TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 5: Tửu hàm bạt kiếm chước địa ca.
-----o0o-----
Chương 100:Vân phi hạc vũ, thanh khí khổ nhi thành hồng.
Tụ vũ lưu chi chân khách, tương luyện khí dĩ trường sanh
Thỉ hoài nam chi đan đỉnh, xuy tử tấn chi dao sanh.
Giới Hưu.
Sáng sớm ngày đầu tháng bảy, sắc trời mờ mờ, người thiếu niên lòng đầy hồi hộp, cũng đã sớm rời khỏi giường.
Sau một hồi lui cui, hiện tại Tỉnh Ngôn đã vận y phục chỉnh tề, đổi sang một thân đạo môn nghiêm chỉnh. Bản thân sau khi hoàn chỉnh thì sang thúc dục hai vị thành viên môn hạ, hối bọn họ mau thay đạo phục mới lĩnh hôm qua.
Sau một trận lộn xộn, hiện tại ba người trong Tứ Hải đường, đã có một diện mạo mới:
Tỉnh Ngôn khắp người đạo phục đen tuyền, đầu đội mũ trùng thiên, chân mang giày đăng vân, trang nghiêm khí phái. Nếu như nhìn từ đằng xa, còn cho tằng có một vị tiền bối đạo đức cao thâm đứng ở đây.
Còn hai người nữ, hiện tại cũng đổi sang đạo bào vàng, chân mang guốc liên hoa, đầu buộc khăn tiêu diêu trắng bóng.
Một thân trang phục đạo bào thanh đạm, không làm giảm nét kiều diễm của hai cô gái tí nào, ngược lại còn khiến bọn họ nhìn có vẻ hay hay.
Giờ mão hôm ấy, Giảng kinh hội của Thượng Thanh cung La Phù sơn bắt đầu cử hành ở Tùng phong bình trên Chu Minh phong. Hiện tại, vị Tứ Hải đường chủ tay áo phiêu phiêu, đi trước dẫn đường, cùng hai người còn lại trong đường tiến thẳng lên Chu Minh phong.
Tùng phong bình nằm ở mặt nam Chu Minh phong, là một vùng đá bằng phẳng rất lớn. Vùng đá bằng này đã được mài phẳng như gương. Phía nam có một vách núi cao và dốc. Xung quanh vùng đá này cỏ mọc xanh rì, xa hơi chút nữa là rất nhiều cây tùng cổ thụ, thân cong biến ảo hệt như sừng rồng. Những cây tùng cổ thụ này tán cây xòe rộng, mọc liền lạc nhau, trong vùng lá chen chúc đó, mỗi lần có gió núi thổi qua thì có một cổ thanh khí theo gió lan ra bốn bên. Cái tên "Tùng phong bình", chính là do đó mà có.
Giữa đám tùng cổ thụ xanh đậm đó, thỉnh thoảng còn có thể thấy được một hai con hạc trắng, thong dong lượn trên tán lá.
Trên Tùng phong bình gần vách đá phía nam, mặt đá bằng phẳng bỗng nhiên nhô lên một đài đá vuông vức cao cao, tên rằng "Thính cảnh thai".
Thính cảnh thai, chẳng phải đọc na ná như "Thính kinh", tên đài đá này nghe nói có từ một vị đạo sĩ mù thời tiên Hán. Truyền rằng, lúc đó trong Sùng Đức điện có một vị đạo nhân mù, từng ở dựng nhà tranh trên đài đá này, giữ mình tu chân. Vị đạo sĩ mù này sinh tính khoát đạt, không hề né tránh việc mình bị mù, còn đặt tên cho thảo lư của mình là "Thính cảnh lư". Trải qua mưa gió mấy trăm năm, thảo lư cùng đạo nhân đã tan theo gió bụi, chỉ có cái tên "Thính cảnh" được lưu truyền về sau.
Hiện tại, Tỉnh Ngôn cùng những người đứng đầu của các, điện, đường trong Thượng Thanh cung, nhất tề ngồi trên Thính cảnh thai. Còn toàn bộ đệ tử đến nghe giảng kinh thì đều ngồi xếp bằng trên vùng đá Thạch phong bình này.
Giảng kinh hội là một thịnh hội trong vài thịnh hội hàng năm của Thượng Thanh cung, do đó ngoại trừ những đệ tử đến nhiệm vụ canh gác, hay là phải xuống núi có việc, thì hầu như toàn bộ đệ tử Thượng Thanh đều đến tham gia, thanh thế hết sức to lớn. Từ trên đài đá đưa mắt nhìn ra, các hạng đệ tử Thượng Thanh cơ hồ đã ngồi chật Tùng phong bình, cả vùng cỏ xanh dưới những gốc tùng, cũng có không ít đệ tử Thượng Thanh ngồi đó. Bất quá, tuy người nghe kinh rất đông, nhưng vô cùng trật tự.
Còn trên đài đá cao trước mặt chúng nhân, tuy Tỉnh Ngôn chỉ là ngồi ở rìa, nhưng đã là thập phần tôn vinh. Bởi vì, hiện tại người ngồi trên đài đá, ngoại trừ y, chỉ có Linh Hư chưởng môn, và mấy người Linh Đình, Linh Chân, Thanh Minh và Thanh Vân. Trong các điện, mỗi điện cũng có vài vị trưởng lão ở trên Thính cảnh thai, có điều chỉ có thể đứng sau bọn họ. Do đó, lúc Tỉnh Ngôn vào ngồi, còn phải tốn một phen khiêm nhường mời mọc. Tuy hiện tại đã ngồi xuống theo thông lệ, nhưng cũng cảm thấy không được tự nhiên.
Phía sau mấy người Linh Hư, Linh Đình, mỗi người đều có một đạo đồng, trong tay ôm các loại pháp khí như kiếm, phất trần.
Thông lệ này của Giảng kinh hội Tỉnh Ngôn cũng chỉ mới được biết hôm qua.
Thông lệ này, vẫn hay khiến các Đường chủ Tứ Hải đường trước đây nhức đầu. Tục gia đệ tử đường này trên La Phù sơn, vốn thưa thớt người, mấy năm gần đây chỉ có mỗi mình Đường chủ tự lo cho mình. Mỗi khi đến lúc cử hành Giảng kinh hội, thì không khỏi có chút lúng túng. Người tiền nhiệm trước Tỉnh Ngôn là Thanh Bách sư bá, mỗi lần trước khi đến Giảng kinh hội, phải đi đến các điện khác, mượn tạm hai vị đạo đồng bổ sung cho đủ hình thức. Bất quá chỗ may đó là, hiện vị Trương đường chủ này, vừa hay tránh được chỗ lúng túng đó. Nói cách khác, hiện tại Tứ Hải đường của y đã hưng vượng hơn trước nhiều, đã đủ nhân số để tham gia Giảng kinh hội!
Thế là, hai người Quỳnh Dung và Khấu Tuyết Nghi, phải đảm đương vai trò đạo đồng mà không thể đổ cho ai được. Hiện tại, trong tay Quỳnh Dung đang ôm cây sáo ngọc, còn Khấu Tuyết Nghi thì bồng Vô danh kiếm, đứng sau lưng Tỉnh Ngôn.
Hai "Pháp khí" của Tứ Hải đường trong tay bọn họ, cây sáo ngọc thì dĩ nhiên là rất xứng danh, nhưng cái còn lại thì nhìn có vẻ không được bắt mắt, chỉ là Tỉnh Ngôn không thể tìm ra vật gì khác có thể thay thế nó.
Thịnh hội giảng kinh hôm nay của Thượng Thanh cung, thật khiến cho vị thiếu niên nhập cung chưa lâu đại khai nhãn giới.
Đến giữa giờ mão, liền thấy Linh Hư chưởng môn phất đạo bào rời ghế ngồi, tiến đến giữa đài đá, dùng ngữ khí trầm trâm nhưng rõ ràng, tuyên cáo Giảng kinh hội Thượng Thanh cung La Phù sơn chính thức bắt đầu.
Sau đó, ở Đạo nhạc tràng phía trái Thính cảnh thai, liền vang lên ba tiếng chuông thanh u. Khi dư âm của tiếng chuông cuối cùng còn chưa dứt, thì nghe một tràng đàn sáo thánh thoát ngân lên, hợp tấu bản nhạc khúc khai đàn "Nghênh tiên khách".
Bản hòa tấu du dương cùng tiếng chuông thanh thuần tương hỗ, giúp bản đạo khúc khai đàn nghe vô cùng êm đềm, u nhã.
Theo tiếng nhạc xuất trần đó, đệ tử Thượng Thanh trên Tùng Phong bình, tựa hồ đều có chút thần ý miên man, phảng phất cảm giác trong ánh sáng mờ ở phía đông trời cao, đang có tiên nhân áo ngọc đai vàng, đạp mây lành mà đến...chính là:
Chư thiên hoa vũ tiếu
Dao thai nguyệt lộ thanh
Tiên bái li ngọc khuyết
Vân tràng hàng giá lai
Một khúc tấu xong, tuyên giảng kinh nghĩa chính thức bắt đầu.
Tuyên giảng của Tứ Hải đường, được sắp xếp vào cuối cùng, ước chừng là vị đạo trưởng Linh Đình phụ trách sắp xếp chuyện giảng kinh, đặc biệt có ý an bài, để vị thiếu niên đường chủ lần đầu tham gia Giảng kinh hội, có đủ thời gian quan sát các vị trưởng lão tuyên giảng trước.
Cái gọi là "Dưới trướng giỏi không có kẻ hèn", Thượng Thanh cung được thiên hạ công nhận là lãnh tụ của đạo môn, tịnh không phải là hư danh. Mấy trưởng lão Thượng Thanh giảng giải kinh nghĩa trước Tỉnh Ngôn, thật có thể nói là lưỡi nỡ hoa sen, đem kinh nghĩa đạo gia huyền ảo thâm thúy, giảng đến tinh diệu thấu triệt. Vô luận là thuyên giải kinh nghĩa của từng câu, hay là từ trong kinh điển tiền nhân mà suy diễn rộng ra, hết thẩy đều giảng mạch lạc phân minh, tràn đầy mới mẻ.
Trong mấy tiền bối Thượng Thanh giảng diễn trước Tỉnh Ngôn, không cần nói, vị trước giờ đã nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứ đạo điển là Linh Đình đạo trưởng, tự nhiên là miệng như nở hoa, lời hay tuôn trào liên miên. Ngoài ông ta, thì có Thanh Vân đạo trưởng, đường chủ của Thiện Sự đường, biểu hiện cũng bất phàm, ở trên đài kết hợp chuyện hằng ngày ở trong đường, giải thích điển nghĩa "Mỗi hạ dũ huống" liên quan đến thiên đạo của Nam Hoa chân quân.
Phen giảng diễn của Thanh Vân, ngôn ngữ ví dụ đều hết sức bình thường tự nhiên, nhưng lại khiến người phải trầm tư suy ngẫm. Lập tức, Tỉnh Ngôn có cách nhìn hoàn toàn khác đối với vị lão đầu nhân có vẻ như chưởng quỹ ở phố chợ này.
Còn trong những bài giảng diễn đó, cho Tỉnh Ngôn ấn tượng sâu sắc nhất, đó là giảng diễn của Thanh Minh đạo trưởng Hoằng Pháp điện. Thanh Minh đạo trưởng là người được xem bổ sung cho "Thượng Thanh tứ tử", một thân đạo thuật tu vi hết sức tinh xảo, tự nhiên, tương tự như Thanh Vân đạo trưởng lấy thân thuyết pháp, lúc Thanh Minh giảng diễn nhắc đến "Hư thật hỗ hóa", thì lấy ngự kiếm làm dẫn chứng. Tức thì, chỉ thấy Thanh Minh đạo trường hướng ra ngoài vẫy tay một cái, Tỉnh Ngôn liền thấy không xa bên cạnh ông ta, có một thanh bảo kiếm xanh thẳm đằng không vọt lên, hướng đến phía Thanh Minh đạo trưởng bay đến. Khiến thiếu niên hết sức kinh ngạc đó là, Thanh Minh đạo trưởng điều khiển phi kiếm, tuy phạm vi chuyển động rất nhỏ, chỉ vòng quanh thân thể Thanh Minh, nhưng tốc độ vũ động lại rất nhanh. Tuy Tỉnh Ngôn ở gần bên, nhưng tựa hồ chỉ thấy một đạo sáng sắc xanh, ở nơi đó lượn vòng như chớp. Còn chỗ khiến Tỉnh Ngôn kinh thán nhất, đó là đạo kiếm quang chuyển động thần tốc như rồng luợn đó, trong lúc đảo lộn lại vô thanh vô tức, không hề gây ra âm thanh phá không nào!
"Quá tuyệt!"
Thuật điều khiển phi kiếm của Thanh Minh tinh diệu như thế, nhìn trong mắt chúng nhân trên đài cũng như dưới đài, đều hiện thần sắc không ngớt thán phục.
Tỉnh Ngôn trong lúc lòng tán thưởng không thôi, không nhịn được quay đầu liếc nhìn thanh cổ kiếm trong tay Tuyết Nghi, thì thấy kiện pháp khí này của mình, vẫn là bộ dạng ảm đạm vô quang như thường, so với đạo kiếm quang sắc xanh đang bay lượn như rồng kia, thì rõ là thua kém quá xa.
"Ai...lúc rảnh phải đến Tàng Kinh các, hoặc phải bái phỏng Thanh Minh đạo huynh một lần..."
Đạo kiếm quang đang chuyển động trước mắt quả thật thần kì, không thể không khiến y sinh lòng huyễn hoặc đối với thanh cổ kiếm kì quái của mình.
Ước chừng qua hai canh giờ, cuối cùng đã đến lượt người giảng kinh cuối cùng là y lên diễn giảng.
Sau khi nghe Linh Đình đạo trưởng tuyên bố, vị Tứ Hải đường chủ trên Bão Hà phong liền gãi đầu, đứng dậy đi đến giữa Thính cảnh thai, chuẩn bị bắt đầu lần giảng diễn chính thức đầu tiên của y.
Trước khi đi đến giữa Thính cảnh thai, Tỉnh Ngôn còn cảm thấy rất tự tin:
Trải qua mấy ngày diễn luyện, bài giảng đã chuẩn bị sẵn trong đầu, cứ theo trật tự mà tuyên giảng, cho dù không quá xuất sắc, cũng không đến nỗi bị lòi cái xấu ra.
Cảm giác tự tin tiềm ẩn này, duy trì mãi đến trước khi y bước vào trung tâm Thính cảnh thai. Còn lúc chân chính đứng giữa đài đá giảng kinh, Tỉnh Ngôn mới đột nhiên phát giác có chút không ổn:
Nãy