Cô biết Đản Tử vừa yêu thương cô vừa tiếc tiền.
Lúc còn nhỏ cô đã từng sống ở những năm 80, cũng đã từng đọc không ít tiểu thuyết nói về thời đại này nên tất nhiên cô cũng có kiến thức ở phương diện này.
Vào những năm 60, 70, đây chính là thời đại không màu sắc rực rỡ, Trung Quốc chỉ đón nhận những màu xanh lam, xám, xanh lá.
Lúc đó người ngoại quốc đều gọi người Trung Quốc là con kiến lục, con kiến lam, cách gọi đó cũng để miêu tả quần áo của người Trung Quốc ngoài trừ màu xanh đậm thì cũng là màu xanh quân đội, cho dù có thêm màu sắc khác cũng chỉ là những màu tối, u ám, hoàn toàn không tìm thấy những màu tươi sáng.
Hơn nữa chỉ cần ăn mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ hay đẹp mắt hơn sẽ bị quy cho cái tội “ăn mặc quái dị” và bị đưa ra giáo dục công khai.
Bây giờ là thập niên 80, quần áo đã trở nên phong phú hơn nhiều nhưng vì mọi người đã trải qua thời đại của xanh lam, xám, xanh lá nên họ vẫn không dám tùy ý “ăn mặc quái dị”, cho dù thời này đã không còn nhiều hạn chế như trước đó.
Vả lại, sau ba năm thiên tai khiến sản lượng bông giảm mạnh trên diện rộng.
Cho nên muốn mua sắm quần áo hay vải vóc cần phải có phiếu, mà để tiết kiệm, người ta mua quần áo cũng chỉ dám mua những loại quần áo có thể hạn chế mài mòn và bám bẩn.
Người sống ơ thời đại này, để thể hiện tính mộc mạc và gian khổ, thậm chí có rất nhiều người tự làm cho quần áo mới mua bị cũ đi, ví dụ như tự làm rách đầu gối, hoặc cùi chỏ rồi chụp lên mấy miếng vá.
Người ta có một câu vè truyền miệng thế này: Mới ba năm,