Mấy ngày liên tục Vi Bắc Lâu ở chung phòng với Thanh Lê, cùng ăn cùng uống, tối nằm bên cạnh.
Chính viện canh gác sâm nghiêm, đến nay cũng ít người biết Vi Thái Phó nuôi một nam tử bên cạnh, ngàn kiều vạn sủng.
Mấy ngày chăm sóc cũng không uổng công, Thanh Lê đã dần khỏe lại, tuy sức khỏe vẫn không tốt, nhiễm lạnh lại ho khan, nhưng quả thật đã đi lại bình thường.
Vi Bắc Lâu sợ Thanh Lê ra ngoài gặp lạnh, không cho y đi đâu, cả ngày quanh quẩn trong chính viện, may mà Thanh Lê tính tình dịu ngoan, Thái phó không nói, y cũng thành thật nửa bước không ra.
Thanh Lê ngoan ngoãn đến mức nhóm nha hoàn cũng không đành lòng.
Mấy ngày ở chung họ đã phát hiện, thiếu niên rất ngăn nắp, chăm chỉ; không chỉ tay sai khiến, chuyện gì tự làm được cũng tự mình làm; lại rất hiểu chuyện.
Hầu hạ y so với bất kì người nào đều dễ dàng hơn.
Vi Bắc Lâu đã cho người dọn hết vật dụng bên Đông viện bên kia về cho y, Thanh Lê không tự đi mà dặn dò Thúy Nhi.
Lúc Thúy Nhi đi một chuyến về cũng chỉ đem theo một bao y phục nhỏ.
Thúy Nhi cũng được điều tới chính viện bầu bạn với Thanh Lê, mỗi ngày hai chủ tớ ngẩn người trong phòng.
Bao y phục kia nửa chỗ cũng không chiếm, chỉ treo được một góc tủ.
Thanh Lê cẩn thận từng ly từng tí, không có dáng vẻ thị sủng mà kiêu, cho dù bao nhiêu năm qua, người duy nhất đặc biệt trong lòng Thái phó chỉ có mình y.
Thanh Lê rất tự biết phận mình, Thái phó cho, y sẽ nhận, những gì không phải của mình, y cũng không nghĩ đi chiếm.
Y đã mười tám tuổi, không phải là tiểu nha đầu mơ mộng, cái gì không phải của mình thì không thể cưỡng cầu.
Một mạng này khó khăn lắm mới nhặt được về, Thanh Lê thấy mình thông suốt nhiều chuyện.
Đặt ở trước đây, với sủng ái này của Thái phó, ắt hẳn y sẽ rối rắm, mờ mịt hơn nhiều, thế nhưng hiện tại thiếu niên không muốn nghĩ này đó.
Thanh Lê nguyện ngày qua ngày dễ chịu, thì không nên nghĩ này nghĩ kia.
Sợ Thanh Lê buồn chán nên Vi Thái phó đặt một ít thư tịch trong phòng, sách Vi Bắc Lâu đem cho Thanh Lê giải trí cũng chỉ gói gọn mấy thứ trong thư phòng hắn thôi, tầng lớp sĩ phu cao quý, coi thường việc dùng bản lĩnh văn chương kiếm sống, nên thư tịch bên ngoài không có nhiều, Vi Bắc Lâu chỉ có thể đem ra vài thứ để Thanh Lê đọc, là một ít sách sử trong Tàng thư các.
Thế nhưng có rất nhiều chữ Thanh Lê đọc cũng không hiểu, sau lại sợ mình lỡ tay làm hư sách quý giá, nên không có động vào nhiều, thế nhưng y rất thích, ngày nào cũng phải ngắm một lúc, cho dù không hiểu, nhưng nhìn cũng thấy vui vẻ hơn.
Hôm nay cũng như thế, Vi Bắc Lâu vừa vào cửa đã thấy Thanh Lê nâng cằm ngồi ngắm một cái mai rùa, thỉnh thoảng lại cẩn thận lau lau, rồi cẩn trọng đặt vào hộp.
Cái mai rùa này khá to, cũng đến bốn, năm gang tay, trên khắc chữ nói về tập tục cúng tế của Quang Nguyên quốc, có cả hình vẽ, Thanh Lê xem chữ không hiểu nhưng rất hứng thú với hình vẽ, mấy ngày nay đây là đồ vật y yêu thích nhất, ngày nào cũng phải ngắm nghía lau chùi.
Làm xong cả rồi, lại như cầm bảo bối nâng lên một quyển tàn thư, nhìn kĩ lại thì đúng là quyển ngày đó Vi Bắc Lâu đọc cho y nghe.
Vi Bắc Lâu đã nhìn y một lúc mà Thanh Lê vẫn chưa phát hiện, Lam Ngọc từ sớm đã đem Thúy Nhi kéo ra ngoài, trong phòng chỉ còn hai người bọn họ.
Phòng Vi Bắc Lâu có vách tường được xây rất đặc biệt, những bức tường được phết bằng hỗn hợp bột tiêu, treo những bức thảm thêu được lót bằng những tấm chăn mỏng.
Tấm chắn gió và những màn chắn bằng lông ngỗng cũng được sử dụng để giữ khí lạnh bên ngoài, đến mùa đông thì cả chính phòng ấm áp như xuân.
Chính viện của Vi Bắc Lâu rất rộng, ngoại trừ chính phòng dùng cho mùa đông tên Lạc Sương, còn có chính phòng cho mùa hạ Hải Lâu, xây trong rừng trúc, bên cạnh hồ thủy tạ, mùa hè mát mẻ, trúc xanh rì rào.
Bởi vì phòng Lạc Sương ấm áp có lợi cho việc dưỡng bệnh của Thanh Lê, nên Vi Bắc Lâu để y ngụ tại nơi này luôn, đồ đạc cũng bảo y dọn vào.
Vi Thái phó cũng cho người may thêm quần áo cho đứa nhỏ này, mấy ngày nay gấp gáp đưa đến.
Nhìn bộ dáng cẩn thận kia, Vi Bắc Lâu cười cười, cũng không lên tiếng, nhẹ nhàng đến sau lưng y, tay vươn tới vuốt ve quyển sách nọ, giúp thiếu niên trải nó ra bàn.
Thanh Lê giật mình, nhưng động tác của Vi Bắc Lâu rất ôn nhu, y bất giác thuận theo.
Tư thế này làm thiếu niên như tựa hẳn vào ngực nam nhân, tràn đầy tình ý.
Gương mặt thiếu niên được nuôi cẩm y ngọc thực mấy ngày bất giác tròn tròn hồng nhuận, dễ thương muốn tích ra nước, mỉm cười: "Lão gia đã về."
"Làm gì vậy?" Vi Bắc Lâu tự nhiên dời ánh mắt đến gò má hồng hồng kia, khẽ hỏi.
"Ta chỉ muốn đọc sách...!Chuyện xưa hôm đó rất hay, Thanh Lê rất thích."
Vi Bắc Lâu đáp: "Ừm, đều đã nhớ kỹ chưa? Có chỗ nào không hiểu không?"
Thanh Lê thành thật đáp: "Ta ngốc, có rất nhiều chỗ chưa hiểu."
Vi Bắc Lâu đáp: "Vậy ta sẽ kể tiếp cho ngươi, rảnh rỗi cũng sẽ dạy ngươi đọc chữ."
Sức khỏe Thanh Lê không tốt, Vi Bắc Lâu không cho y làm gì, cả đồ thủ công cũng tịch thu, cả ngày không thể may vá, cũng không có việc nhà để làm, rảnh rỗi chỉ có thể nhìn nhìn thư tịch của Vi Thái Phó, xác thực rất nhàm chán.
Cả ngày nằm một chỗ ăn ăn, qua mấy ngày đã nuôi lại được chút thịt hai má, tròn tròn hồng hồng như trái táo nhỏ.
Vi Bắc Lâu đem người đặt bên cạnh, chính mình cũng tìm chỗ ngồi thỏa đáng, mới bắt đầu kể.
Không hiểu vì sao trong Thư các của Vi Bắc Lâu có rất nhiều quyển trục liên quan đến tiền triều.
Hôm nay hắn kể về tập tục cúng tế mùa xuân của Quang Nguyên quốc, cầu cho năm mới được mùa.
Trên hình vẽ một thầy tế mặt áo đuôi phượng nhảy múa, phía dưới chúng dân quỳ lạy; lại một bức vẽ khác vẽ hình trâu cày có hoa văn như hổ, người đầu đội ngũ trảo kim long quan cầm cày cày năm luống; sau lại có hình mùa màng bội thu, chúng dân tổ chức lễ thu báo...
Vi Bắc Lâu vừa kể, vừa giảng hình, lời lẽ hoa mỹ sinh động, Thanh Lê nghe mà mê mẩn, bất giác dựa vào người hắn.
Dưới đèn ôn nhu hương, lòng Vi Bắc Lâu an tĩnh, có chút cảm giác như không có tháng năm, tuế nguyệt tĩnh hảo.
Tập tục của tiền triều cũng không quá khác biệt với Trần quốc, dù sao cũng là cùng một nền văn minh sở sinh, thế nhưng truyền qua mấy trăm năm, đã có nhiều chỗ không giống, Trần quốc đã không còn dùng Quốc sư để làm phép cầu mưa, cũng không tổ chức lễ Tịch điền to lớn cho dân chúng.
Giọng Vi Bắc Lâu không vui không buồn: "Thời Kiến Nguyên đệ tam, mỗi khi đến lễ Tịch điền, vui vẻ như ăn năm mới, lúc Hoàng đế cày năm luống, khắp mười dặm ruộng xung quanh đều có cả trăm tiết tử khỏe mạnh dắt theo trâu mộng, đợi vua quan cày xong, nông dân xuống ruộng cùng cày, qua một thoáng mà mười dặm đất đã tơi xốp, Quốc sư ra hiệu, khôn tử ra gieo hạt, ngụ ý chẳng những ruộng vườn bội thu, mà dân chúng sung túc, sinh sôi nảy nở.
Xong lại tổ chức tiệc mừng, đồ lễ gồm có bạch ngọc, rượu trắng, dê, lợn, xôi, hoa quả, hương nến...!một phần tưới lên quán đỉnh, một phần cắt dâng Hoàng đế, rồi chia phần còn lại cho bách tính; lễ Tịch điền kéo dài ba ngày ba đêm, là thời điểm còn vui vẻ hơn Tết Nguyên đán, vì là lúc Hoàng tộc gần gũi với dân chúng nhất..."
Đến thời tứ quốc phân tranh, địa vị khôn tử thấp xuống, không có tư cách tham gia lễ Tịch điền, Hoàng tộc e sợ lễ hội náo loạn trị an không tốt, bèn hủy bỏ luôn phần ăn mừng cùng bách tính, lễ Tịch điền bây giờ chỉ còn Hoàng thân quốc thích cùng bách quan, không có dân thường.
Thanh Lê nghe không quá hiểu, thế nhưng y cảm nhận được Vi Bắc Lâu có chút không vui, bèn kéo tay áo hắn, ấp úng mở miệng: "Lão gia...!có đói không?"
Vi Bắc Lâu nghe thấy câu đánh lạc hướng vụng về này, có chút dở khóc dở cười: "Không đói."
Thanh Lê cúi đầu, cố gắng không ngừng: "Vậy...!nhưng ta đói bụng rồi, chúng ta cùng ăn điểm tâm được không?"
Vi Bắc Lâu vuốt nhẹ lên tóc y một cái, không làm khó nữa mà gọi Lam Ngọc đem thức ăn đến.
Mới qua Ngọ thiện không bao lâu, nhưng điểm tâm thì luôn chuẩn bị sẵn, có bánh sữa bò,