại những tác phẩm cổ xưa của cha ông mình xem, có ai lại viết "Chiếc thư" hay "Chiếc cây" không? Bây giờ đụng đâu cũng dùng rặt một chữ "Chiếc".
Tại sao lại tự làm nghèo nàn vốn liếng ngữ pháp Quê Hương như vậy? Trong khi chúng ta có vô vàn chữ để ghép vào, mà không cần phải nhớ quá nhiều quy tắc như ngôn ngữ ngoại quốc.
Thế thì hà cớ gì chúng ta lại không chịu tận dụng chứ?
- Anh với chị tôi mà làm bạn chắc sôi nổi lắm.
Hai người tha hồ thảo luận về tiếng Việt.
Trời ơi, bả khó thôi rồi!
- Cho nên tôi mới nói thẳng, tôi hợp với lối sống cô độc hơn là họp thành một nhóm.
- Giờ thì tôi đã hiểu tại sao các nhạc sĩ thuộc dòng nhạc Tiền chiến và nhạc Vàng toàn sáng tác nên những bài hát tuyệt vời, bởi vì kho tàng ngữ pháp tiếng Việt và kiến thức của họ rất phong phú, nên viết ra câu nào đều không những hay mà còn giàu ý nghĩa.
Điển hình như bài "Buồn tàn thu" của Văn Cao, "Hoài cảm" của Cung Tiến, "Xóm đêm" của Phạm Đình Chương, "Trường ca Hòn Vọng Phu" của Lê Thương, "Lá đổ muôn chiều" của bộ đôi Đoàn Chuẩn - Từ Linh, "Như ngọn buồn rơi" của Từ Công Phụng...!Còn nhiều, nhiều nữa, kể ra hết trọn một năm cũng chưa xong.
Giọng nói của Đặng Xương Tuyết đượm buồn:
- Tôi bất tài, vô dụng nên rất trọng những bậc giỏi Quốc ngữ và các ngành nghề khác.
Nhiều lúc tôi sử dụng chữ nghĩa không hợp với văn cảnh, khi dò lại ý cảm thấy sai lạc liền phải chữa ngay lập tức, chứ không được xuề xòa, chống chế rằng viết miễn phí nên không đáng để chăm chút, uốn nắn từng chút một.
Viên cảnh sát chìm trông thấy mật lệnh của chỉ huy, bèn cáo từ gã văn sĩ điên ra về.
Đám sinh viên đương cùng hai "Bà đầm Thép" hợp ca bài "Quyết tiến" của nhạc sĩ Võ Đức Thu:
"Quyết tiến ta giống dân Lạc Hồng
Liều thân sống tranh đấu gìn giữ non sông
Quyết chiến khi nước non nguy biến
Máu anh hùng ngàn đời nhuộm thắm núi sông..."
Còn lại một mình, anh thơ thẩn rảo bước trên vỉa hè nơi đại lộ Nguyễn Trường Tộ, lòng miên man nghĩ đến Murakami Haruki và Keigo Higashino.
Mỗi tác phẩm mà họ sáng tác đều nói lên những mặt trái và tệ nạn xứ Phù Tang, và được đông đảo tầng lớp nhân dân trên quê hương ủng hộ.
Còn ở đây, hễ anh nói lên những điều không hay ho về hiện trạng Tổ quốc, anh sẽ bị chụp cho cái mũ "Phản động" đầy cực đoan và sai lệch.
Rồi vì sợ hãi sẽ bị tẩy chay, anh bẻ cong ngòi bút của mình, viết những thứ vô thưởng vô phạt, về những mối tình vu vơ xa xôi diệu vợi.
Anh đánh rơi khát vọng nối gót Phan Bội Châu vào vực xoáy kim tiền, để mặc cho văn chương trở thành một đống hoa nhựa không hương kém sắc.
Những thứ anh viết ra khi đó làm vui lòng người đọc, nhưng lại làm cho tim anh nhói buốt.
Và lúc ấy, anh không còn là anh nữa.
Anh hãy còn nhớ một đoạn đối thoại giữa hai nhân vật trong cuốn "Rừng Na-Uy" của nhà văn Thôn Thượng Xuân Thụ:
"Điều gì sẽ xảy ra nếu con người mở lòng với nhau?"
"Họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn."
Anh "mở lòng" với mọi người thông qua cách viết văn.
Đương nhiên anh nhận lại rất nhiều kẻ thù ẩn danh, hễ mỗi bận đọc xong dòng bình luận của họ, anh lại cười xòa viết tiếp.
Họ là đồng bào của anh, nên anh không bao giờ oán trách họ.
Một phần anh hiểu cảm giác của họ, bởi vì trong quá khứ anh cũng mang tâm tưởng như họ, nên anh biết họ đang vướng mắc ở đâu.
Từng chương, từng chương một, anh sẽ tháo gỡ tấm lưới Định Kiến mà họ bị bọc trên người từ tấm bé đến nay, để giúp họ có thêm cái nhìn đa chiều về cuộc sống.
Anh không phải là thầy của ai hết.
Anh chỉ là người sẵn lòng chia sẻ bất cứ điều gì mình biết cho độc giả mà thôi, với tư cách là một người bạn, một người đồng bào của họ.
Bất chợt, Đặng Xương Tuyết ngừng bước.
Anh gặp lại cố nhân.
Người đàn ông ăn xin hôm trước đang dùng thủ ngữ để mua đồ ăn, nhưng người bán hàng không hiểu nên thành thử ra hai bên bị mất thì giờ mà chẳng đâu vào đâu.
- Anh biết viết chữ không? Được à? Tôi cho anh mượn giấy, viết để ghi toa.
Chữ viết xấu không thể tả.
Anh ráng căng mắt ra mới đọc được cái toa ấy.
- ...!Tôi đọc chính xác không? Phù...!Dạ, bà làm cho con một tô bún thập cẩm, bỏ ớt vào chén nước mắm nhiều nhiều nha bà, và ngoài ra, bà chiên thêm cho ảnh ba cuốn chả giò giùm con.
Trả tiền cho người đàn ông bị câm xong, Đặng Xương Tuyết ngồi xuống viền gạch của gốc cây phượng vỹ đương vào mùa nở hoa rực rỡ.
Hình như nghe ai đó gọi tên, anh bèn quay sang tính mở miệng thưa chuyện.
Thì bỗng chợt thấy sợi dây chuyền trên cổ bà lão bán hàng rong.
Mặt dây chuyền là tấm thẻ bài đề tên một người lính biển đã hư hao theo dòng chảy thời gian.
Trên đó lấm tấm đốm máu khô và những vết vôi hóa do muối biển làm hư hại.
- Cậu chắc là ký giả hả?
- Dạ, thưa bà.
- Cậu ăn gì chưa?
- Dạ rồi.
Bà lão chợt tháo sợi dây chuyền có mặt là tấm thẻ bài hoen gỉ đưa cho anh.
Rồi buồn bã nói:
- Cậu có thể giúp tôi viết một bài phóng sự về việc chính phủ đã bỏ rơi các thương phế binh và gia đình của họ được không?
- Dạ được.
- Khi nào viết xong, hãy trả nó cho tôi.
Còn đây...!
Cuốn băng cát-xét cũ mèm, không biết liệu nó còn chạy được hay không.
Trên cuốn băng hình như đề tên của bà lão và ngày cưới của hai cụ.
- "Tình ca người đi biển" của nhạc sĩ Trường Hải, ngày xưa tôi thường nghe qua giọng ca của Mai Lệ Huyền.
Giờ thì có bộ đôi Đoàn Phi - Ánh Minh trình diễn rất hay.
Vợ tướng Trường mỗi bận ghé nhà tôi chơi thường bật cho hai cụ cháu nghe bản này.
- Tăng Trường Sa?
Bà lão gật đầu.
- Anh ấy là "Tình đầu", và cũng là "Tình cuối" của tôi.
Như trong tình khúc "Tình đầu Tình cuối" do ca sĩ kiêm nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh sáng tác.
- Rồi cụ khe khẽ hát vài câu trong bài "Hoa biển" của nhạc sĩ Anh Thy.
- "Tại em, tại em yêu màu trắng.
Tại em, tại em suy tư bên bờ vắng."
- Con định đặt tên phóng sự dựa theo tên nhạc phẩm "Từ đó em buồn" của nghệ sĩ Trần Thiện Thanh, thưa cụ thấy được không?
- Không, chồng tôi chết ngoài hải đảo Hoàng Sa, chứ không phải là nơi đất Mẹ...!
Người đàn ông bị câm có vẻ hứng thú với câu chuyện của cụ, nên vừa ăn vừa dỏng tai lên nghe.
Dòng chảy hồi tưởng của cụ hòa quyện với giai điệu của bản nhạc "Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời" do ca sĩ Lê Uyên trình bày, đây là một trong số những bài thơ của thi sĩ Du Tử Lê được nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ nhạc.
- Cậu cho tôi số điện thoại của cậu được không?
- Dạ được.
- Nói đoạn, anh hý hoáy ghi chép số điện thoại vào trong toa ghi món của gã trai câm.
Bà lão đợi anh viết xong, mới đọc số điện thoại của mình cho anh lưu vào mục "Danh bạ".
Lưu số xong, bà lão bèn kêu anh gọi thử cho mình.
Nhạc chuông là ca khúc "Tấm thẻ bài" do ca sĩ Thanh Thúy trình bày.
Bà lão chọn thiệt khéo.
"...!Giọt máu nào là của mẹ
Niềm tin nào là của em
Ôi trên tấm thẻ bài này
Tấm thẻ bài này từng chuyên chở giấc mộng yêu đương..."
- Nhạc chuông của cậu là bài gì mà nghe lạ tai quá vậy?
- Dạ, là "Bài ca Ngông" do ca sĩ Elvis Phương trình bày, ông biểu diễn chung với Phượng Hoàng band, một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang.
- Nói đoạn, anh bật lại nhạc phẩm ấy cho bà lão nghe.
"Đố ai mua được linh hồn tôi?
Dẫu cho đem vàng thoi
Đố ai giam được linh hồn ta?
Dẫu mang gông xiềng ra..."
Anh không hề hay biết rằng, người đàn ông bị câm đang dõi theo mình bằng ánh mắt đồng cảm khôn nguôi.
Có những con đại bàng đi tìm nhau mòn mỏi, tới khi được hạnh ngộ thì vui sướng khôn tả.
Nào ai hay hai chữ "Tri kỷ" ở đời phức tạp nhường thế?
oOo
Manuel Ngô cầm cây thánh giá lên ngắm nghía.
Y đã đeo sợi dây chuyền có mặt là cây thánh giá này được mười năm.
Có những tín hữu tốt bụng muốn mua cho y cái mới, song lần nào y cũng nhỏ nhẹ chối từ, bởi y thương mến nó rất nhiều.
Y từng hỏi thầy y rằng, "mề đay" là cái gì, và ông ấy đã đáp rằng, người mình đã Việt hóa chữ "medallion" thành "mề-đay-đông", tức "huy chương" hoặc "mặt dây chuyền hình trái xoan hay tròn có thể lồng ảnh hoặc không", đây là một chữ thuộc tiếng Pháp, về sau bỏ nốt chữ "đông", chỉ còn lại "mề đay".
Không còn mặc tấm áo dòng, trông y trẻ hẳn ra, bới đi nét nghiêm trang và "thoát tục", bây giờ y là một người đàn ông sắp bước vào tuổi trung niên có vẻ ngoài đầy trí thức và lương thiện.
Thường Khán Bình đậu xe bên vệ đường trước tòa Thánh đường trang nghiêm, cây thánh giá dựng trên nóc nhà thờ chói lòa dưới ánh nắng hè rực rỡ.
- Sư thầy, í quên, Mục sư...!- Nguyễn Chí Công vẫy tay chào đón Manuel Ngô nhiệt liệt.
Thường Khán Bình ký đầu thằng bạn một cái bốp, rồi mới quay qua nhoẻn miệng cười chào y:
- Mục sư có đói bụng không? Tôi mời Mục sư đi ăn sáng nhé?
Manuel Ngô trả lời với nụ cười rạng rỡ trên khuôn miệng ngưỡng Nguyệt:
- Được.
Tống Ngạn bèn giới thiệu quán hủ tíu của một gia chủ gốc Minh Hương trên đường Hồng Thập Tự.
Nghe anh ta quảng cáo, ai nấy cũng len lén nuốt nước miếng vì thèm thuồng.
- Nghe nói Mục sư thích nhạc Vàng? - Nguyễn Chí Công cười khoe chiếc răng khểnh rất duyên.
- Phải.
Anh có thể bật bài "Tôi nhớ tên anh" do cô Trish Thùy Trang trình bày không?
- Mục sư thích nhạc phẩm của ông Hoàng Thi Thơ hả?
Manuel Ngô chúm chím cười.
Mỗi lần anh ta muốn giả lả cho qua chuyện lại dụng đến điệu cười này.
Ban đầu còn cảm thấy kỳ kỳ, sau thân quen hiểu ra nên chẳng ai còn nghĩ ngợi lung tung nữa.
Tống Ngạn chợt lên tiếng:
- Nhạc sĩ nhạc Vàng có những bài hát suy tôn cá nhân, nhưng quan trọng ở chỗ, không một ai bị bắt buộc phải hát bản nhạc ca ngợi ấy.
Ai thích bài nào thì ca bài nấy, theo yêu cầu của người hâm mộ hay do nó phù hợp với giọng hát của mình.
Hoặc với những người "ca lẻ" thì bởi vì giai điệu hay và nội dung sâu lắng, cảm động nên họ thích hát và nghe bài đó hoài.
Như bản "Người ở lại Charlie", "Huyền sử ca một người mang tên Quốc", "Anh không chết đâu anh", "Hát cho người nằm xuống", "Em là vì sao sáng", "Bắc Đẩu", "Rừng lá thấp",...!Còn Công - Tội của nhân vật trong bài thì tùy hỷ người suy nghĩ.
Chẳng ai ép anh phải thích người đó, cũng chẳng ai buộc anh không được phép ghét hay mắng chửi người đó.
Thường Khán Bình tiếp lời bạn:
- Nhạc sĩ Lê Dinh thích sáng tác nhạc ướt át, ủy mị ắt có lẽ để xoa dịu đi con người thật bộc trực, "cây ngay không sợ chết đứng" của mình.
Cụ nói thẳng lắm.
Và cụ nói thẳng vào mặt chứ chẳng sợ ai mà lấp lấp ló ló mà nói mé mé.
Như vụ cụ Anh Bằng bị tố đạo nhạc chẳng hạn, tuổi cao sức yếu rồi mà cụ vẫn hăng hái giúp bạn mình minh oan tới cùng.
Cái nghĩa khí của người con đất phương Nam muôn đời là vậy.
Như Trương Tấn Bửu muốn theo phò tá vua Gia Long mà bước tới hỏi thẳng rằng vua có muốn tôi giúp một tay hay không, muốn thì tôi theo hầu, chứ chẳng cần "phong hoa tuyết nguyệt", ngâm thơ đối ẩm để tỏ rõ tấm lòng mình.
Lê Đức Hoàng thắc mắc:
- Trương Tấn Bửu là một trong Gia Long Ngũ Hổ tướng?
- Phải.
Nguyễn Chí Công góp chuyện:
- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chính là người khởi xướng chuyện đưa chữ "Bánh mì", "Phở" và một số món ăn Việt khác vào tự điển Anh Ngữ.
Tống Ngạn chỉnh lại kính chiếu hậu:
- Còn nhạc sĩ Lê Hựu Hà là người cười trên những nốt nhạc và rơi lụy trên cuộc đời mình.
Ông ấy sáng tác rất nhiều bài hát khuyến khích tinh thần người khác, cũng như khích lệ họ hãy đứng dậy gầy dựng và bồi đắp lại Quê Hương.
Nhưng rốt cuộc, ông ấy lại chết trong nỗi cô độc khôn cùng và hoài bão tuổi trẻ hãy còn dang dở.
Sau năm ngày, khi mùi tử khí bốc lên quá nồng nặc, mọi người mới biết ông ấy đã qua đời.
Giám định pháp y kết luận ông ấy bị đột tử.
Bên đường vẳng qua khung cửa sổ xe hơi một giọng ca buồn miên man của đôi song ca Việt Dzũng - Nguyệt Ánh:
"...!Trên đầu voi rạng ngời xung ánh thép
Gái Triệu Trưng bổ liễu đuổi xâm lăng
Mẹ vui cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng
Con Hưng Đạo như Rồng Tiên vùng vẫy
Vượt Trường Sơn, Nguyễn