Sáng mùng bảy Tết Nguyên Đán, Lễ bộ thượng thư Vệ Thi và Binh bộ thượng thư Nguyễn Tông đem theo lễ vật đến nhà Vi Thái phó chúc tết.
Vệ Thi vừa thăng chức ít lâu, năm ngoái mới đón phu lang, cả người hồng hào khỏe mạnh, cả tiền đồ lẫn nhân duyên đều viên mãn.
Vệ Thi tuổi trẻ đã đậu Tiến sĩ, là người có học thức, được Vi Bắc Lâu nâng đỡ, tính là một nửa môn đồ của Vi Thái phó.
Mùng bảy đến bái kiến ân sư, không để gia nô cầm lễ mà tự tay mang đến cửa, thể hiện một tấm lòng tri ân.
Bộ dáng Nguyễn Tông không tuấn tú xuất thần như Vệ Xương hầu thế tử, năm nay gần ba mươi, cũng là một trang tuấn kiệt trẻ tuổi, dung mạo bình thường nhưng lớn lên cao lớn, tính tình nội liễm trầm mặc.
Nguyễn gia là gia tộc võ tướng, Nguyễn lão gia Nguyễn Khắc còn là Bình Vũ đại tướng quân nắm trong tay ba vạn binh, bình thường vẫn trấn ở biên giới Mục Châu.
Có một gia gia như vậy, Nguyễn Tông rất nhanh nắm được tin Thái Thú Mục Châu tham ô tiền thuế rồi lập tức báo cho Vi Thái phó.
Nguyễn Tông lớn lên trong võ tộc nhưng am hiểu đọc sách thánh hiền, được Nguyễn Khắc gửi gắm cho Vi Bắc Lâu từ sớm, tính là môn hạ chính thức của Vi Thái phó, đã làm việc dưới trướng Vi Bắc Lâu mười năm, là cánh tay đắc lực giúp địa vị Vi Bắc Lâu vững chắc trong triều.
Vượt qua khỏi lãnh thổ Mục Châu là Trung Châu, địa hình nơi đây hiểm trở, đồi núi cao nguyên, nhiều vùng trũng đầm lầy, không thích hợp trồng trọt sinh sống.
Khi Quang Nguyên quốc phân thành tứ quốc, Trung Châu cũng từng rơi vào tranh chấp, lúc đó Trần, Lã mâu thuẫn nặng nề, đều cử tinh binh đến Trung Châu.
Quân đi có đến một vạn người, lương thảo đầy đủ, nhưng quay lại không còn đủ một ngàn, đa phần đều thiệt mạng do khí hậu khắc nghiệt, trong rừng có chướng khí.
Binh của Lã quốc cũng hao tổn nặng nề, đôi bên không kịp kích phát chiến tranh đã tan tác, Lã đế cũng từng phái binh đến đây nhưng đều có đi không về, tứ quốc liền không mưu mà hợp không cam lòng bỏ qua Trung Châu.
Ở Trung Châu chỉ có lác đác mấy bộ lạc thiểu số sinh sống, hiệp định đình chiến cũng cam kết tứ quốc không được xâm chiếm Trung Châu, xem nơi đây như tự trị.
Bình Vũ tướng quân Nguyễn Khắc quanh năm trấn giữ biên cương Mục Châu, xem như tương đối hiểu rõ với Trung Châu, dân phong Trung Châu hung hãn, lớn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt nên số lượng tiết tử sinh ra nhiều hơn bình thường, cả bộ lạc rèn giũa ra rất nhiều tinh binh, võ nghệ đều tinh thông, rất khó đánh.
Bộ lạc Chẩm xem như lớn mạnh nhất trong số đó, vài năm nay có xu thế phát triển thành quốc gia, bình thường vẫn hay đem binh đến lấn chiếm biên thổ, cướp phá lương thực Trần quốc.
Biên cương Mục Châu là tâm bệnh nhiều năm của Trần quốc, may nhờ có Bình Vũ tướng quân trấn giữ, mới tạm thời an bình.
Thế nhưng Nguyễn tướng quân tuổi tác đã cao, năm nay cũng đã bảy mươi tuổi, có nhiều việc dần lực bất tòng tâm.
Thái Thú Mục Châu trong tình huống này còn cả gan đặt nặng sưu thuế, giả lời triều đình vọng động đến thuế thân, dễ gây kích động dân chúng, tạo nên loạn lạc ở ba quận Cao Mật, Lư Lăng, Châu Nhai; chính là giáng đòn không kịp trở tay cho triều đình!
Vi Bắc Lâu hiểu được tình huống này, nên phải lập tức suy nghĩ phương pháp đối phó.
Trà qua ba tuần, Vi Bắc Lâu chậm rãi đặt chén xuống, cau mày nói: "Chuyện Mục Châu hôm qua, ngươi nói lại lần nữa đi."
Nguyễn Tông vâng dạ, đáp: "Hồi đại nhân, gia gia của hạ quan tuổi tác đã cao, Tết năm nay thời tiết không quá tốt nên không hồi kinh, thân thể cũng không khỏe, luôn dưỡng bệnh ở Bình Vũ phủ.
Chuyện Thái Thú Kinh Di Hàm tham ô này, là do tiểu thúc Nguyễn Ngọc của hạ quan phục mệnh gia gia đi tuần tra phát hiện ra.
Tiểu thúc còn trẻ, hành sự không đủ chu đáo, đến mùng ba mới phát hiện dân phong Cao Mật có điểm bất thường, tra hỏi huyện lệnh Cao Mật thì không nhận được tin tức gì.
Tiểu thúc sinh nghi, một mặt cho người đến nhà dân hỏi, một mặt cả gan...đột nhập vào huyện lệnh phủ, tra rõ sổ sách, tìm được vật chứng huyện lệnh thông tri với Thái Thú...!Tiểu thúc biết việc không tầm thường, trắng đêm điều tra, phát hiện thêm hai quận Lư Lăng và Châu Nhai càng thêm bất thường.
Trước mắt tất cả vật chứng đều được mang về đầy đủ, chỉ chờ một lệnh của đại nhân, tất có thể bắt giam tất cả kẻ phạm tội, trả lại công bình cho bách tính!" Nói đoạn mở tráp gỗ mình đem theo, nâng tay mang sổ sách và thư từ của huyện lệnh.
Vi Bắc Lâu mở ra xem một hồi, sổ sách của huyện lệnh được viết trên thanh tre mỏng như giấy, mật thư thì được viết trên giấy thật, bên trên có quan ấn của huyện lệnh Cao Mật, nhưng chỉ có ấn của quan thư kí bên cạnh Thái Thú, không phải ấn Thái Thú.
Nhìn đến đây, mày Vi Thái phó khẽ chau lại: "Bấy nhiêu bằng chứng chưa thể buộc tội Kinh Di Hàm, tuy rằng cũng không quan trọng...!điều đáng lưu tâm hơn là, ta hoài nghi Kinh Di Hàm có liên hệ với ngoại địch."
Vệ Thi vẫn luôn bên cạnh nghe đàm luận thấy vậy liền lên tiếng: "Bẩm Thái phó, nếu theo lời Nguyễn huynh, số ngân lượng Kinh Di Hàm tham ô đã lên đến tám vạn lượng."
Kinh Di Hàm vốn là thân tín của tiên đế, do một tay tiên đế đề bạt, có công lao cũng có khổ lao, từ khi Trần Quảng lên ngôi lão vẫn rất yên phận, dường như cam lòng làm một Thái Thú không muốn nổi bật, ngoại trừ báo cáo công tác nhiều năm vẫn không có ý hồi kinh, hành sự không xuất sắc cũng không có lỗi sai gì.
Vốn dĩ có thể an tĩnh như thế mà qua một đời, sao đột nhiên lại tham ô một con số lớn đến thế để Vi Bắc Lâu chú ý?
Nguyễn Tông trầm ngâm một lát, bảo: "Chuyện này...đúng là có điểm khó hiểu, dân chúng vốn đã nghèo khổ nhiều năm, năm nay mùa màng lại không mấy tốt, cũng không đủ ăn, sưu thuế nặng nề như thế, là kích thích cho dân chúng phản..." nói đến đây, hắn mở to mắt, cùng lúc nhìn vào mắt Vi Bắc Lâu, thấy tình tự tương tự trong mắt đối phương.
Vi Bắc Lâu sầm mặt: "Là nhắm vào Bình Vũ tướng."
Nguyễn Tông nghĩ được đến ấy, như đứng đống lửa ngồi đống than, dù sao cũng là nhằm vào gia gia của hắn.
Nguyễn Khắc trấn biên cương nhiều năm, đã trở thành định hải thần châm ở Mục Châu, giữ biên thổ Mục Châu như tường đồng vách sắt, nếu dân chúng ba quận nổi loạn, ắt sẽ phải xuất binh trấn áp, nhân lúc hỗn loạn mà giết Bình Vũ tướng, là giết được mãnh tướng của Trần quốc, biên cương không có đại tướng trấn binh quyền ắt rơi vào tay Thái Thú, đợi đến khi triều đình hay tin phái người đến thì Thái Thú đã nắm hổ phù không biết bao nhiêu ngày rồi, nếu Kinh Di Hàm có tâm giấu diếm thì