Xưa kia châu lục Nguyên Thủy là một vùng đất rộng lớn đến không thể tưởng tượng được, có vài chục bộ lạc sinh sống.
Quân chủ của bộ lạc Thái Sơ dần dần thâu tóm các bộ lạc khác, xây dựng một quốc gia thống nhất Quang Nguyên quốc, vương triều Quang Nguyên quốc trải qua bốn trăm năm sừng sững không ngã, lập chế độ cai trị, dạy nhân dân xây nhà, thành lập thôn xóm, dạy dân ngũ cốc lương thực, trồng trọt chăn nuôi dệt vải, sáng lập Đạo giáo, dạy nhân dân đạo đức lễ nghi, lấy Đạo trị quốc...!hình thành nền văn minh Nguyên Thủy rực rỡ.
Vài trăm năm trôi qua, Quang Nguyên quốc suy thoái, nhiều vương gia khác họ tự tách đất phong thành nước mới, chia cắt Nguyên Thủy châu thành nhiều mảnh, phân phân tranh tranh, tan rồi lại hợp, thời đại hỗn loạn kéo dài suốt gần trăm năm, cuối cùng vì không đủ tài lực mà chiến tranh dần tạm hoãn.
Các nước nhỏ sau trận chiến còn lại tứ quốc Đông, Lã, Tấn, Trần, lần lượt chiếm giữ bốn phía châu lục Nguyên Thủy, trong đó Trần quốc nằm ở phía bắc có diện tích lớn nhất, chiếm lĩnh ba châu thổ: Thanh Châu, Kinh Châu, Mục Châu; đặc biệt là Kinh Châu vốn là kinh đô cũ của tiền triều.
Đông quốc nằm gần biển Đông, ngăn cách với các nước còn lại bằng dãy núi Thiên Hạc dài ngàn dặm, thiện thủy chiến, bởi vì ngăn cách địa lý mà không bị cuốn sâu vào phân tranh.
Lã quốc và Tấn quốc kết đồng minh với nhau, liên thủ đối phó Trần quốc.
Nhiều năm trường kì chiến tranh dẫn đến thiếu hụt lương thực, nhân dân chống đối, thực lực tứ quốc sút giảm nặng nề.
Tam quốc Lã, Tấn, Trần lập ra ước pháp hai mươi năm không xâm lăng lẫn nhau, từ đó khôi phục lại quốc sự, nông nghiệp,...
Lại nói lúc bấy giờ ở Trần quốc, phân tranh trữ vị diễn ra vô cùng gay gắt, có một nhân vật đột nhiên nổi lên như mặt trời ban trưa, trong trận chiến đoạt vị đầy phong vân đánh bại hàng loạt hoàng tộc, giành về quyền thế, thế nhưng lại không mang quốc họ Trần.
Người này tên Vi Bắc Lâu, tựa Tịch Đường, sinh năm Thừa Thiên thứ hai mươi bảy tại thành Dương Di, Kinh Châu, xuất thân từ gia tộc trâm anh thế gia.
Lúc bấy giờ ở kinh đô có bốn lầu, phân biệt mỗi đêm đánh trống canh báo giờ cho dân chúng.
Lúc Vi lang được sinh ra, lầu bắc điểm tiếng chuông đầu tiên.
Chủ mẫu bèn lấy tên Bắc Lâu đặt cho.
Sau này lớn lên qua tuổi đội mũ, Thái tử cùng Vi Bắc Lâu đối ẩm, nhìn chiều tà ngả xuống qua cửa thành, lấy tự Tịch Đường.
Năm Chính Hóa thứ mười hai vào triều làm quan, chính thất phẩm thị giảng cho thái tử.
Năm Chính Hóa thứ mười bốn, thăng làm Lục phẩm thái tử Thiếu chiêm sự.
Năm Chính Hóa mười chín, có công hộ giá, thăng làm ngũ phẩm Phó đô chỉ huy sứ, cùng năm Đô chỉ huy sứ qua đời vì bệnh, thăng lên làm Chỉ huy sứ thống lĩnh quân hộ vệ hoàng thành.
Phe cánh thái tử vững chắc, năm Chính Hóa thứ hai mươi, nhập phái Hình bộ, thăng làm Trung bộ thị lang, chấp chưởng quản lí hình