TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 10: Phần hoa đãng nguyệt vấn tiền trần.
-----o0o-----
Chương 154:Sấu phàm tẩy tục, cầu chứng trần gian tịnh thổ.
Thoại ngữ càn rỡ thanh điệu không cao nhưng lại biểu hiện vẻ rất đắc ý ngông cuồng. Tuy nghe vang ở rất xa, nhưng vẫn xuyên thấu gió đêm, từng chữ lọt rõ vào tai thiếu niên.
Thoại âm này vừa dứt thì nghe có một người khác tiếp lời nịnh hót:
"Đó là dĩ nhiên! La hiền sư xuất thủ đương nhiên cầm chắc trong tay. Hà huống La huynh gần đây đã luyện đến cảnh giới tam hoa tụ đỉnh, không giống như lúc ở Trinh Dương..."
Vừa nghe hai chữ "Trinh Dương", thiếu niên vốn còn có chút ngái ngủ bỗng giật mình, thầm kêu:
"Không hay!"
Ngay khi y giật mình định kêu chúng nhân thì nghe một tiếng "Oành" chấn động, sau đó thì thấy bên ngoài cửa sổ ngôi miếu nát, lửa đỏ bừng lên. Chỉ nghe tiếng "Lép bép lép bép", trong chốc lát cửa sổ bằng tre đã bị lưỡi lửa nuốt tan.
Tràng liệt hỏa đột ngột này, sự hung mãnh của nó nằm ngoài ý liệu của Tỉnh Ngôn, y còn chưa kịp la lên thì đã thấy mấy người khất cái tựa vào cửa miếu, bị sức lửa mạnh từ ngoài của táp vào, ùn ùn nhủi về phía y.
Không kịp phòng bị, dù Tỉnh Ngôn mắt nhanh tay lẹ cũng chỉ có thể miễn cưỡng cản thế ngã của mấy lão khất cái chậm lại, sau đó, y cũng bị đụng lui bốn năm bước, "Bình" một tiếng ngã lăn ra đất. Còn không kịp bò dậy, Tỉnh Ngôn nhịn đau, trước khi ngọn lửa lan vào trong, hét lớn:
"Quỳnh Dung mau hắt nước!"
Vừa nghe ca ca gọi, tiểu nữ oa con mắt nhắm mắt mở hệt như phản ứng theo bản năng, "Rào" một tiếng, ở phương viên không đến một trượng trước thần án Sơn thần miếu, bỗng có một màn nước hắt xuống, lập tức dập tắc ngọn lửa đang hung mãnh liếm vào trong.
Thấy thế lửa bị cản, Quỳnh Dung bước lên nền gạch còn ngút khói, đến trước người Tỉnh Ngôn, thần sắc lo lắng hỏi:
"Ca ca để muội xem có bị cháy lông mày chưa..."
"...Ta không sao. Quỳnh Dung mau đi dập lửa ngoài miếu đi!"
Thì ra lúc này tuy ngọn lửa lan vào trong đã tắt hết, nhưng ngoài miếu thì vẫn trùng trùng hỏa diễm, đang lan tiếp vào bên trong. Tuy Sơn thần miếu này xây bằng gạch đá, nhưng bị thiêu đã lâu cũng khó tránh bị đốt thành đất.
Nghe Tỉnh Ngôn phân phó, Quỳnh Dung "Vâng" một tiếng rồi chuyên tâm đi dập lửa. Không bao lâu, trường hỏa hừng hực khí thế ngoài Sơn thần miếu đã bị vị tiểu thiếu nữ am hiểu Bát thủy pháp thuật dập tắt hoàn toàn, ngay cả một tàn lửa cũng không còn.
Tiểu nữ oa ngừng việc hào hứng dập lửa, chùi mấy giọt nước bắn lên mặt. Tỉnh Ngôn vội chuyển thân đi về phía mấy người khất cái muốn xem thương thế của bọn họ. Nào ngờ bọn họ đã quỳ hết xuống, không ngừng khấu đầu với y, miệng hô "Thần tiên thần tiên" không ngớt.
Thấy bọn họ như thế, thiếu niên đang định lánh sang thì đột nhiên nhớ đến một chuyện, lập tức nhướng mày lên, thanh Phong thần kiếm sau lưng như mãnh hổ xổ cũi, ngân vang một tiếng thoát vỏ rít lên bay ra ngoài miếu.
Thần kiếm rời vỏ bay trên không trung, phảng phất như một con ưng đêm đang săn mồi, không ngừng đảo chuyển trên không trung sơn dã. Đồng thời, thiếu niên trong miếu diện dung nghiêm trang, hai mắt nhắm lại, thần trí gắn với Dao quang, kiểm tra cặn kẽ trong phương viên năm, sáu dặm.
Thiếu niên hiện đang thi xuất pháp thuật "Phi kiếm thần tuần", chính là học từ chỗ Chưởng môn sư tôn Linh Hư tử. Thiếu niên linh tư mẫn duệ, mấy ngày nay đi đường tịch mịch, hồi tưởng tình cảnh Linh Hư tử dùng phi kiếm truy tìm tung tích của Triệu Vô Trần, trong lúc bội phục, Tỉnh Ngôn cũng thử căn cứ tình cảnh hôm đó, mô phỏng theo xem thử. Tuy chiêu Phi kiếm thần du này cực kỳ cao thâm, nhưng may mắn đó là, cổ Thái hoa đạo lực quái đản của y, lúc vận hành đúng là có thể phân xuất một con mắt bàng quan, thế là tình cờ linh cơ máy động, đem phương pháp này vận dụng vào ngự kiếm thuật. Khi đem thử thì thấy có hiệu quả, lúc vận pháp đôi mắt của mình như gắn lên thân kiếm, nhìn thấy các nơi mà nó bay qua.
Chỉ bất quá, đại khái là vì pháp thuật cao thâm đâu thể dễ dàng bắt chước, hiện tại Tỉnh Ngôn chỉ có thể mơ hồ thấy đại thể cảnh vật mà phi kiếm bay qua, cơ bản chỉ dùng để tìm kiếm. Hơn nửa, pháp thuật này rất tiêu hao tinh thần, trước mắt chỉ có thể truy lùng trong phương viên năm, sáu dặm.
Thế là, qua chừng nửa tuần trà, hai mắt đang nhắm của thiếu niên bỗng mở ra, nhìn đám khất cái trước mặt im lặng không dám gây động, nói:
"Xin lỗi, không tìm thấy tung tích tặc đồ phóng hỏa".
Khi nói thì thanh Phong thần kiếm cũng từ ngoài bay vào, mang theo tiếng rít gió cắm trở lại vào vỏ kiếm sau lưng Tỉnh Ngôn.
Thấy thần thông như thế, mấy khất cái này làm gì còn nghĩ đến chuyện tìm tung tích hỏa tặc? Bọn họ hiện cứ luôn miệng tung hô thần tiên thượng sư.
Qua một phen hoảng hốt, mọi người trong Sơn thần miều đều không còn muốn ngủ. Miễn cưỡng đợi đến trời sáng, Tỉnh Ngôn kêu mấy người vừa thoát khỏi cái chết đó, đi đến Trinh Dương huyện kiếm sống. Mang theo ngân lượng, phù chú do "Thần tiên sống" ban tặng, mấy người khất cái cảm tạ ân đức lên đường.
Nhìn lưng ảnh của bọn họ xa dần, Tỉnh Ngôn thầm nghĩ:
"Hiện tại Trinh Dương có Phiền Xuyên tọa trấn, chắc không có kẻ xấu nào dám đến làm loạn. Hiện xem ra, ác đồ đêm qua chắc có liên hệ đến trường đại hỏa Long vương miếu ở Trinh Dương".
Nghĩ đến chỗ này, lại nhớ đến Bành Tương Phổ từng nói qua, trường đại hỏa Long vương miếu, thiêu chết mấy vị khất cái tàn tật. Nghĩ đến điểm này, gương mặt bình hòa của thiếu niên liền trầm xuống.
Thấy bộ dạng y như thế, ngay cả tiểu Quỳnh Dung nhất thời cũng không dám lên tiếng hỏi. Tiểu nha đầu đang kì quái nghĩ ca ca sao đột nhiên biến thành khó gần như thế, cho dù trước đi mua đồ bị chưởng quỹ lừa gạt bán mắc, đường chủ ca ca cũng không khó chịu như thế...
Lúc tiểu cô nương đang mê hoặc thì thấy thần sắc ca ca lại như bình thường, nhìn nó cười nói:
"Quỳnh Dung, Tuyết Nghi, lần này Tứ Hải đường chúng ta, lại phải đi trừ yêu diệt quái!"
"Hay!"
Thấy ca ca vui vẻ, tiểu nha đầu hoan hô một tiếng, át cả tiếng đồng ý của Tuyết Nghi.
Thấy dáng vẻ hào hứng của Quỳnh Dung, Tỉnh Ngôn suy nghĩ trong đầu, lại thêm một câu:
"Quỳnh Dung, Tuyết Nghi, lần này phải giúp ta phân biệt rõ, chớ đánh lầm người tốt..."
"Vâng!"
Lại là tiểu nha đầu mặt mày hớn hở trả lời trước.
Nghe Tỉnh Ngôn dặn dò, Quỳnh Dung trên đường cũng không nhộn nhạo nữa, cái mũi nhỏ cứ hếch lên hít hít, xem bộ dạng giống như muốn bắt chước ca ca truy tung, dựa vào khí vị tìm mấy kẻ xấu.
Lúc đầu, thấy tiểu Quỳnh Dung dọc đường hít ngửi, Tỉnh Ngôn rất mong đợi, nhưng qua hồi lâu thì không còn nhịn được, hỏi:
"Quỳnh Dung, tìm được tung tích yêu nhân không?"
"Không..."
"Chỉ ngửi được mùi hương hoa, rất giống mùi trên người Tuyết Nghi tỷ".
Chỉ có được kết quả này, tiểu Quỳnh Dung cũng có chút buồn bã. Thấy nó như thế, Tỉnh Ngôn an ủi:
"Không sao, chúng ta nghĩ tiếp cách khác".
"Vâng! Thế nhưng, muội chỉ có biện pháp này..."
Thế là Quỳnh Dung tiếp tục dùng mũi truy tìm.
Qua chừng một canh giờ, ba người Tỉnh Ngôn đến được một thị trấn.
Lối vào trấn này có một cổng tre rất lớn. Tấm biển treo trên cổng dùng mực đen viết ba chữ lớn "Thanh lâm trấn". Có lẽ do mưa nắng lâu ngày, tấm biển khô khốc nức nẻ, nhưng tên trấn còn mới, chắc là có người mới viết lại.
Tập trấn này rất phồn hoa, là trấn lớn nhất nhì trên đường Tỉnh Ngôn đã qua. Khác với nhiều nơi khác, dân cư ở đây đều ở trong nhà sàn dựng bằng tre. Hành nhân đi đi lại lại trên đường, phục sức khác lạ, kiểu dáng như pha tạp giữa Hán, Dao. Trên đường đi, Tỉnh Ngôn cũng quan sát được nhiều cái hay. Trên vạt áo, tay áo đều có thuê nhiều hoa văn tinh xảo, tóc thì tết bím vòng quanh đầu, lại đeo chuỗi ngọc năm màu, chắc là nữ tử người Dao. Còn nam tử người Dao thì tóc búi thành tó, khố rộng, trên người khoác áo chẽn xéo vai.
Đi đại một hồi, Tỉnh Ngôn đến trước một gian hàng trang sức, cùng hai người nữ chọn một lúc, định kiếm coi có thứ nào hợp với bọn họ hay không. Khi Tỉnh Ngôn lấy lên một đôi khuyên tai, hỏi ý của Tuyết Nghi, thì bỗng nghe bên cạnh có không ít người hô hoán ầm ĩ:
"Kim bát thượng sư lại khai đàn thuyết pháp! Mọi người mau đi nghe!"
"Kim bát thượng sư?"
Quay đầu nhìn đằng sau thì phát hiện hành nhân vốn thong thả dạo bước, hiện đã như thủy triều ào ào kéo đến mặt tây tập trấn. Thấy tình hình vậy, Tỉnh Ngôn có chút tò mò, liền hỏi vị chủ gian hàng người Dao, Kim bát thượng sư đó rốt cuộc là người thế nào.
Nghe y hỏi, vị hán tử Dao tộc liền dùng tiếng Hán đơ đớ, giải thích cho vị khách nhân vùng ngoài:
"Kim bát thượng sư rất nổi tiếng, phật pháp vô biên, là thượng sư của Tịnh thế thần giáo chúng tôi!"
Lúc nói, thần sắc hán tử vô cùng sùng kính, phảng phất chỉ cần nhắc đến bốn chữ "Kim bát thượng sư" thì đã cảm thấy vinh quang vô hạn.
"Tịnh thế thần giáo?"
Lần đầu tiên nghe nói đến giáo phái này, lại thấy chủ hàng sùng bái như thế, Tỉnh Ngôn cảm thấy hiếu kỳ, hỏi thêm mấy câu. Chỉ là, hán tử Dao tộc dùng hán thoại không chuẩn, nói một hồi cũng không tả thêm được gì.
Thấy vậy Tỉnh Ngôn cứ lẩm nhẩm bốn chữ "Tịnh thế thần giáo" trong miệng, sau đó kêu Quỳnh Dung, Tuyết Nghi, cùng đi theo đám người đến mặt tây thị trấn.
Đến tây trấn, phát hiện bên ngoài cổng tre, đang có một cái đài cao hai trượng. Trên đài, một vị thiện sư già lão, thân khoác bạch bào, ngữ khí bình hòa, đang thuyết pháp trên đài. Phía sau lão, còn có mấy vị hán tử bạch y, thõng tay khép mắt đứng bên.
Lúc này, người đến trước đài đã đông nghịt. Thấy dân chúng lũ lượt kéo đến như thế, Tỉnh Ngôn cũng rất hứng trí, muốn xem xem vị Kim bát thiện sư từ mi thiện mục, râu rắng tóc trắng giảng pháp thế nào. Nghiêm túc mà nói, tuy y từng đọc qua sách vở nhiều nhà, nhưng phật gia nghĩa lý, đâu thể chỉ đọc lướt qua là có thể hiểu được đạo lý thâm ảo bên trong.
Lúc này chỗ bản thân đứng cách đài cao rất xa, cũng không cố tâm lắng nghe, nhưng thoại ngữ của vị Kim bát thượng sư trên đài, lại vẫn rõ ràng từng chữ truyền vào tai y.
"Không tệ không tệ, xem ra lão thiện sư được người ta tôn sùng, cũng không phải không có đạo lý".
Thấy tăng nhân đó có bản lĩnh, Tỉnh Ngôn phấn khởi tinh thần, tử tế lắng nghe lão thuyết pháp.
Chỉ là, nghe một lúc thì y có chút thất vọng. Thì ra, vị Kim bát thiện sư này tuy ngữ khí hòa hoãn ôn hậu, ngôn ngữ có sức cảm nhiễm rất lớn, nhưng nội dung thì đại thể chỉ là khuyên người hướng thiện, hoặc tích công đức. Tuy cũng là tuyên dương nghĩa lý danh giáo, nhưng Kim bát thiện sư giảng, lại quá chú trọng những chi tiết vụn vặt. Nghe thời gian lâu, Tỉnh Ngôn đã hơi buồn ngủ.
Bất quá, trong lúc mất hứng thì y cảm thấy có chỗ kì quái, tuy người trên đài nói lê thê, cũng chẳng phải đạo lý tinh diệu, nhưng dân chúng dưới đài, lại hết sức như điên như cuồng, mắt chăm chăm nhìn lên vị thiện sư giảng pháp trên đài. Thấy tình hình vậy, tuy trong lòng hơi chán nhưng Tỉnh Ngôn vẫn thật lòng tán thưởng:
"Thiện tai! Tuy vị thiện sư này không giảng nghĩa lý cao thâm, nhưng tuyên dương đạo đức lối sống hàng ngày, quả thật rất thích hợp với chúng dân".
Qua không bao lâu, vị Kim bát thượng sư tuyên bố buổi giảng kết thúc. Sau đó, mấy hán tử bạch y lấy ra mấy xấp giấy, đồng loạt ném xuống đám đông bên dưới.
Nhận một mảnh giấy do Quỳnh Dung nhảy lên đón được, Tỉnh Ngôn phát hiện, nội dung trên đó tuyên truyền cho "Tịnh thế thần giáo" mà chủ hàng người Dao nói khi nãy. Sau khi đọc xong thì biết nếu muốn gia nhập "Tịnh thế thần giáo" thì chỉ cần nộp năm mươi quan tiền là được.
"Năm mươi quan? Hình như cũng không rẻ..."
Khi trong lòng tính toán giá tiền, bỗng thấy một bạch y hán tử bước đến, nhiệt tình mời bọn họ nhập giáo. Thì ra, vị giáo đồ Tịnh Thế giáo này, thấy mấy người nam nữ ăn vận theo kiểu tục gia, liền nổi nhiệt tâm, cổ động mời chào bọn họ nhập giáo.
Đứng trước nhiệt tình đó, Tỉnh Ngôn nhớ lại ngày xưa, cho dù có lòng muốn tiêu thụ hóa vật nhà mình đến mức nào, thì lời mời chào cũng còn thua xa hán tử lúc này. Thấy người này nhiệt tình như vậy, Tỉnh Ngôn tuy không có lòng nhập giáo, nhưng nhất thời cũng không thể dứt khoát bỏ đi, chỉ đành lễ độ đứng nghe gã nói. Dù sao, bản thân y cũng đang muốn hiểu Tỉnh Thế giáo này rốt cuộc là thứ gì.
Nghe thuyết giảng một hồi, Tứ Hải đường chủ kinh ngạc phát hiện, tài ăn nói của vị giáo đồ Tịnh Thế giáo này, tuyệt không dưới mình!
Nghe gã khua môi múa mép một hồi, Tỉnh