3 tuần sau, lúc này đã đến hẹn gặp tên thương nhân người Hán, đồng thời trong thời gian qua, hắn đã thuê người đóng một loạt các xe trâu để chuẩn bị cho các chuyến hàng buôn bán. Trong thời gian qua, Hãn cũng đã cho đi lấy thêm sắt tại các nơi hắn biết. Gần như đã vét sạch các khu và đó là chuyến cuối cùng nhưng thu về cũng rất tốt khoảng 25kg. Cũng trong thời gian này, nhóm thợ tại xưởng thủy tinh thông báo đã làm được đồ mà hắn cần, tuy có hơi dày và lớn hơn hắn tưởng, nhưng như thế là được rồi. Chiếc nhiệt kế này dài đến 3 gang tay chứ không ít đâu, phần ống bên trong cũng rộng hơn một chút so với yêu cầu,
Tại thương hội, lúc này nơi đây rất thưa người do chưa đến kì. Chỉ có vài thương nhân nhỏ lẻ hai bên bờ, trên sông vẫn có rất nhiều thuyền bè nhưng chúng hướng về Liên Lâu. Nơi đó chính là 1 phần Hà Nội thời hiện đại và là nơi thương mại lớn nhất Giao Châu. Các bộ tộc đều tập trung về nơi đó buôn bán nên lúc nào cũng đông đúc. Như đã nói, chỗ của Hãn chỉ là nơi trao đổi với các tộc đồng bằng xa với Liên Lâu mà thôi. Nghĩ cũng đủ biết nơi đó sẽ lớn cỡ nào khi tại cái thương hội ven bờ này đã đủ khiến người ta choáng ngợp.
Do nơi này thưa người nên không khó cho Hãn có thể tìm đến nơi đậu thuyền của thương nhân người Hán. Từ cách khoảng 50 bước đã thấy thuyền của tên này ở đó nhưng tên thương nhân lại không có mặt, mà thay vào đó là một người đàn ông trung niên mặc Hán phục đang nói chuyện với một vài người, có thể là đồng nghiệp hoặc khách hàng. Hãn tiến đến chào hỏi.
-Ông có phải là người của ông chủ Trương không
-Chính là tôi, cậu có phải tên là Hãn?
-Chính là tôi
-Tôi là quản gia của ông chủ đến giao hàng cho cậu
-Chúng ta sẽ vào việc chính luôn nhé. Ông có mang thứ tôi cần đến rồi phải không?
-Tất nhiên là có, duy chỉ có thứ cây cậu tả chúng tôi phải tốn không ít công sức mới tìm được
Nói rồi, vị thương nhân này quay lại nói lớn với bọn người làm. Từ trên chiếc thương thuyền dài khoảng 60m, có 3 kẻ khiêng xuống một chiếc bình gốm nhỏ cùng với đó là một bó cây tầm khoảng 20 cây mang xuống.
-Cậu có thể kiểm tra.
Hãn tiến đến, thủy ngân thì không có vấn đề, vừa mở lọ đã thấy ánh sáng bạc phản chiếu, có thể nhìn thấy rõ dung dich bạc bên trong. Còn về giống cây, mặc dù chúng bé hơn, cũng như vị nhạt hơn, song về hình dáng, màu sắc thì đây chính là thứ hắn cần. Đó chính là cây mía. Theo như Hãn biết, thời này chưa xuất hiện việc canh tác trồng mía, nên chúng mọc dại khắp nơi, chủ yếu ở vùng Lưỡng Quảng và Ấn Độ. Ghi nhận sớm nhất việc trồng mía cũng phải triều đại Gupta thế kỉ thứ 4 SCN tại Ấn Độ và tất nhiên việc sản xuất đường cũng phải đến ít nhất 100 năm sau đó mới có.
Vị ngọt là một thứ xa xỉ trong xã hội này. Có 2 cách để làm thỏa mãn cơn thèm “ngọt”, đó là trái cây và mật ong. Trái cây là dành cho bình dân, còn mật ong dành cho quý tộc. Việc nuôi ong lấy mật rất khó và kì công nên những trang trại nuôi ong đều là của quý tộc và số lượng ít. Cung cấp cho hoàng đế còn sợ thiếu nói gì đến quý tộc nên giá thành không “hạt dẻ” tí nào, trái lại còn vô cùng đắt và nhu cầu thì không bao giờ cạn, thậm chí là khát
Hãn muốn trồng mía để sản xuất đường. Nhưng mới đầu cần sản xuất cho mình dùng và nhân giống trước đã, sau mới tính buôn bán. Cách sản xuất đường cũng có thêm một bí mật nữa. Nếu không thì người cổ đại đã không mất đến cả trăm năm kể từ sau khi biết canh tác trông cấy mới tìm ra. Đó là gì thì sẽ nói sau.
-Mọi thứ đều rất tốt. Nếu không có gì, chúng tôi xin phép được mang đi
-Khoan đã, ta có chuyện muốn nói.
-Vậy sao? Ông cứ nói
-Ta muốn mua thủy tinh của các cậu – người này điềm tĩnh nói
-Cái đó đơn giản thôi, ông có thể nói chuyện với Trì, đây là người quyết định chuyện buôn bán của chúng tôi
Sau khi bàn bạc xong xuôi với tên này, cả nhóm mới trở về. Trên đường về, Trì đã nói qua về việc làm ăn với thương nhân người Hán vừa rồi. Có vẻ đồ của Hãn rất được ưa chuộng tại phương Bắc, đặc biệt là đối với tầng lớp trung lưu. Sản phẩm vừa đẹp lại giá rẻ đúng là rất thu hút khách hàng khiến cho việc buôn bán rất tốt. Tất cả đồ thủy tinh của tên thương nhân bị bán hết trong 4 ngày từ lúc chào hàng. Phải biết người Hán đã biết đến thủy tinh, coi chúng là đồ quý nhưng vẫn ưa chuộng ngọc thật hơn. Nhưng vấn đề là một viên ngọc quý, lấy ngọc trai là một ví dụ, để mua cũng tốn đến 20 lạng một chuỗi nhưng thủy tinh, nếu cùng cân nặng cũng chỉ có 35 đồng, lại có màu sắc sặc sỡ, nên mua thủy tinh là một lựa chọn không tồi, đôi khi người ta mua không phải vì đó là đồ tốt, quý hiếm mà vì chúng hợp mắt, và khiến người đeo đẹp hơn thôi. Nói tóm lại, cứ đẹp là được. 35 đồng đó là giá bán buôn còn đám thương nhân bán thế nào thì hắn chịu nhưng đảm bảo không lấy tiền đồng đâu.
Tuy không biết tên thương nhân lời lãi được bao nhiêu nhưng hắn đã đặt một đơn hàng trị giá đến 600 lạng, một con số không hề nhỏ, có đặt cọc trước 50 lạng, tất nhiên giá cả Hãn đã có sửa đổi một chút để kiếm thêm lời, Trì đã hẹn ngày mai lấy hàng vì trong 1 tháng qua, sức sản xuất đã tăng vọt, đồ chế tác không biết để đâu cho hết. Với sức sản xuất hiện tại hắn hoàn toàn có thể nhận thêm, và thậm chí là dư để bán nội địa.
Nhưng lúc này cũng là lúc cần dùng đến tiền. Hắn đã hứa sẽ cung cấp quân nhu cho Công Xương đánh phỉ nên số tiền này sẽ dùng để mua muối và gia súc. Việc trả lương thì Hãn đã nghĩ cần thống nhất