Nhà Trần lập quốc đã hơn bảy mươi năm, trải qua năm đời vua, thời hoàng kim đã qua từ lâu, hiện tại đời sống bình dân khốn khổ, nhưng vua quan không mấy bận tâm.
Gian thần chuyên quyền, khống chế quốc mệnh, tuy rằng trên bề nổi vẫn còn bình yên, nhưng bên trong đã dậy không ít sóng ngầm.
Ở Nguyên Thủy châu, dân chúng không phân chia nam nữ mà chia làm sáu giới, tuy nhiên vẫn trọng nam hơn nữ.
Ngoài trừ nam nữ còn chia làm tiết tử, bình tử, khôn tử.
Tiết tử thân thể cao lớn, thông tuệ sáng dạ, trong một trăm người chỉ có khoảng năm tiết tử, năng lực mạnh, thường đảm nhận những chức vụ quan trọng.
Triều thần vô số võ văn quan lại có hơn bảy phần là tiết tử, thiên tư thông minh, xứng đáng với vị trí cai quản bách tính.
Văn minh Nguyên Thủy châu dân phong cởi mở, nữ nhi, khôn tử được phép đi lại trên đường.
Nữ tiết tử theo lí vẫn được vào triều làm quan, thú phu nhân, kế thừa gia sản, tuy nhiên địa vị vẫn thấp hơn nam.
Bình tử chiếm phần lớn dân chúng, có nam có nữ, nữ bình tử đảm nhận vai trò sinh con đẻ cái, nam bình tử thường là dân chúng bình thường trong thiên hạ, một bộ phận lớn gia nhập quân binh.
Giới tính có ít người nhất là khôn tử, có nam có nữ, một trăm người thì có một nữ khôn tử, tuy nhiên nam lại ít ỏi vô cùng, một ngàn người mới có một nam khôn tử.
Giới tính thứ hai thường đến năm mười ba đến mười lăm sẽ phân hóa.
Số lượng nam nhân phân hóa thành khôn tử càng thêm ít, những người này đều phải gả cho người khác.
Khôn tử bẩm sinh yếu ớt, năng lực sinh dục mạnh, có thể đảm đương vai trò sinh ra tiết tử khỏe mạnh.
Nói tiết tử chỉ được sinh ra bởi khôn tử cũng không phải, vì cũng có nhiều bình tử sinh được tiết tử mạnh mẽ.
Ở các gia tộc quyền quý, chủ mẫu thường là bình tử đã được dạy dỗ cẩn trọng.
Khôn tử không có quyền kế thừa gia sản vì bản chất phụ thuộc vào tiết tử.
Giữa khôn tử và tiết tử có mối liên hệ đặc biệt là "đánh dấu".
Khôn tử có thời kì "triều kỳ" mỗi năm một lần, đây là lúc khôn tử yếu ớt nhất, cần sự bảo vệ của tiết tử liên tục không ngừng; trải qua kì triều kỳ, khôn tử có khả năng rất cao thụ thai, sinh ra đời sau.
Trong "triều kỳ" sẽ có dấu hiệu, tiết tử phải đánh dấu khôn tử, chứng tỏ họ thuộc về nhau đồng thời thúc đẩy hai bên tương hòa.
Cuộc đời khôn tử chỉ có thể đánh dấu một lần, tiết tử cũng thế, sau khi đánh dấu sẽ sinh ra sự trung thành với bạn đời.
Giữa khôn tử - tiết tử trời sinh có cảm ứng đặc biệt với nhau, thường thông qua mùi hương.
Bởi vậy các cặp đôi tiết tử-khôn tử thường theo chế độ một phu một thê.
Tiền triều – Quang Nguyên quốc cổ xúy chế độ này nghiêm ngặt, thậm chí còn đưa vào luật pháp, nhưng đến thời phân tranh bốn nước đã suy vong đi nhiều.
Thái Tổ Trần quốc là con bình thê, chịu nhiều oan ức từ chủ mẫu khôn tử; từ lúc lên ngôi ban nhiều chính sách hạn chế địa vị nữ nhân và khôn tử, nâng địa vị nam nhân.
Thái Tổ không chọn khôn tử làm Hoàng hậu mà lập một bình tử, cưới vô số thê thiếp.
Trần triều tiếp tục chế độ này, mỗi đời đều lập bình tử vi hậu, hậu cung ba ngàn, cũng sinh được nhiều tiết tử.
Quý tộc công hầu noi theo đều lập đa thê.
Bấy giờ chỉ còn bình dân mới tiếp tục nhất phu nhất thê.
Địa vị khôn tử rớt xuống, không còn duy ngã độc tôn như trước, đã có xu thế đứng sau bình tử.
Chọn thê tử, lúc này càng ưu tiên bình tử, khôn tử quá yếu ớt còn thêm mối liên kết đặc biệt hạn chế tiết tử quá nhiều, cho nên địa vị càng ngày càng giảm.
Đến đời Thiên Trị, hậu cung có Hoàng hậu, tứ Phi, cửu Tần, thập nhị Chiêu nghi, vô số cung tần ngự nữ,...!tuy nhiên không một ai là khôn tử.
Bởi vì một vài lí do, Vi Bắc Lâu không mặn mà với chuyện lập gia đình, đến năm hắn hơn hai mươi tuổi vẫn chưa thú thê.
Đương lúc ấy triều đình phong vân, phe Thành Vương đối chọi gay gắt với Thái tử đảng, trong kinh rộ lên lời đồn hắn mắc bệnh kín, không thể thành gia lập thất, lại có kẻ nói hắn thị sắc tranh sủng, làm ô danh Thái tử.
Phó gia có lòng cầu thân, muốn gả trưởng nữ hơn Vi Bắc Lâu một tuổi sang, trưởng nữ này tính cách chua ngoa tùy hứng, lại có tiếng khắc phu, hai hôn phu trước của nàng gia thế đều lần lượt lụn bại, hôn sự đều không thành.
Phó Thị Du ngưỡng mộ phong tư của Vi Bắc Lâu, không phải quân không gả.
Lúc này họ Phó đang nương tựa Sử Thái sư, Vi Bắc Lâu không từ chối được bèn lập Phó Thị Du làm chính thê.
Hai người không mấy hòa hợp, Phó thị điêu ngoa, nhưng không phải ngu xuẩn, gả đến nhà nào thì thành người của nhà ấy, Vi Bắc Lâu vài năm không thân thiết với thị, Phó Thị Du mấy năm đầu còn hướng về gia tộc, nhưng thời gian qua lâu lại nảy sinh tình ý với vị phu quân lãnh đạm này, bắt đầu tìm cách lấy lòng Vi Bắc Lâu.
Thị không có con nhưng rất hay ghen, ngăn cản những người khác muốn đưa mỹ nhân vào Vi trạch.
Nhiều năm trôi qua, thị cũng dần hiểu được tính cách phu quân, biết hắn không ưa chuyện ái tình, thậm chí còn chán ghét nên càng thêm độc đại, danh tiếng hoạn thư lan rộng khắp kinh thành.
Sau đó Sử gia diệt tộc, chi chính của Phó gia cũng bị