Chung Cuộc 4
Nguyễn Ánh cũng không vội vàng đuổi theo, hắn chi thán nhiên nhìn chiếc thuyền lớn của Nguyễn Huệ chạy xa, chạy khỏi nơi này.
“Hoàng thượng, để bọn họ đi như vậy sao?"
Nguyễn Văn Trương vẻ mặt không phục nhìn ra chiến thuyền đã trở thành một chấm đen nhỏ ở xa xa. không lẽ thật sự để mặc cho những chiến thuyền này bỏ chạy ngay dưới mí mắt của họ hay sao?
Nguyễn Ánh nhẹ nhàng lắc đầu. cười nói: “Ngươi không cần lo lắng. ở phía trước của bọn họ tất có một đội thuỳ quân sẽ chặn đường bọn họ lại. ta đã hứa điều đó với bọn chúng"
Nói xong. hắn khoát tay áo lệnh nói: “đi thôi."
Năm ngày sau.. ở Biên giới, Toàn quân còn lại của Nguyễn Huệ bị một đám người hoa giết chết, Nguyễn Huệ tụ sát. Đây là nguyễn Ánh cho phép người hoa ở Gia định trả thù. Mười ngày sau, ở Phú Xuân Huế, cũng chính là Thừa Thiên Huế ngày nay, hơn hai trăm quan viên châu huyện đến từ bốn mươi mấy huyện thuộc các châu của miền trung nam bộ, đều tề tụ đông đủ ở hoàng cung, tham gia cuộc họp do Nguyễn Ánh tổ chức.. Mỗi một người đều tràn đầy sự kỳ vọng đối với cuộc họp lần này, đây liên quan đến sự định vị của triều đình đối với quan lộ của bọn họ,. ai ai cũng hiểu, Tây Sơn đã diệt vong rồi, muốn sống nữa chỉ có phục vụ Nguyễn ánh, Cuộc họp được cử hành ở trong Điện Trung Cực của Phượng Hoàng Trung Đô, đây là một tòa đại điện, là kiến trúc hùng vĩ nhất của kinh đô nhà Tây Sơn, có thể dung nạp gần tám trăm người. lúc này trong đại điện đã ngồi đầy người đông nghịt, không chỉ là hai trăm mấy quan viên đến tham dự. còn có gần năm trăm mấy hào môn thương nhân cũng như đại diện của sĩ thân đại hộ đến từ các châu cũng đến dự cuộc họp lần này.
Nguyễn Ánh vẫn chưa tới, trong đại điện không khí náo nhiệt, mọi người xì xầm rả rít. tiếng hỗn tạp ồn ào vang vọng.. Tri Phủ Thừa Tuyên hỏi Cửu Long Diêm Vận Sứ. “Không biết việc khơi thông đường sông Hoàng Đại nhân đã chuẩn bị thế nào rồi?"
Hoàng Văn Quán tuy rằng chưa được chính thức nhậm mệnh làm Diêm vận sứ, nhưng hắn đã nhận được tư cách Cửu Long chuyển vận sứ. Ngự sử đại phu, phụ trách khai thông vận chuyển đường sông, kiến tạo dọn bãi kho hàng, hắn suất lĩnh hơn trăm quan viên đã khảo sát được hơn một tháng rồi, đã tích lũy một lượng lớn sổ liệu và bàn vẽ sơ bộ, lần này kéo đến đây chính là để thương lượng với Nguyễn Ánh về việc khởi công cụ thể.
“Khảo sát tiền kỳ đã kết thúc rồi, bây giờ chủ yếu là vấn đề lao động và tiền vốn lương thực, chỉ cần giải quyết hai vấn đề này, ta bèn có niềm tin dùng thời gian nửa năm hoàn thành việc khai thông vận chuyển đường sông.
‘”Ngài dự định thế nào”
Một tên Tuần phủ hỏi”
Việc này đương nhiên là đám quan lại quan tâm nhất nhất, khai thông đường xá, xây thêm kho bãi, kinh tế phát triển, bọn chúng chiếm được thêm nhiều lợi ích
“Có rồi!" Hoàng Văn Quán vuốt râu cười nói: “Đêm qua ta đã thương lượng một đêm với Hoàng thượng. lao động sẽ do tù binh đảm nhiệm, tổng cộng có vạn mấy người, ngoài ra tân quân chiêu mộ cũng sẽ phụ trách việc khai thông hà đạo huy động dân chúng tham dự tu sửa hà đạo; còn về tiền vốn. hãy tạm dùng thuế muối và thuế thương đi đã,."
Hoàng Văn Quán nói như tuôn trào suối chảy, nhưng phần lón đám quan lớn lúc này đây lại không phải thật quan tâm việc khai thông hà đạo, bọn họ quan tâm Nguyễn Ánh sẽ chỉnh đốn như thế nào, sẽ đem nơi này như đất đai của đại nam hay xem như một bên chiến bại mà tiến hành việc càn quét cướp đoạt.
Một tên cẩn thận hỏi. Hoàng Đại nhân không biết Hoàng thượng điện hạ bước tiếp theo định là..
Hoàng Văn Quán thấy trong mắt đám quan lại có một nỗi lo âu không che giấu được, biết được sự lo lắng của bọn họ. bèn khẽ mỉm cười nói: “các vị đại nhân là lo lắng cho ngày mai của vùng đất này phải không?"
Một tên Tuần phủ nói.
“|Chinh chiến liên miên, nơi này đã tổn thất nguyên khí quá nhiều nếu như triều đình từ đây ồ ạt chuyển vật tư đi, ta rất lo lắng dân chúng sẽ không đủ sức gánh vác."
Hắn vừa dứt lời, chỉ nghe trước cửa một viên thị vệ cao giọng hô to: “Hoàng Thượng giá lâm!"
Trong điện bỗng chốc trở nên yên tĩnh, chỉ thấy Nguyễn Ánh thân mặc Hoàng bào, từng ngoài cửa lớn đi vào, mấy viên thị vệ hộ vệ ở hai bên tả hữu của hắn. khóe môi
“Hoàng thượng, vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”
Nguyễn Ánh gật đầu:
“Trẫm miễn lễ, các ái khanh bình thân”
“Tạ hoàng thượng”
Có hai vị quan trẻ tuổi đứng gần cuối, thấp giọng nói: “Được lắm, Khá có phong thái của minh quân!"
Nguyễn Ánh khoát khoát tay lại lại nói với mọi người: “Trẫn Nói cho mọi người biết một tin tức trước, ta cũng là vừa mới nhận được, bại quân của Nguyễn Huệ ở vùng lân cận Thành cảng đã gặp phải thủy quân hoa kiều từ đông tới. Nguyễn Huệ đã chết trong loạn quân, bộ thuộc của hắn từ thương hơn phân nửa. cuối cùng toàn bộ đầu hàng."
Trong đại đường trước là im phăng phắc, dù sao Nguyễn huệ cũng từng là vua của bọn họ nên không ai dám nói gì,. Không khí của đại điện đã trở nên nặng nề, nhưng bỗng Hoàng Văn Quán bước ra ho lớn:
“Chúc mừng hoàng thượng, từ nay có thể thoải mái thi triển thủ đoạn trị quốc, bình thiên hạ, có người lên tiếng trước làm tấm bia đỡ đạn, trong lòng mỗi người đều giống như trút được một tảng đá lớn. chỉ cần không phải chúng ta phản bội đầu tiên thì sau này cũng không sợ mang tiếng phản thần.
Cả đám đều hô:
“Chúc mừng hoàng thượng”
Lúc này, Nguyễn Ánh lại cười nói: “ Thôi được rồi, Hôm nay triệu các khanh đến. chính là muốn cùng mọi người bàn một chút về tương lai của Đại Nam. mọi người có thể nói thoải mái, không cần câu thúc, ta xin nói rõ chủ đề trước."
Trong đại đường lại một lần nữa trở nên yên lặng, mỗi người đều ánh mắt thiết tha nhìn vào Nguyễn Ánh. chỉ nghe Nguyễn Ánh cười nói: “vận lương, Trị thủy, Diệt phiên”
“Hoàng thượng, thần xin được tâu trình”
Có đoạn người hoa giết Nguyễn Huệ này chính là do năm xưa Nguyễn Huệ đã àn áp người hoa, trong truyện tác giả cho rằng, để giành được sự ủng hộ của người hoa cả về con người lẫn tài chính, Nguyễn Ánh đã cho phép bọn họ trả thù.Bối cảnh: Năm 1781, hay tin Đỗ Thành Nhân bị giết, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ mang quân vào đánh Gia Định, Nguyễn Ánh thua phải bỏ chạy. Nhưng khi đến 18 thôn Vườn Trầu, quân Tây Sơn bị đạo binh Hòa Nghĩa, gồm toàn người Hoa do Võ Nhàn và Đỗ Bảng lãnh đạo (Võ Nhàn và Đỗ Bảng là hai phó tướng của Đỗ Thành Nhân, tuy bất mãn với Nguyễn Ánh nhưng không chấp nhận Tây Sơn), phục kích giết chết quan hộ giá Phạm Ngạn. Châu Văn Tiếp mang quân chiếm lại các thành Bình Thuận và Diên Khánh (1782).
Để trả thù, trong những năm 1783 và 1785, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, Mỹ Tho giết hại rất nhiều quan binh của chúa Nguyễn, đốt hết các chợ của người Hoa tại cù lao Phố, Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, đập phá tất cả cơ nghiệp, ghe thuyền, đình miếu, nhà ở của người Hoa nhằm triệt tiêu hậu cần kinh tế, sức mạnh ẩn tàng của Nguyễn Ánh. Hàng chục ngàn người Hoa bị giết, xác thả trôi trên Kinh Tàu Hủ. Hàng hóa, đồ đạc của người Hoa bị tung vải khắp đường lộ không ai dám nhặt về.
Trịnh Hoài Đức ghi lại trong quyển Gia Định thành thông chí (được sử gia Aubaret, người Pháp, dịch lại) :”năm 1783, quân Tây Sơn giết sạch toàn bộ cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa, từ già đến trẻ không tha một ai, số người Hoa bị giết có đến hàng chục ngàn người, xác ném xuống sông Đồng Nai đặc nghẹt làm nước gần như ngưng chảy và nhiều tháng sau dân Việt sống hai bên con sông này còn sợ không dám ăn tôm cá”.
Nhiều gia đình Hoa sống tại đồng bằng miền Nam chạy lánh nạn sang Chân Lạp rồi định cư luôn tại đây. Vì quá uất hận sự tàn ác của quân Tây Sơn, những gia đình Hoa này hợp với đám tàn quân của Hoàng Tiến trước kia thù hận luôn tất cả người Việt. Những di dân mới này hòa nhập ngay vào cuộc sống của cư dân địa phương và mang luôn bản thể Chân Lạp. Họ truyền bá những hành vi tàn ác của người Việt đối với người Hoa và người Khmer cho con cháu.