Trong lúc ra sức chải đồ đệ, tâm trạng Thời Kính Chi đã vô cùng phức tạp.
Nói không có ý giáo huấn thì hiển nhiên là nói dối. Thời Kính Chi làm chủ được lực tay của mình nên sẽ không khiến Doãn Từ bị thương, nhưng cũng sẽ không nhẹ nhàng đến độ thành kỳ lưng cho đồ đệ. Đồ đệ như con tôm trong nồi, mặc cho hắn chà hồng lên từng chút một.
Thời Kính Chi cũng tranh thủ tìm kiếm vết thương trên người y.
Thời Kính Chi đã từng thử chạm đầu ngón tay lên bãi thịt dưới cấm địa. Bãi thịt này như keo dính, chớp mắt đã gắn chặt vào tay hắn. May thay Thời Kính Chi phản xạ nhanh, kịp thời thoát khỏi, vậy mà vẫn mất một mẩu da.
Do đó một người ngã thẳng xuống hồ như Doãn Từ thì hẳn cũng nên bị thương ở đâu đó. Ấy thế nhưng da dẻ đồ đệ hắn vẫn bóng loáng như thường, không có lấy nổi một vết sẹo cũ. Thời Kính Chi cọ cả buổi mà chỉ cọ ra được ít da mỏng quái dị dính thịt nát.
Theo cách giải thích của Doãn Từ thì đây hẳn là mảnh thừa của Áo Da Quỷ.
Doãn Từ từng tự cởi đồ chứng minh thân phận dưới quỷ mộ, nghĩa là phạm vi bao phủ của Áo Da Quỷ phải tương đối lớn. Đồ đệ nhà hắn chắc cũng sẽ không có cái thứ sức mạnh hoang đường như tái sinh- nếu có thuật pháp tiện lợi như thế, thì cớ gì Doãn Từ lại bị tổn thương kinh mạch.
Việc Doãn Từ hoàn toàn lành lặn khả năng cao là nhờ công lao của Áo Da Quỷ.
Không hổ là bảo vật gia truyền, không tính đến hiệu quả dịch dung hoàn hảo của nó thì đến bãi thịt nó cũng phòng thủ được, mất đi quả là đáng tiếc. Nếu không phải vì hiếm gặp thì Thời Kính Chi cũng muốn sở hữu một chiếc cho riêng mình, rõ ràng nó tiện lợi hơn hẳn mặt nạ trừ tà.
Hắn đang suy nghĩ miên man thì Doãn Từ kéo hắn về thực tại.
"Hơn nữa ta là người sống, không phải đồ vật, sư tôn không cần mù quáng cố chấp."
Khác biệt sao? Thời Kính Chi ngẩn người.
Con người chẳng phải một thứ đồ biết động và biết nói đấy ư? Người khác cũng thế, mà hắn cũng thế. Dường như phát hiện ra cơn mê muội của hắn, Doãn Từ bỗng ghé sát và níu tóc kéo hắn lại gần.
Giữa hơi nước mịt mờ, đôi mắt đối phương ánh lên như vì sao lạnh. Thời Kính Chi không thích cảm giác bị quan sát cặn kẽ ấy, bởi trong giây lát hắn đã bất giác dấy lên ảo tưởng bị vạch trần.
Vậy nên hắn quan sát ngược lại đối phương.
Từ đó hắn mới nhận ra mọi chuyện diễn ra không như suy tính.
Kế hoạch của hắn vốn dĩ rất hoàn mỹ- chọn quàng chọn trúng một đồ đệ, sau đó sẽ diễn ra một người thầy phù hợp với mong đợi của đối phương. Chỉ cần khiến đồ đệ tôn sùng và kính yêu mình từ trong tâm khảm là coi như hắn cũng từng được hưởng ràng buộc duyên trần.
Để tránh phát sinh mối nghi ngờ trong lòng Doãn Từ, Thời Kính Chi chưa vội suy đoán mong mỏi của y ngay từ đầu. Hắn muốn đi dần từ cạn đến sâu, nhưng giờ nhìn lại, hắn lại hoàn toàn không thấy được du͙ƈ vọиɠ của Doãn Từ.
Rõ ràng chỉ là một chàng trai trẻ hai mươi, vậy mà cặp mắt Doãn Từ lại khô cằn như giếng cạn, không có xốc nổi và ngạo nghễ, cũng không có ước mơ hay nguyện vọng. Dường như y không thích, cũng không cần gì trên cõi đời này hết.
Doãn Từ không có khát cầu, thì Thời Kính Chi sẽ không diễn ra được một "sư phụ lý tưởng" trong lòng y, chỉ có thể tiếp tục tự diễn bản thân mình.
Tuy nhiên hắn lại không biết "bản thân" rốt cuộc là ai, thì sao có thể chiếm được lòng tin của đồ đệ.
Thời Kính Chi bỗng thấy hốt hoảng.
Hắn vui vẻ gieo một đồ đệ, chuẩn bị gặt hái ràng buộc trần gian. Ai ngờ mới tưới xong mấy bận nước, hắn lại phát hiện ra hạt giống này hình như là hạt chết. Trời đất ơi, hắn vừa mới chà người ta, nhỡ mà chà ra lòng phản nghịch thì phải làm sao!
"Vi sư..."
Thời Kính Chi toan nói mấy lời mềm mỏng cứu vãn hình tượng sư phụ dịu dàng. Nhưng không có mong đợi của đối phương làm khuôn mẫu nên đầu óc hắn cứ trống hoác trống huơ, như bị gỉ sét.
Quả nhiên ông trời sẽ chẳng không dưng ban phát điều lành. Tiện tay quơ được một đồ đệ vừa đẹp, vừa lên được võ đài vào được nhà bếp, dĩ nhiên phải khó thu phục hơn người thường.
May sao Diêm Thanh xuất hiện kịp thời và giải vây cho hắn.
Nghe đến đoạn Diêm Bất Độ liên quan tới nơi này, Thời Kính Chi không còn tâm tư nghĩ vẩn vơ đi đâu nữa. Hắn ghì Doãn Từ xuống chút ít, chải cho y thêm hai phát, tạm thời kết thúc trận giáo huấn lần này.
Doãn Từ bị hắn chà cho hết cả cau có, chỉ còn biết ngoan ngoãn mặc quần áo tử tế rồi im lặng đi theo.
Ánh tà rải rác, sân nhỏ hửng lên một màu cam đỏ quýt. Doãn Từ đương sắc hồng được nắng chiều rực rỡ phủ xuống, trông càng chói mắt vô cùng. Ngoài sân kê một chiếc bàn đá nhỏ, trên bàn đá nhỏ là đồ ăn Tô Tứ vừa mang tới.
Những món ăn này hoặc là đồ thừa được hâm nóng, hoặc là loại thành phẩm hỗn loạn ngổn ngang. Cạnh bàn, Bạch gia đang rảo bước trong tư thế hiên ngang, nó dò xét khắp sân, bầu không khí nhìn chung cũng coi như yên tĩnh.
"Đến rồi à?" Tô Tứ đặt đĩa món ăn cuối cùng lên và lau tay vào vạt áo. Hắn ta vẫn để ý Doãn Từ, ánh mắt cảnh giác nhiều hơn là tán thưởng.
So với thái độ của Tô Tứ, Doãn Từ chú tâm vào hoàn cảnh quái dị này hơn- vì sao phát hiện ra dấu vết của Diêm Bất Độ mà hai tên nhóc này vẫn nghênh ngang bày tiệc. Tô Tứ thì bỏ qua đi, nhưng Diêm Thanh thì vẫn một mực nhìn chân, trông mà thấy chột dạ thay cậu ta nữa.
Hai thầy trò ngủ nguyên ngày nên hiển nhiên đói rõ. Có điều Thời hồ ly đã bị đồ đệ chăm ra được cái mồm kén chọn, giờ đang run rẩy gắp lá rau nát bét, ánh mắt nom tuyệt vọng thêm mấy phần.
Sau đó hắn quay đầu nhìn Doãn Từ bằng ánh mắt trông ngóng đầy đáng thương.
Tầm mắt như châm của sư phụ, ý quan sát lặng lẽ của Diêm Thanh, và ánh nhìn soi xét lúc có lúc không của Tô Tứ làm Doãn Từ phiền thối ruột, y liền dứt khoát đứng dậy.
"Hai ngươi cứ chuẩn bị lời giải thích đi. Mấy món này chưa đủ ăn, ta đi làm thêm đôi món nữa."
Thời Kính Chi chậm rãi gác đũa, mặt vững như tiền: "Ừ, vậy chúng ta chờ A Từ quay lại rồi ăn."
Xung quanh ồn ào nhưng Diêm Thanh lại dần dần trấn tĩnh. Trong lúc yên lặng gặm bánh hấp, cậu ta sắp xếp chuyện tối qua lại một lần. Doãn Từ đoán không sai, quả thật không thể nói rõ chỉ bằng vài câu kể.
Một đêm trước.
Ngoài cấm địa.
Diêm Thanh ngẩn người nhìn hai thầy trò vào cấm địa: "A Tứ, ngươi biết thần nữ ở đâu không?"
Hiếm khi Tô Tứ không cười, hắn ta cúi đầu trầm ngâm: "Ta biết, ngươi theo ta về trước đã, ta dẫn Bạch gia theo."
Nhà Tô Tứ cách cấm địa một khoảng, hiện giờ nhà không có người, đứng ngoài cửa sổ cũng có thể nghe được tiếng nhá cạp cạp của Bạch gia. Diêm Thanh đi đằng trước, kiểm tra xung quanh một lượt rồi mới mở cửa.
"Bốp."
Nhân lúc Diêm Thanh hướng mặt vào phòng, Tô Tứ đánh thẳng cạnh bàn tay xuống. Nhưng Diêm Thanh đã đề phòng từ trước, cậu ta lập tức túm được cổ tay đối phương.
Thời gian như đình trệ trong giây lát.
"... Ngươi tiến bộ rồi." Tô Tứ cười, giống như thể hắn ta vốn chỉ định vỗ vai Diêm Thanh.
Diêm Thanh bình tĩnh nói: "Ngươi muốn đánh ngất ta, sau đấy thì sao?"
"Ngươi đã đoán được rồi thì cần gì phải hỏi ta?"
Đèn đêm lờ mờ, khuôn mặt Tô Tứ ẩn trong bóng tối, nụ cười hắn ta cũng theo đó mà trở nên u ám.
Diêm Thanh buông tay hắn: "A Tứ, ta đã muốn nhắc nhở ngươi từ trước, rằng chúng ta không phải con nít chín tuổi nữa. Ngươi không cần đối xử với ta theo cách với trẻ con."
Vẻ mặt niềm nở phai đi, Tô Tứ nhìn chằm chằm Diêm Thanh: "Bỏ qua cơ hội này sẽ khó có cơ hội khác. Cặp thầy trò kia xuống cấm địa cũng chưa chắc đã tìm được manh mối, có khi còn không lên lại được... Trong lúc họ đánh lạc hướng thần nữ, ta tóm một dân làng về truy hỏi là sẽ tìm được đường ra."
Hắn ta thoáng ngừng: "Theo tính cách của ngươi thì chắc chắn ngươi sẽ không đồng ý, ta chỉ đành tự ý đánh ngất ngươi."
"Thời chưởng môn có ơn cứu mạng ta." Diêm Thanh lạnh nhạt đứng im tại chỗ, "Nếu họ có suy nghĩ như ngươi thì đã sai ta xuống cấm địa coi như làm mồi, sau đó tranh thủ nghĩ cách thoát thân rồi."
Bất luận là uy hiếp hay dụ dỗ, họ đều có cách tìm ra được một người dẫn đường phù hợp, đặc biệt là con nít dễ lừa như Dẫn Đăng, hoặc là đàn bà yếu đuối yêu thương gia đình như Miên tỷ. Còn về việc người dẫn đường sẽ ra sao sau khi họ rời đi, thì hoàn toàn không nằm trong phạm vi cần quan tâm của họ.
Đây quả là cách làm đơn giản nhất.
Tô Tứ hờ hững nói: "Đó là vì họ ngu xuẩn. Chẳng cần biết người dân ở đây có tình hay không, chỉ cần biết chúng ta đã bị lừa dối trước."
Diêm Thanh: "Vậy sao ngươi không bỏ đi từ trước?"
Tô Tứ ngẩn người, không đáp.
Diêm Thanh khẽ thở dài. Vô luận Tô Tứ tỏ vẻ nhiệt tình và thân thiết ra sao thì quá khứ vẫn chỉ là quá khứ. Hai mươi năm trước bọn họ chạy trốn, mười năm trước bọn họ chia xa. Một đời người thì được mấy lần mười năm?
Bọn họ của rất lâu trước kia cũng từng đứng dưới trời sao như vậy.
[Xem này, ta đã bảo chạy thoát được mà! Ta không thích cái tên Tô Tứ Cẩu rách nát này nữa, ngươi có học, đổi tên khác giúp ta đi.]
[Tô Tứ.]
[Thế chẳng phải chẳng khác lắm à?]
[Không phải Tứ (1) trong Tứ Cẩu, mà là Tứ (2) trong phóng tứ. Tiện thì ta cũng phải đổi tên... Ta muốn đổi thành 'Diêm Thanh'. A Tứ, đặt ta xuống, ta viết ngươi xem.]
(*1- 四 số bốn; 2- 肆kiểu tự do, phóng túng)
Tô Tứ quệt mồ hôi, ngồi xổm và thả đứa trẻ gầy đét sau lưng xuống. Diêm Thanh nhặt một cành cây rồi trịnh trọng múa bút trên nền đất.
Tô Tứ không biết mấy mặt chữ, thành ra vừa nhìn tên mới của mình là tức khắc dựng lông: [Sao nhiều nét bút thế? Ta không muốn tên này!]
Mặc xác hắn ta, Diêm Thanh tiếp tục vạch