Huyết chiến Tử Trầm Sơn (Hạ)
Trời đã dần dần sáng tỏ
Trước cửa hành cung là một canht tượng thê thảmtoàn bộ mặt đất loang lổ mọt máu đỏ tươi, có những nơi máu đã đông đặc lại thành tững bãi, dưới tường thành, cổng hành cung và hai bên sườn núi thi thể chất đống. khắp nơi là những mảnh thi thể, tay chụt, chân đứt, tiếng rên rỉ huyên náo cả một vùng, từng đám khói đen vẫn bốc lên, một trân chiến hơn bốn canh giờ, dùng đầu gối cũng có thể nghĩ được đổ khốc liệt của nó. Tin tức Trịnh Sâm băng hà cũng đã được truyền trong cao tầng đám tướng lĩnh ở đây, nhưng vì phòng biến loạn, Hoàng Đình Bảo đã ra nghiêm lệnh giữu bí mật.
Đám quân cứu viện đều đang gấp rút dọn dẹp chiến trường, cấp cứu cho binh lính bị thương, còn những kẻ địch, dù bị thương hay không cũng đều nhất loạt một đao chém chết. cai này không phải là máu lạnh, mà là lẽ thường của thời xưa, tội gì cũng có thể tha thứ, duy chỉ có mưu phản là chết không thể nghi ngờ. Từng tốp từng tốp quân Trịnh đang khiêng những cái xác quân phản loạn, ném xuống một hố chôn tập thể không lồ, mùi máu tanh không ngớt bay lên nồng nặc. trên đại môn, Trịnh Cán nằm trong lòng Tuyên Phi Đặng Thị Huệ nhìn khung cảnh tang thương trước mắt rồi thở một hơi thật dài,
-Chiến tranh bằng vũ khí lạnh quả thật vô cùng đáng sợ/
Đặng Thị Huệ thấy con mình run rẩy, lại tượng hắn sợ hãi vội che mắt hắn rồi nói:
-Là bổn cung sơ xuất, con à chúng ta đi xuống thôi.
Trịnh Cán gạt tay mẹ hắn ra rồi nhẹ nhàng nói:
-Mẫu thân, con không sao,
Hắn quay sang một tên thái giám hạ lệnh:
-Nói với Hoàng Đình Bảo, hố chôn này phải rắc thật nhiều vôi bột lên trên, còn tướng sĩ tử trận mang theo thi thể về kinh thành.
-Nô tài tuân lênh
Hơn ai hết hắn hiểu được tầm quan trọng của việc phòng dịch bệch, nhiều người chết như vậy nếu không xử lý tốt sẽ gây ra dịch bệch không thể tưởng tượng được. còn thi thể binh lính, hắn quyết định sẽ làm một chút việc để thu lấy nhân tâm. Lúc này nhân tâm rất là quan trọng Lúc này, một quân sĩ chạy vội qua đây, khom người nói: “Khởi bẩm Đức Chính phi, Vương tử, Quân công gia cho mời người qua gấp, có việc quan trọng”
“Chuyện gì?” Trịnh Cán quay đầu hỏi.
“Vương tử, ti chức không rõ ạ”
Trịnh Cán gật đầu rồi nói:
-Mẫu thân, không bằng chúng ta đi một chuyến.
Trượng phu vừa chết. Đặng Thị Huệ giờ đây cảm thấy mình yếu ớt vô cùng, ai nàng cũng không dám tin tưởng, ngay ca là Hoàng ĐÌnh Bảo thường ngày hết dạ trung thành. ở trong hành cung có khi còn an toàn chứ ra ngoài…
Dường như hiểu được tâm sự của Đặng Thị Huệ, Trịnh cán lắc lắc bàn tay nàng:
-Mẹ yên tâm, có hài nhi ở đây, chúng ta sẽ không sao cả
Trịnh Thị Huệ cố gượng cười nhìn hắn rồi đitheotên quan quanakia xuống dưới thành
Nàng không khỏi thở dài, nếu không phải là quân cứu viện đến mau chỉ sợ giờ đây nàng đã nối gót tiên vương rồi, tên Hoàng Đình Bảo này có lẽ cần kiểm tra lại lòng chung của hắn
“Đức chính phi, Quận công gia đợi bên này.”
“ừ!”
Đặng Thị Huệ hít sau một hơi bước đến, theo sau nàng là thị vệ cung nữ và đám thái giám, Tiểu Thuận Tử cõng Trịnh Cán trên l;ưng cũng không nhanh không chậm bước đến Hoàng Đình Bảo, Nguyên Hữu Du ( Con trai của Nguyễn Hữu Chỉnh ) chính là người chỉ huy quân cứu viện lần này, trước mắt hai người bọn họ là một hàng xác chết, phải có đến hàng trăm xác được xếp ngay ngắn:
Thấy đám Trịnh Cán đến, hai người đang định quỳ xuống thì Đặng Thị Huệ đã phất tay:
-Hai vị tướng quân miễn lễ.
Trịnh Cán nhìn số xác chết trước mặt cau mày nói:
-Hoàng Quận công, tại sao laị có nhiều xác dân thường như vậy. Hoàng Đình Bảo chỉ tay về phía thôn trang nói:
-Hồi bẩm vương tử, khi nãy Nguyễn tướng quân cho người đi an ủi nạn dân, thì phát hiện cảnh này, hạ thần đoán rằng đám võ sĩ áo đen kia, đã giết hết số bách tính này rồi giả dạng làm nông phu hòng hành thích Vương thượng.
Trịnh cán nhìn xuống phái dưới chỉ thấy hàng hàng xác người, già trẻ lớn bé có cả, ai nấy đều mang một vẻ sợ hãi, có kẻ còn chưa kịp mặc đầy đủ quần áo. Những lương dân này chỉ vì sự tranh đấu giữa hai huynh đệ, àm Trịnh Tông cũng giám diệt hết, thật là không bằng cầm thú, hai mắt hắn đỏ ngầu, bách tính muôn đời đều bị coi như dê béo hay sao.
Giọng của Hoàng Đình Bảo vang lên bên tai hắn:
-Vương tử, tổng cộng có ba trăm bảy mươi mốt người tất cả, toàn bộ thôn trang đã không còn ai sống sót.
Hắn không nói gì mang nghiêng đầu suy nghĩ, người chết dù sao cũng chết rồi, quan trọng là làm sao dựa vào chuyện này để thu phục nhân tâm, mặc dù lợi dụng người chết tổn hại âm đức, nhưng Trịnh Cán không thể không làm. Tình thế này hắn không còn sự lựa chọn
Trịnh Cán nói với lão:
-Ngươi, hãy chôn cất họ và binh sĩ tử trận ngay tại mảnh đất trước Hành cung này, từ nay nơi này chính là Nghĩa trang liệt sĩ. Khi về ta sẽ đích thân tế bái/
Hoàng Đình Bảo ngạc nhiên hỏi:
-Vương tử, cái gì là liệt sỹ ạ/
Từ này quả thật quá mới mẻ với lão. Trịnh Cán đành giải thích:
-Từ này binh lính có công với ĐẠI Việt ta đều được chôn cất tại nơi này, gia đình của họ sẽ do triều đình trợ cấp.
Là một người làm tướng chính chiến sa trường, Hoàng ĐÌnh Bảo hiểu được quyết định này của Trịnh Cán sẽ mang lại điều gì, lão không thể không thừa nhận rằng, so với số tuổi ít ỏi của mình, vị vương tử trước mắt lão chính là một con cáo già về chính trị, nước cờ này vừa đi, long ftrung thành của binh lính và dân chúng đối với họ Trịnh chỉ có tăng chứ không giảm, lão và Nguyễn Hữu Du quỳ xuống :
-Thần thay mặt Ngũ quân phủ tạ ân điển của vương tử.
Trịnh Cán gật đầu, :
-Nhanh chóng giải quyết chuyện ở đây rồi hồi kinh gấp, tuy rằng Thăng Long đã trong tầm kiểm soát nhưng hậu họa mà các thế lực lưu phải không phải ngày một ngày hai mà thanh trừ được, còn ở đây lâu chính là đêm dài lắm mộng
Lúc này Trịnh Cán tuy rằng mới chỉ có hơn bốn tuổi, nhưng mọi điều mà hắn nói ra cùng với vẻ uy nghiêm của hắn, Khiến cho Hoàng Đình Bảo không dám không nghe, lão thực sự đã coi hắn là tan vương kế tiếp. thủ đoạn của hắn, lão đã kiến thức qua, hơn nữa lão tự nghĩ, cho dù lão có đoạt lấy vương vị thì thế nào, vậy cánh tích cóp qua hai trăm năm của họ Trịnh không phải đùa, chỉ sợ lão cũng không có cái kết yên ổn. cho nên tốt nhất cứ làm đệ nhất công thần của Trịnh Cán là hơn.
Dưới vương chỉ của Trịnh Cán , Tướng lĩnh tả hữu đáp ứng một tiếng, chia nhau đi thực hiện, Ánh mắt của Trịnh Cán lại nhìn về Kinh thành Thăng Long, Ải này ta đã vượt qua rồi, giờ đây chính là thực hiện khát vọng của ta, quân lâm thiên hạ, người Đại Việt nhất định không chịu cúi đầu.
……………………..
Tháng 9 năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi mốt, Tĩnh Vương Đại Việt Trịnh Sâm bị Hoạn quan Cao Nghênh Tường đầu độc đã băng hà tại Hành cung Tử Trầm, phủ Quốc Oai. Cũng trong đêm đó, Trịnh Tông và Cả Lê hiển Tông hoàng đến Triều đình nhà Lê đều xua quân đến, mong muốn giết chết Trịnh Sâm và mẹ con Đặng Thị Huệ, cùng người có thực quyền nhất chính phủ, Huy quân công Hoàng Đình Bảo, nhưng không ngờ, Trịnh nhị vương tử Cán đã xắp xếp Nguyễn Hữu Chỉnh và vây cánh của mình, mai phục hộ giá, ngay trong đếm đó, đánh đuổi Lên Hiển Tông cùng Trịnh Tông, lại sai con ruột là Nguyễn Hữu Du đưa quân đi hành cung hộ vệ. Kết quả của trận chiến này là phe Trịnh Cán toàn thắng, Trong lúc Thất Trận, Trịnh Tông và Hoàng đế triều lê đạt thành hiệp nghị, dẫn theo tàn quân cung các vị đại thần thuộc phe mình chạy trốn lên Cao Bằng, cố đô của nhà mạc, tại đây Lê Hiển Tông chiếm cứ Thành Bản Phủ (1) ra chiếu cần vương, có các Trấn Tuyên Quang và Ninh Sóc (2) đi theo. Giờ đây Đại Việt đã khác hoàn toàn sơ với Lịch Sử,
Nhà Lê ở Cao Bằng, chiếm cứ ba trấn Cao Bình, Ninh Sóc, Tuyên Quang Trịnh Cán ( tạm gọi là nhà Trịnh) ở Thăng Long , chiến cứ từ Trấn Sơn Nam kéo dài qua Sơn Tây, Hải Dương cho đến Thuận Hóa. Nhà Tây sơn do Thái Đức Nguyễn Nhạc là đế cát cứ Từ TRấn Thuận Thành ra đến Quảng Ngãi, còn lại là Nguyễn Vương Nguyễn Ánh chiếm cứ Hà Tiên, cà mau, Dinh Trường đồn và các đảo ngày nay chính là Phú Quốc, Thổ Chu v.v/
Đại Việt chính thức hình thành bốn quốc gia nhỏ, khác hẳn trong Lịch sử. Tin tức này vừa loan như tiếng sét giữa trời xanh, cả thành Thăng Long đều bàng hoàng, Đàng Trong Thái Đức Nguyễn Nhạc cử người ra ai điếu Trịnh Sâm, Trịnh Cán thay mặt cảm tạ, Nguyễn Nhạc cũng hứa hẹn đời đời hòa hảo với Đại Trịnh, chỉ mong hai nước không can thiếp vào chuyện của nhau, ý lão Trịnh Cán sao không hiểu, người diệt nhà Lê của ngươi, Ta đánh Nguyễn Ánh của ta, hai bên nước sông không phạm nước giếng,
Đây cũng là một suy nghĩ sáng suốt của Nguyễn Nhạc, nếu cùng một lúc tham chiến ở cả hai mặt trận, chỉ sợ nhà tây sơn của lão không trụ được bao năm.
Cái chết của Trịnh Sâm khiến cho dân chúng vô cùng bi thương, tuy đây là triều Lê thật, nhưng chính Trịnh Sâm mới là người quyết định cuối cùng, tuy về cuối đời lão mê đắm Đặng THị Huệ, nhưng vẫn còn yêu nước thương dân dân chúng quỳ dọc hai bên đường để tiễn đưa lão, chết như vậy cũng được coi là một vị minh chúa.
Vì Vua Lê đã chạy lên Cao Bình, nên Trịnh Cán quyết định dùng tang chế của hoàng đế cho cha mình là Trịnh Sâm, và hắn cũng là lần đầu tiên thấy được rắc rối của đám tang thời phong kiến,
Khi chính thức phát tang, trong kinh thanh sẽ cử người hỏa tốc đi các châu phủ thông báo, trong ba năm để tang Trịnh Sâm bỏ hết các cuộc vui trừ lễ đăng quang tân quân. Thi thể của Trịnh Sâm được ướp và đăth trên Long sàng
Khi vua băng hà thì người ta đem ướp tử thi ngài ngay và đặt lên long sàng. Trong sáu mươi lăm ngày dân chúng kinh thành được phép chiêm ngưỡng. lễ bái và khóc thương, đối với rất nhiều người thì đây có thể là lần đầu tiên họ nhìn thấy mặt chúa, trong khi này Vẫn hầu hạ, dâng cơm như khi Trịnh Sâm còn sống; cơm cúng xong thì một nửa đem biếu các sư và một nửa đem bố thí cho người nghèo đói.
Những món ăn dâng lên Trịnh Sâm đều đựng trong đĩa phủ sơn đen; Trịnh Cán phải cạo đầu và đội mũ gai. Các hoàng thân, quốc thích và bốn mươi quan đại thần bên Chính phủ cũng để tang như vậy đến khi nào rước linh cữu xuống thuyền đem đi an táng trong lăng mộ mới thôi. Ba quả chuông đặt trên một ngọn tháp cũng đánh mãi đến khi linh cữu rước xuống thuyền.
Hôm tam nhật, các quan mới được vào làm ai điếu tiên vương và từ hôm thứ mười giở đi thì dân chúng mới được vào chiêm bái. Trong thời hạn sáu mươi lăm ngày này, Trịnh Cán ngày đêm túc trực bên Long Sàng cúng ba bữa cơm đầy đủ. Hết sau mươi lăm ngày Trịnh Cán ra lệnh đưa chúa Trịnh Sâm đi an táng, vương lăng của Trịnh Sâm lẽ ra theo truyền thống là phải đặt ở quê nhà Thanh Hóa, nhưng Trịnh Cán quyết định, xây Vương Lăng cho Trịnh Sâm tại Phủ Thường tín. Con cháu họ Trịnh Sau này đều an táng quanh đó, tranh khỏi huy động sức dân khi phải đưa linh cữ về tận Thanh Hóa. Khu Lăng mộ trong hơn hai tháng này được gấp rút thi công, toàn bộ Lăng mộ Trịnh Sâm rộng khoảng 4 sào bắc bộ (3). Trịnh Cán cho xây dựng lăng Trịnh Sâm có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh đường thần đạo, xuyên qua một loạt các công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Minh Đức môn, điện thờ Kiều đạo, cùng vô số lầu gác và cuối cùng mới là Mộ cuả Trịnh Sâm. Lăng có diện tích theo thời hiện tại chính là hơn ba mươi ha. Sở dĩ hắn xây to như vậy chính là vì để tạ ơn Trịnh Sâm, thứ nhất vì ông yêu quý Trịnh cán cho nên hắn xuyên không đến đây mới sống được, và ông quyết định truyền ngôi chúa cho hắn, nếu không thân sống trong cũng cấm, cho dù có lợi thế xuyên việt, hắn cũng phải chết, mặc dù chỉ là gián tiếp nhưng hắn là người phân minh như vậy lăng này không thể không xây, thứ hai đây là hắn muốn tỏ rõ sự đại nghịch bất đạo của Trịnh Tông và sự bất nghĩa của Vua Lê, cho dân chúng mỗi khi nhìn thấy lăng này đều nhớ đến Trịnh Tông giết ha và Vua Lê tru diệt công thần, từ đó ở nơi đô thành mới của nhà lên, long người sẽ đề phòng hai người này.
Một mũi tê trúng hai đích.
Vừa có tiếng là hiếu thaỏ, vừa biến đám vua lê và trịnh tông thành bất nhân bất nghĩa, bất hiếu. xung quanh lăng hắn còn xây La thành bao bọc. Cửa chính của lăng tên là Đại Thanh môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng. Hai bên cửa chính là hai
quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700 m, bắt đầu từ Đại Thanh Môn đến chân la thành sau mộ vua. Quần thể kiến trúc khổng lồ này, Trịnh Cán đã huy động 20 vạn dân phu và thợ thuyền nhưng đến ngày an táng vẫn chưa hoàn thành chỉ có thể an táng Trịnh Sâm xong rồi làm tiếp, hậu thế sau này mỗi khi đến đây tham quan đều không khỏi trầm trồ khen ngợi
Ngày an táng dọc đường đi từ cung đến lăng TRịnh Sâm đều được che vải tím . Cứ cách một phần tư dặm lại có dựng một cái quán có chứa nước uống và dựng bếp để hút thuốc
Đoàn rước này đi đầu là cấm binh vẫn canh gác cửa cung hai tay cầm hai cái chùy; chùy chứa đầy pháo bông; đi trước hô tên Chúa lên. Mười hai người đi sau là mười hai người đầu trong bọn thủy binh kéo linh xa trên có viết tên tiên vương. Rồi đến một đoàn mười hai con voi: bốn con đầu, có bốn người cưỡi tay cầm cờ của chúa; bốn con sau có đóng bành; mỗi con mang sáu người vác súng hoặc cầm hỏa thương ,bốn con cuối mang bốn cái hòm; hai hòm đầu thì bịt kín mặt đàng trước và hai bên đều lồng kính; hai hòm sau thì có sáu mặt và bịt lưới thép hoặc cửa kính.
Tiếp vào đấy là một quan đứng đầu Chính phủ cưỡi ngựa, theo sau có hai quan hầu cũng ngồi ngựa. Liền đấy có sáu cặp ngựa không người cưỡi, nhưng mỗi con có một quan vệ úy kèm giữ. Sáu con ngựa đầu yên cương rất quý giá, hàm thiếc và các vật dụng kim khí ở yên cương đều bằng vàng, yên thêu chỉ vàng; sáu con sau yên cương cũng nạm vàng.
Đoạn thứ năm là xe linh cữu vua có tám con hươu đã luyện thuần thục kéo; mỗi con có một quan vệ úy đi kèm giữ. Trịnh Cán đi theo sau linh cữu, bận sa trắng, đầu đội mũ rơm; Chung quanh có phường bát âm. Sau các vương tử là các phi tần, công chúa bận satrắng, có các mệnh phụ thể nữ theo hầu bận màu tím. Chung quanh lại có phường bát âm. Rồi đến các thân vương mặc áo tím, mũ rơm; bốn quan tổng trấn vai vác gậy quàng một cái túi vàng là tiền các trấn đem về dâng liệu để Trịnh Sâm tiêu dùng dưới hoàng tuyền.
Theo sau còn hai chiếc xe, mỗi xe tám ngựa kéo; trên mỗi xe có một hòm đầy vàng bạc và đồ quý giá để tiên đế đem sang chi dùng thế giới bên kia. Đi đoạn hậu là văn võ bách quan, một phần cưỡi ngựa, một phần đi bộ tùy theo chức phẩm. Việc An táng dông dài này bất tất phải kể nhiều, ta chỉ muốn cho mọi người hiểu được cách an táng của tổ tiên chúng ta thôi. )
Thi thể của Trịnh Sâm được đưa vào Lăng bằng một đường hầm gọi là Toại Đạo, sau khi an trí xong xuôi, thi cửa Đại Thanh Môn đóng lại vĩnh viễn, sau này muốn lễ bái chỉ có thể đi vào bằng Hữu Thanh Môn hoặc Tả Thanh Môn mà thội. đến đây đám tang coi như kết thúc
Trịnh Sâm chết., Vua Lê thì bỏ chạy lên cao bình có thể nói rằng đây là cục diện chính trị phức tạp nhất hàng trăm năm nay của Đại Việt,
việc tiếp sau khi Trịnh Sâm chết theo chế độ nào, Trịnh Cán xưng đế hay xưng vương liền trở thành tiêu điểm tranh luận của các quan văn võ khắp triều, nói chung, Trịnh Cán đăng cơ ngôi chúa là do tiên đế quyết định, không có gì thay đổi nhưng trong trường hợp này, tiên đế lại không phải tự nhiên băng hà mà lại do Vua Lê ngầm hạ độc thủ , Vua Lê đã bỏ chạy và ra chiếu cần vương , đã xuất hiện cục diện phức tạp,
nhưng lúc này đây, quyết định những việc nay lại phải sự ngượng ngùng của hai phương diện, Trịnh Cán mà tự xưng vương thì lại có tội mưu phản, nhưng để Lê Hiển Tông sắc phong thì rõ là không được, mà đám quan lại còn ở lại Kinh thành đều là người hưởng lợi từ chế độ Vua Lê Chúa Trịnh, không ai muốn phế bỏ chế độ này , mà mọi người đều biết, quan hệ giữa Trịnh Cán và tôn thất nhà lê bây giờ rất ác liệt, do đó nếu tôn thất đến quyết định người được chọn có lẽ không phải Trịnh Cán hắn mà sẽ là Trịnh Tông huynh trưởng của hắn . Mà cái chết của TRịnh Sâm. Trịnh Tông chính là chủ mưa số một . nên do tôn thất quyết định Trịnh Tông kế vị, phe phái trịnh cán cũng sẽ không nghe theo, nhát thời cục diện Đàng ngoài vô cùng vi diệu
Lúc này các quan trong Chính phủ đang bàn bạc vô cùng sôi nổi, nhưng cũng không tìm ra cách nào cả, ngồi ở chủ vị Trịnh Cán khẽ đưa mắt cho Hoàng Đình Bảo. lĩnh hội ý hắn, Vị quận công gia này vội vỗ bàn rồi nói nói:
“Quyền lực trước giờ cũng đều vô cùng nhạy cảmkhó khăn của việc kế thừa vương vị này nằm trong dự kiến. các vị đại nhân bây giờ chúng ta đừng cãi nhau mà hãy bàn xem làm sao để có thể danh chính ngôn thuận đưa vương tử lên ngôi”
Lê Quý Đôn, đang ngồi phía dưới dõng dác nói: “Vương tử cả quả thật đã khiến cho ta biết được thế nào mới gọi là thủ đoạn độc ác., nếu không phải nhị vương tử nhìn xa trông rộng, các vị ngồi đây cũng có quá nữa phải bay đầu”
Ngô Thì Nhậm ngồi phía dưới hắn cũng gật đầu:
-Phủ sự nói có Lý, lần này may mà Vương tử quyết đoán, nếu không hậu họa không lường được
Trịnh Cán nói:
-Các vị, hôm nay tạm không nói đến chuyện này, việc cấp bách bây giờ là làm sao để danh chính ngôn thuận lên ngôi chúa, nếu giang sơn tổ tông vất vả đánh ra được rơi vào tay tên bất hiếu kia, quả thật ta không cam lòng.
Đoàn thụ, đỗ thủ khoa thi Đình, đệ nhị giáp, tiến sĩ xuất thân , ngồi phía dưới lên tiếng:
-Vương tử, theo ngu ý của hạ thần, trước mắt ngài hãy cứ làm biểu tâu xin Thánh Thượng phong tước, sau đó, dù Thánh thượng, có sắc phong hay không, ngài vẫn tự lập là hơn, tình huống phi thường phải dùng thủ đoạn phi thường, ngài lấy lý do Kinh Thành không thể thiếu người quản lý, tự lập cũng không phải là không được. hơn nữa dù sao ngài cũng là người kế thừa của tiên vương, dù có không qua sắc phong vẫn là nằm trong lễ chế.
Hoàng Đình Bảo hít một hơi rồi nói: “thần cho rằng Đoàn đại nhân nói có lý, xin vương tử lấy giang sơn xã tắc làm trọng.”
Lão dẫn đầu quỳ xuống, đám người Lê Quý Đôn, ngô Thì Nhậm, cũng quỳ theo:
-Xin Vương tử lấy giang sơn làm trọng
“Việc này?” Trịnh Cán ngập ngừng nói: “hình như không ổn cho lắm?”
Cấp sự trung Nguyễn Huy Bá đứng xa nhất tâu rằng:
-Vương tử, chúng thần nguyện vì vương tử gánh lấy trọng trách này.
-
Trịnh Cán nhìn hắn, tên này cũng có chút danh tiếng trong lịch sử:
-Nguyễn Cấp sự nói vậy là có ý gì.
-Vương tử, người chưa lên ngôi được chẳng qua là do thiếu sắc phong của Vua Lê mà thôi, Tổ chế có nói rằng tân chúa đăng cơ là do tiên đế quyết định, nhưng trong trường hợp mà tiên đế còn chưa kịp chỉ định đã băng hà, hoặc là đã xuất hiện cục diện phức tạp, tân chúa hoặc là do tôn thất nhà Lê quyết định, hoặc là do văn võ bá quan nhất trí ủng hộ quyết định, tỷ như Uy Nam Vương (4) phải thoái vị bèn là kết quả của văn võ bá quan ủng hộ.
Nguyễn Huy Bá, vái lậy một cái bèn nói tiếp:
-Cho nên không cần Thánh Thượng đồng ý hay không, chỉ cần bá quan kinh thành nhất trí thỉnh mệnh, Vương tử ngài cũng có được danh chính ngôn thuận.
-Hay
Đám văn võ bá quan đều khen phải, không ngờ đơn giản như vậy mà cũng không nghĩ ra, cái gọi là bá quan thỉnh mệnh chẳng qua là diễn trò cả, ngày ngày không ngừng có người đến lầu Ngũ Long quỳ lậy tâu xin, Đặng THị Huệ vì xã tắc mà khuyên Trịnh Cán nhận lấy đế vị, tuy rằng vui như mở cờ trong bụng nhưng hắn vẫn khéo léo chối từ:
-Ta tuổi còn nhỏ, tài sơ học thiển, sao dám dảm đương. Mong các vị đại thần tìm người bên dòng chính nhà bác ta mà lập,
Trải ba bốn lần như vậy, đến khi toàn bộ văn võ bá quan của kinh thành và các vùng lần cận đều quỳ trước phủ chúa, thì Trịnh Cán mới miễn cưỡng tiếp nhận.
Tháng mười hai năm Cảnh Hưng thứ 41. Trịnh Cán sau nhiều lần được các vị đại thần cầu xin, đã xưng Vương, tự phong cho mình là Đô Nguyên Soái, Tổng Quốc Chính, Điện Đô Vương hắn chính là muốn dùng cái tên có thật trong lịch sử Điện Đô Vương này để nghịch chuyển mệnh vận.
Ngay sau khi lên ngôi vương hắn tiến hành duyệt binh, thăm hỏi người nghèo, miễn thuế ba năm cho dân chúng, lại cải phong cha hắn làm Chí đạo đại thánh, duệ đoán văn công võ đức Tĩnh Vương, mẹ hắn làm Thái phi. Kế đến là tha bổng cho tử tù về nhà làm ruộng. hắn chuẩn bị trong an nội lọa trước ngoài mới bình phản tắc làm cho những phần đất đai mà hắn chiếm được thực sự hùng mạnh rồi mơi nhất thống giang sơn, việc này không phải một sớm một chiều mà xong được.
………..
(1)Thành Bản Phủ : Thành Bản Phủ nằm trên một vùng rộng lớn bao quanh là sông nước và đồng ruộng thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Thành được xây theo hình chữ nhật dài 110m, rộng 75m, có hai cửa Đông và Tây, thành đắp bằng đất, tường trình, xung quanh có luỹ tre và hào bao bọc, vừa có giá trị phòng thủ quân sự, vừa có tác dụng ngăn lũ sông Bằng Giang, bảo vệ cho khu vực Bản Phủ. nhà Mạc thất thế ở Thăng Long chạy lên Cao Bằng (1594 - 1677) chọn Bản Phủ đóng làm vương phủ, nơi thiết triều của ba đời vua Mạc là Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan và Mạc Kính Vũ trải dài 83 năm.
(2)Trấn Ninh Sóc và Tuyên Quang: Trấn Tuyên Quang gồm : Phủ Yên Bình gồm huyện Phúc Yên (Yên Sơn và Hàm Yên hiện nay), và các châu: Vị Xuyên (Vị Xuyên và Hoàng Su Phì thuộc Hà Giang hiện nay), Thu Vật (Yên Bình thuộc Yên Bái hiện nay), Đại Man (Chiêm Hóa hiện nay), Bảo Lạc (Bảo Lạc thuộc Cao Bằng hiện nay). Ninh Sóc (thời Lê sơ từng là Thái Nguyên) gồm các phủ:
Phủ Phú Bình gồm các huyện Phổ Yên (Phổ Yên thuộc Thái Nguyên hiện nay), Đại Từ (Đại Từ thuộc Thái Nguyên hiện nay), Tư Nông (Phú Bình hiện nay), Bình Nguyên (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc hiện nay), Đồng Hỷ (Đồng Hỷ hiện nay), Văn Lãng (Văn Lãng, Lạng Sơn hiện nay), Võ Nhai (Võ Nhai hiện nay) và châu Định Hóa (Định Hóa hiện nay).
Phủ Thông Hóa (tỉnh Bắc Kạn hiện nay) gồm huyện Cảm Hóa (Ngân Sơn và Na Rì hiện nay) và châu Bạch Thông (Bạch Thông, Chợ Đồn và Chợ Mới hiện nay).
(3): 1 sào Bắc bộ là 360 vuông
(4) Uy Nam Vương là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê Trung Hưng trong thời gian cai trị của mình, Trịnh Giang làm nhiều việc mất lòng người như giết vua và nhiều đại thần được trọng vọng; Đến nửa cuối giai đoạn trị vì của ông, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, thành một làn sóng mạnh mẽ khắp Đàng Ngoài càng làm lung lay sự thống trị của họ Trịnh. Trước tình hình đó, vào đầu năm 1740, mẹ ông là Thái phi Vũ thị cùng một số đại thần trong phủ chúa đã lật đổ ông và đưa người em trai là Trịnh Doanh lên quyền. Trịnh Giang được tôn làm Thái thượng vương nhưng bị giam lỏng trong cung điện cho đến lúc qua đời.