Nguyễn Du có vấn đề về ngôn ngữ.
Ta không nói nàng không có học thức mà là nàng không biết ngôn ngữ ở thế giới này. Này này, ngươi cũng đừng quá trong mong ba năm kia ở cùng Bàng Giải nàng học được cái gì, nàng không phải thần thánh a. Bàng Giải quá mức lãnh tĩnh có cùng nàng nói mấy câu mà học được. Sau cùng Bàng Anh bên người rếu rít dạy Nguyễn Du nói, Nguyễn Du mới sơ sơ gọi được tên một số đồ vật, cũng nhờ vậy Bàng Giải mới nhận thức vấn đề kia của Nguyễn Du. Y rời đi khoảng năm ngày sau đó mang theo một người cùng trở về, người kia gọi Y Đằng dáng người nho nhã một bộ đầy học thức.
Hai người Nguyễn Du Bàng Anh thời gian rảnh rỏi không luyện công theo Y Đằng học chữ. Nguyễn Du rất thích Y Đằng, cùng ở bên người Y Đằng bốn tháng ngôn ngữ cải thiện rất rõ, nói chuyện cũng lưu loát.
"Phu tử, Phu tử, tại sao cuốn sách này lại nói con bướm không té ra khỏi chuồng để chuồng mở rồi nó biến thành tím?". Nguyễn Du khó hiểu đọc một quyển sách kỳ quái vốn không nhìn ra nhiều mặt chữ lắm liền tìm Y Đằng hỏi.
Y Đằng cầm lấy quyển sách nhìn tên Tử điệp nhân sinh, đọc qua đọan Nguyễn Du chỉ liền cười to:"Tiểu Du chữ này không phải chuồng mà là giáp khung, đoạn ý viết con bướm kia bị trói buộc trong lồng, cửa lồng mở ra nó không bay đi mà chết ở trong đó."
"Phu tử ta không hiểu, tại sao cửa mở nó lại không bay đi mà chết ở đó". Nguyễn Du bò vào người Y Đằng chỉ chỉ vào cái hình con bướm nằm chết ngay cái lồng khó hiểu hỏi.
"Nhân sinh như phù du, con bướm chỉ sống được ít lâu, nếu nó rời đi thì bọ ngựa sẽ giết chết sâu bướm và kiến, vì vậy nó ở lại". Y Đằng nhẹ xoa đầu Nguyễn Du ân cần giải thích.
Ồ thì ra là vậy!
Y Đằng nhìn đứa học trò nhỏ của mình chống càm đâm chiêu làm như như hiểu ra việc gì sâu xa lắm hai tay gõ một cái ồ lên làm y buồn cười không thôi.
Y Đằng nhớ ngày đó Bàng Giải xuất hiện sau nhà mình, người kia khí chất gương mặt lạnh như băng hỏi y phu tử, y đáp kia mang đứa nhỏ đến học đường nuôi dưỡng, Bàng Giải lại cấp y bạc cùng điều kiện, chỉ là điều kiện kia không có câu trả lời từ chối, ngày sau đó Y Đằng mang đồ đạc theo Bàng Giải đến U địa.
Ngọn núi này Y Đằng có chút nhận thức địa phương y gọi Nghịch Lân, vì hình dáng từ phía Tây nhìn thấy giống một con lân nhưng đầu lại chúi xuống đất nên gọi là nghịch. Núi Nghịch Lân nằm sâu trong U địa là một trong ba ngọn núi nguy hiểm nhất trong vùng. U địa vốn nhiều cây cỏ sinh vật độc, núi Nghịch Lân lại là nơi chứa nhiều nhất, thợ săn tài giỏi nhất cũng kiêng kỵ ngọn núi này, xưa đến nay đều nghe chút chuyện có người vào không có người ra. Y Đằng có thắc mắc địa phương này trẻ con có thể sinh sống.
Lần đầu gặp hai đứa nhỏ kia, y có chút thương xót, một đứa tầm bảy tám tuổi, một đứa còn rất nhỏ, hai đứa mặt có chút lem luốc ngồi nghịch một đống thuốc trên sàn đá, thấy Bàng Giải trở về liền sửng sốt sửa đổi, đứa bé lớn hơn một chút gật đầu chào hai người bọn họ rồi bế đứa nhỏ vào trong động.
Y Đằng có hỏi qua hai đứa nhỏ cùng Bàng Giải quan hệ, y cũng chỉ nhàn nhạt đáp đứa nhỏ đệ tử y, Y Đằng biết mình không thể nhiều lời chỉ hướng Bàng Giải hỏi danh tự hai đứa nhỏ, Bàng Anh sau khi chỉnh chu trang phục bước ra tự giới thiệu về mình, Y Đằng hỏi cái kia đứa nhỏ hơn danh tự Bàng Anh chỉ ngập ngừng nhìn qua Bàng Giải, Bàng Giải bỏ lại ba chữ Tiêu Dao Du rồi phóng đi mất.
Nguyễn Du, à từ bây giờ ta cũng nên đổi gọi nàng Tiêu Dao Du đi, Tiêu Dao Du cùng Bàng Anh đều rất thông minh, qua mấy tháng nhận thức Y Đằng đối với Bàng Anh cảm thấy có chút nể phục, Bàng Anh mỗi ngày làm vô số việc, hái dược, nấu thuốc, luyện công, học chữ, lại còn chiếu cố