Trở Về Năm 1994

34: Hướng Đi Mới


trước sau


Những ngày đầu xuân nhiệt độ tuy không tăng nhiều ít nhưng so với cái lạnh buốt mùa đông, thời tiết mùa xuân dễ chịu hơn nhiều.

Riêng Kiều Anh lại không ưa nổi thời tiết đầu xuân này, đơn giản là những cơn mưa phùn làm người phiền lòng.

Bước chân trên đường đất lầy lội toàn bùn, trên đầu đội chiếc nón lá che phân nửa gương mặt.

Kiều Anh cẩn thận tìm chỗ đặt chân sợ dính bùn.

Dù cẩn thận là vậy, nhưng đến trường dép và chân cô đều lấm lem bùn đất.

Cô đành phải ra hồ nước gần đó rửa chân tay rồi mới vào lớp.
Sau kỳ nghỉ dài cả đám có vô vàn chuyện kể muốn chia sẻ cho nhau, nên lớp cô giờ ồn ào không khác cái chợ.

Kiều Anh yên lặng đi về chỗ ngồi, Thủy theo sát sau cô.

Vừa ngồi xuống Thủy đã gấp không thể chờ nổi thúc giục Kiều Anh: "Mau mau cho tớ mượn vở bài tập toán đi.

Tớ quên chưa làm."
Kiều Anh liếc Thủy một cái nhưng vẫn là đưa quyển vở cho Thủy.

Thủy như vớ được trân bảo vội vàng mở ra xem, rồi lấy bút vở của mình ra chép lấy chép để.

Có lẽ là bài tập toán không nhiều ít chữ, Thủy đuổi kịp trước khi cô giáo vào lớp đã chép bài xong.
Cô giáo như thường ngày bảy giờ lên lớp, vừa vào lớp học cô đã đem bài kiểm tra cuối học kỳ một, phát cho cả lớp.

Kiều Anh nhận lấy hai bài kiểm tra tùy tiện nhìn lướt qua rồi cất vào ngăn bàn.

Nhìn cả lớp nhốn nháo hỏi điểm của nhau, Kiều Anh nhàm chán chống tay lên má nhìn chồi non ngoài cửa sổ.
Đợi đến các đám nhóc con ổn định, cô giáo mới thông báo việc thứ hai trong buổi học hôm nay.

Đó là chọn ra cán bộ lớp.

Tin này rất được đám nhóc con quan tâm, cả đám ngoan ngoãn đợi cô điểm danh mình.

Kiều Anh lại không mấy hứng thú với mấy cái đồ bỏ cán bộ này.

Đi sớm về muộn không nói, còn quản một đám nhóc con khó chơi nữa.

Cô lại không lẩn quẩn trong lòng đi quản đám nhóc này làm chi.

Ai ngờ cô giáo lại điểm danh cô làm lớp trưởng.

Cái này làm Kiều Anh trở tay không kịp, ngơ ngác một lát mới lên vội vàng nói: "Thưa cô, em không thích hợp làm lớp trưởng đâu! Cô chọn bạn khác đi ạ!"

Lời vừa xong cả lớp dùng ánh mắt nhìn ngu ngốc nhìn cô, ngay cả Thủy cũng không dám tin trừng lớn mắt nhìn cô.

Cô giáo không nghĩ tới có học sinh lại từ chối làm lớp trưởng.

Cô đi dạy cũng bảy tám năm, mỗi lần chọn lớp trưởng là đám trẻ đều tranh nhau muốn làm.

Cô chọn lớp trưởng dựa theo thành tích học tập, cả học kỳ một Kiều Anh đều biểu hiện rất xuất sắc.

Cô rất hài lòng nhưng nếu học sinh không muốn, cô cũng không cưỡng cầu, đành bảo cô ngồi xuống chọn người khác thay cô.
Giờ nghỉ giải lao Thủy và Hoa đều nhịn không được chạy ra chấp vấn Kiều Anh.

Thủy chỉ nói qua rồi thôi, còn Hoa lôi cả vinh dự của làng ra để nói cô.

Chẳng là cô giáo sau lại chọn một bạn nhỏ làng bên làm lớp trưởng, Hoa không phục.

Kiều Anh mới lười quan tâm đến chuyện vặt vãnh này đâu.

Có thời gian này không bằng nghĩ buổi trưa ăn gì càng thực tế.
Kết thúc buổi học Kiều Anh ra về, các bạn nhỏ trong làng có ý kiến với cô nên không đi cùng.

Chỉ cô với Thủy cùng nhau về nhà.

Kiều Anh không đem việc giận dỗi này để trong lòng.

Một đám miệng đầy hơi sữa giận dỗi như sáng nắng chiều mưa vậy.

Đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh.

Cô về nhà trước chị cô, mẹ cô đi cấy chưa về.

Cô ra vườn hái rau mang vào rửa tiện thể rửa nồi vo gạo luôn.

Làm xong này đó chị cô cũng về nhà, công việc còn lại chị cô bao chọn.

Cô ôm bánh chưng ra cắt.

Sáng nay bố cô mang đi hai chiếc giờ nhà cô vẫn còn hai chiếc nhìn cũng đau đầu.

Cắt thành tám miếng đều nhau, Kiều Anh mang xuống cho chị cô rán bánh.
Mẹ cô hơn mười một giờ mới về, ba mẹ con ăn cơm rồi đi ngủ.

Đến khi tỉnh lại, Kiều Anh chỉ còn một mình ở nhà, ngoài trời đã hết mưa.


Cô quyết định ra xem hoa thiên lý.

Trải qua mấy tháng chăm sóc hoa thiên lý đã bò khắp giàn.

Tuy chưa nở hoa nhưng lớn lên lại rất nhanh.

Cô nhớ tới mấy thùng xốp trống không, nghĩ nghĩ cô quyết định lại trồng thêm hoa thiên lý.

Cô đến giàn hoa thiên lý cũ chọn dây leo thích hợp nhân giống.

Lần này cô cũng nhân giống ba mươi cành.

Số lượng không nhiều rất nhanh cô đã hoàn thành.
Thấy sắc trời vẫn còn sớm, cô tiếp tục thám hiểm cả khu vườn.

Bất ngờ phát hiện ra năm ngoái chém hai cây mít năm nay đều ra hoa.

Thật đúng là bọn này phải ăn đòn hiểm mới có động lực ra quả.

Cô còn phát hiện mấy cây nhãn và bưởi đều đang ra nụ hoa nữa.

Mùa hè năm nay tha hồ ăn quả rồi, thật là khởi đầu một năm tốt đẹp.

Đợi đến bữa tối, cô báo tin vui này cho mẹ và chị cô.

Cả nhà lại vui mừng một phen.
Ngày tháng cứ thế trôi qua, chẳng mấy chốc xuân qua hè tới.

Nhà cô bây giờ đã có rất lớn biến hóa.

Toàn bộ trong nhà chỗ nào có thể đeo bám được đều bào trùm tảng lớn hoa thiên lý.

Ai ngang qua cũng phải ghé mắt nhìn vào.

Có nhiều người không nhịn xuống được chạy đến hỏi thăm, mẹ cô có gì nói lấy.

Nhưng phần lớn không ai tin, loại hoa quê này người Hà Nội sao có thể thích ăn.

Nhưng họ không biết rằng từ đầu tháng tư đến giờ nhà cô đã liên tục gửi hoa thiên lý lên Hà Nội bán.

Không đến mức đếm tiền đếm đến tay rút gân, nhưng lợi nhuận từ nó mang lại không hề nhỏ.


Ai có thể nghĩ loại hoa tầm thường này ở đất Hà thành giá trị lại ngang với giá thịt đâu.

Mà được chăm sóc tỉ mỉ hoa thiên lý chu kỳ hoa càng là ngắn lại, chỉ ba năm ngày một lứa.

Tính sơ sơ tháng tư vừa qua nhà cô đã thu về gần hai triệu đồng.

Đuổi kịp một tháng bán than của bố cô.
Biết được giá trị của loại hoa này, nhà cô cũng không muốn giấu giếm.

Dù sao một nhà bán hay cả làng bán thì thị trường hoa thiên lý vẫn rất rộng mở.

Không giống như bán hoa quả, thêm một nhà bán sẽ chia sẻ hết khách hàng.

Hoa thiên lý bây giờ

cung không đủ cầu.
Nhà cô mấy tháng trước đã nghỉ bán hoa quả, vì người dân trong làng đua nhau bán.

Miếng bánh bị chia cắt thành nhiều phần, nó đã không còn béo bở như trước nữa.

May mắn hiện giờ nhà cô còn có nguồn thu nhập từ hoa thiên lý, chứ nếu chỉ dựa vào bố cô thì không biết bao lâu mới gom đủ tiền mua đất.
Có lẽ duyên phận nhà cô với mảnh đất kia không cạn, chủ nhà dán thông báo bán đất hơn bốn tháng mà không người đến mua.

Sợ đêm dài lắm mộng sáng nay bố mẹ cô đã cầm tiền đi gặp chủ nhà.

Tất nhiên kết quả là mỹ mãn, chủ nhà hẹn ba tháng sau, nhà cô phải hoàn đủ tiền.

Sổ đỏ giấy tờ thủ tục kèm theo, chủ nhà sẽ giao trả hết.

Để tỏ lòng thành tín, chủ đất đã giao chìa khóa ngôi nhà cho nhà cô sử dụng.

Biết kết quả này, Kiều Anh rất là vui sướng, nhưng nghĩ đến kỳ hạn ba tháng cô vội hỏi: "Nhà mình còn thiếu bao nhiêu tiền ạ?"
Bố cô cũng dấu không được niềm vui cười đáp: "Còn thiếu bảy triệu đồng." Nói rồi hai mắt ông tỏa sáng nhìn về phía những giàn thiên lý nói: "Nhưng có hoa thiên lý bố tin sẽ rất nhanh trả hết."
Bố cô bây giờ rất tin tưởng vào tương lai của loài hoa này.

Nghĩ nghĩ ông quay sang thử hỏi Kiều Anh: "Nếu không nhà mình cũng trồng hoa thiên lý ở ngôi nhà mới mua thế nào?"
Kiều Anh dở khóc dở cười, mảnh đất trên chợ Huyện nhỏ hơn ở quê nhiều.

Lại không có vườn, trồng cũng chẳng được bao nhiêu.

Cô cũng đang cân nhắc làm gì với mảnh đất đấy đâu.

Chẳng lẽ đắp chiếu chờ mấy năm nữa giá đất sốt lên rồi bán.

Này quá phí phạm của trời, cô phải nghĩ cách vắt kiệt giá trị của nó mới được.
Khẽ vuốt cằm Kiều Anh quay sang trả lời bố cô: "Con nghĩ không nên.

Nơi đấy thích hợp buôn bán hơn là trồng trọt."
Bố cô không cho là đúng phản bác: "Nó nằm trong ngõ, tuy ngõ không sâu nhưng làm buôn bán ở đấy rất khó có khách tới mua."
Kiều Anh không thể phủ nhận về vị trí nó kém chút, nếu không sẽ không đến lượt nhà cô.


Nhưng nếu làm buôn bán thứ độc nhất vô nhị thì sao? Đến lúc đấy cho dù ngõ có sâu thăm thẳm vẫn có người hỏi thăm.

Cô cố gắng tổ chức ngôn ngữ dẫn đường bố cô: "Bố có biết ở huyện mình có nơi nào bán vật liệu xây dựng không?"
Bố cô trầm ngâm trong chốc lát rồi lắc đầu.

Lần trước ông đi mua vôi cát xây nhà phải lên tận thành phố để mua về đâu.

Nghĩ đến cái gì ông trừng lớn mắt nhìn Kiều Anh nói: "Ý con là nhà mình mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng."
Kiều Anh gật đầu cho bố cô một ánh mắt khen ngợi, bố cô còn rất nhạy bén sao.

Cô phân tích: "Bây giờ ở làng mình ai kiếm được tiền trước tiên đều nghĩ đến xây nhà.

Mà huyện mình chưa có ai buôn bán mặt hàng này, giờ mà mở ra bố bảo có kiếm được tiền không?"
Mắt bố cô nghe xong càng ngày càng sáng.

Lúc trước kiếm được chút tiền, trong đầu ông chỉ nghĩ đến xây nhà thôi.

Ông tin tưởng thanh niên trai tráng làng ông cũng cùng chung suy nghĩ này với ông.

Như vậy có thể nghĩ buôn bán vật liệu xây dựng tương lai tuyệt đối là ngành kiếm ra tiền.

Ông đã có chút tâm động nhưng ông bán than trên Hà Nội cũng kiếm tiền không kém.

Cần gì phải làm lại từ đầu đâu.

Ông đem những suy nghĩ của mình nói cho cô nghe, lại nhận được một cái xem thường của cô.

Cô nói: "Thứ nhất bán than vừa vất vả lại độc hại.

Thứ hai làm buôn bán ở quê bố sẽ gần gũi gia đình hơn.

Bố nhìn xem." Vừa nói Kiều Anh vừa chỉ về hàng rào và cổng tre nói: "Bố nghĩ mấy thứ này có thể ngăn cản được bọn trộm cắp sao? Chỉ cần tin tức bố mua đất mua nhà trên chợ Huyện truyền về làng, bố nghĩ nhà mình còn an toàn không?"
Bố cô nghe xong không khỏi nghĩ nhiều lên.

Làng ông đều rất yên bình, nhưng đấy là ai đều nghèo như ai.

Đột nhiên có nhà phất lên có lẽ sẽ có người ghen tỵ.

Trong nhà chỉ có phụ nữ và trẻ em tối lửa tắt đèn.

Nếu có chuyện xảy ra hối hận đã không kịp rồi.

Ông gật đầu trả lời: "Đúng là không an toàn thật." Tính ra việc buôn bán kia còn rất thích hợp với ông.

Vừa kiếm được tiền vừa gần vợ con.

Chỉ là ông gì cũng không biết về ngành này nha! Ông có tâm muốn hỏi Kiều Anh nhưng nhìn khuôn mặt ngây thơ non nớt kia ông lại nuốt trở lại.

Vẫn là ông tự mầy mò đi thôi!.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện