Đây là đôi đũa thứ hai Huyền Thanh bẻ gãy, trùng hợp lúc đó sẽ đều có người tính tới chuyện hôn nhân đại sự của Khương Ly.
Ở đây ngoài Khương Ly nhìn thấu tất cả vẫn cười tủm tỉm nãy giờ thì không một ai biết hắn run tay kiểu gì mà gãy luôn đôi đũa như thế.
Vốn chú Thái đang lâng lâng say, bắt gặp ánh mắt lạnh lẽo của Huyền Thanh thì giật mình bừng tỉnh ngay tức khắc, ông theo bản năng xoa xoa cái cổ buốt lạnh, không hiểu sao thấy vô cùng chột dạ.
Khương Ly ngồi ngay cạnh Huyền Thanh, thấy hắn nghiêm mặt biện minh “tay run”, lòng thầm mắng một câu “Trẻ trâu!” nhưng vẫn đưa một đôi đũa mới qua: “Hòa thượng nhỏ, ăn uống nhẹ nhàng thôi, đừng run tay kẻo nhà ta hết đũa mất.”
Giọng điệu có ý trêu chọc cùng ánh mắt long lanh ý cười của Khương Ly khiến Huyền Thanh không dám nhìn thẳng, hắn ngại ngùng nhận lấy đôi đũa.
“Cảm ơn.”
Có Huyền Thanh cắt ngang, màn mai mối vừa rồi cũng kết thúc, tất cả chuyển sang bàn chuyện khách điếm mới khai trương tửu lâu.
Nội thất trang bị đầy đủ, tường đã mục sơn nay cũng đã khoác lên mình lớp áo mới, bàn ghế cũng thay hết luôn.
Không chỉ có vậy, Khương Ly còn kết hợp quầy thu ngân với tủ trưng rượu vào làm một, trông vô cùng độc đáo.
Ngoại trừ phần này, bảng hiệu “Khách điếm Khương gia” bên ngoài cũng đổi thành “Tửu lâu Khương gia” do chính tay Khương Ly viết, được khắc bởi thợ mộc giỏi nhất trấn Thanh Thủy.
So với vẻ ấm áp trước đây của khách điếm, nay có thêm vài nét hiện đại khá độc đáo thời đại này không hề có.
Đương nhiên vốn đầu tư bỏ ra không phải con số nhỏ, tiền nào của nấy thôi.
Tóm lại tất cả đã sẵn sàng, chỉ chờ ngày khai trương.
Cha Khương tìm thầy tới xem ngày, quyết định chọn năm ngày sau sẽ khai trương.
Trước ngày khai trương, Khương Ly bỏ thời gian thiết kế tờ rơi tuyên truyền, thuê người trên trấn và trấn lân cận truyền miệng nhau quảng cáo.
Khoảng ba ngày trước khai trương, cậu để nhà kể chuyện đứng ngay cửa kể chuyện, hai bên có bàn tặng trà nước bánh ngọt, thu hút đông đảo người qua đường.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Không chỉ có vậy, 50 bàn đầu tiên đặt trước ngày khai trương có thể chơi rút thăm trúng thưởng, giải thưởng sẽ có trà, rượu, bánh ngọt, câu đối, son phấn các loại.
Nhà kể chuyện này Khương Ly bỏ tiền ra thuê, truyện do chính cậu mô phỏng lại từ “Thủy Hử” và “Tam Quốc diễn nghĩa”.
Thế giới này là thế giới giả tưởng, nền văn hóa cũng khác biệt thế giới thực cậu sinh sống, không có tứ đại danh tác nên Khương Ly mạn phép chép vài trích đoạn của tiền nhân đi trước, giao cho nhà kể chuyện cậu thuê nhằm thu hút khách hàng.
Nhà kể chuyện là một ông bác hơn năm mươi tuổi, ngoại trừ say mê rượu ngon thì ông ta yêu nhất truyện hay.
Ngay khi đọc cuốn truyện Khương Ly tự tay viết, nhà kể chuyện kinh ngạc khôn nguôi, sau lại yêu thích tới mức không nỡ buông tay, gối đầu giường đọc liền mấy ngày cũng không biết chán.
Ông ta dò hỏi có phải Khương Ly là tác giả không, đương nhiên cậu phủ nhận, chỉ bảo đây là tích xưa thất truyền may mắn được đọc qua mà thôi.
Tửu lâu chưa khai trương đã tốn không ít bạc vào mấy chuyện vặt vãnh khiến cha Khương lo sốt vó, chỉ sợ lỗ vốn thì khổ.
Khương Ly giải thích giai đoạn tuyên truyền trước khi khai trương tửu lâu vô cùng quan trọng, phải thu hút đợt khách đầu thật đông thì sau mới một truyền mười, mười truyền trăm được.
Dù sao tửu lâu ăn nhau vẫn ở chất lượng món ăn, tuy Khương Ly rất tự tin với tay nghề của cậu và chú Thái nhưng có bước đệm thì sẽ dễ đi hơn nhiều.
Cha Khương nghĩ ngợi hồi lâu, nghĩ Khương Ly nói khá có lý nên không phản đối nữa.
Thời cổ đại không có TV hay smartphone gì hết, muốn tuyên truyền thì chỉ có thể dựa vào sức người và phương pháp truyền miệng mà thôi.
Khương Ly tìm mấy đứa trẻ miệng lưỡi lanh lẹ đi lan tin, sau lại vẽ tờ rơi phát khắp nơi khuếch đại thanh thế.
Ở thời đại này làm gì có ai nghĩ tới chuyện phát tờ rơi quảng cáo, Khương Ly là người đầu tiên áp dụng biện pháp này nên gây ấn tượng rất mạnh tới mọi người xung quanh cũng như khách du lịch.
Tờ rơi là do Khương Ly tự tay vẽ, mệt ở chỗ thế giới này không có máy in nên phải vẽ thủ công từng tờ.
Tuy trấn Thanh Thủy không lớn nhưng dân cư cũng chẳng ít, khách du lịch càng không đếm xuể.
Trước mắt tửu lâu nhà họ Khương chỉ có bảy người, cha Khương biết vài chữ nhưng không hề biết vẽ, chú Thái, Tiểu Đậu Tử và hai tiểu nhị mới tuyển càng khỏi phải nói, thuộc loại dốt đặc cán mai, cố lắm mà nửa chữ bẻ đôi cũng không thuộc.
Cũng may có Huyền Thanh ở đây, Khương Ly chỉ cần vẽ mẫu vài tờ là hắn có thể mô phỏng lại y đúc, giúp cậu bớt được bao việc.
Ngoại trừ giới thiệu hoạt động khai trương, trên tờ rơi tô điểm bằng hình ảnh vài món ăn trông vô cùng hấp dẫn, phía sau còn vẽ chi tiết bản đồ dẫn tới tửu lâu và bố cục cơ bản bên trong.
Dạng tờ rơi quảng cáo này rất phổ biến ở thời hiện đại nhưng thời cổ đại thì đây mới là lần đầu tiên.
Tuy dân chúng trên trấn không phải ai cũng biết chữ nhưng vẫn biết đây vẽ hình đồ ăn và đường dẫn tới tửu lâu, vả lại kể cả có không hiểu thì bọn họ cũng có thể hỏi người biết chữ mà.
Thế nên trong mấy ngày ngắn ngủi, cơ hồ toàn bộ trấn Thanh Thủy đều xôn xao vì ngày khai trương của tửu lâu nhà họ Khương.
Vì sự kiện khai trương tửu lâu, ngày nào Khương Ly cũng mệt như chó, ngoại trừ dạy chú Thái nấu ăn, cậu còn phải chuẩn bị cơ man là nguyên liệu nấu ăn mới, có phân thân ra cũng không kịp.
Đúng ngày khai trương, hai bên cửa chính trang hoàng hai lãng hoa tươi thắm dắt vải đỏ có ghi “Mừng khai trương tửu lâu Khương gia”.
Khai trương chuẩn bị lãng hoa chúc mừng, không cần nói cũng biết đây là tập tục đến từ thời hiện đại.
Trước cửa tửu lâu Khương gia chiêng trống vang trời, pháo nổ khắp chốn, thêm đội múa lân nhảy nhót vui nhộn nên trông càng thêm náo nhiệt.
Tuy trấn Thanh Thủy nhỏ nhưng người có tiền không ít, kẻ thích náo nhiệt lại càng nhiều.
Vì trước đó Khương Ly cho tuyên truyền khắp nơi nên sáng nay trước tửu lâu đã tụ tập kha khá khách tới, đoàn người đứng xem múa lân thi nhau ca thán xuýt xa không thôi.
Múa lân kết thúc, dây pháo đỏ nổ lụp bụp báo hiệu chính thức khai trương.
Tiếng pháo chấm dứt, cha Khương ăn mặc tươm tất bước ra, chắp tay chào đoàn người: “Hôm nay tửu lâu Khương gia chúng ta khai trương, ưu đãi sập sàn, kính mời các vị khách quý ngang qua hãy vào nếm thử một lần, đồ ăn có ngon hay không đều nhờ mọi người đánh giá, sự nghiệp của nhà ta có vững hay không là nhờ mọi người đó.
Xin cảm ơn!”
Ông vừa dứt câu, mọi người xung quanh đều nhiệt liệt vỗ tay khen “Hay”.
Cha Khương thấy hiệu quả không tồi thì vừa lòng bật cười, lại vỗ tay ra hiệu cho Tiểu Đậu Tử bưng một lồng tre lớn ra, mở tung!
Bên trong lồng hấp toàn bộ là bánh bao súp sáng nay mới làm, nắp mới mở là mùi hương thơm phức lan tỏa khắp nơi.
Hương vị nước súp ngọt ngào hòa lẫn với nhân thịt thơm lừng khiến ai nấy cũng phải nuốt nước miếng ừng ực.
Vừa nhìn đã biết lồng bánh bao này da mỏng nhân dày, núng nính trông vô cùng ngon mắt.
Nhìn kỹ còn có thể thấy từng cái bánh vẫn được bao quanh bởi tầng khói mỏng, chứng tỏ vừa được hấp xong nóng hôi hổi.
Tiểu Đậu Tử cầm bát, gắp một chiếc bánh bao súp nhẹ nhàng chọc đũa tách đôi ra.
Ngay tức khắc, vỏ bánh bao mỏng tang rách toạc, nước súp túa ra thành dòng, chảy xuống đáy bát.
Đây là bánh bao súp Khương Ly làm theo công thức thời hiện đại, hương vị thơm ngon miễn bàn.
Thấy Tiểu Đậu Tử tách bánh, ai nấy cũng đều rỏ rãi, có người hăm hở lớn tiếng hỏi: “Chưởng quản Khương, loại bánh bao gì mà lạ thế? Sao lại thơm đến vậy cơ chứ!?”
Cha Khương cười