TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 8: Tuyết ảnh diêu hồn ánh thanh minh.
-----o0o-----
Chương 130: Tiên duyên vị hợp, hà xử niếp kì vân tung.
Sau Trung thu, khí trời dần chuyển lạnh. Chỉ bất quá, La Phù sơn thuộc Lĩnh Nam, một năm bốn mùa thời gian nóng ấm thì nhiều, lạnh lẽo thì ít, cho dù ngày tháng đang dần tiến đến tháng mười một, nhưng cả La Phù động thiên, vẫn khắp nơi thông reo, chim hót, hoa nở lừng hương.
Từ Thiên điểu nhai mà Tỉnh Ngôn cư ngụ, nhìn hết sức về phương nam, cũng chỉ có thể thấy được mấy khối sơn lâm nhỏ đỏ rực như lửa, ngăn cách với nhau bởi từng cụm thông xanh biếc. Đương nhiên, những tuyệt đỉnh cao phong khó có dấu chân người đó, bốn mùa trong năm đều là tuyết trắng phau phau, băng sương bao phủ.
Trong tháng mười một, có một tiết khí trọng yếu, đó là đông chí trong "Đông chí dương sanh xuân hựu quy". Vào ngày này là ngày mặt trời ngắn nhất trong năm. Qua ngày này, ban ngày càng lúc càng kéo dài. Do đó, pháp lịch trước đây thường lấy đông chí làm ngày đầu năm. Còn ở niên đại Tỉnh Ngôn, dân gian gọi ngày này là "Á tuế". Trong ngày đông chí, nhà nhà, nghành nghành đều tiến hành bái lễ trưởng bối.
Còn tiết khí á tuế này, đối với đạo gia giáo môn mà nói lại càng có ý nghĩa trọng yếu. Ngày đông chí, là ngày Thiên hạ đạo giáo cùng mừng ngày sinh của vị thần đứng đầu Tam thanh, Nguyên Thủy thiên tôn. Cứ cách hai năm, vào ngày này, tam đại giáo môn trong thiên hạ là Thượng Thanh cung La Phù sơn, Diệu hoa cung Ủy Vũ sơn, Thiên Sư t ông Hạc Minh sơn, cùng tụ hội với nhau, cử hành đạo môn thịnh điển "Gia Nguyên hội" ba năm một lần, cùng chúc sinh nhật Nguyên Thủy thiên tôn.
Đương nhiên, "Gia Nguyên hội" này tuy là do tam đại giáo môn đứng đầu cử hành, hơn nữa "Đấu pháp hội" trong "Gia Nguyên hội", cũng chỉ có thể do người của tam đại giáo môn cùng tham gia. Nhưng thiên hạ đạo môn đồng khí liên chi, Gia Nguyên hội tịnh không cấm các giáo hữu đạo môn khác đến tham quan.
Sự thật thì, một tiết mục khác của Gia nguyên thịnh điển đó là "Giảng kinh hội", nếu như được tôn trưởng của tam đại giáo môn bằng lòng, cho rằng người có đạo đức, thanh danh lớn lao, hoàn toàn có thể ở trên Giảng kinh hội đăng đàn giảng diễn. Thế là, có thể trên Gia Nguyên hội đăng đàn diễn kinh, đã trở thành vinh dự chí cao trong cả đời người của người tu đạo trên thế gian.
Nếu như ở trên Giảng Nguyên hội giảng qua kinh, bất kể đương thời phát huy tốt xấu, ít nhất cũng chứng minh người này đã được tam đại giáo môn chứng nhận, chuyện này đối với các giáo phái vừa và nhỏ khác, có thể coi là hết sức vinh dự. Có không ít đạo môn, thậm chí viết rõ trong môn quy:
Kẻ kế nhiệm chưởng môn, nhất định phải tham gia qua Gia Nguyên hội. Nếu trên Giảng kinh hội có cơ hội nêu câu hỏi thì được ghi danh vào danh sách kế nhiệm. Còn nếu như trên Giảng kinh hội có được cơ hội giảng diễn, thì trực tiếp trở thành người kế thừa của chưởng môn.
Loại môn quy này dường như không đủ chặt chẽ, tuy trên thực tế, chưa bao giờ xuất hiện đồng thời hai trường hợp cùng phái được lên giảng diễn. Sự thật, nếu như có thể được tam đại giáo môn đồng ý, có cơ hội lên đài giảng diễn trên Gia nguyên hội dưới bao nhiêu ánh mắt chăm chú của chúng nhân, thì đã chứng tỏ người này hoàn toàn có năng lực, có thanh vọng để khai tông lập phái rồi.
Còn đại đa số đạo hữu không có cơ hội lên đài diễn thuyết. đối với bọn họ mà nói, vừa được quan sát nghe giảng, đi khắp nơi, xem khắp chốn, thì đã đại khai nhãn giới, thu hoạch không ít rồi. Dù sao, đây là thịnh hội tập trung tinh anh đạo môn thiên hạ, cho dù ngộ tính kém, chẳng tiếp thu được gì, nhưng chỉ cần có thể thấy chân nhân vũ sĩ của tam đại giáo môn trong truyền thuyết, hoặc chứng kiến cao nhân vang danh thiên hạ, thì đã không uổng chuyến đi. Sau khi về, đã có đủ vốn liếng để khoe khoang với đạo hữu đồng môn rồi.
Do đó, vô luận là kiên tâm hướng đạo, hay là mộ danh mà đến, Gia Nguyên hội ba năm một lần này, đều hấp dẫn rất nhiều đạo sĩ đến. Còn đối với đạo hữu ở các vùng quá xa, nếu như thuần túy chỉ tu đạo đức, không tu pháp lực, thì để đến được Gia Nguyên hội, thì những năm trước đó đã phải chuẩn bị kỹ, vào năm có thịnh hội thì phải động thân trước hơn nửa năm, trèo đèo lội suối, băng rừng băng núi, để đến kịp lúc Gia Nguyên hội khai trương.
Bất quá, đối với Trương Tỉnh Ngôn được tấn phong Đường chủ Tứ Hải đường mà nói, vận khí có thể coi là vô cùng tốt. Bởi vì, ngày đông chí năm nay, chính là đúng lúc Gia Nguyên hội trở lại sau ba năm, lại vừa hay tổ chức ở Thượng Thanh cung, giúp y chẳng phải tốn công khổ nhọc đi đường. Các đệ tử được tuyển chọn phó hội của hai đại giáo môn kia, nếu chưa tập được thuật ngự kiếm phi hành, thì kết thành từng nhóm thượng lộ.
Vì vậy, theo người tham hội lần lượt đến, trên La Phù sơn cũng bắt đầu sinh nhiệt náo. Là chủ nhà, Thiện Sự đường Thượng Thanh cung đã trước một tháng, phái người trấn giữ hết những con đường có thể có người nhập sơn, phát cho mỗi khách đến thăm một thông báo chi tiết. Trên cốc địa bằng phẳng trong núi, Thiện Sự đường đã mời thợ dựng nên một dãy nhà cỏ, vừa dùng để chứa đựng lương thực, vừa đảm bảo đầy đủ chỗ ở cho đạo hữu đến thăm.
Nếu tuổi già sức yếu, lão đạo hữu khi đến La Phù sơn đã sức cùng lực kiệt, thì Thiện Sự đường sẽ an bài bọn họ nghỉ ngơi thoải mái trong tịnh xá. Nếu không, cho dù người đến danh khí lớn thế nào, cũng theo luật tạm thời cư ngụ ở các gian nhà cỏ. Đương nhiên, người cầu đạo vốn không cầu sung sướng, Thượng Thanh cung sắp xếp như thế, cũng không ai cảm thấy không thỏa.
Bất quá, hai tổ chức khác của Gia Nguyên hội là Diệu Hoa cung và Thiên Sư tông, vì tăng cường tình thân ái giữa môn nhân tam giáo, đệ tử hai phái đó đều an bài trong cư xá của đệ tử Thượng Thanh. Môn nhân Diệu Hoa cung phần lớn là nữ, thì đều ngụ ở Tử Vân điện trên Úc Tú phong.
Sự thật thì trong hơn ba mươi người của Diệu Hoa cung đến phó hội lần này, tổng cộng cũng chỉ có một vị nam đệ tử, đó là đệ tử đích truyền của chưởng môn Diệu Hoa cung Ngọc Huyền Chân Nhân, Nam Cung Thu Vũ.
Nói đến vị Nam Cung Thu Vũ này, gã chính là nhị công tử của thế tộc hào gia Nam Cung nhất môn danh vang hách hách trong võ lâm thế tục. Không nhắc đến mặt này thì bản thân gã cũng có thể nói đại danh đỉnh đỉnh. Tuy so với đệ tử đồng bối mà nói, gã gia nhập Diệu Hoa cung trễ, nhưng vừa hay Ngọc Huyền chân nhân cho rằng Diệu Hoa cung nữ tử quá nhiều, không hợp đạo âm dương điều hòa, liền nhận vị nam đệ tử siêu việt này làm đệ tử đích truyền, biểu thị ý dương khí thượng dương.
Diệu Hoa cung vốn là đối tượng chú ý của thế nhân, hiện lại có đoạn điển cố này, người trong đạo môn thiên hạ, ai cũng nghe đến đại danh "Diệu Hoa công tử" Nam Cung Thu Vũ. Còn bản thân gã, thì hình dung phong nhã, tuấn tú lạ thường, chính là kẻ đẹp trai khó có trên thế gian. Phàm người đã thấy qua tướng mạo của gã, đều tán thưởng không thôi. Ở Diệu Hoa cung người đẹp đầy rẫy, việc một nam tử như gã lọt vào nơi này, diễm phúc đó nếu so được, e rằng cũng chỉ có đương kim hoàng thượng.
Chỉ là, vô luận người khác hâm mộ thế nào, hạnh phúc khoái hoạt hay không, chỉ có bản thân gã tự biết. ở trong đám nữ tử hình như đã quên đi thân phận nam nhân của gã, cũng chưa chắc khoái nhạc như trong tưởng tượng.
Mấy ngày này, lẫn lộn với đám sư huynh