Sau khi tiễn 2 đứa thì cũng là lúc Hãn quay trở lại với kế hoạch của mình, công việc huấn luyện cho các binh sĩ theo như Công Xương nói thì đang diễn ra thuận lợi. Mỗi làng thuộc quyền đều có đến từ 50-70 người tham gia, những người này phần lớn đều đang trong độ trai tráng cả. Trang bị lúc này mới chỉ là 20 bộ giáp, mũ mây và khiên gỗ, số trang bị này được làm tại làng trung tâm, Công Xương ra lệnh tất cả các làng phải chế tạo giáp theo hướng dẫn để kịp trang bị cho dân binh.
Việc đan mây cực kỳ đơn giản, cho trẻ con làm cũng được, mỗi bộ giáp được làm từ 3 lớp mây ép chặt, dính với nhau bằng keo nhựa cây, phần ngực độn thêm 2 miếng gỗ dày khoảng 6mm, đã thử nghiệm với cung phức hợp, mũi tên đồng, tại phần ngực, khoảng cách 80m -100m không hề bị tổn thương, các bộ phận khác chỉ bị ngoài da, nhưng càng gần, mũi tên càng xuyên mạnh, mức độ nguy hiểm là tại 40m, mũi tên xuyên qua giáp gỗ, vào sâu đến 20cm nhưng đổi lại giáp rất nhẹ, nặng chỉ từ 3-4kg, cơ động, thuận tiện, bên ngoài quét 1 lớp sơn mài để giữ lâu. Điểm yếu của thứ giáp này là kháng lửa kém hơn giáp da. Khi bị tên lửa bắn vào, nếu không để lửa gần quá lâu thì sẽ không cháy được vì lửa cũng cần thời gian mới bén chứ không phải chạm phát là người mặc thành đuốc sống như trên phim
Còn về khiên, tất cả đều là khiên tròn, xếp 2 lớp gỗ vuông góc, dày đến 2,5cm, đường kính khoảng 1m, được gia cố thêm bằng đinh, đai đồng và một ụ đồng tại tâm, trọng lượng 6kg, cộng thêm các đồ dùng khác, mỗi người cần mang ít nhất được 15kg. Việc huấn luyện cần luyện thêm sức bền khi mang vật nặng mà trọng lượng 15kg – 20kg chẳng đáng bao nhiêu so với thời hiện đại, nhưng lúc này chỉ cần thế thôi, càng tinh gọn càng tốt.
-Hãn, còn cây kiếm của tao? – Trâu hỏi
-Mấy ngày nữa sẽ có – Hãn trả lời
-Nhưng 2 đứa chúng nó có trước mà
-Chúng nó cần hơn tao với mày, ưu tiên trước đi. Musa đang làm rồi
Lại nói về Musa, trong thời gian ở đây đã truyền dạy những người thợ rất tốt. Đám thợ rèn học việc đã bước đầu quen với rèn sắt và điều khiển nhiệt độ. Theo tính toán thì nửa năm nữa có thể thành thục, tức là không cần đến 3 năm có thể trả tự do cho Musa rồi.
-Tao phải đến giục lão làm trước cho tao mới được – Trâu nói
-Ê, làm gì cũng phải có thứ tự chứ mày – Sóc chạy theo
Tên Trâu này nghe Musa đang làm liền chaỵ đến khu rèn sắt. Hãn cũng không cản, bây giờ hắn có nhiều việc phải lo hơn khi mà lúc này phải sắp xếp chuyển gia súc và muối đến các làng, vì số lượng quân lính tại các làng khác nhau mà phải chia đều quân nhu từng người. Không có Trì ở đây hắn phải tự làm hết, không nhờ nổi 2 cái tên tay to não tàn kia được
------------------------------------------
Mọi chuyện đã dần đi vào quỹ đạo phù hợp với mục đích của Công Xương, có một điều còn thiếu nữa đó là thăm dò địa bàn của Tưởng Kì. Đáng tiếc, theo sự giúp đỡ của những người từng đến đó kể lại thì Công Xương chỉ có thể phác lại rìa ngoài, còn phần đường đi vào bên trong thì mù tịt. Chỉ biết phạm vi trong vòng bán kính 20 dặm là rừng cây, có các ngọn đồi thấp vây quanh, bên trong còn có các đầm phá có đầy cá sấu, cây cỏ um tùm, bụi rậm che kín, bao quanh một bãi đất nổi rừng cây rậm rạp, diện tích vô cùng rộng, trại của Tưởng Kì ẩn trong khu rừng đất nổi này.
Nói tóm lại không có cách nào tiếp cận nếu không bắt được một trong những thủ hạ của Tưởng Kì. Hành tung của chúng lại xuất quỷ nhập thần, chúng đến và đi như một trận bão trước khi các bộ lạc kịp phản ứng nên việc phá “địa lợi” rất nan giải.
Nhưng Hãn còn cảm thấy đau đầu hơn khi từ những mô tả về vị trí, đặc điểm địa bàn Bạch Kỷ, hắn nhận ra rằng nơi ở của Tưởng Kì chính là Đầm Dạ Trạch. Nếu nói đến nơi này không thể không nói đến Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục. Thời của ông nổi bật với chiến thắng quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy. Triệu Quang Phục đã đem 2 vạn quân phòng thủ nơi này chống quân Lương, thậm trí còn trồng lương thực cầm cự còn được. Quân Lương tiến không vào được đành phải bao vây chơi cùn với quân Việt nhưng Triệu Việt Vương lại dùng thuyền độc mộc ban đêm tập kích, cướp lương thực rồi rút nhanh. Nhiều lần muốn đánh vào nhưng Trần Bá Tiên không bị rắn rết rừng rậm hay du kích quân Việt gây thiệt hại thì lại bị đầm lầy cản bước, ưu thế của hắn là kỵ binh nhưng lần này không dùng được. Cù cưa đến 3 năm phải rút quân
Chiến thuật của Tưởng Kì cũng tương tự như Triệu Việt Vương đó là dựa vào thế hiểm phòng thủ kết hợp với tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại. Liên quân các bộ lạc đánh Tưởng Kì ngày trước chắc cũng gặp vấn đề tương tự như quân Lương sau này. Không uổng là cựu Bách trưởng của nhà Hán, tên thổ phỉ này cũng biết binh pháp.
-Chú biết nơi nào đủ cao để quan sát nơi của Tưởng Kì không? – Hãn bất chợt hỏi Công Xương
-Có, nhưng hơi xa đấy. Nếu cháu muốn quan sát để xác định trại của hắn từ trên đó thì tốt nhất là quên đi, không ai nhìn nổi nơi đó đâu. Chúng ta đã từng thử nhưng những người tinh mắt nhất cũng chẳng nhìn thấy nổi một ngọn khói, cứ như chúng chưa từng tồn tại trong đó vậy.
-Vẫn phải thử mới biết được, cháu không tin chúng ăn thịt, gạo sống mà sống qua ngày.
-Nhưng ta đã nói, nhìn từ nơi đó rất xa, dù là ban ngày cũng không thấy rõ nổi đâu.
-Ngọn núi đó ở đâu ạ?
-Ta không khuyên nổi cháu, ngọn núi đó nằm trong địa phận của Phùng Khang, một tộc trưởng ngay cạnh chúng ta.
Theo như Công Xương nói ngọn núi đó nằm tại một làng gần sát địa phận của Tưởng Kì. Từ đó có thể nhìn rõ khu vực của hắn nhưng nhìn là nhìn thấy rừng cây và vùng đất nổi ở giữa thôi chứ lối đi hay thậm chí là cái thứ to đùng như trại của Tưởng Kì thì còn lâu mới thấy vì bị những cây cao chắn mất tầm nhìn, nơi này lại tập trung rất nhiều cây to, tuổi thọ cũng đến trăm năm.
Dù chú Xương đã nói không có cách chi quan sát được nhưng Hãn vẫn phải thử. Những thứ hắn không thấy tận mắt tuyệt đối hắn không tin.
-----------------------------------------------------
1 tuần sau, trong khi Hãn đang kiểm tra tiến độ làm thủy tinh chuẩn bị giao hàng cho Kasym. Công việc hiện tại hoàn toàn có thể thấy đã nhanh hơn những ngày đầu. Hãn đã phân lại cơ cấu việc sản xuất, 10 thợ phụ được phân lại 5 thợ được phân công tiếp than và thổi lò, còn 5 người còn lại lo việc hậu chế tác như chuẩn bị khuôn thổi, thường hóa, kiểm tra và sắp xếp các hạt cườm, xà tích,.... Than thì hắn thuê người trong làng, mỗi cân than được 1 lạng (100g) muối, nhu cầu của Hãn rất nhiều nên hầu như thu mua hết.
Những người thợ này không cần lo việc đồng áng vì người nhà đã thay họ rồi, thậm chí chỉ tiêu của Hãn cũng không cao lắm nên khi hoàn thành có thể mang liềm ra ngoài gặt lúa là chuyện bình thường. Còn về việc sản xuất, các kĩ thuật sớm đã được yêu cầu làm cẩn thận nên chất lượng cũng đã có cải thiện, ví dụ các đồ làm bằng thủy tinh vạn hoa, lúc