Chung cuộc 3
Năm Vĩnh Hòa thứ bảy-1799,
Cuối cùng cuộc chiến Thị Nại với quy mô lớn chưa từng có cũng kết thúc với thất bại thảm hại của thuỷ quân Tây Sơn. Phần lớn thuỷ quân cùng với thuyền trợ chiến đều táng thân dưới đáy biển. Đại đô đốc thuỷ quân Võ Văn Dũng, tướng Phạm Văn Định tử trận, Tướng Nguyễn Văn Ngũ chỉ huy đám tàn quân bỏ chạy
Thế nhưng tuy thuỷ quân Đại nam thắng lợi nhưng cũng phải trả một cái giá nặng nề hơn nhiều. Đại tướng Võ Di Nguy cũng một số tướng lĩnh cao cấp khác tử trận, trong đó có cả Lê Văn Khoa con nuôi lê Văn Duyệt. hàng vạn thuỷ quân tinh nhuệ cùng với quân cung thủ lên thuyền trợ chiến phần lớn chết trận. Số lượng thuyền chiến sau trận đánh này chỉ còn chưa đến một nửa,
Sau cuộc chiến Thị nại, thực lực thuỷ quân Tây Sơn đã hoàn toàn bị phế bỏ không còn đủ lực phong toả phòng tuyến Thị nại. Tới lúc này biên giới nước tây sơn đã hoàn toàn rộng mở.
Tháng mười một cùng năm, Nguyễn Ánh tự mình thống lĩnh đại quân kỵ bộ vượt qua Thị nại, tiến đánh vào Bình Định.
Tháng 3-4/1800 Gia Long lệnh Nguyễn Văn Trương đem thuỷ binh ra đánh Quảng Ngãi, Quảng Nam cùng với các vệ quân Thần Sách của Phan Văn Đức, vệ Phấn Dực Trung quân Tống Phước Lương, vệ Thuận Võ Vương Văn Học và các chúa tầu hiệu Phượng Phi, Long Phi, Bằng Phi là bọn Nguyễn Văn Chấn (Vannier), Nguyễn Văn Thắng (Chaigneau) và Lê Văn Lăng (De Forcanz) đều thuộc quyền
Tháng /1800 Nguyễn Văn Trương tiến đến cửa biển Cổ Lũy [Quảng Ngãi] đánh phá kho Trà Khúc, đô đốc Tuấn của tây sơn bỏ chạy.
Phá được Trà Khúc, Nguyễn Văn Trương tiến vào cửa biển Đại Chiêm, chiếm Hội An và Phú Triêm. Hoàng Văn Tự đem binh bản bộ tiếp ứng, bắt được 24 thớt voi Tây Sơn. Đại đô đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Xuân và trấn thủ Văn Tiến Thể giữ ải La Qua, bị Nguyễn Văn Trương đánh úp, thua chạy, thu được 80 khẩu đại bác.
Nguyễn Văn Trương chiếm lại dinh Quảng Nam.
Nguyễn Vương sai Phạm Văn Nhân quản ba chiếc thuyền đại hiệu tiến vào Đà Nẵng, kiêm quản cả tướng sĩ các thuyền hiệu Long Phi, Phượng Phi, Bằng Phi để cùng sách ứng.
Cho tham quân tượng dinh Lê Nguyên, quê Quảng Nam theo Nguyễn Văn Trương điều khiển, dặn Trương chọn nơi hiểm yếu đặt ba bảo theo hình tam giác, sau bảo có Trường Giang (sông lớn nối cửa Đại Chiêm với Tam Kỳ) để thuỷ bộ tiếp ứng được nhau .
Trần Quang Diệu nhà Tây sơn sai đặt đồn bảo liên tiếp ở Phú Hoà, cầu Đông Giang, cầu Tân Hội, chống lại.
Nguyễn Ánh lại sai Lê Văn Duyệt và Nguyễn Văn Khiêm tiến đánh, thắng, bắt được đô đốc Nguyễn Bá Phong, nhưng Vệ uý vệ ban trực tả là Võ Văn Tài trúng đạn chết.
Nguyễn Ánh đã mở đất vào đến cầu Tân Hội [Quảng Ngãi].
Được tin Phú Xuân bị tấn công, Trần Quang Diệu sai đại đô đốc Trương Phúc Phượng và các tướng đem đại binh đi đường núi về cứu Phú Xuân; nhưng bị người Man [người Thượng] đánh lừa, dẫn đi quanh co, hết lương thực, Trương Phúc Phượng đầu hàng ở Tả Trạch nguyên. Quân Tư khấu Định đến Cao Đôi gặp quân của Lê Văn Duyệt và Lê Chất, giao chiến, thua trận, Định chết ở đất Man. Các đạo quân khác bị bắt cả.
Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Trương đem thuỷ binh tiến đánh Linh Giang (sông Gianh), chặn đường lui của Tây Sơn. Phạm Văn Nhân giữ cửa Thuận An, Phan Văn Triệu và Tống Phước Châu giữ Tả Trạch nguyên và Tam ải. Ra lệnh ai bắt được Tây Sơn thì trọng thưởng, che giấu thì xử tử.
Năm 1801 Nguyễn Huệ dẫn quần thần hoảng sợ chạy trốn sang hạ lào thì bị tướng Nhà nguyễn thống lĩnh khinh kỵ binh đuổi theo và bị vây khốn ở một thung lũng. Viên tướng nhà nguyễn này cho châm lửa thiêu sống tất cả . văn võ bá quan đều chết trong đám cháy này. Nước Tây Sơn chính thức diệt vong.
Từ đó, Đại Việt của Trịnh Cán cai quan đến đèo hải vân, còn Đại nam của Nguyễn Ánh cai quản từ đèo hải vân trở vào, hình thành cục diện Trịnh Nguyễn Tranh Hùng kéo dài nhiều năm sau đó.
……………..
Sự tàn khốc của chiến tranh không chi ở sự tàn sát của nó đối với từng sinh mạng sức sống bừng bừng, hơn nữa còn nằm ở sự quyết đoán của nó, nhanh mạnh, một khi nổ ra thì không thể ngừng lại, một khi phát động thì không để lại lối thoát, người chiến thắng nhất định sẽ cướp đoạt kẻ bại trận đến sạch sành sanh thì mới chịu thôi. Chiến dịch mà Nguyễn Ánh đã vạch kế hoạch gần nửa năm. Thực sự đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chiến dịch này đã đánh cho nhà tây sơn từ nay hoàn toàn biến mất.
Vào một đêm tháng 9 năm 1801, ba vạn kỵ
“Hoàng thượng. chạy nhanh đi! Nếu không chạy nữa thì quân địch đánh tới rồi."
Ba người thị vệ lúc này thái độ kiên quyết hơn bất kỳ ai, chạy trốn nhanh, nếu không chạy thì sẽ không còn cơ hội nữa.
Nguyễn Huệ thở dài, hắn ngẩng đầu lên nhìn về bốn phía, không hề nhìn thấy bóng dáng của Quang Toản
“Con Trai ta đâu?"
“Hoàng thượng đã quên rồi sao? Điện hạ đã tử trận rồi."
“à!"
Nguyễn Huệ cảm thấy bản thân chuyện gì cũng đều quên hết, chi trong một đêm, hắn cứ như già đi mười tuổi, hắn đột nhiên có chút thương cảm, con hắn là thực sự không thể trở về nữa rồi.
“Hoàng thượng! Chạy nhanh đi! Kỵ binh của kẻ địch đã đánh đến gần lắm rồi."
Lần này là thị vệ của hắn đang thúc giục hắn: “Nếu không chạy thì thật sự không còn kịp nữa rồi."
Quân nhà Nguyễn đã sắp qua sông rồi. nếu không chạy nữa. quả thật là không kịp nữa. Nguyễn Huệ cũng ý thức được điểm này, hắn đứng dậy, lắc đầu nói: “Đồ đạc đều không lấy nữa. mệnh tất cả mọi người lên thuyền đi!" Nguyễn Huệ cuối cùng nhìn nơi này một cái. thấp đầu chui vào trong xe ngựa. Xe ngựa cất bước, tốc độ càng lúc càng nhanh, chạy băng băng ra bến thuyền ở chính giữa bến thuyền, có năm chiếc thuyền đang đợi, Lúc này, bờ đối diện loáng thoáng truyền đến tiếng tù và thấp trầm, đây là tiếng tù và vô cùng quen thuộc đối với mỗi một binh sĩ nó chính là tín hiệu tấn ông
Rất nhanh, trên chiến thuyền cũng đã vang lên tiếng tù và thấp trầm như vậy, vang vọng trên con sông lớn. hô ửng với tiếng tù và bờ bên kia. chỉ nghe tiếng tù và bờ đối diện càng lúc càng gần. từng tốp kỵ binh nhà nguyễn ở một góc bờ đối diện oai phong lẫm liệt xuất hiện, tiếp theo sau đó, trên bờ sông dài mấy dặm đã xuất hiện càng lúc càng nhiều kỵ binh, bọn họ ra sức hò hét. vồ tới Nguyễn Huệ vẫn chưa kịp lên thuyền. Trên bờ sông trở nên hỗn loạn vô cùng, còn có mấy trăn binh sĩ đang đứng dưới, kỵ binh đại nam bèn đã đánh tới. trên bờ đã trở nên rối loạn, có binh sĩ chống cự. rất nhiều người khác thì sợ đến mức hồn không nhập vào thể xác. quỳ xuống đất đầu hàng. lúc này một chiếc thuyền chiến lớn nhất của Đại nam và thuyền Ngyễn Huệ đang ngồi băng ngang qua nhau, hai chiếc thuyền chiến chỉ cách nhau hai trăm bước. Nguyễn Huệ đứng ở đầu thuyền, hắn dán chặt mất vào chiếc thuyền Nguyễn Văn Trương đang ngồi, đột nhiên, Hắn nhìn thấy Nguyễn Ánh, hắn vạn vạn không thể nghĩ tới, kẻ thù đoạt lấy căn cơ của hắn lại ở ngay trước mặt hắn. chỉ cách nhau hai trăm bước, trong mắt hắn phảng phất như phun ra lửa giận. hận không thể há miệng một cái nuốt chửng lấy Nguyễn Ánh. thị vệ quan bên cạnh hắn cũng đã nhìn thấy Nguyễn Ánh. nhất thời kêu to nói: “Hoàng thượng, đây là cơ hội. dùng thuyền đụng chìm hắn đi!"
“Cơ hội?"
Nguyễn Huệ có chút thẫn thờ, hắn khi nào có được cơ hội? Hắn cơ hồ đã nhìn thấy nụ cười lạnh lùng của Nguyễn Ánh. Hắn khẽ nói : “Thôi! Mau rời khỏi nơi này."
Nguyễn Ánh khoanh tay ngồi ở đầu thuyền, hắn căn bản không sợ thuyền lớn của Nguyễn Huệ sẽ chạy đến đụng hắn. hắn đã nhìn thấu được sự nhu nhược trong xương tủy của Nguyễn Huệ rồi.