Đến đầu buổi chiều, hắn đang đi loanh quanh thì một giọng nói vang lên:
-Ê Hãn, ra biển chơi đi
-Biển??
Đúng rồi, làng hắn nằm khá gần biển, các làng 2 dặm (1km) về hướng Đông có một bãi biển dài, hắn thường đến đó chơi với đám nhóc này. Nơi đó có một mỏ muối do triều đình quản lý, dân xung quanh đó được thuê và trả công bằng muối hay lương thực, công việc cũng không nặng nhọc chỉ là hình phạt rất nghiêm khắc. Nếu tuồn muối ra ngoài, bắt được là chết chắc. Nơi này tuyển toàn là tráng đinh vì họ có sức khỏe, có thể làm việc liên tục từ sáng đến tối. Lại nói thời nay việc làm muối rất phát triển, các công việc như làm ruộng muối hay đốt nước biển bay hơi để lấy muối người cổ đại đã biết, sản lượng cũng rất cao, ngoài ra, còn có các mỏ muối trên đât liền do quá trình bồi tụ qua hàng thế kỉ, người Hán đã biết khai thác từ thời Hán Cao Tổ bằng cách sử dụng tre như một chiếc bơm khoan thẳng xuống lòng đất. Ở thời này, muối và sắt thời này đều do nhà nước độc quyền, đụng đến là mất mạng như chơi nên không ai ở đất này dám làm lậu. Ngoài ra, ở biển đâu chỉ có muối, hải sản, đồ quý cũng có rất nhiều. Dân làng ven biển thì chỉ quan tâm đến đồ ăn thôi. Người làng Hãn cũng vậy. Họ thường đến đây bắt cá, ngao về ăn cải thiện. Không có muối thì họ ăn cá khô cũng được nên không lo thiếu vị mặn nhưng nói thì dễ lắm. Việc bắt cá không phải lúc nào cũng thuận lợi vì không phải chỉ có làng hắn, các làng khác cũng đến đây đánh bắt. Tuy không có xô xát vì đã có phân chia rõ ràng nhưng hải sản thu được rất ít. Muốn bắt cá phải kết bè mà đi ra xa mà quăng lưới nhưng hên xui vì kinh nghiệm không có mà dù may mắn lại chẳng được bao nhiêu, hơn nữa do việc đánh bắt gần bờ rầm rộ nên khi đánh cá là lũ cá đều lẩn mất nên tốt nhất là ngồi câu
Hãn cùng đám nhỏ chạy đến chỗ bờ biển. Từ đằng xa Hãn đã ngửi thấy mùi muối mặn do gió thổi vào bờ, chẳng mấy chốc mà một bờ biển dài đầy cát trắng và rộng đã hiện ra trước mắt. Biển ở đây trong và yên bình quá. Hắn có thể thấy có mấy người đàn ông đang ngồi câu cá trên một tấm tre dài nối từ bờ ra biển. Chúng được đóng cọc và cố định chắc chắn nên dù sóng lớn đánh vào cũng chỉ rung chút xíu thôi.
-Hãn ơi, có cua này
Hãn nhìn xuống thấy trên tay tên Sóc đang cầm một con cua giơ lên. Con này cũng có thể coi là lớn. Thằng nhóc cầm nên tay hướng về Hãn với vẻ mặt hí hửng
-Nướng đi anh Sóc – Một con bé chạy lại
Lúc này càng con cua bắt vào ngón tay Sóc khiến nó giật mình, vì quá đau nên hất con cua ra xa. Lúc này một bóng ảnh lao đến chộp lấy
-Chúng mày, tao bắt được cua này.
-Đó là cua của chúng tao – Sóc quát lên
-Ai nói? Nó nằm trên đất làng tao thì là của chúng tao
Sóc lúc này không nhịn mà định lao vào. Hãn thấy thế liền chạy đến can lại. Dù sao cũng chỉ là con cua thôi không cần phải gây sự với đám này. Đám này được nước làm tới lên bồi thêm mấy câu khiến tên Sóc giận tím mặt nhưng Hãn đã kéo hắn lại, mặc dù cũng phải dùng chút sức mới kéo nổi. Hắn tự nhận mình có thần lực nhưng tên Sóc này đúng là khỏe. Cuối cùng vì Hãn giữ quá chặt khiến hắn không lao đến được nên Sóc mới chịu quay đi. Đám kia thấy không có tác dụng nên thôi, trở về bãi của làng chúng.
Cả đám Hãn tổ chức bắt hải sản trên bãi cát. Hôm đó chúng bắt được rất nhiều, chủ yếu là các động vật có vỏ như ngao, sò. Đám nhóc kết dây leo thành các túi lưới rồi bỏ vào. Cả đám phân công nhau ra từng chỗ đào. Tưởng ngày hôm đó đã “bội thu” thì đột nhiên có một đứa làng bên chạy đến xô ngã một đứa rồi giất lấy túi ngao chạy đi. Hãn cùng đám nhóc chạy đuổi theo, đỡ đứa nhóc dậy. Đây là một bé gái, tên là Trứng. Con bé lúc này mặt đầy cát, lại còn khóc nữa, trông rất tội. Hãn không chịu nổi mới đuổi theo đứa làng bên. Nhưng chẳng mấy chốc nó đã chạy đến chỗ đám làng bên. Hãn không ngần ngại mà chạy đến nói đạo lý.
-Túi ngao đó là của chúng tao. Sao chúng mày lại cướp còn xô ngã em tao?
-Ai nói đó là của chúng mày. Đây là của chúng tao
-Chúng mày đừng có ép người quá đáng.
-Thì làm sao? Mày muốn gây sự à?
Đám nhóc này bắt đầu xúm lại vây quanh Hãn. Có đến 10 đứa, trông tất lớn tướng. Đám ôn con? Ông đây mà ngán tụi mày à? Đang suy nghĩ thì tên Sóc cùng 2 đứa lớn từ đây chạy tới đạp một cước vào đám làng bên. Cả 2 bên không nói nhiều lao vào xô sát, 4 đánh 10. Không cân sức tí nào nhưng khi có Hãn thì lại khác. Hắn đánh lộn chưa bao giờ ngán ai cả, hơn nữa còn được cựu đặc công truyền nghề mà lại để thua thì kiếm cái lỗ mà chui cho lành. Một mình Hãn đấu với 4 đứa. Dù bị đánh liên tục nhưng đau chẳng thấm là gì. Hắn ngày trước đánh lộn tuy có bị ăn đòn nhưng ăn riết thành quen. Dù trong cơ thể này hắn còn cảm thấy rất đau nhưng cái tính lì đòn thì chẳng mất đi đâu. Chưa kể đấm hắn đâu có dễ thế. Cả 4 đứa lao vào đấm đá túi bụi nhưng cũng chỉ đấm được 2-3 cú vào người Hãn, nhưng trước khi đấm được thì cũng phải chịu cái giá đắt. Liên tục hắn đốn ngã từng đứa một. Đến khi khiến 6 đứa nằm xõng xoài đau đớn trên nền cát thì lúc này đám Sóc còn đang quần nhau. Khi thấy một mình Hãn hạ 6 đứa, đám kia mới chạy mất, để lại túi ngao. Hãn cũng không đuổi theo nữa mà cầm túi ngao trở về, đào tiếp cho đến chập tối mới trở về làng rồi chia nhau số ngao bắt được. Tối hôm đó, nhà hắn có vài món cải thiện, dù không có muối nhưng rất ngon. Mặt hắn có chút bầm dập, mẹ hắn hỏi thì hắn nói do không cẩn thận bị ngã nên mẹ hắn cũng yên tâm, chỉ nói lần sau phải cẩn thận.
Nhưng sáng ngày hôm sau thì đã xảy ra chuyện, làng bên đem người sang ăn vạ. Già làng bên đem mấy đứa trẻ bị đánh hôm qua đến làng Tiềm đòi lão Núi Đen xin lỗi. Hãn và Sóc bị dắt đến trước mặt đối chất do lũ trẻ chỉ đích danh Hãn và Sóc là những tên đã đánh chúng. Hãn chẳng nói gì còn Sóc nói rằng là do chúng đánh con Trứng còn cướp cả túi ngao lên mới đánh nhưng người cuối cùng bị bắt xin lỗi vẫn bọn chúng. Sóc thì không