Hai người thống nhất những điều kiện trong giao dịch, đơn giản hàng tháng Kassym sẽ đến nhận hơn 300 sản phẩm khác nhau trong đó yêu cầu có một nửa là các sản phẩm đa sắc, được như chiếc bình thủy tinh trong có hoa văn đỏ như của Hãn vừa đập càng tốt, giá cả đã được niêm yết như Hãn đã nói, Kassym sẽ mua hết số thủy tinh ngày hôm nay của Hãn và nói hắn đến thuyền lấy tiền. Sau khi tạm biệt Kassym, đi được một đoạn thì Hãn chợt nhớ mình cần mua một thanh kiếm đền cho cô Trinh, liền quay lại gọi lão Kasym lại.
-Cậu có vấn đề gì sao cậu Hãn?
-Lúc này tôi quên mất, ông có bán đao kiếm gì không?
-Xin lỗi cậu chúng tôi không có bán, nơi này không hiều vì sao lại cấm nên chỉ có mấy thanh kiếm cho chúng tôi phòng thân trên biển thôi.
-Vậy ông có thể bán lại cho tôi một thanh được không?
-Cái này hơi khó vì đó là đồ chúng tôi dùng khi gặp cướp biển.
Nghe lão Kasym nói mà Hãn ngứa hết cả mình. Sao không nói thẳng ra là giá cao đi? Hắn thừa biết tên này nói khó thế thôi, mua một cây làm gì đến mức đấy. Thiếu 1 cây chẳng lẽ thuyền của lão bị cướp dễ thế à? Tuy đúng là trường hợp gặp cướp biển là có nhưng Hãn thừa biết có rất nhiều thương nhân có quan hệ với cướp biển hay thậm chí chính họ là cướp biển nên việc mang theo “đồ hàng” là chuyện bình thường, quan trọng là nhiều hay ít.
-Chúng ta có thể làm ăn lâu dài nên mong ông chủ giúp đỡ.
-Thôi được, cậu đi theo tôi
Kasym dẫn Hãn quay trở lại bến cảng, nơi đang neo đậu thuyền. Lúc này từ phía xa có tiếng gọi vọng lại
-Ê Hãn, ở đằng này.
Hãn quay lại nhìn thì thấy mấy tên Sóc và Trâu đang chạy lại. Không phải bọn này đang càn lũ thương nhân lại à?
-Sao chúng mày lại chạy lại đây, không lo đám thương buôn kia à?
-Không sao, giải tán hết rồi. Lúc mày lánh đi, do thấy ồn ào quá lên bọn lính canh mới sấn lại mà ép lũ thương nhân ấy.
Hóa ra là thấy chỗ của Hãn quá hỗn loạn nên lính Hán đồn trú cứ tưởng có bạo động nên mới tập trung lại. Dưới sức ép của lính canh, lũ thương nhân không dám làm loạn nữa mà dần dần tản ra. Họ thừa hiểu cứ tiếp tục coi chừng bị dẫn về bị mấy lão giám quan làm thịt, tệ hơn là bị tịch thu hàng hóa và bị cấm buôn bán ở đây.
-Ngoài ra, tao còn tranh thủ nhận thêm vài đơn hàng nữa. – Trâu nói
-Có bao nhiêu?
-Hơn 10 người tất cả. Trong đó có vài người muốn đặt làm mẫu theo yêu cầu
-Mày có nhớ được hết không? – Hãn hỏi
-Cái này…
-Mày đi làm ăn mà không nhớ đơn khách đặt gì à? – Hãn cúi mặt lấy tay bóp trán.
-Tại tao có biết viết đâu, với lại làm gì có gì để ghi lại
Nói cũng đúng, lúc này người Việt còn chưa có chữ viết riêng, vẫn còn dùng chữ Hán từ thời Nam Việt nhưng người biết chữ ít đến đáng thương. Nhiều ý kiến nói rằng người Việt đã xây dựng cho mình 1 hệ thống chữ viết riêng nhưng đã bị mất từ lâu rồi. Ngoài ra thì việc ghi chép lúc này đúng là rất hạn chế. Để viết chỉ có nước viết lên thẻ tre, da dê, cừu hoặc ở Ấn Độ có một loại lá rất dai có thể viết chữ.
-Nhưng tao nhớ đấy – Trì lên tiếng
-Hở??
-Một người Hoa tên họ là Trương đặt mua 125 bình đa sắc, 13 chiếc bát hoa, thêm 26 chuỗi dây chuyền. Một thương nhân khác đến từ một quốc gia tên là Shunga đặt mua 200 bình, 49 sản phẩm các loại từ bát chén, mặt dây, ngoài ra còn đặt yêu làm một mẫu, ông ta có để một bản vẽ lại đây,….
Trì cứ thế bắn một tràng dài đến người thứ 10, trong khi cả đám thì đang há mốc mồm nhìn.
-Xong rồi, tao có bỏ sót gì không?
-Không không, đủ rồi – Trâu cười nói
-Tao ngạc nhiên là mày nói nãy giờ mà không cắn phải lưỡi đấy. – Hãn nói
-Ý mày là sao?
-Không có gì, đi thôi – Hãn phất tay.
Không ngờ răng tên Trì này trí nhớ hàng khủng thế. Bấy lâu nay Hãn không để ý bây giờ mới biết. Đây đúng nhân tài có thể giúp hắn làm đại sự. Nghĩ đến đây hắn đã quyết định phải bồi dưỡng thêm cho tên này một chút, tương lai sẽ tât có đất dụng võ cho tên này.
-Thế bây giờ đi đâu?
-Mua kiếm.
-Thật à? – Trâu mừng rỡ nói.
-Tốt lắm, báo thù ít nhất cũng phải có vũ khí chứ - Sóc nắm 2 tay đánh bập vào nhau
-Không, chỉ mua 1 cây thôi.
-Hả??
Lúc này, cả đám đi đến chỗ Kasym. Lão đã mời cả bọn lên thương thuyền, giữa bong thuyền có một chiếc bàn, trên đó chất đầy kiếm cùng các vũ khí khác. Số này đủ trang bị cho 400 người chứ ít ỏi gì. Thuyền của lão liệu chở được bao nhiêu người mà mang lắm thế, phòng thân gì chứ, đi buôn lậu vũ khí thì có. Con thuyền này dài lắm cũng chỉ đến 60m là đứt rồi. Dựa vào kích thước thì cùng lắm là 200 người bao gồm cả trèo thuyền nữa. Lúc này trên bong cũng có rất nhiều người, có vẻ là thủy thủ đoàn và lính hộ vệ ngồi xung quanh.
Vì hắn muốn một cây kiếm nên các vũ khí khác như giáo mác, cung tên bỏ qua. Nhưng kiếm của Kasym phần lớn lại là kiếm cong, đây là vũ khí đặc trưng của quân đội Tây và Trung Á. Ngoài ra còn có kiếm ngoại lai như Xiphos, Kopis, Makhaira, Khopesh hay cả Gladius nữa.
-Mày thấy thanh này thế nào? – Trâu đưa đến một thanh Khopesh bằng sắt nói.
Hãn cầm lấy thanh kiếm này, nhìn ngó ngang dọc một hồi. Nói thật hắn chẳng có lấy một chút kinh nghiệm nhận xét kiếm nên chỉ nhìn quan sát kĩ. Nói chung, đống kiếm này có vẻ không được bảo quản tốt nên bị oxi hóa nhanh, màu vàng nâu của sỉ sắt cũng hiện lên tương đối nhiều nên Hãn liền lúc bỏ qua những cây bị oxi hóa quá nhiều, rốt cục cũng lọc ra được 4 cây vừa ý gồm 2 cây Xiphos, 1 cây Glasdius và 1 cây Khopesh. Cây Khopesh của tên Trâu cũng bị loại. 4 cây hắn không thể mua tất được vì đâu có đủ tiền, nên chỉ được chọn một cây thôi. Người La Mã cũng tương đối nổi tiếng với kĩ thuật rèn nên hắn cầm thanh Gladius lên xem thử. Chúng có lưỡi kiếm rộng 7cm, chiều dài lưỡi khoảng 65cm, cả cây kiếm dài tổng cộng 85cm. Từ phần đốc kiếm đến chuôi làm bằng gỗ, phân chuôi được đẽo thành 1 quả cầu tròn và có độn chì để tạo cân nặng. Đây là đặc điểm của gươm La Mã, họ đã cân bằng phần tay cầm và lưỡi kiếm để khiến việc điều khiển dễ dàng hơn, tổng quan thì cây Gladius này nặng khoảng 1,5kg. Cầm rất thuận tay.
Tạo hình rất tốt nhưng phải xem chất lượng thế nào đã. Hãn lấy ngón tay gõ nhẹ vào thân kiếm khiến chúng vang lên những tiếng kêu leng keng. Âm thanh trong đấy. Đây chắc chắn là được làm từ sắt non vì trình độ luyện kim của La Mã chỉ dùng lò Bloomery nên sản phẩm toàn là sắt non, đối với họ, làm gang mới khó, trái hoàn toàn với Trung Hoa, gang là thứ thừa mứa. Để tạo sắt có hàm lượng carbon cao hơn, người phương Tây đã ủ sắt non trong than và nung đến khi chúng có màu trắng sáng, giữ càng lâu càng tốt. Bằng cách này, carbon trong than sẽ thẩm thấu qua cấu trúc của sắt nóng và dần dần lấn vào bên trong lõi và dần dần trở thành sắt cacbon. Cách này mới đầu được La Mã sử dụng để rèn kiếm nhằm tạo lớp bề ngoài cứng nhưng lõi thì mềm, nhưng có một vấn đề là các tạp chất như lưu huỳnh photpho trong sắt lại không thể bị loại bỏ khiến chúng cũng tương đối kém chất lượng và dễ hỏng, 2 thứ này chính là một trong những những vấn đề hạn chế trong việc tạo ra thép tốt thời cổ, tuy rằng đã có thép nhưng để tạo thép tinh thì phải đến thời Trung Cổ mới có thể. Nhưng để tạo ra thép tốt thời này thì không khó, người Ấn Độ sử dụng một loại thép tên là Woozt, thứ thép này rất chất lượng nhưng giá thành cao, hay ở phương tây, các bộ tộc ở Gaul, cũng là một trong những người đầu tiên sử dụng đồ sắt trên thế giới, đã nghĩa ra phương pháp rèn pattern welding. Cho đến khi La Mã thu phục các bộ tộc Celt, họ đã học được phương pháp rèn Pattern Welding, bằng cách xếp chồng các miếng sắt có hàm lượng carbon khác nhau sau đó gập nhiều lần để loại bỏ sỉ cũng như lưu huỳnh photpho cũng bị tống ra ngoài và trở thanh thép tinh chế khiến những thanh kiếm Gladius trở nên cực kì chất lượng. Dù La Mã chưa chinh phục người Celt lúc này nhưng chắc chắn, thanh gươm này được rèn không tồi, lưỡi cứng, lõi mềm, cũng có vẻ tương tự như katana của Nhật, chí ít là tốt hơn so với vũ khí nhà Hán
-Tôi lấy cây này.
-Cậu có mắt nhìn đấy, đó là cây tốt nhất của chúng tôi.
-Đồ tốt mà ông bảo quản thế này sao. Chúng bị hoen rỉ quá rồi.
- Nhìn chúng thế thôi chứ chúng tôi phải rất khó khăn mua lại từ quân đội đấy.
-Giá cả thế nào?
-Chúng ta đang hợp tác, tôi lấy cậu 5 lạng bạc.
-Thôi được, chúng tôi sẽ lấy nó.
Hãn trừ số tiền này vào số hàng bán cho Kasym. Tổng cộng Hãn thu được hơn 45 lạng từ toàn bộ chuyến buôn bán lần này. 45 lạng con số này vẫn chưa làm hắn thỏa mãn, muốn xây dựng thế lực hắn cần đến con số hàng ngàn lượng vàng. Dựa vào thủy tinh thì sẽ cần rất nhiều thời gian đấy.
-À phải rồi ông chủ, ông có bán nô lệ không?
-Sao một người sống ở nơi rừng rú này như cậu lại biết đến buôn bán nô lệ? – Kasym ngạc nhiên
-Chỉ là tình cờ biết được thôi.
-Cái đó tất nhiên là có, nhưng giá không rẻ đâu. Cậu có biết 1 nô lệ đáng giá bao nhiêu không?
-Ông có thể nói thử?
-Được, tôi sẽ nói một vài giá cho cậu. Một nông dân nô lệ bình thường đáng giá 20 lạng bạc, chiến binh trẻ tuổi giá từ 35 đến 50 lạng dựa theo sức khỏe và kĩ năng chiến đấu, nữ nô dựa theo nhan sắc, độ tuổi, tài nghệ có thể có giá ít nhất từ 60 lạng đến 500 lạng, một thợ thủ công lành nghề có giá 90 lạng…
Đắt quá, một nông nô cũng đáng giá đến 20 lạng bạc. Lúc này Hãn mới tưởng tượng được buôn bán nô lệ lúc này có giá thế nào. Mấy bộ phim hắn xem hóa ra toàn là nói láo, cái gì mà một nô lệ chỉ đáng có 14 denarius. Bán nô lệ lợi nhuận quả thật là siêu khủng. Chẳng trách mà nghề bán nô lệ ở Rome nở rộ đến cực điểm. Nhưng sinh mạng một con người mà cũng chỉ cấn số tiền bằng 4 con ngựa là có thể mua được, đối với kẻ “gần như vô sản” như Hãn, đúng là đắt, nhưng với đám quý tộc giàu có thì cái giá đó còn chưa bằng tiền tiêu vặt hằng ngày, thấp hơn là tầng lớp trung lưu, việc có vài nô lệ chiến binh là bình thường. Nhưng thứ hắn cảm thấy khó chịu nhất là đạo đức, là quyền con người ở cái thời đại này chắc là cho chó ăn rồi, một kẻ đến từ thời hiện đại, sống trong tự do, được pháp luật bảo vệ tất nhiên là thấy kinh tởm, nhưng ở thời đại này là bình thường, mạng người rẻ rung lắm, thậm chí ngay cả Hãn, lơ mơ ra đường không có phòng bị là bị đóng dấu làm nông nô rồi. Ở La Mã, thứ để đong đếm sự giàu có chính là nô lệ, thậm chí một gia đình công dân La Mã bình thường cũng có 1-2 nô lệ trẻ, thậm chí còn coi đó là truyền thống khi thành gia lập thất. Người giàu khoe của dựa trên số nữ nô xinh đẹp tài năng mà họ có, có càng nhiều, chứng tỏ càng giàu có, những nữ nô này có nhiệm vụ mua vui cho chủ hoặc là đồ giải tỏa nhu cầu sinh lý…
Lại nói, không như tưởng tượng của nhiều người, người La Mã cũng rất thích giải phóng nô lệ, như một phần thưởng cho sự chăm chỉ và tận tụy với chủ nhân, hằng năm có đến cả ngàn người, đặc biệt là dưới thời Augustus, con số lên đến hàng vạn khiến hoàng đế còn phải ra đạo luật hạn chế ngặt nghèo cho việc giải phóng nô lệ để đảm bảo nguồn lao động cho La Mã. Những nô lệ được giải phóng sẽ được coi là công dân La Mã nhưng quyền công dân của họ không được đầy đủ như một công dân chính gốc, thậm chí còn bị khinh miệt do xuất thân, coi là thứ “làm ô uế dòng máu người La Mã cao quý”.
Chính sự phổ biến trong việc giải phóng nô lệ đã khiến cho nô lệ có tâm lý quy phục nhưng nếu đơn giản thế thì làm gì có các cuộc nổi dậy của nô lệ thời kì Cộng Hòa La Mã chứ. Lý do rất đơn giản, tùy thuộc vào việc bán cho ai và kẻ bị bán là ai. Ví dụ nếu được bán cho công dân thành thị hay nông điền thì không sao, số phận sẽ đỡ khổ hơn một chút nhưng số đen là phần lớn nô lệ đều bị bán vào các khu hầm mỏ, nhà chứa và các đấu trường, những nơi mà tỉ lệ chết cao ngất ngưởng, cùng điều kiện sống tệ không tả nổi. Nếu phải vào các hầm mỏ thì xác định nửa năm mới thấy ánh mặt trời một lần, các nô lệ phải ngủ và sinh hoạt luôn trong đó khiến nơi đó vô cùng mất vệ sinh, chưa kể các trường hợp sập mỏ là xác định bị chôn sống. Ngoài ra, nói đến trường hợp kẻ bị bán, nô lệ ở La Mã phần lớn đều đến từ phương Bắc, cộng thêm các nô lệ từ Hispania, Hi Lạp khiến sắc tộc tại La Mã rất đa dạng. Nô lệ từ Hispania hay Hi Lạp thì thành phần nô lệ chủ yếu là các trí thức, thợ thủ công, phụ nữ trẻ đẹp, con số rất ít do La Mã còn coi đây là có văn minh tiên tiến nhưng mới những bộ tộc phương Bắc như Germania, Gallia, Celt,… thì lại khác, La Mã khi chinh phục là hốt đến 80% dân số làm nô lệ, tiêu biểu có nói đến Julius Ceasar, ông trong một lần chinh phục một bộ tộc xứ Gaul đã bán tất cả người của bộ tộc đó làm nô lệ, nói chung, tộc Celt tại Gaul gần như tuyệt chủng do bị bán làm nô lệ do các cuộc chinh phạt của Ceasar, số tiền thu được từ các cuộc chiến tranh đủ cho ông ta có lòng trung thành của binh sĩ cũng