Ba ngày tết qua đi gia đình cô lại khôi phục cuộc sống bình thường.
Kiều Anh đang bị đống bánh chưng, giò chả ám ảnh đâu, đột nhiên nhận được tin dữ nhà cô bước vào vụ cấy.
Cô bừng tỉnh tại sao mẹ cô lại vội vàng hóa vàng đến vậy, bởi mồng bốn tết bố mẹ cô đã phải ra đồng rồi.
Làm nghề nông thật không dễ dàng, hôm trước vẫn còn nhàn nhã ăn chơi đâu, thế mà hôm sau đã phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời rồi.
Tuy là con nhà nông nhưng cô chỉ biết da lông chưa từng học qua gieo mạ, bón phân..
Tính ra cô vẫn là dân nửa mùa.
Kiều Anh cũng không tính toán học những thứ này.
Coi như nó đến đời cô thất truyền đi.
Nhà cô có tám sào Bắc Bộ ruộng, mỗi vụ cấy bố mẹ cô chỉ mất ba bốn ngày sẽ cấy hết số ruộng này.
Nhưng năm nay mẹ cô có vẻ vội vàng, lý do bố cô sẽ đi Hà Nội vào ngày mồng sáu.
Mẹ cô muốn đẩy nhanh tiến độ công việc, tranh thủ hai ngày bố cô còn ở nhà cấy cho bớt ruộng đi.
Sáng sớm ngày mồng bốn mẹ cô đã lôi hai chị em cô từ trong mộng đẹp dậy.
Định thần trong chốc lát, Kiều Anh híp mắt nhìn đồng hồ chưa đến năm giờ sáng, lại quay sang nhìn mẹ cô.
Chẳng lẽ cô cũng phải đi ra ngoài đồng làm việc.
Kiều Anh đã đoán sai, mẹ cô chỉ vươn ma chảo đến chị cô thôi.
Cô được phân công ở nhà trông nồi bánh chưng luộc lại.
Tuy thời tiết lạnh lẽo giúp bảo quản đồ ăn, nhưng nó sao bằng tủ lạnh được.
Trước khi nó bị hỏng mẹ cô sơ chế lại để bảo quản được lâu hơn.
Kiều Anh tất nhiên là gật đầu đồng ý.
Cô tưởng vậy là xong rồi, mẹ cô lại thay đổi một gương mặt cười giống sói bà ngoại nhìn chị em cô nói: "Tiền mừng tuổi của các con đâu, đưa cho mẹ giữ hộ cho.
Con nít con nôi cầm tiền dễ làm rơi lắm.
Bao giờ muốn mua gì hỏi mẹ, mẹ đưa cho."
Hai chị em cô nhìn nhau, trong mắt thấy được sự bất đắc dĩ.
Không nghĩ mẹ cô đối với tiền mừng tuổi của chị em cô chấp niệm lại sâu nặng vậy.
Mệt cô còn tưởng tính tình bà thay đổi, không thèm mấy đồng tiền chinh này đâu.
Cái gì muốn mua gì mẹ đưa tiền cho.
Không bao giờ nhé, tiền vào tay bà thì đã đổi chủ rồi.
Còn muốn lấy lại nằm mơ đi thôi.
Hồi nhỏ cô nhẹ dạ cả tin, bị mẹ cô dùng chiêu này lừa không biết bao nhiêu lần.
Nhưng giờ đã khác xưa, cô sao có thể tiếp tục bị lừa như thế được.
Cô kiên quyết lắc đầu.
Chị cô lần này cũng kiên cường một hồi, đứng về phía cô.
Mẹ cô miệng khô lưỡi khô khuyên mười phút, mắt thấy phải đi làm mà hai con bà vẫn dầu muối không ăn, bà đành nói thật: "Nhà mình đang cần dùng tiền gấp, bố mẹ còn thiếu nhiều tiền.
Hai con đưa cho mẹ tiền, khi nào mẹ có mẹ trả lại cho."
Kiều Anh kinh ngạc hỏi lại: "Nhà mình làm gì mà phải dùng tiền gấp thế?"
Lúc này ngồi làm vật trang trí nãy giờ bố cô mới lên tiếng: "Hôm ba mươi bố mẹ đi trả nhà cho thuê trên chợ Huyện.
Mới biết được người ta muốn bán nhà.
Không phải nhà mình có tiền nhàn rỗi sao, bố mẹ định mua nơi đó.
Nhưng giá cao quá, bố mẹ chưa đủ tiền.
Nên đang tìm cách gom tiền."
Nghe xong lý do này hai mắt Kiều Anh nháy mắt phát sáng.
Cô vội hỏi: "Người ta bán giá bao nhiêu vậy bố?"
"Ba mươi triệu đồng." Lại thấy Kiều Anh vẫn mừng như điên trạng thái, ông tạt một gáo nước lạnh: "Cả nhà cơ nghiệp nhà mình mới có hơn mười ba triệu thôi.
Một nửa giá còn chưa đủ."
Sao tưởng ý chí chiến đấu của Kiều Anh vẫn sục sôi.
Ý nghĩ của Kiều Anh rất đơn giản, ở thời điểm giá đất còn chưa chào giá trên trời.
Mua được ít nào hay ít đấy.
Thấy bố cô có vẻ nhụt chí, cô vội vàng cổ vũ nói: "Nhà mình mới làm mấy tháng mà đã kiếm được số tiền lớn như vậy.
Con nghĩ chỉ cần nhà mình nỗ lực sớm muộn cũng đủ tiền mua chỗ đó thôi."
Điều này bố cô cũng nghĩ tới, vấn đề là chủ nhà kia có kiên nhẫn chờ nhà ông gom đủ tiền không mới là quan trọng.
Ông nói băn khoăn này cho cả nhà nghe, mong có hướng giải quyết.
Kiều Anh lại chưa mua bán bất động sản bao giờ, làm sao biết cách giải quyết.
Nhưng nhìn cả nhà cô hoang mang cô căng da đầu đưa ra một ý tưởng: "Nếu không bố mẹ bán một hai sào ruộng đi là đủ.".
||||| Truyện đề cử: Cuộc Chiến Thượng Vị |||||
Lời còn chưa dứt, cô đã bị ba đôi mắt hình viên đạn hỏi thăm.
Kiều Anh đành cười cười chịu thua: "Con chỉ nói đùa.
Mọi người đừng cho là thật."
Ruộng đất là gốc rễ của người nông dân.
Trừ khi không còn con đường nào khác, người ta mới bán.
Chứ bình thường không ai bán nó