Dạo này bận quá, các độc giả thông cảm cho tác
Thương Mại Quốc Tế
Còn hai tháng nữa là đến tết Nguyên đán, các trấn lục tục báo tình hình thu thuế về triều đình, mặc dù dưới ảnh hưởng của thuế mới, ngân khố thu được khả quan hơn các năm trước, nhưng vẫn chưa khiến cho Trịnh Cán hài lòng, bởi vì hắn biết vẫn còn thất thoát rất nhiều, hào môn quý tộc, thế gia địa chủ vẫn là trốn rất nhiều thuế. Buổi thiết triều hôm qua, Đại thân Lê Quý Đôn đã đề xuất cải cách thêm một vài điểm mới, theo đó, dù cho có làm chức tước gì cũng phải nộp thuế không có ngoại lệ, hơn nữa đầu sang năm triều đình cũng sẽ tổ chức kỳ thi quốc gia đầu tiền. cái gọi là kỳ thi quốc gia này thực ra là Trịnh Cán lấy từ ti đại học thời hiên đại. thánh chỉ nêu rõ phàm là
Người Đại Việt bất luận là tầng lớp gì đều được dự thi, nếu thi đỗ tất sẽ được triều đình trọng dụng tất cả những người thi đỗ đều được gọi là Cử Nhân. Nội dung thi bao gồm rất nhiều loại kể như, nho gia, binh pháp, cầm quân đánh trận, toán học, địa lý. Ai cũng phải thi tất cả các mục nói trên đủ yêu cầu mới đỗ.
Cái này đương nhiên không phải người thời này như Lê Quý Đôn có thể giải quyết được, Đây là chủ kiến của Trịnh Cán, hắn biết rõ sự lợi hại của khoa cử, hắn cũng biết rõ nếu độc tôn nho học sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào, hắn không hy vọng con dân của hắn, mở mồm ra là Khổng tử nói thế này, Mạnh tử nói thế nọ, toàn là những lời sáo rỗng, cái hắn muốn chính là thực tiễn. đề thi của các môn này hắn cũng đã biên soạn cẩn thận chú trọng thực tiến, có nhưng câu hỏi về luật cư trú và đất đai của hắn, rồi về binh pháp hành quân đánh trận, hắn hy vọng qua kỳ thi này, có thể tuyển được một số người có tư tưởng tiến bộ một chút, hắn đã chán cái đám hủ nho chua lét đến tận cổ
Hai đạo thánh chỉ vừa được đưa ra, lập tức liền dẫn tới sóng to gió lớn. Thi quốc gia thì không vấn đề gì, đám con nhà giàu thời nào cũng vậy, thì hay không thi con cháu họ vẫn sống rất tốt, điểm xuất phát của họ chỉ cách vạch đích vài bước chân, căn bản không cần lăn lộn với đám bần hàn làm gì
Nhưng chính sách này lại được bách tính hoan nghênh. Bởi vì con cháu nhóm nông dân, người làm thuê, thương nhân cũng có cơ hội đạt được tước vị thông qua các kỳ thi quốc gia, có tước vị cũng liền có nghĩa họ cũng có thể làm quan, hơn nữa kỳ thì này rõ ràng so với mười năm đèn sách như trước khác nhau nhiều, dù là ngươi ngu cũng thấy sự ưu việt của nó.
Chính sách thi quốc gia này tạm thời không có gì đáng ngại, nhưng chính sách thuế bình quân kia quả thật khiến cho đám hoàn thân quốc thích rất không hài lòng, bọn chúng cho là Trịnh Cán quay lưng với tổ tiên, đánh đồng bọn họ với dân đen, hết sức vũ nhục nhân sĩ hào môn thế gia, nhất thời làm sóng phản đối khá mạnh mẽ, Tấu chương như bướm bướm bay về cung làm nghẽ cr của Thông Chính ty, mười bản thì có đến chín bản phản đối chính sách này, việc này Trịnh Cán căn bản là mặc kệ. hắn ủy lạo đám người đó rằng đó mới là chính sách còn cần các nội các đại thần thảo luận, trên cơ bản là hắn không phúc đáp một tấu chương nào hết.
Đồng thời hắn cũng gia phong Ngô Thế Lân làm Lưỡng Sơn|(1) tổng đốc. lại lệnh cho Ngô Thế Lân triệu tập Hàng vạn các tráng đinh dòng họ ở các vùng mất mùa đói kém đi khai khẩn đất hoang ở hai bờ sông hồng.
Đồng thời hắn cũng phát một đạo hỏa tốc cho Bùi Danh Toại, trong hỏa tốc hắn chỉ rõ bước tiếp theo nên làm thế nào. Chỉ có cải cách xong trong nước, hắn mới có thể tính chuyện tranh dành thiên hạ
…………….
An Quảng
Trong phủ đệ của Vĩnh Xương Bá Trịnh Hồng Quyền, một tên gia nô đang cao giọng bẩm bảo đồng thời hai tay dâng lên một tấm thiệp
Vị Trịnh bá gia này nhíu chặt đôi mày nghi hoặc hỏi,
- Bùi Danh Toại mời ta đến nghị sự?
hắn nhận lấy thiếp mời cầm trong tay, trong đôi mắt hiện lên một vẻ ngạc nhiên pha lẫn một vẻ hết sức coi thường
Trấn Thủ An Quảng, Án Sát Sứ, Bố Chính Sứ đều bị gã này chém bay đầu chết oan chết uổng, vô số nhà hào môn bị bức bách nộp thuế, mặc dù gã Bùi Danh Toại này còn chưa dám động đến công thần khanh tướng, nhưng biết đâu trong lòng hắn nghĩ gì, đây không phải là hồng môn yến đấy chứ.
hắn chợt bật cười,
Con mẹ nó, tên họ Bùi này cũng quá tự cao tự đại đi, cho rằng đánh đổ được ba vị trọng thần biên giới là có thể coi trời bằng vung hay sao, hắn cho Vĩnh Xương Bá là người thế nào, àm chỉ hời hợt viết vài chữ, cũng muốn gã phải tới hành dinh khâm sai phục mệnh. Làm như vậy không khỏi quá kiêu ngạo, nếu không tính về chức tước, hắn còn là vai trên của công chúa Ngọc Anh vợ của Bùi Danh Toại, vậy mà tên bất học vô thuật này lại chỉ cho một tên gia nô cầm bái thiếp tói nhà.
Đại phu nhân của Trịnh Hồng Quyền chính là họ Cao ở Yên hưng thấy vậy thì không hài lòng, hơn nữa nhà họ cao nàng cũng có mâu thuẫn với Bùi Danh Toại, lần trước Huynh trưởng của nàng đến cùng với Ngô Hạo đã nói cho nàng biết tình cảnh thế nào, nên nàng càng không thích Bùi Danh Toại.
- Họ Bùi thật là tự cao tự đại, Hắn cho rằng mình là Tĩnh Vương, hay Điện Đô Vương điện hạ. phu quân chàng cũng đừng để chúng dẵm lên đầu lên cổ.
Trịnh Hồng Quyền không nói gì, đừng nói Bùi Danh Toại, cho dù tổng đốc, đốc suất đi ngang qua phủ nhà hắn cũng phải vào bái kiến, Bùi Danh Toại ngươi cho rằng là người của Điện đô vương thì có thể bắt hắn phải sợ hay sao, nực cười
Thành thật mà nói, Trịnh Hồng Quyền cũng không mấy sợ hãi Trịnh Cán, hắn dù gì cũng là hoàng thân quốc thích, bối phận của hắn còn rành ranh ra đó, chả lẽ Trịnh Cán lại vì mấy đồng thuế phú mà đánh lại người nhà hay sao, thiếp mời của Bùi Danh Toại cơ bản hắn chỉ coi như giấy lộn
Nhưng rất nhanh mặt hắn trở nên đỏ bừng, khiến cho vợ hắn há hốc cả mồm, chỉ thấy vị Vĩnh Xương Bá cao cao tại thượng, giờ đây đang kích động run lên cầm cập, con mắt hắn trợn trắng, E rằng năm xưa lão được Tiên Vương phong làm Vĩnh Xương Bá cũng không kích động đến vậy.
Hắn đưa tay đập mạnh xuống bàn cười ha hả:
- Được, được lắm
Đám người hầu, gia nô ngơ ngác nhìn nhau, rốt cục là bá gia bị làm sao, hay đột nhiên phát bệnh thần kinh, Cao phu nhân vợ hắn ngơ ngác nhìn chồng rồi hỏi
Lão gia có chuyện gì vây?. Tên họ Bùi này nói gì bất kính
- Tên này rất khá, phủ của hắn ta nhất định đến rồi
Trịnh Hồng Quyền lại đập mạnh tay xuống chiếc bàn gỗ lim cười ha hả
Cao phu nhân và đám gia nô sợ hết hồn, Cao phu nhân ngần ngừ một lúc rồi mới nói:
- Nhưng hôm trước lão gia nói, không cùng đường với hắn cơ mà
hắn đưa tay với lấy tách trà nhấp một ngụm rồi bằng một giọng không kiên nhẫn nói
- Nàng thì biết cái gì, không có kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích vĩnh viễn, chỉ cần có lợi ích hóa thù thành bàn có khó gì. Thật là…
Cao phu nhân tuy không hài lòng, nhưng cũng không dám cãi lại, mặc dù nàng là chính thất, nhưng nếu Trịnh Hồng Quyền muốn phế nàng đi mà nói chỉ là tốn một chút công phu thôi/
Mà, rốt cục họ Bùi kia nói cái gì, ???
…………………..
Sangs ngày hôm sau,trước hành dinh khâm sai có một chút biến động nho nhỏ. Hoàng Đình Quyết tay ôm yêu đao, dẫn dẵn đám thuộc hạ Chu Tước, binh lĩnh, tăng cường phòng thủ, hai bên đại môn lính nghi trượng thủ vệ dàn hai bến đương, cờ quạt rợp trời, mặt ai nấy cũng vô cùng nghiêm túc, bởi vì lát nữa, sẽ có các vị công hầu khanh tướng, huân quý, đến đây gặp Khâm Sai đại nhân bàn việc,
Đầu giờ mão, từ phía đằng xa thình lình xuất hiện một đám kỵ sĩ tiền hô hậu ủng đi đầu, theo sau là một cỗ xe ngựa mười sáu con kéo, vô cùng xa hoa, theo sau nữa là bốn năm cỗ kiệu bắt đầu từ phía Vĩnh An và Tiên Yên tiến đến , cờ quạt kèn trống điếc cả tai, dẫn đầu là một là cờ vàng chữ đỏ, trên đó có thêu một chuỗi quan hàm dài dằng dặc “ Thái Tử Thái Sư, Vĩnh Xương Bá, Long Hổ Tướng Quân Trịnh Hồng Quyền” tiếp đến là hai lá cờ đen chữ trắng, một lá thêu “ Nhất Đẳng Tử Tước, Ngự Tiền Tam Phẩm Đệ Nhất Đới Đao Thị Vệ Thẩm Mộc Phong”, một lá thêu “ Chỉ Huy Sứ Cẩm Y Vệ, Trung Vũ tướng quân Diêm Vận An Quảng , Đoàn Hữu Doanh”
Mấy cỗ kiệu này được nhiều kỵ sĩ tiền hô hậu ủng cổ nhạc tấu dọc đường đi, đám dân chúng hai bên đường đi làm sớm, đều quỳ rạp xuống hai bên đường. từ xe ngựa cho đến kiệu chiếc nào cũng đặc biệt hoa lệ phú quý. Đám dân đen chỉ liếc mắt là biết được vị đại lão gia nào ngồi kiệu nào, trong lòng họ tự hỏi bình thường đám này toàn coi trời bằng vung mà hom nay mới sáng sớm đã đi đến hành dinh khâm sai làm cái gì
Nhất là vị Vĩnh Xương bá kia chính là nhà giàu nứt đố đổ vách nổi tiếng của vùng này, dinh cơ của lão trải rộng hàng trăm mẫu, thương đội của lão sang đại thanh, buôn bán với Vân Nam, Quý Châu, hàng năm thu về rất nhiều bạc trắng. Của cải chất đống như núi trong nhà, ruộng tốt nhiều không đếm xuể, lại là hoàng thân quốc thích, lúc bình thời có thể nói rằng chỉ cần giậm một chân xuống đất là khiến cả An Quảng này rung chuyển không phải chuyện đùa.
Vì sao lão lại tới Yên Hưng, mặt mũi của khâm sai đại nhân cũng chưa to đến mức khiến lão phải bôn ba sáng sớm tinh mơ tiến lên hành lễ, nịnh nọt lấy lòng.
Có kẻ thạo tin liền đoán:
- Chắc chắn là thanh thiên đại lão gia, tịch thu ruộng đất, lại thu thuế bình quân, khiến các nhà hào môn An Quảng, mất đi một phần lợi tức không nhỏ, cho nên lần này các vị thổ địa này đến hành dinh chính là muốn uy hiếp khâm sai đại nhân.
- Chắc là thế rồi.,vẫn hy vọng thanh thiên đại lão gia làm chủ cho bách tính chúng ta
Một người khác nói rồi
năm nay hắn bốn mươi chín tuổi, chỉ hai thánh nữa qua tết, chính là tròn năm mươi, dáng dấp hơi lùn, lại do béo quá, không nhìn thấy cổ hắn đâu cả.
Đám hào môn phía sau cũng đã bước xuống đứng phía sau hắn, kéo lại chiếc áo làm bằng tơ lụa hàng châu hảo hạng hắn phẩy tay sai gia nhân cầm bái thiếp vào trong gọi người. đám lính lác hộ vệ được một phen mở rộng tầm mắt, từ trước tới nay chỉ thấy người ta cầm thiếp vào nhà Vĩnh Xương Bá chứ chưa thấy Vĩnh Xương Bá phải đi bái phỏng ai bao giờ. Người nào đã gặp qua dáng vẻ tước đây của lão mà thấy cảnh này nhất định sẽ trợn trừng con mắt tự tát vào mặt mình mà tự hỏi có phải mình nằm mơ không
Thấy dáng vẻ Trịnh Hồng Quyền như vậy, đám dân đen phái ngoài lại được phen bàn tán xôn xao, Vị VĨnh Xương Bá này bị dọa sợ đến vỡ mật rồi sao?! Nếu như lão chịu cải cách ruộng đất thu thuế chia đều, dân chúng vùng này sẽ có hy vọng được ăn một bữa no vào dịp tết.
Nhưng cũng có người không lạc quan như vậy,. thế lực những vị đứng kia đêu không phải tầm thường, Bùi Danh Toại có thể chém đầu Trấn Thủ cũng đã cố hết sức rồi, con cớ tâm lực đối phó với các nhà khác hay sao. Lão chỉ cần làm đến thế này là đã lập đại công rồi, tội gì đi đắc tội hoàng thân quốc thích.
Nhưng rất nhanh sau đó mọi người từ lính đến dân đen đều phải há mồm thè lưỡi thật dài, cằm dễ còn sắp rớt xuống đất, sau khi báo họ tên một lúc,chỉ thấy một tên gia nô chạy ra mời khách, Khâm sai Bùi Danh Toại lúc này cũng không hề ra mặt đón tiếp,
đám người ngoài cửa đều dựng ngón tay cái lên khen ngợi:
- Cao nhân, thanh thiên đại lão gia đúng là cao nhân,
-----------
Trong hành dinh khâm sai, một giọng kinh ngạc vang lên
- Thương mại quốc tế, thứ cho ta tài sơ học thiển Bùi Đại Nhân có thể giải thích một chút hay không.
Bùi Danh Toại cười ha hả, :
- Cái này bản quan cũng không biết, nhưng điện hạ đã cử người đến nói cho các vị,
Lão chỉ vào một mục sư còn rất trẻ, người tây ba nha, gã này chính là Trịnh Cán thu được khi ở Hồ tả vọng. Trịnh Cán hứa hẹn sẽ cho phép Thiên Chúa Giáo được truyền đạo ở đây , nếu hắn giúp Trịnh Cán làm vài việc, Tên Mục sư này có lẽ đã sống lâu năm ở đây, động tác của hắn vô cùng thuần thục:
- Amador Torres, xin kính chào các vị đại nhân thiên triều, chúa ban phước lành cho các vị/
Bùi Danh Toại cũng đã hơi quen với kiểu nói chuyện này, nhưng những người khác thì ngạc nhiên, chúa, chúa là cái gì
Amador Torres vỗi giải thích:
Chúa không phải là cái gì, Chúa là Thiên Chúa nhân từ, thương xót, chậm giận dư dật ân huệ và thành thực, giữ lòng đến ngàn đời, tha thứ điều gian ác, sự vi phạm và tội lỗi, nhưng không kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời
Đám người hoàn toàn ngơ ngác, Bùi Danh Toại vội nói:
- Amador mục sư, hãy nói với bọn họ về thương mại đi.
Gã mục sư này gật đầu rồi treo một tấm bản đồ rất lớn lên tường, đám ngươi này không khó nhận ra đây chính là hai tấm bản đồ Giáp Ngọ niên bình Nam Đồ(1) Cảnh Thịnh tân đồ Đại Man quốc(1) ghép lại làm một, nhưng có chú thích thêm một số điểm. Amador bắt đầu chỉ lên bản đồ và vị trí của Đại Thanh, Vương quốc Luang Phrabang ở phía bắc, Vương quốc Viêng Chăn ở trung tâm và Vương quốc Champasak ở phía nam (3), Vương Quốc Nam Bàn (4) Đế quốc khmer (5), và vương quốc Ayutthaya (Thái Lan)
- Thưa các vị đại nhân thiên triều Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau, trước kia triều đình các vị không khuyến khích buôn bán với ngoại bang… nhưng nay thì khác, Trịnh Điện hạ đã gửi quốc thư đến các nước này, rất nhanh sẽ có phản hồi, người cũng đã chuẩn bị xây dựng cửa khẩu, hơn nữa Trịnh Điện hạ cũng đã đề nghị nước chúng tôi tích cực buôn bán với quý quốc, tôi đã viết thư về tu viện nhất định sẽ có thương đội đi đến.
Đấm người ngồi phía dưới nghe thấy lập tức bị rung động dữ dội. buôn bán với nước ngoài này đồng nghĩa với của cải vô tận. trước đây triều đình không cho phép. Cho nên tất cả chỉ là buôn bán nhỏ không được bao nhiêu lợi ích, nhưng nay nếu Trịnh Cán đã cho phép thì lại khác, nó tương tự như con đường tơ lụa hay con đường thương mại trên biển từ Tuyền Châu Quảng Châu qua Nam Dương đến vịnh Ba Tư và dọc theo bờ Hồng Hải vậy, mối lợi từ việc làm ăn này, không gì so sánh được .
rốt cục Trịnh Hông Quyền mở miệng
- việc buôn bán này, nếu triều đình cho phép mở rộng, lại có cửa khẩu, tự nhiên chúng ta cầu còn không được, thế nhưng điện hạ muốn gì ở chúng ta,
Đám người Thẩm Mộc Phong và Đoàn Hữu Doanh cũng trợn mắt nhìn Bùi Danh Toại đợi câu trả lời
Người ta thường nói muôn dặm làm quan chỉ vì tiền, thường thường chúng ta thấy rõ rằng, các vị đại quan đều dùng quyền lực của mình để ủy nhiệm người khác kinh doanh trên sản nghiệp do mình giao cho rồi thu tiền về, so sánh với thu tô thuế của đám tá điền, hay ăn hối lộ, rõ ràng là thương mại này thu hoạch lớn hơn. Hơn nữa có quyền lực trong tay, họ lại càng dễ bề hành sự. có thể nói, các công huân quốc thích, buôn bán mới là nguồn thu chính, thóc lúa mà nói chỉ là phụ
Cho nên ai làm quan đều dùng sức ảnh hưởng của mình để tạo điều kiện cho gia tộc buôn bán làm giàu, có ai lại làm quan thanh liêm cơ chứ, mấy vị bá gia, tước gia ngồi đây không ai không phải là hạng người lão gian cự hoạt, bọn họ rõ ràng nhất nếu triều đình mở cửa thông thương chính là họ sẽ kiếm ra núi vàng núi bạc.
Ích lợi cho việc mở cửa hội nhập này khó có thể tưởng tượng được , cho dù là dùng đầu ngón chân nghĩ cũng biết, thông qua cửa khẩu của triều đình, mua bán lui tới Đại Thanh, Thái Lan, rồi đi biển đến vùng Trung Á, thậm chí có thể như tên mục sư Abador kia nói đến tận Châu Âu. lợi nhuận khổng lồ như vậy, ai lại không đỏ mắt
………………….
(1)Giáp Ngọ niên bình Nam Đồ: Giáp Ngọ niên bình nam đồ là bộ bản đồ gồm 14 bức, được đóng cùng với bộ bản đồ Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư thành cuốn Hồng Đức bản đồ. Phần đầu của Giáp Ngọ niên bình nam đồ cho biết đây là bộ bản đồ do Đoan quận công vẽ và dâng lên, bao gồm địa thế từ Đồng Hới đến giáp giới nước Cao Miên. Theo sự khảo cứu của hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Trần Viết Ngạc, bộ bản đồ này được vẽ trong chiến dịch quân Trịnh tiến đánh chúa Nguyễn năm Giáp Ngọ (1774) và tác giả bộ bản đồ là Đoan quận công Bùi Thế Đạt (1704-1778)
(2)Cảnh Thịnh tân đồ Đại Man quốc: do Quan trấn thủ Hưng Hóa Nguyễn Án vẽ, gồm:Bản đồ nước Cao Miên Có giới thiệu về nước Đại ManLời dẫn cho biết nước Đại Man nằm ở phía tây nam nước ta, phía nam giáp Xiêm La, Chiêm Thành, phía bắc tiếp giáp với nội địa Vân Nam, Quý Châu. Đó chính là đất Lão Qua, Miến Điện xưa.
(3)Vương quốc Luang Phrabang : Vương quốc Luang Phrabang (tiếng Pháp: Royaume de Luang Prabang) là một trong ba tiểu quốc Lào, thành lập ở miền Bắc Lào sau khi Lan Xang tan rã vào năm 1707 và tồn tại đến năm 1949. Vua đầu tiên của Luang Phrabang là Kitsarat, ở ngôi đến năm 1713
(4) Vương quốc Viêng Chăn: Vương quốc Viêng Chăn Vạn Tượng vương quốc) là một trong ba tiểu quốc Lào, tồn tại ở miền Trung Lào từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, kinh đô đặt tại Viêng Chăn.
(5) Vương quốc Champasak: Vương quốc là một vương quốc ở Nam Lào ly khai khỏi vương quốc Vạn Tượng (tức vương quốc Viêng Chăn, quốc gia kế thừa của Lan Xang) năm 1713. Vương quốc Champasak thịnh vượng vào đầu thế kỷ 18 nhưng đã bị biến thành một nước chư hầucủa Xiêm trước khi bước vào thế kỷ XIX. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, vương quốc này trở thành một khối hành chính và nhiều đặc quyền của hoàng gia bị tước bỏ.[1] Vương quốc Champasak bị xóa bỏ năm 1946 khi Vương quốc Lào được thành lập
(6)Vương Quốc Nam Bàn : Tiểu quốc J'rai (Ala Car P'tao Degar, Dhung Vijaya, Nam Bàn) là một tiểu quốc cổ của các bộ tộc Nam Đảo ở Tây Nguyên, Việt Namvới bộ tộc nòng cốt là người Gia Rai và người Ê Đê hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 19
(7)Đế quốc Khmer: hay Đế quốc Angkor là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia, Miền Nam Việt Nam, Lào và Thái Lan. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lanvà miền nam Việt Nam. Lúc Trịnh Cán lên ngôi Khmer chỉ còn phần đất nhỏ mà ngày nay là camphuchia.