Ngày hôm sau, mọi người tập trung tại nơi làm thủy tinh xem Hãn biểu diễn. Hắn lúc này đang chọc thanh sắt vào hũ đựng thủy tinh lỏng, cuốn vài vòng rồi nhấc ra. Lúc này trên đầu thanh thủy tinh đang tụ một cục thủy tinh nóng mềm. Hãn xoay đều ống sắt một hồi rồi thổi khí vào đầu đối diện
-Nó nở ra kia. – Sóc vừa nói vừa chỉ tay
Lúc này, khối thủy tinh mềm này phồng lên, giống như hình trái bóng tròn vậy. Mọi người đều chăm chú nhìn các động tác của Hãn. Thành bình lúc này rất mỏng, có thể thấy được bên trong. Đương nhiên là thấy được vì thủy tinh La Mã vốn rất trong khi sản phẩm có thành mỏng, chứ lúc dày thì các tạp chất sẽ chất chồng lên nhau nên đục thôi.
Mọi người càng trầm trồ bao nhiêu thì lại càng thất vọng bấy nhiêu vì Hãn đã thất bại trong quá trình tạo hình. Hãn đã thử hai lần, lần thứ nhất thổi mạnh nên bị bục, lần thứ 2 vì quá chú tâm thổi mà không xoay tròn khiến chiếc bình bị ngoẹo sang một bên.
Nhưng nói thật hắn chẳng ngu mà chơi thổi thế này. Tất nhiên hắn đã có chuẩn bị. Hắn đã nhờ những người thợ làm một khuôn gốm, có dạng của một chiếc bình nhưng có thể tháo rời. Cái này quá đơn giản với tay nghề của người Việt lúc này. Muốn kiểu dáng nào cũng có vì thứ này là nghề của họ mà. Đến luyện đồng họ còn có thể làm thành những đồ tinh xảo thì mấy thứ đất sét nung này có khó gì.
Hãn cũng đã hướng dẫn cho những người thợ xem. Hắn nhúng thanh sắt vào thủy tinh rồi cho vào bên trong khuôn gốm và thổi. Thủy tinh phồng lên ép vào thành khuôn tạo thành hình. Có hơi dính một chút nhưng nhẹ nhàng lắc một chút là ra được hoặc bôi chút than củi vào bên trong là xong. 3 người thợ chỉ nhìn một lần là có thể làm được. Không những đúng như những gì Hãn yêu cầu mà họ còn có thể tạo thêm những vết hõm tạo hoa văn trên thành bình nữa. Công việc duy nhất còn lại khi tạo hình là tạo quai, miệng và đáy bình thôi. Hãn cũng đã làm thử cho họ xem, sau khi đặt lên một miếng gỗ phẳng, xoay bình để làm phẳng đáy, bằng cách nhỏ vài giọt nước vào đầu miệng bình lúc này đang gắn chặt vào đầu sắt, thủy tinh sẽ nứt ra khỏi thanh sắt. Tiếp theo là chấm thủy tinh vào đầu sắt rồi cắm vào đáy, hơ miệng bình trong lò cho mềm rồi tạo hình cho bằng phẳng. Hãn tuy làm không chuyên nghiệp lắm nhưng những người thợ này cũng hiểu được. Đảm bảo họ còn làm tốt hơn
Có cách thổi thủy tinh này thì một loạt các hoa văn, kiểu dáng, dù khó thế nào cũng làm được vì chỉ cần nặn khuôn là xong. Tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người thợ, mà cái này Hãn không lo nên đảm bảo sản phẩm tiếp theo còn nhiều bất ngờ. Cộng thêm với đó là màu mới được thêm vào, đó là màu vàng nâu, từ cát sắt, hay màu đỏ, cái này Hãn mới phát hiện ra khi một người thợ cho đồng vào lò và khóa kín hũ lại, sau khi đổ khuôn mới phát hiện chúng có màu đỏ chứ không phải xanh lục bảo như đã nghĩ và cuối cùng là màu xanh tối khi cho cả đồng và chì vào một lúc.
Nhưng cái gì thì cũng phải có thời gian mới thuần thục. Hãn cần cho họ làm trước đến quen tay thì thôi. Đồng thời cho họ thời gian để nghĩ thêm các loại khuôn khác nhau. Những người thợ lúc đầu do bị phu nhân tộc trưởng ép đến đây giúp Hãn, làm có hơi miễn cưỡng vì đây là lệnh nhưng sau khi giúp Hãn chế tạo thủy tinh lại tỏ ra thích thú vô cùng, chưa kể Hãn nói chúng rất có giá. Làm càng đẹp, giá càng cao. Nói đâu xa, lần trước thấy Hãn mua đến mấy tấm da trâu của tộc trưởng. Da trâu đối với người Việt cũng rất có giá. Họ dành dụm, tằn tiện cả năm cũng chỉ có thể mua được 1 tấm. Đối với họ, da trâu là thứ xa xỉ. Ai có được một chiếc áo da trâu khoác lên người ra đường cũng có thể coi là có của ăn của để rồi. Mà những người như vậy, trừ khi là thủ lĩnh bộ lạc, chứ không thì khó lắm. Sau này họ còn định bỏ nghề ruộng mà bán mấy thứ này kiếm lời
Tất nhiên Hãn cũng không thể để họ làm không công được. Hắn hứa hẹn sẽ trả lương hàng tháng cho họ, làm tốt sẽ được hơn. Đối với người thời đại này, cho họ cái ăn đã là trả công rồi. Bao ngày qua, gia đình họ được cô Trinh bao cấp toàn bộ, công việc đồng áng lại được vợ tộc trưởng sắp xếp người làm giúp rồi, nên căn bản gia đình họ không lo đói.
Làm thủy tinh cho Hãn, họ còn tạo được cả trang sức cho vợ con, thậm chí là cả cho mình. Hãn thấy từ lúc bắt đầu làm được vài hôm, đã thấy họ có đeo thêm một số trang sức bằng thủy tinh nữa. Ra đường có thể hãnh diện mà khoe với mọi người, khiến người trong làng đặt rất nhiều. Nhiều đến mức, Hãn phải cấm vì cát tuy mang về nhiều nhưng cũng có giới hạn, chưa kể tro rong biển cũng phải dùng rất chi li. Hắn cần tập trung tạo đồ đem bán lấy vốn đã
Sau khoảng 2-3 tuần, tay nghề của họ trở lên rất chuyên nghiệp. Hãn tính hiện tại đã có đến 20 khuôn gốm nung với kiểu dáng và hoa văn khác nhau được tạo ra. Hắn và mấy đứa nhóc cứ nhìn mãi không thôi.
-Cái này bắt mắt thật đấy.
-Hãn này, mày xem thứ này có giống con cá không? – Trì mang đến một chiếc bát màu vàng nâu có in hình 5 con cá uốn xung quanh
-Còn đây nữa, xem này.- Cóc mang thêm một chiếc cốc có có các đường thẳng uốn lượn từ đáy lên đến gần miệng cốc.
Hắn cũng đoán ra cách họ làm chiếc cốc này như thế nào. Đơn giản là cho vào khuôn có lõi hình bánh răng, thổi cho đến khi thành thủy tinh in hình trên khuôn, sau đó hơ trong lò đến khi mềm một chút rồi mang ra cố định đáy rồi xoay nhẹ là thành. Đặc biệt là thành thủy tinh lúc này mỏng hơn so mới cách làm lõi thủy tinh một nửa, nên đối với thủy tinh không pha chất tạo màu thì có thể nhìn thấy phần bên trong bình.
Hãn đang có trong tay công nghệ làm thủy tinh quy mô công nghiệp mà phải đến 30 năm nữa La Mã mới nghĩ ra. Dựa trên công nghệ chế tác, khi thổi thủy tinh ra đời đã phân cực sản phẩm thủy tinh làm 2 loại, dành cho sử dụng trong sinh hoạt hoặc trở thành vật phẩm giá trị. Nhờ có thổi thủy tinh, cách thành phẩm đơn sắc có thể lan truyền trong giới bình dân với giá rẻ, còn những sản phẩm tạo tác nghệ thuật, hoa văn, có bàn tay của các nghệ nhân khiến một loạt các kĩ năng chế tác ra đời, khiến các sản phẩm vô cùng tinh xảo thì lại là món đồ được ưa chuộng. Nhưng không may Hãn lại sở hữu trước kĩ thuật thổi thủy tinh, cộng với việc các sản phẩm thủy tinh có chế tác tốt, dù chưa cần đến mức điêu luyện nhưng luôn là các món hàng hot thời nay, thêm nữa là đặc biệt với cái giá như “xả hàng tồn kho” thì đảm bảo đám thương nhân không bu vào mới lạ.
-Lần này chắc chắn sẽ hốt được một mẻ đậm. Tiếc là không có sắt, bằng không tao sẽ tạo ra màu xanh nước biển cho chúng mày xem – Hãn nói
-Mày nói cái gì vậy, không phải mày có sắt đây sao? – Trâu nói
-Ý tao không phải là cát sắt mà là sắt mỏ kìa.
-Tao chẳng thấy khác nhau ở chỗ nào cả.
-Có nói mày cũng không hiểu được. Sắt mỏ là thứ được lấy từ quặng dùng để làm nông cụ và vũ khí ở Đại Hán đấy. Còn sắt này là sa khoáng của chúng
Lúc này, mắt tên Trâu sáng lên, liền nói
-Đợi tao tí, tao có sắt cho mày đấy.
-Hả???
Hãn há hốc mồm, quay sang nhìn Trâu, cứ ngỡ mình nghe nhầm. Thằng này kiếm đâu ra sắt. Hắn còn không tìm thấy một cái mỏ gần đây, mỏ sắt mà hắn biết hiện đang chứa đầy lính Hán, lấy làm sao được. Đang suy nghĩ thì một lát sau đã thấy Trâu chạy lại mang theo một cái bọc.
Tên này mặt lấm lét, nhìn ngó một hồi xung quanh mới dám mở bọc. Nhìn vào bên trong Hãn thấy một loạt các mảnh vụn bằng sắt, dường như nó là mảnh vỡ của một thanh kiếm.
-Đây đúng là sắt tao cần, mày lấy ở đâu vậy?
-Có thì cứ dùng, mày thắc mắc làm gì.
Nói đến đây Hãn cũng không hỏi, liền mang đến chỗ đám thợ, dùng đá đập nát đống sắt này thành vụn. Hãn đoán chắc trong sắt này có rất nhiều carbon, lại được nhiệt luyện không đúng nên rất giòn và dễ bị đập thành những mảnh nhỏ. Công việc này rất nhẹ nhàng nhưng quan trọng hơn là có thêm một sắc màu mới mới là điều Hãn quan tâm, nhưng trong cảm giác sung sướng đó lại có 1 tia bất an. Đến khi Hãn lấy ra một chuôi kiếm bằng ngà thì dừng lại, nhìn ngó một chút, cảm thấy có chút quen thuộc.
-Ê, sao tao thấy thanh kiếm này quen quen nhỉ?
-Mày tưởng tưởng thôi, chứ mày đã thấy kiếm sắt bao giờ đâu? – Trâu cười trừ nói
-Tao nói thật mà, quen lắm, mà cảm giác còn không lành nữa.
-Mày lộn xộn quá, làm nhanh đi.
Tên Trâu này cứ chối làm Hãn cảm thấy có gì đó không đúng. Hắn nhìn ngắm một hồi, cố gắng nhớ lại xem mình đã thấy ở đâu. Chiếc chuôi kiếm này được làm bằng ngà voi, có chạm khắc rất đẹp, phần tấm bảo vệ ngăn cách giữa lưỡi kiếm và chuôi kiếm được làm bằng bạc.
Thứ này chắc chắn dành cho người giàu, hoặc quý tộc. Quý tộc… quý tộc trong làng này….Hớ!!! Hãn đột nhiên há hốc mồm, mắt mở rộng nhìn chuôi kiếm như đã nhớ ra, tay bắt đầu run lên rồi hét lớn,
-Mày lấy thanh bảo kiếm cụa...
Tên Trâu nhanh chân chạy lại bịt mồm Hãn, nhìn ngó xung quang, đảm bảo không có ai mới thả ra.
-Mày be bé cái mồm thôi. Chết cả lũ bây giờ.
-Mày dám mang thanh kiếm quý của mẹ mày đến đây à?
-Bất đắc dĩ tao mới phải làm vậy đấy chứ.
Lúc này hắn mới kể lại vì sao hắn có thanh kiếm này và sao nó thành nông nỗi này. Hóa ra tên này to gan, chán dùng kiếm gỗ, muốn chơi đồ thật nên đã lấy một thanh trong đôi song kiếm của cô Trinh ra múa thử. Ai dè không cần thận chém mạnh xuống một khối đá. Hắn đinh ninh đây là bảo kiếm, chém sắt như chém bùn, xá gì một cục đá. Nhưng không ngờ, vừa chém xuống đã khiến thanh kiếm vỡ ra thành mấy mảnh
-Mày gây ra họa rồi, đừng có lôi tao vào.
-Tao xin mày, cứu tao lần này đi – Trâu sấn đến bám chặt lấy Hãn
-Tránh ra, tao cứu thế nào được chứ?. – Hãn lấy tay đẩy mặt Trâu ra
-Rèn giúp tao một thanh kiếm mới được không?
-Tao làm sao mà rèn.- Hãn xua tay cố gắng tách tên này ra
-Mày có cát sắt mà, làm giúp tao đi. Xin mày đấy, mẹ tao thấy mất một thanh kiếm kiểu gì cũng lột da tao mất.
Hãn không phải không biết cô Trinh rất quý 2 thanh kiếm nên thường đặt trong hộp gỗ lót lụa, hằng ngày đều đem ra lau chùi. Thậm chí cũng ít khi đem ra dùng vì sợ…mòn. Ôi, khi không đại nạn giáng xuống đầu. Rèn kiếm à? Hẵn cũng biết đôi chút, nhưng chỉ là lý thuyết, hắn cần thợ rèn chuyên nghiệp mới có thê làm được. Mà lục này, hắn có đi khắp đất Giao Chỉ cũng chưa chắc tìm ra một người. Chưa kể, giả dụ là số hắn may đến mức trúng độc đắc Vietlot, tìm được một người nhưng làm ra chưa chắc cô Trinh đã vừa ý. Đến lúc đó cũng không thoát khỏi tai kiếp này. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Trâu là anh em huynh đệ với hắn, thấy nó gặp họa thì không thể không cứu nhưng nghĩ thế nào cũng bất khả thi.
-Từ từ để tao tính. Ai ngờ vì một thanh kiếm rởm mà tao mang họa thế này?
-Rởm là rởm thế nào? Cha tao bỏ ra 10 lạng bạc mua từ thương nhân Hán mới đươc đấy.
-Cha mày bị hớ rồi. Có bảo kiếm nào mà mới chém một nhát đã vỡ ra rồi không?
-Nói lại cũng đúng, mới chém một nhát đã vỡ, đúng là đồ rởm mà, haha. – Trâu cười, phất tay nói
-Hay thật, không ngờ đến đây, ta không những biết tung tích của cây kiếm quý mà còn biết nó là đồ rởm – Một giọng phụ nữ vang lên
Hai đứa trẻ bỗng giật mình, cảm giác như có dòng điện chạy dọc sống lưng. Ngoảnh đầu lại đã thấy cô Trinh đứng đó từ lúc nào. Vừa nghĩ đến Diêm Vương, Diêm Vương đã đến. Hai đứa bất chợt quỳ xuống. Cái này đã thành phản xạ mất rồi. Tên Trâu thì không nói nhưng Hãn thì trong quá trình học võ với cô Trinh đã vô tình tạo ra cái phản xạ này. Cái khí thế bức người của cô khiến bất kì kể yếu bóng vía nào cũng phải quỳ.
-Nói, kiếm của ta đâu rồi?
-Dạ ở đằng kia ạ, thưa mẫu thân đại nhân- Trâu chỉ tay về phía chiếc bọc
Lúc này chiếc bọc đang mở rộng, có thể nhìn thấy rõ đó không còn là kiếm mà đã thành một đống sắt vụn rồi. Lúc này, mặt cô Trinh nổi đầy gân xanh nhìn xuống 2 đứa.
-Con giải thích sao đây hả Trâu?
Hãn và Trâu bất giác cảm thấy lạnh người. Câu nói này sao cảm giác như lưỡi dao cứa vào thịt thế này?, nếu không trả lời cẩn thận thì đảm bảo hậu quả khó lường. Thấy tên Trâu này ấp úng không nói lên lời, cứ tiếp tục thế này cũng không phải cách, Hãn mới bèn lên tiếng.
-Kiếm của cô gãy không phải hoàn toàn do Trâu đâu ạ? Tại nó là đồ rởm nên mới thế.
-Tính chối tội à? Bảo kiếm của ta còn cứng hơn đá, sao lại thành đồ rởm rồi.
-Chính vì nó cứng nên khi va đập nó mới bị vỡ vụn. Giống như một cục đá, nếu bị đập mạnh thì nó cũng vỡ thôi ạ
-Ta không quan tâm. Có gan làm có gan chịu. Hai đứa chuẩn bị chịu phạt đi.
Cô Trinh bắt đầu bẻ khớp kêu rôm rốp. Chết tiệt, chuyện này vốn là do tên Trâu gây ra, ai ngờ hắn lại bị lôi vào. Lần này bị “phạt” chắc chắn chỉ còn nửa mạng. Chi bằng giữ mạng trước, sống được bao lâu thì sống. Còn sống thì còn làm được nhiều việc
-Cháu sẽ làm cho cô một thanh kiếm khác tốt hơn, đẹp hơn. Cô tha lỗi cho chúng cháu.
-Ta làm sao tin được cháu đây.
-Sau một tháng nhất định cháu sẽ mang đến cho cô một thanh kiếm tốt. Nếu không cháu xin chịu phạt
Cô Trinh nhìn Hãn một hồi, Hãn lúc này mồ hôi vã ra như tắm. Những lời tiếp theo của cô sẽ quyết định hắn sẽ như thế nào. Nếu cô Trinh đồng ý thì không sao, chứ lỡ mà không thì… số thảm rồi
-Ta cho cháu thời hạn một tháng, nếu ta không thấy thanh kiếm mới, hay không hợp ý ta thì chuẩn bị tinh thần mà chịu phạt đi
Nói xong, cô liền quay lưng bỏ đi. Đợi khi cô đi xa mới dám ngẩng đầu lên. Lúc này hắn ngồi bệt xuống đất thở dốc.
-Cảm ơn mày, lần này mày cứu tao một mạng rồi.
-Tất cả là tại mày, mày với cha mày đúng là giống nhau.
-Mày nói tao chẳng hiểu gì cả, liên quan gì đến cha tao?
-Thôi, đi mày.- Hãn phất tay nói.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Hãn hắn lúc này tính thế nào cũng không tự mình làm được. Đến nước này, chỉ có nước đến thương hội, tìm đến đám thương nhân xem có bán không. Chí ít cũng phải tìm bằng được 1 người biết rèn sắt để làm kiếm, nhưng nói thật cái khoản tìm thợ rèn hắn nghĩ chắc là không có đâu.
Sau hơn 1 tuần, nhờ có cách thổi thủy tinh, số lượng thủy tinh đã đạt đến hàng trăm, đủ các kiểu dáng, kích thước. Hãn có sắt mỏ lên trong số đó có màu nước biển, nhưng để làm được hắn phải thổi nhiệt độ cao hơn để sắt chảy ra. Ngoài ra, có một chiếc bình rất đặc biệt. Một chiếc bình có 2 lớp thủy tinh màu khác nhau. Đây là chiếc bình Hãn tâm đắc nhất vì đây là một chiếc bình đa sắc duy nhất trong đống này. Thân bình có các hoa văn rất tinh tế và được tô màu đẹp đẽ. Số là để mài thủy tinh, hắn đã chế ra một chiếc máy xoay bằng tay, để hoạt động thì gắn dùng giấy nhám thủy tinh gắn cố định vào đầu một thân tre, phân thân cuốn dây theo hình lò xo, sau đó chỉ cần kéo 2 đầu dây qua lại, sợi dây sẽ ma sát với thân tre tạo ra lực xoay, nhưng vỡ lẽ ra là lực xoay không đủ mạnh nên thất bại, mà có xoay thì tốn công sức lẫn nguyên liệu, do 2 vật có độ cứng như nhau thì sẽ bị mài mòn như nhau. Như thế có mài đến Tết cũng không xong, đã thế còn mất cả đống giấy nhám nữa. Đang không biết làm thế nào, những người thợ nhìn Hãn vất vả mài lớp ngoài cùng mới hỏi, hắn lúc này cũng không giữ bí mật làm gì mới nói ra, họ mới cười mà nói.
-Sao ngốc thể hả cháu. Cần gì phải mài, rắc bột thủy tinh màu lên là được mà, hơ nóng một chút là chúng liền lại với nhau, sau đó phủ một lớp thủy tinh trong mỏng bên ngoài là được.
-Hớ?!!!
Đúng rồi, cách đơn giản thế sao hắn không nghĩ ra từ đầu chứ. Hắn chỉ nghĩ đến việc làm thủy tinh Cameo theo phương pháp của người La Mã, đó là phương pháp mài một miếng thủy tinh 2 lớp, mài đến khi lớp ngoài cùng thành hình hoa văn như ý, trong khi lớp trong cùng sẽ là nền. Hắn chỉ nghĩ theo phương pháp cũ phức tạp mà không nghĩ đơn giản hơn. Đúng là biết nhiều quá hóa ra lại không biết gì. Đám thợ thấy Hãn nghệch mặt ra thì đoán chắc lần này họ đã nói ra thứ Hãn không biết rồi. Trước giờ chỉ có Hãn chỉ đạo, hướng dẫn họ, nói luôn là chỉ đâu đánh đó thôi. Lần này họ “cửa trên” Hãn thì sướng ra mặt. Còn Hãn thì chưa hết sững người. Không phải vì ý tưởng họ vừa mới nói mà quan trọng là thứ một người hiện đại như hắn không ngộ ra nhưng những người cổ đại này lại nghĩ ra. Sự tiếp thu của người Việt thật đáng sợ. Trong khi hoàn cảnh không cho phép người Việt phát triển trí tuệ thì khả năng lĩnh hội của họ vẫn rất cao. Nếu cho họ đủ điều kiện, kỷ hiện đại sẽ không còn tung hô người Do Thái là dân tộc thông minh mà sẽ là người Việt.
Những người này do Hãn nói làm theo phương pháp thổi khuôn, nhưng dần dà họ thấy màu sắc quá đơn điệu, nên họ đã nghĩ đến làm một chiếc bình