Chung cuộc 2
Vừa lúc đó, một đội thuyền nhỏ từ trong đội thuyền thuỷ quân Tây Sơn vọt ra, chúng dùng tốc độ cao nhất hung hăng đập vào đội thuyền của Đại Nam. Mặc dù ở khoảng cách xa như vậy nhưng tựa hồ Lê Văn Duyệt vẫn có thể nghe thấy tiếng ván gỗ vỡ vụn của những chiếc thuyền bị đâm vỡ vụn
Một đội chiến thuyền của đại nam tiến lên với ý đồ dẹp tan đội thuyền hộ vệ cho đội thuyền lớn của quân Tây Sơn nhưng vận mệnh bi thảm nhất đã đang đón đợi chúng., mấy trăm khẩu đại bác trên chiến thuyền đã phát huy lực sát thương khủng khiếp của mình.
Tiếng xé gió thê lương không ngừng vang lên trong không trung. Những viên đạn đen ngòm ùn ùn kéo tới, những chiến thuyền con của Đại Nam ngay khi còn cách đội thuyền lớn của quân Tây Sơn hai trăm mét đã bị đập nát vụn. Có mấy chiếc đột phá được qua sự phong toả của đại bác trên chiến thuyền. Tuy nhiên chờ đợi chúng lại là quân cung thủ và dúng tay trên chiến thuyền cùng bắn hoả tiễn một lần.
"Ôi, không" Gương mặt anh tuấn của Lê Văn Khôi hiện lên sự kinh ngạc, hắn gào lên: "Tuyệt đối không thể nào".
Phía trước mặt hắn là một cái xác cụt tay đang lập lờ trôi trên mặt nước, trên thân thể cái xác có đến hàng chục vết thương, đây không ai khác chính là Lê Văn Khoa nghĩa đệ của Lê Văn Khôi. Hắn nhìn cái xác của em mình rồi quỳ xuống, gào khóc
"Nghĩa đệ. người hãy yên tâm ra đi. Chỉ cần còn có một hơi thở, huynh sẽ trả thù cho đệ" lê văn khôi chậm rãi đứng dậy. Sắc mặt hắn trở nên vô cùng nghiêm nghị. Đột nhiên hắn giơ cao bảo kiếm, ngửa mặt lên trời gào to: " tiếp tục tấn công. Tuyệt đối không để quân địch có cơ hội nghỉ ngơi. “
Mặt Lê Văn Duyệt cũng đanh lại, hắn quát lớn:
“Bắn”
Hai bên đều điên cuồng xả đạn vào nhau, từng đội thuyền nhỏ hơn thì tiếp tục luồn lách quần thảo, trận chiến đã sắp đến hồi kết thúc
Một viên đạn đại bác nặng nề đập vào cột buồm ở sau lưng Võ Văn Dũng, chỉ nghe mấy tiếng 'răng rắc' vang lên. Cột buồm bị nện đứt ngang, nửa thân trên của cột buồn đổ xuống, giáng thẳng xuống chỗ Võ Văn Dũng đang đứng.
"Đại Tư đồ cẩn thận".
Phạm Văn Định nhanh mắt, chân tay nhanh nhẹn. Hắn vội vàng tiến lên đẩy Võ Văn Dũng một cái, trong khi đó chính bản thân hắn lại bị cột buồm đập vào người.
Võ Văn Dũng vội vàng bò dậy
"Mau…" Võ Văn Dũng vội vàng quay đầu nhìn đám thân binh đứng sau quát to: "Mau đỡ Phạm tướng quân xuống dưới".
"Rầm".
Võ Văn Dũng vừa mới nói xong, một viên đạn khác lăng không bay tới tới, trực tiếp đập ngã Võ Văn Dũng xuống bong thuyền. Nguyễn Văn Ngũ vội vàng quay đầu lại nhìn, hắn chỉ thấy Võ Văn Dũng đã nằm im dưới boong. Trên lưng hắn là một lỗ thủng lớn. Máu tươi đỏ thẫm đã nhuộm đỏ chiến bào của Võ Văn Dũng.
" Đại Tư đồ Đại Tư đồ ".
" Đại Tư đồ ".
Hắn và một đám thân binh kinh hoàng chạy tới. Chúng chỉ thấy khoé miệng Võ Văn Dũng trào máu. Lỗ mũi, khoé mắt và lỗ tai Võ Văn Dũng máu trào ra nhưng trên mặt hắn vẫn còn đọng lại một nụ cười nhẹ nhàng, vui vẻ. Bản thân là một tướng quân khó tránh khỏi thương vong, bản thân là một người lính, có thể chết trên chiến trường, coi như đó là một vinh hạnh rất lớn.
Phạm Văn Định đang nằm đó giãy giụa bò mấy bước về phía trước. Đột nhiên đầu hắn không còn sức nữa, rũ xuống. Từ lúc đó không còn ngẩng lên được nữa.
Nguyễn Văn Ngũ khóc lớn:
“Trời hại tây sơn ta rồi”
Jean-Baptiste Chaigneau chỉ huy của tàu phượng phi vội vàng hét với Lê Văn Duyệt: "Đại soái, thuỷ quân của bọn chúng đang dùng chiến thuật đồng quy ư tận. Hiện tại chiến thuyền hai bên đang đan xen vào nhau. Địch, ta rất khó phân biệt. Rối loạn. Hoàn toàn rối loạn".
Ánh mắt Lê Văn Duyệt trở nên vô cùng đanh ác, hắn lạnh lùng nói: ". Không có thuỷ quân phong toả Thị Nại, đại quân của Bệ hạ có thể dễ dàng vượt qua Bình Định. Sự diệt vong của hai nước tây sơn đại việt cũng chỉ trong nay mai. Truyền lệnh toàn quân không được phép rút lui về sau. Cuộc chiến hôm nay không phải địch chết thì là ta chết". (1)
"Tuân lệnh" Nghe vậy, Nguyễn Văn Thắng hung hăng vung cây súng trong tay, hắn quát to: "Con mẹ nó, liều mạng với đám này. Các huynh đệ, xông lên đánh giết cho lão tử".
……………….
Phượng Hoàng Trung Đô của tây sơn. Bất chợt tiếng vó ngựa vang lên kinh động, phá tan sự yên tĩnh của trời đêm. Tên Kim ngô vệ đang canh giữ bên ngoài từ cấm thành vội vàng quay đầu lại nhìn, hắn chỉ thấy một chiến mã đang phóng tới bên này nhanh như gió cuốn.
"Báo, Thị nại cấp báo".
"Đứng lại".
Tên kim ngô vệ khẽ quát to một tiếng, hắn lập tức bước tới nắm lấy cương ngựa ghìm chặt. Chiến mã đang phóng nhanh tới trước bị hắn dùng hết sức bình sinh cản lại. Tên binh sĩ cưỡi trên lưng chiến mã, theo đà quán tính nhào người lên trước, bàn tay còn lại của gã kim, ngô vệ vung lên túm lấy tên binh sĩ, hắn tiện tay vứt tên binh sĩ xuống mặt đất.
“Đây là nơi nào, ngươi có biết không, muốn chết à”
Tên
Tên kim ngô vệ kia cao giọng nói: "Mau nói".
Tên binh sĩ giật mình rồi hắn vội vàng quỳ xuống, , thở hổn hển nói: "Đại đô đốc thuỷ quân Lê Văn Duyệt của Đại Nam đã phá tan thủy quân của ta,. Đại tư đồ Võ Văn Dũng chết trận, Thủy quân toàn quân bị diệt”
“Cái gì”
Tên kim ngô vệ rụng rời tay chân, hắn ném cả bội kiếm, cùng với tên binh sĩ kia, lao như bay vào cung, hắn vừa chạy vừa hét lón:
“Thị nại cấp báo”
(1). Trong lịch sử thực sự, chính nhờ sự quyết đoán này mà nhà Nguyễn có thể chiến thắng trong trận thi nại. “ Sách Đại Nam Thực lục của triều Nguyễn viết:
“Thủy quân cản phá quân giặc ở cửa Thị Nại. Trước là Tư đồ giặc Võ Văn Dũng dùng hai chiếc thuyền đại hiệu Định quốc và hơn trăm chiếc thuyền chiến chặn đóng ngang cửa biển, lại dựng hai bảo ở bãi Nhạn Châu bên tả và ở núi Tam Tòa bên hữu cửa biển, đặt nhiều súng lớn, dựa thế cao chẹn chỗ hiểm để chống quân ta. Đến đây các quân làm xong chiến cụ hỏa công, vua mật định đêm hôm 16 cất quân đánh úp. Sai Tiền chi Hoàng Văn Khánh đem bộ binh lẻn xuống Da Áo [Vũng Dừa], chờ khi hiệu lửa ở Tiêu Cơ phát thì đánh hãm lũy giặc, đặt mai phục ở sau núi để ngăn giặc. Lưu Phạm Văn Nhân giữ Cù Mông. Vua bèn thân đem thủy quân tiến phát. Trống canh ba qua Tiêu Cơ, bắt được lính đi tuần của giặc, biết được khẩu hiệu, tức thì sai Nguyễn Văn Trương và Tống Phước Lương dùng thuyền nhỏ lẻn trước vào Hổ Cơ đốt đồn thủy của giặc. Lại sai Võ Di Nguy đi thuyền chấp lệnh thẳng tiến, Lê Văn Duyệt đốc quân tiếp theo. Giặc giữ bảo cự chiến, từ giờ Dần đến giờ Ngọ, tiếng súng vang trời, đạn bay như mưa. Di Nguy bị bắn chết. Duyệt cứ mặc kệ, càng thúc đánh hăng. Vua thấy sĩ tốt nhiều người tử thương, cho tiểu sai đến dụ cho tam lui. Duyệt thề chết, vẫy quân xông lên, giờ thân vào được cửa biển, dùng đuốc hỏa chiến thừa chiều gió phóng đánh thuyền đại hiệu của giặc. Quân Tây Sơn cả vỡ, chết rất nhiều. Dũng thua chạy. Thuyền Tây Sơn bị đốt cháy gần hết. Quân ta bèn giữ cửa Thị Nại. Người ta khen trận này là võ công to nhất. ”
Sử gia Phạm Văn Sơn kể:
“Một hôm, chúa tính rằng hiện nay bao nhiêu lực lượng của Tây Sơn đều tập trung quanh và trước thành Quy Nhơn (tức thành Bình Định). Như vậy, Phú Xuân không mạnh. Nhưng tiến ra Phú Xuân thì hãy phá tan thủy quân của Tây Sơn ở Thị Nại đã, kẻo ra tới Phú Xuân, quân Gia Định bị cả hai mặt thủy bộ ép lại thì nguy. Khi đã thắng Phú Xuân, chúa quay lại cứu Quy Nhơn có lẽ dễ dàng hơn.
Ngày rằm tháng Giêng năm Tân Dậu (27 tháng 2 năm 1801), chúa Nguyễn nảy ra ý cho các chiến thuyền tiến gần cù lao Hàn (đảo Hòn Đất). Chúa ra lệnh cho Lê Văn Duyệt[11] đem 1.200 quân đổ bộ lên bãi cát. Đoàn người này lặng lẽ tiến đến hải đồn của Tây Sơn mà không ai biết. Hồi 10 giờ rưỡi, khi đoàn quân chỉ còn cách độ 1/3 tầm súng đại bác, tiền đội quân thủy Nguyễn gồm 62 chiếc thuyền được lệnh tấn công ba chiến hạm lớn đầu tiên của Phú Xuân.
Cuộc tấn công này lại được cái may là gió và nước triều bấy giờ đang thổi mạnh. Đúng 10 giờ 30, tướng Nguyễn Văn Trương bắn phát đại bác đầu tiên để ra lệnh tấn công khắp mọi nơi. Hai mươi sáu chiến thuyền chèo phóng lửa đốt sạch mọi thứ trên bãi cát. Đạo binh 1.200 người của (quân) Nguyễn, lưỡi lê tuốt trần nấp ở các hầm hố dưới cát, vừa đánh vừa bắn đại bác lên bờ. Quân Phú Xuân (tức quân Tây Sơn) bị đánh bất thình lình rối loạn chết hại khá nhiều.
Đồn Tây Sơn ở Tam Tòa Sơn, ở bên phải cánh quân tấn công, chuyển một hỏa lực kinh khủng bắn xuống các thuyền chèo tay của Nguyễn vương khi đó vào đúng tầm súng. Võ Di Nguy bị một phát đạn bay đầu liền làm cho quân Nguyễn hoảng hốt ngừng lại. Lê Văn Duyệt liền cho chém ngay viên tướng đã thiếu can đảm, rồi thúc thuyền tiến tới chỗ có các chiến hạm của Phú Xuân đang đậu ở phía đông gần núi, đốt phá tơi bời và mau lẹ. Lúc ấy, Nguyễn Văn Trương cũng đã phá xong 3 chiếc chiến hạm của Tây Sơn đậu bên ngoài, tiến vào giữa hai cánh quân Tây Sơn đang vận chuyển để cứu các chiến hạm. Đêm ấy lửa và tiếng đại bác đã gây nên một quang cảnh hết sức khủng khiếp, rùng rợn...”