Bắt đầu cải cách toàn bộ (1)
Trịnh Cán xưng vương chưa được bao lâu. Tại Thành Bản Phủ của Cao Bình, Trịnh Tông cũng đã hoàn toàn nắm giữ được quyền hành, giờ đây, Lê Hiển Tông chỉ là một cái bóng mà không có một thực quyền gì cả. Sau này khi chết, hắn vẫn hối hận vì năm đó đã tự mình đập nồi chìm thuyền:
“ Trời sai nhà chúa xuống giúp ta, chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui, ấy vậy mà….”
Chuyện này tạm thời chưa nói vội, nắm được triều thần và quân đội của ba trấn này trong tay rồi, Trịnh Tông tự phong cho mình là Đoan Nam Vương. Nắm mọi quyền quân chính, tham vọng của hắn chính là, muốn tiêu diệt ba thế lực lớn là Trịnh Cán, Thái Đức Nguyễn Nhạc, Nguyễn Ánh, thống nhất giang sơn về một mối.
…..
Phủ chúa Trịnh, thượng thư phòng.
Tiểu Thuận Tử rón ra rón rén, chầm chậm vái chào Trịnh Cán, nói:
- Tham kiến Điện hạ.
- Tiểu Thuận Tử? Lại đây
Trịnh Cán đặt Quyển tấu chương trong tay xuống, nghiêm trang ra hiệu cho Tiểu Thuận Tử, trước khác giờ khác, hắn phải tỏ rõ uy quyền của một bậc đế vương, nếu không chỉ sợ không phục chúng.
Tiểu Thuận Tử, chầm chậm đi đến trước mặt Trịnh Cán rồi nói.
- Hồi bẩm điện hạ, Lê Hữu Trác phụng chỉ tiến cung, cách đây mấy tháng đã vào đến kinh đô, nhưng do việc tang chế của Tiên vương nên vẫn chờ ở dịch quán, xin điện hạ ban chỉ
- Ồ, là Hải Thượng Lãn Ông, Lê thần y, ngươi không nói, quả nhân cũng suýt quên chuyện này, truyền ý chỉ của quả nhân, cho Lê Hữu Trác vào cung tấn kiến.
- Thần tuân chỉ.
Tiểu Thuận Tử, cung kính vái lậy hắn rồi trở gót ra ngoài.
Đợi Tiểu Thuận Tử đi khỏi, Trịnh Cán không khỏi chờ mong, đối với vị Thần y này, bệnh của hắn, tuy nhờ hắn xuyên qua đây mà khá lên, nhưng hắn biết. nếu không chữa trị tận gốc sợ là có thể phát nặng hơn bất cứ lúc nào, trong lịch sử, chính vì đám Thái Y Viện ghen ghét với tài năng của vị thần y này, mà Trịnh Cán càng ngày càng yếu, chuyện này hắn vẫn nhớ kỹ trong lòng, lần này chưởng quản quốc sự, nếu không có một vị danh ý bên cạnh vô cùng nguy hiểm, cho nên Trịnh Cán đã quyết tâm bằng mọi giá phải thu lưu được vị thần ý này về dưới trướng, còn về phần Lê hữu Trác, Trịnh Cán tự tin rằng, khi nghe thấy điều kiện của hắn, lão nhất định sẽ đồng ý. Tiểu Thuận Tử đi một lát, rất nhanh đã trở lại,:
-Điện hạ, Lê Hữu Trác đang đợi bên ngoài, chờ điện hạ triệu kiến.
Trịnh Cán ngồi thẳng người sau án thư, nghiêm trang ra lệnh:
-Cho hắn vào.
Viên thái giám lễ nghi đứng gần cửa, lập tức cất giọng the thé hô lên:
-Truyền Lê Hữu Trác lên điện tấn kiến.
Viên thái giám vừa dứt lời, đám lực sĩ, thị vệ phía ngoài cũng truyền nhau hô lớn:
-Điện hạ có chỉ, Lê Hữu Trác lên điện tấn kiến.
Khoảng một khắc sau, một lão nhân quắc thước tiến vào. Lão cẩn thận quỳ xuống lạy:
-Thảo dân, thám kiến Điện Đô Vương điện hạ, Nguyện điện hạ vạn thọ vô cương.
Trịnh Cán cười hi hi ha ha, chạy khỏi án thư đỡ lão dậy rồi nói:
-Lê Thần y, bản vương miễn lễn, Tiểu Thuận Tử, ban ngồi.
Lời hắn vừa dứt, Tiểu Thuận Tử đã khiên ra một cái ghế đắt trước án.
Lê Hữu Trac, vội vã lạy tạ:
-Tạ ơn điện hạ.
Đợi Lê Hữu Trác ngồi xuống, Trịnh Cán lập tức nói:
-Lê Thần Y, nghe nói y thuật cao minh, lại tinh thông rất nhiều phương pháp chữa bệnh độc môn, danh hào của khanh, Quả nhân đã nghe qua rất nhiều.
Lê hữu Trác, hơi cảm thấy được yêu mà lo sợ, lão cẩn thận đáp:
-Điện hạ, minh giám, thảo dân quả thật học được một chút y thuật mà thôi, không tính là cao minh gì, còn về danh hiệu thần y, chỉ là đồng đạo khen tặng mà thôi, thật ra, thảo dân không hề dám nhân.
Trịnh Cán mỉm cười, không hiểu sao khi cái giọng trẻ con năm tuổi của hắn, kết hợp với nụ cười này, Tiểu Thuận Tử lại cảm thấy nổi cả gai ốc, vị điện hạ này, không thể xem tuổi mà xét đoán được:
Giọng của Trịnh Cán lại vang lên:
-Khanh chớ sợ hãi. Tạm thời không hỏi đến chuyện này, hôm nay quả nhân triệu khanh tới, chính là muốn từ này khanh làm, bác sĩ riêng cho quả nhân,
Cả Lê Hữu Trác và đám cung nữ thái giám trong phòng đếu trố mắt ra, giọng của vị thần y này có hơi không chắc chắn hỏi lại:
-Điện hạ, bác sĩ nghĩa là gì ạ, thứ cho thảo dân ngu muội
-A
Trịnh Cán vừa rồi quên mất lại sử dụng một từ ở thời hiện đại, hắn vội vã giải thích:
-À, là thế này, sau này ái khanh chuyên chăm sóc sức khỏe cho quả nhân, đãi ngộ của khanh sẽ ngang hàng với các bậc thượng thư lục bộ khanh thấy thế nào,
-Cái này.
Lê Hữu Trác ngần ngừ chưa đáp, đối với một người thời đại lão, tư tưởng trung quân ái quốc cố nhiên đã ăn sâu vào máu, nhưng lão lại muốn xa rời quan trường hủ bại này, nhất thời lão không biết làm thế nào cả, dường như biết lão nghĩ gì, Trịnh Cán lại bồi thêm một miếng mồi nữa
-Thần y, có lẽ còn không biết, quả nhân đang định biên soạn một tập sách về y thuật, lưu truyền hậu thế, nếu khanh chịu ở lại giúp quả nhân, thì bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của khanh, quả nhân có thể giúp đỡ khắc in,
Vừa nghe thấy 6 chữ, Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, lê hữu trác đã cứng cả người, Trịnh Cán nói đây chính là đúng tâm bệnh của lão. Nguyên nhân chính mà lão lai kinh lần này chính là theo đuổi nghiệp y đã mấy chục năm mà bộ "Tâm lĩnh" chưa in được lão hy vọng lần đi ra kinh đô có thể thực hiện việc in bộ sách. Nay Trịnh Cán đã nói như vậy, chính là gãi đúng chỗ ngứa, lão vội vã dập đầu liên tục luôn mồm tạ ơn:
-Thảo dân cảm tạ ơn đức điện hạ, nguyện vì điện hạ nước sôi lửa bỏng cũng không từ,
-Tốt, hahaha
Trịnh Cán ngửa mặt lên trời cười lớn. rất cớ phong phong phạm của một vị đế vương, hắn quay sang viên thái giám nói:
-Truyền ý chỉ của quả nhân, gia phong cho Lê Hữu Trác làm Thái Y Viện Sứ Tòng ngũ phẩm, tước Trung Thành bá(1), thưởng cho hai mươi lính hầu, ban cho phủ đệ trong kinh thành để tiện việc chẩn trị.
-Thần lĩnh chỉ tạ ơn,
Thu được một năng thần Trịnh Cán, cười không khép được miệng, việc chính đã xong hắn liền nói:
-Lê ái khanh, quả nhân thân thể yếu nhược liệu ái khanh có biện pháp nào hay không
Vị Trung Thành bá mới ra lò này liền cung kính tâu:
-Hồi bẩm điện hạ thần xin được xem mạch.
Trịnh Cán gật đầu, lập tức có một viên thái giam lấy ra một cái gối đoạn vàng lót xuống dưới tay Trịnh Cán, Lê hữu Trác dưới sự giám sát của đám ngự tiền thị vệ, cẩn thận xem mạch, lão nheo nheo đôi mày, như đang đánh giá điều gì đó. Hồi lâu lão buông tay ra rồi nói:
-Điện Hạ gầy gò mà mệt nhọc , mạch chạy mau, âm dương sút kém cần phải bồi bổ hai thứ tỳ, thận để củng cố cái căn bản của tiên thiên, bồi bổ cái hóa nguyên của hậu thiên, khiến cái chính khí được đầy đủ ở trong, bệnh tự tiêu ngầm ở ngoài, chẳng trị bệnh mà bệnh khắc hết . sáu đường mạch của điện hạ đều chạy mau mà không còn sức, mạch bên hữu thì mạnh mẽ, mạch bên tả yếu ớt. Đó là tỳ âm hư, vị hỏa quá nhiều, không tàng giữ được dương, âm hỏa vơng hành, cho nên bên ngoài thấy bụng phình lên, thế là cái tượng trong thì không, ngoài thì phù. Phải bổ tỳ thổ, làm cho đầy đủ cái lực của khôn nhu thì các trở ngại tự nhiên được bãi bỏ.
Trịnh Cán ngẫm nghĩ trong lòng, quả nhiên không khác mấy trong lịch sử, hắn mỉm cười:
-Ái khanh cứ kê đơn sau đó giao cho người mang cho quả nhân là được, người đâu, dẫn Lê ái khanh đi nhận thánh chỉ,\
Lê Hữu Trác cung kính quỳ bái:
-Thần xin cáo lui,
Đợi vị Trung Thành Bá này đi khuất, Trịnh Cán lập tức nói:
-Tiểu Thuận Tử. cho truyền các đám đại thần từ ngũ phẩm trở lên. Quả nhân có việc gấp cần thương nghị/
Đợi đám đại thần cả văn lẫn võ ngồi xuống,
Trịnh Cán lập tức nói:
- Các vị đại nhân , từ giờ trở đi, chúng ta có ba việc lớn cần làm. Mong các vị hết sức giúp đỡ.
Ba vị cận thần lập tức đồng thanh:
-Xin điện hạ phân phó
Trịnh Cán gật đầu, nói:
- Việc thứ nhất, Hoàng Đình Bảo, quả nhân giao cho ngươi, trong thời gian ngắn nhất, tổ chức một đội thám báo tinh nhuệ, do ngươi đích thân bố trí, mục tiêu chính là cảnh nội của Trịnh Tông, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Ánh.
Ngươi có thể dùng bất cứ cách gì, chỉ cần có thể thu được tin tức có ích là được.
Là một người hiện đại, Trịnh Cán hiệu rõ sự cần thiết của tình báo quân sự
Căn cứ vào sự ghi chép trong lịch sử mà hắn đọc được, trong rất nhiều sự kiến, phe bại chính là do không nắm được tin tình báo, khiến cho toàn quân lâm vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí là bị diệt, cho nên hắn nhất định phải nắm rõ tin tức
- Thần tuân chỉ!
Hoàng Đình Bảo chắp tay đáp.
Trịnh Cán vẻ mặt trang nghiêm, nói tiếp.
-Việc thứ hai, Quả nhân muốn thi hành tân pháp, được Thái tổ bản triều báo mộng cho quả nhân khi xưa
Lần này đám đại thần liền lập tức xì xào, cái này có một bộ phận lợi ích chính là gắn chặt với họ . Bởi vì có một mục trong tân pháp này đó chính là cải cách thuế.
Thuế khóa thời này chính là các công dân nam, trừ những người chúa đặc ân miễn thuế, kể từ mười chín tuổi cho đến sáu mươi, đều phải nộp thuế cho chúa
Những người cư trú ở ba tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, và Bố chính vẫn trung thành với chúa thì không phải nộp tiền, nhưng trong bốn tỉnh khác đã không quy thuận chúa, mỗi đầu người phải nộp gấp bốn, không kể những thuế phụ đảm khác kể như tiền phạt vì tội đồng lõa phản nghịch. Điều này Trịnh Cán không đồng ý, chính vì cái tệ này mà sinh ra kiêu binh cầm quyền cuối thời trịnh, dẫn đến diệt vong khi quân Tây Sơn ra bắc, Trịnh cán tuyệt không cho phép điều này xảy ra.
Ngoài thuế gọi như thuế thân,còn một thứ thuế lợi tức đánh vào ruộng đất. Toàn tỉnh hay làng xã đều làm chung với nhau và chọn người đại biểu có tín nhiệm nhất đem tiến nhà chúa, thay mặt cho toàn xã.
thế nhưng có nhiều tỉnh hay xã chỉ nộp cho quan tỉnh, cho tướng lĩnh, cho binh sĩ hay cho người mà chúa xét là xứng đáng, chúa chỉ định một ít nơi có quyền thu loại thuế thông thường; hoặc để công nhận giá trị của họ và thưởng công họ; hoặc vì dòng họ, nói chung là thất thoát rất nhiều, TRịnh Cán tuyệt không muốn như vậy, thuế mới chỉ là một trong số đó mà thôi, còn rất nhiều thứ phải thay đổi
Trịnh Cán nghiêm trang, nói:
- Nhân khẩu của Đại Việt nhiều vô cùng, nhưng công tác thông kê lại không trung thực, gia nô không được kê khai, các hộ tá điền cũng không được kê khai, từ đó chính lệnh thất thoát rất nhiều, bản ý của quả nhân chính là muốn cắt bỏ cái ung nhọt này, nếu không chúng ta tất bị đám người Nguyễn Nhạc, Nguyễn Ánh bỏ xa, họa diệt quốc cũng gần kề.
Lê Quý Đôn nghiêm nghị nói:
- Điện hạ thần ủng ủng hộ.
Hoàng Đình Bảo trầm ngâm một lát, nói:
- Tân pháp này tuy mang lại lợi ích cho đất nước nhưng rất khó thực thi. điều khoản pháp lệnh quá nhiều, động chạm là cực lớn, cho nên còn cần mọi người hợp mưu hợp sức,
Dưới uy áp của hai vị phụ chính đại thần đứng đầu triều đình, đám quan lại vừa trải qua một trận huyết tanh của chính biến, sao dám không nghe, tuy rằng ấm ức, nhưng tất cả đều đứng hết dậy
-Chúng thần nguyện phân ưu cùng điện hạ
-Tốt, tốt lắm
Quần thần một lòng, Đại việt tất trung hưng, hahaha
Trịnh Cán lại nói
-Quý Đôn, quả nhân cho ngươi chủ trì toàn cục, soạn thảo tân pháp cho quả nhân.
Lê Quý Đôn chắp tay thi lễ, nghiêm nghị nói:
- Vâng!
Ánh mắt của Trịnh Cán lại hướng đến Nguyễn Hữu Chỉnh nói:
- Nguyễn Tướng quân, ngươi phụ trách cải cách quân đội cho quả nhân, nên nhớ lời quả nhân, không cho phép kiêu binh tồn tại
Nguyễn hữu Chỉnh quỳ xuống, chắp tay thi lễ nói:
- Vâng!
Trịnh Cán lại hướng tới Nguyễn Hữu Du, con trai Nguyễn Hữu Chỉnh nói:
- Hữu Du, ngươi phụ trách quân trang cho quả nhân, nhanh chóng nói với đám thương nhân, ngoại quốc, nếu Đại Việt có được cách làm súng trường, quả nhan sẽ cho phép chúng truyền đạo
-Thần tuân chỉ!
Trịnh Cán lại hướng tới Đoàn nói:
- Đoàn Thụ, ngươi phụ vận động tất cả đám học sinh Quốc Tử Giám sao chép điều khoản tân pháp, trong thời gian ngắn nhất dán khắp các châu huyện cho quả nhân, nói với bọn chúng, khi tân pháp của quả nhân thi hành, không thể nghi ngờ bọn chúng là người có lợi nhất.
Đoàn Thục cũng quỳ xuống, đáp:
- Thần quyết không làm nhục mệnh
Cuối cùng hắn quay trở về Hoàng Đình Bảo
Quả nhân cho ngươi, toàn quyền phụ trách cải cách quân chế của quân ta!. Hãy làm theo đúng những gì quả nhân đã nói
Hoàng Đinh Bảo đứng dậy lạy:
- Thần xin lấy cái chết để hoàn thành mệnh lệnh...
Trịnh Cán gật đầu lại nói:
-Cải cách quân chế cũng không không phải là chuyện chỉ nóilàm là có thể làm ngay được, tuy răng Trịnh cán đã sớm ban ra kì thư để mở đường dẫn lỗi, , nhưng cũng có rất nhiều vấn đề chi tiết vẫn cần nghiên cứu thêm, làm sao đối mặt với dư luận, làm sao cho binh sĩ nhận thấy chế độ mới ưu việt hơn, điều quan trọng nhất vẫn là làm yên lòng đại tướng cầm binh trên trận địa. Bởi vì một khi thực thi cải cách quân đội , theo bản ý của Trịnh Cán sẽ thu hết binh quyền về một mối, không có binh phù của nơi này không ai nắm được dù chỉ là một tốt. cho dù là những đại tướng như Nguyễn Hữu Chỉnh, Hoàng Đỉnh Thể, Phạm Ngô Cầu, một khi không có binh phù cũng phải bó tay, đây gần như chính là tước đoạt binh quyền của họ, một số tướng đồng ý, nhưng một số tướng chưa chắc đã đồng ý, làm không tốt, còn dẫn đến phản loạn, mà tình huống này chính là tình huống mà Trịnh Cán không muốn thấy. thế nhưng việc cải cánh vẫn phải làm, nếu không đất nước tụt hậu,. lịch sự lập lại, Trịnh Cán hắn tất thành tội nhân thiên cổ. bằng mọi giá, hắn phải đưa đại việt đi lên con đường hùng mạnh. Tuy không dám nói là bá chủ, nhưng cũng quyết không chịu yếu thế trước bất kỳ thế lực nào. Để đến được lúc đó vẫn còn nhiều việc hắn phải làm. Ngồi trước án thư, hắn tự tay viết lên mặt bàn sáu chữ:
-Thông thương, Cải cách, Diệt phiên
Đây là ba mục tiêu lớn của hắn, ở đời này, hắn tin là mình nhất định sẽ làm được. ai dám ngăn cản hắn đi trên con đường này, gặp thần giết thần, gặp phật giết phật.
……………………………
(1): Tước bá là một trong ngũ đẳng tước vị của phong kiến cổ đại "Công, Hầu, Bá, Tử và Nam". Bá tước đứng hàng thứ ba, chỉ là tước vị gắn với lương bổng không có mấy thực quyền.