Học tập người xưa
Trịnh Cán nghiêm nghị, hiện tượng đất bị thôn tính không ngờ lại như vậy.
- Trịnh Sâm nửa đời chinh chiến hao phí thuế ruộng vô số, hơn nữa mõi khi thắng trận lại khảo thưởng miễn thuế đất vô tội vạ, dần đến điền trang hào phú ngày càng nhiều, mà ruộng công ngày càng ít
Trịnh Cán âm thầm suy xét, xem ra vẫn cần giải quyết nhanh chóng chuyện này, nếu không Đại Việt chẳng mấy mà sụp đổ.
Sau một lúc Trịnh Cán ngẩng mặt lên nói
- Chúng ái khanh, việc thôn tính đất đai này, quả nhân không cho phép tồn tại!
Đất đai An Quảngthôn tính nghiêm trọng như thế, các cuộc thay đổi triều đại trong lịch sử, chính là đất đai bị thôn tính nghiêm trọng , mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ tăng lên
Ví dụ như vương triều Trần, Trần Dụ Tông tuy được đánh giá thông minh, hiểu rộng, sách vở đều thông nhưng đến khi Thượng hoàng Minh Tông băng hà, ông trở nên bỏ bê chính sự. Ông ham mê tửu sắc, ra lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng. Vua thích chơi bời, các quý tộc cũng hưởng ứng theo vua khiến triều đình rối nát. Bên ngoài xảy ra mất mùa trong nhiều năm. Trần Dụ Tông chỉ có các biện pháp khắc phục tạm thời như sai các nhà hào phú bỏ thóc lúa chu cấp cho người nghèo để chống đói và thưởng chức tước cho họ để trả công; chính vì ban đất thưởng chức tước nên số lượng phú hào thâu tóm đất đai nhiều không đếm xuể nhà trần mất đất vào tay kẻ khác. Cuối cùng bị Đại Minh đô hộ.
Trịnh Cán quyết không để chuyện này xảy ra dưới thời mình trị vì
Hắn gõ gõ tay xuống mặt bàn
- Các khanh mau nghĩ cách, ý của quả nhân là việc thôn tính đất đai điều không thể ngăn chặn, Cái mà quả nhân cần suy xét duy nhất chính là, bất kể đám địa chủ, quý tộc, phú hào kia có bao nhiêu đất, nuôi bao nhiêu tráng đinh, thì thuế quốc khố và số lượng nhân khẩu không được xói mòn,.
Ví dụ như Thời Trần có một vị địa chủ có một vạn khoảnh ruộng và hai ngàn gia đinh, số này không phải nộp thuế và không phải khai hộ tịch, triều đình sẽ mất hết. nhưng nếu cũng vị địa chủ này cũng số lượng đất như vậy, nộp đầy đủ thuế phú, làm đủ nghĩa vụ với đất nước vậy thì nhà TRần sao lại diệt vong. Cho dù Hồ Quý Ly hay quân mình có thần thông quảng đại thế nào, dưới quốc lực hùng mạnh như vậy manh tâm tuy có nhưng cũng không làm được sóng gió gì đáng kể, nếu làm được như vậy, ai có năng lực thôn tính đất đai cứ để họ thôn tính, miễn là triều đình vẫn đánh thuế đầy đủ là được, thế nhưng nói thì dễ, bắt tay vào làm lại khó hơn lên trời, ai lại chịu bỏ ra một khoản khổng lồ thế để nộp cho triều đình cơ chứ.
Cứ cho là hắn có thể cho người đi khai hoang, rồi hấp dẫn đám tá điền của các địa chủ đến làm chỗ ruộng này để thu thuế thì cũng không thấm vào đâu, việc này vẫn cần giải quyết từ căn bản
Vẫn nên là đẩy mạnh việc thi hành luật đất đai trên toàn quốc thì hơn
- luật đất đai của Trịnh Cán chính là . đối tượng nộp thuế được mở rộng đến tất cả mọi người, từ hoàng thân quốc thích cho đến dân thường, danh gia vọng tộc, hay chùa chiền miếu mạo, nhất loạt đều phải kê khai và nộp thuế không có ngoại lệ.
Hoàng Đình Bảo nhíu mày nói:
- Điện hạ, việc này nói dễ hơn làm
Lão nghĩ một lát rồi nói tiếp:
- Dân ba trấn thanh nghệ đã nhiều năm được các đời tiên vương miễn mọi loại thuế, nếu nay mà chúng ta làm như vậy sợ là sẽ gây ra phản loạn.
Lão nói cũng là có lý, ruộng đất chủ yếu trong tay đám quyền quý công thần quý tộc, nay điện hạ làm vậy chính là cướp cơm của họ, làm sao họ lại chịu nghe theo, chỉ cần bọn chúng liên hợp chống đối, triều đình vẫn là sứt đầu mẻ trán.
Trịnh Cán liên tục gật đầu,
- Ái khánh nói có lý. Một khi tân pháp võ thần huân quý này tức giận, bọn họ cũng không công nhiên phản kháng, nhưng sẽ trong bóng tối động chân động tay, cục diện hơi khó thu dọn.
Trịnh Cán cau mày suy nghĩ, hắn cố gắng nhớ lại các cuộc cải cách đất đai mà mình đã đọc thời hậu thế, cố gắng tìm một thứ khả dĩ có thể dùng được. bỗng nhiên một tia sáng chợt lóe.
- Có rồi
Hắn chợt hô lên, khiến đám cận thần đang lâm vào trầm tư lậ tức ngẩng đầu:
- điện hạ, sao vậy?
Trịnh Cán không trả lười,
…………………………
(1)Thuyền mành: yền buồm lớn, dùng để đi lại ở vùng ven biển, có lá buồm trông tựa cái mành). được sử dụng cho những chuyến đi biển đến khắp các vùng đất châu Á. Chúng đã được tìm thấy, và với số lượng ít hơn trên toàn Nhật Bản, Đông Nam Á và Ấn Độ, nhưng chủ yếu ở Trung Quốc và có lẽ nổi tiếng nhất là ở Hồng Kông. Ngày nay nó chỉ phục vụ vào mục đích giải trí.
(2) Vệ Ưởng: là nhà chính trị gia, pháp gia nổi tiếng, thừa tướng nước Tần của thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, được tôn là Thương Quân, Năm 356 TCN, Vệ Ưởng muốn thay đổi hẳn pháp độ, bèn tâu với Tần Hiếu công. Tần Hiếu công bằng lòng, nhưng trong triều vẫn còn có Cam Long và Đỗ Chí phản đổi, nhưng đều bị Vệ Ưởng phản bác. Tần Hiếu công tin theo lời Vệ Ưởng, phong ông làm Tả thứ trưởng và cho thay đổi pháp chế. Sau khi có pháp chế, Vệ Ưởng vẫn chưa ban bố vì sợ dân không theo. Vì vậy, ông dựng một cây gỗ dài ba trượng ở phía nam chợ của kinh đô, nói rằng ai có thể mang nó đến cái cửa phía bắc thì có mười lạng vàng. Dân lấy làm lạ, không ai dám mang đi. Ông lại tăng lên năm mươi lạng thì có một người mang. Vệ Ưởng bèn cho người đó năm mươi lạng để chứng tỏ mình không lừa dối. Sau đó ông mới ban bố pháp lệnh.
(3) Tần Thủy Hoàng: tên thật là Doanh Chính, còn có tên khác là Triệu Chính , là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN. Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, người đã khởi đầu đế quốc quân chủ Trung Hoa kéo dài gần hai thiên niên kỷ. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị . Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả.
(4) Trương Cư Chính: là một nhà chính trị và học giả Trung Quốc thời nhà Minh. Là quan to dưới triều Minh Mục Tông, ông được giao trọng trách làm phụ chính đại thần cho Minh Thần Tông trong thời gian hoàng đế còn nhỏ tuổi. Trong giai đoạn này, Trương Cư Chính đã đưa ra nhiều biện phải cải cách sâu rộng về chính trị và kinh tế giúp cho triều đình nhà Minh phát triển cực thịnh. Tuy nhiên sau khi Trương Cử Chính qua đời năm 1582, phần lớn cải cách của ông đã bị Minh Thần tông xóa bỏ, danh tiếng của ông bị hủy hoại trong khi gia đình Trương Cử Chính bị hoàng đế ra lệnh tịch thu gia sản. Phải hơn nửa thế kỷ sau vị trí thực sự của Trương Cư Chính cũng được phục hồi, tuy nhiên khi đó nhà Minh đã bắt đầu suy sụp và không bao giờ còn đạt được trạng thái thịnh vượng như thời Trương Cư Chính là phụ chính. Năm 1582 Trương Cư Chính bệnh nặng qua đời khi công việc cải cách vẫn đang còn dang dở. Sau khi ông qua đời, ngự sử Giang Tây đạo là Lý Thực dâng vua bản cáo trạng 12 tội của Phùng Bảo khiến vị hoạn quan này bị Vạn Lịch đế tịch biên gia sản, cách hết chức vụ. Tiếp đó nhiều quan lại cũng lên tiếng tố cáo Trương Cư Chính khi còn sống đã cùng Phùng Bảo lạm dụng quyền lực, chuyên quyền, tham ô của công, hoàng đế cuối cùng ra lệnh tịch biên gia sản nhà họ Trương, niêm phong tư dinh Trương Cư Chính khiến cho 17 người nhà họ Trương bị chết đói. Và nhiều quan lại có tài được ông tiến cử dưới những năm đầu thời kỳ Vạn Lịch cũng bị gián chức gần như toàn bộ.
Phải đến đời Minh Tư Tông khi nhà Minh đã trên đà sụp đổ, danh tiếng của Trương Cư Chính mới được phục hồi