3 ngày sau
Theo như sắp xếp của già làng tối qua, các dụng cụ bằng đồng thu được của nạn dân được chưng dụng và đem đi nấu chảy, đủ để đúc được hơn 200 mũi giáo. Những người được chỉ định sẽ lên đường đến làng chính, bao gồm tân binh, một nửa số thợ thủ công, gia đình của họ và những người khỏe mạnh khác. Số này lên đến hơn 8000 người, gấp 4 lần số lượng tộc nhân tại làng chính. 1000 người sẽ được dẫn ra tiền tuyến để kháng phỉ. Tại làng chính có nhiều dụng cụ tốt nên trang bị sẽ có, họ sẽ sớm có vũ khí ra trận thôi.
Còn lại những người khác sẽ được giãn cách thêm tại các làng còn trong tầm kiểm soát, hoặc là lập thêm 1-2 làng mới để ổn định hiện cuộc. Nhưng tất cả đều phải xác định tâm lý là chuyển đến nơi ở mới khi mọi thứ đã sẵn sàng
Tại bãi tập trung nạn dân. Công Xương và nhóm của Hãn đều tập trung lại một chỗ bàn chuyện. Các nạn dân lúc này được thông báo chuẩn bị sẵn sàng di chuyển. Trong số hơn 1 vạn nạn dân ở đây, 8 phần sẽ theo Công Xương trở về làng chính, số còn lại thực hiện lập làng mới và di dời đến các làng khác
-Chúng ta đã lựa chọn và phân nhóm nạn dân. Số nạn dân này vượt quá khả năng của chúng ta, duy trì họ sẽ rất khó khăn – Trì nói
-Khó khăn chỉ là nhất thời thôi, khi giành lại được vùng đất đã mất, chúng ta sẽ khá khẩm hơn – Công Xương nói
-Thế kế hoạch sắp tới của chúng ta là gì? – Trâu hỏi
-Hơn 8000 người lần này theo chúng ta trở về làng chính, việc lo chỗ ở cho họ sẽ là việc cần làm đầu tiên. 1000 tân quân lần này chưa cần điều động vội, tận dụng sức lực của họ để khai hoang trước. Chúng ta vẫn còn nhiều khu đất chưa được khai phá – Hãn nói
-Mày nói đúng. Hiện tại số lượng đồn điền của chúng ta mới chỉ cung cấp vừa đủ. Lần này có thêm dân số đông ít nhất gấp rưỡi chúng ta thì lương thực thu được chắc chắn không đủ. – Trì nói
-Các cánh rừng phía Tây đang được thu dọn, nhưng số này không đủ đất cày cấy cho chúng ta. Lần này nên mở thêm về 3 phía còn lại. Nhưng phía Đông là đất gần biển, cát nhiều khó có thể cày cấy, phía Nam quá nhiều khúc sông nhỏ và ao hồ, sẽ rất tốn công sức để chúng ta biến chúng thành nơi có thể canh tác. Phía Bắc tuy đỡ hơn nhưng cũng không khả quan lắm do số lượng cây cối rất rậm và dày đặc
-Thêm một vấn đề nữa, đó là nông cụ, chúng ta không có đủ cho tất cả - Sóc nói thêm
-Sắt thì không có nhưng đồng thì có thể, chúng ta hãy chia nhau đến các bộ tộc có mỏ. – Hãn nói
Họ đứng đó bàn luận rất lâu. Vấn đề chủ yếu vẫn là thiếu nông cụ trầm trọng. Hãn vẫn thích dùng sắt hơn các kim loại khác nhưng vì quá đắt, thứ đến là bị kiểm soát gắt gao nên không thể tự do mà mua. Để đủ cho mấy ngàn người thì cần cả 1 gia tài lớn, thế nên cần lựa chọn kim loại khác rẻ hơn.
Kim loại cũng có rất phong phú ở Giao Châu vì có rất nhiều mỏ lộ thiên, trong số đó có khá nhiều mỏ trữ lượng lớn. Triều đình thâu tóm toàn bộ kim loại nhưng Giao Châu là nơi xa xôi nên quy định này khá lỏng lẻo, một số loại kim loại khác như chì, kẽm, thiếc, họ để cho thổ hào tự khai thác và đặt hạn ngạch. Các thỏi kim loại đúc được đều có quan giám sát ghi chép đối chiếu và chuyển vể kho
Kim loại phổ biến ở Giao Châu là đồng do người Việt vẫn còn trong thời kì đổ đồng hoặc chớm nở sơ kỳ đồ sắt. Các mỏ đồng được người Hán quản lý rất kĩ vì đó là nguyên liệu đúc tiền. Tuy nhiên, dù là vậy nhưng ở đây, người Hán không thể chiếm được do đồng vẫn là kim loại chính làm nông cụ của họ. Sắt đã ép bán giá cao rồi, đồng cũng muốn chiếm hết, như vậy dân không nổi loạn mới lạ. Thế nên, nhà Hán cũng cho phép thổ hào tự khai thác và nộp theo hạn ngạch
Người Hán không hề lo sợ các thổ hào sẽ đúc tiền giả bởi tiền đồng Hán làm giả thì chắc chắn nhận lỗ, nhìn chúng đơn giản nhưng có chất lượng rất cao cùng thêm một số đặc điểm chống làm giả nữa nên dễ dàng phân biệt. Triều đình lại quản lý rất chặt việc đúc tiền và bí mật của việc đúc tiền, bị bắt vì làm tiền giả thì cả họ xuống chầu Diêm Vương
Chất lượng của các đồng tiền tốt đến mức dù người Việt có kĩ thuật đúc đồng điêu luyện cũng không thể làm giả. Nếu đúc thì công sức làm 1 đồng bằng 3 đồng rồi, ngu gì mà đúc. Chính vì thế chỉ có 2 loại người dám làm tiền giả, một là thợ thủ công lão luyện, từng làm lại xưởng đúc tiền, hai là đại phản tặc. Mà hai loại này một là bị nhà nước quản lý, hai là bị nhà nước lùng và diệt
Đồ đồng ở Giao Chỉ rất phổ biến, đồng đặc tính rất mềm nên họ cần thêm một số kim loại phụ gia khác khi chế tác. Nếu có thêm một lượng kim loại như chì, kẽm hoặc thiếc, chúng sẽ có một số đặc tính riêng, ví dụ cho kẽm thì chúng sẽ rất dẻo dai, dễ uốn. Còn muốn làm cứng lại, họ cần thiếc, đồng lúc này gọi là đồng điếu.
Đồng điếu rất bền và cứng, tuy kém hơn sắt nhiều nhưng vẫn dư sức và hiệu quả để làm nông cụ (https://youtu.be/ngjMtzJ6xgQ?t=315, kiếm đồng điếu để chặt cây). Người Giao Chỉ đều cần đồng để khai thác nên họ đến tìm những bộ tộc có mỏ đồng để mua hoặc đến cửa quan mua cũng được, giá cả cũng không đến nỗi đắt như sắt, ai cũng có thể mua. Hãn thì không có mấy cảm tình với đồng nhưng lúc này nó lại là tốt nhất
-Ngoài ra, còn một chuyện nữa, chúng ta vẫn còn hơn 500 người, tất cả đều là già yếu, không thể lao động được. Phải làm sao đây? – Trì nói
-Bỏ họ lại, chúng ta không thể nhận thêm. Phát cho họ ít gạo rồi nói họ rời đi – Hãn nói luôn
Tất cả đều sốc khi nghe Hãn nói. Lời như vậy mà Hãn cũng có thể nói ra được. Không chịu được Trì đành nói lại
-Nhưng bảo họ đi, họ sẽ sớm mà chết đói, bằng không cũng bị cướp mà chết
-Chúng ta không thể lo hết được, người già yếu trong số nạn dân cũng có rất nhiều, họ đã là gánh nặng cho chúng ta rồi. Họ không thể giúp ích được cho chúng ta thì không thể thu nhận được.
Cuộc tranh cãi dần trở thành một cuộc cãi vã. Đám trẻ dường như đồng tình với Trì khi đưa ra yêu cầu thu nhận họ. Trái ngược với Hãn – đưa ra chủ ý từ chối bọn họ, với tình cảnh hiện tại việc duy trì số lượng người đông đảo như vậy rất khó khăn. 4 vạn lượng có lẽ chỉ có thể đủ trong vài tháng mà thôi, ngoài lương thực, còn phải tiêu nhiều vào các vấn đề khác như mua gia súc, trả nợ, mua nông cụ,…không thể coi nhẹ được, dễ vỡ trận như chơi.
Nói hắn vô tình, đúng, hắn rất vô tình. Bỏ lại dân tộc đồng bào, hắn quá vô tình, nhưng xin lỗi, hắn không phải thần tiên tái thế mà có thể nhân từ. Cuộc tranh luận này dường như sẽ không thể đến hồi kết, Công Xương đứng cạnh đó phải đứng ra ngăn lại và đánh lạc hướng bằng chủ để khác, mọi thứ mới dịu đi
-Nó vô cảm quá. Từ lúc nào mà Hãn nó trở thành như vậy? – Trì thở dài nhìn Hãn đang điều phối nạn dân
-Nó nói cũng có lý, chúng ta đang có quá nhiều thứ cần phải lo, nhưng bỏ lại người già yếu tao thấy không được, không có nhân nghĩa gì cả – Sóc nói
-Nhân nghĩa không giúp chúng ta trong hoàn cảnh này được. Làm kẻ đứng đầu, phải thật quyết đoán. Hãn làm rất tốt, chỉ là thiếu tinh tế mà thôi. Trâu, con phải học hỏi nó điều này đấy – Công Xương vỗ vai con trai mình, nói rồi quay đi
Đám trẻ nhìn theo Công Xương bỏ đi, chúng dường như đã ngộ ra điều gì đó. Ánh mắt của Trì tuy vậy lại nhìn về phía Hãn không rời
-Mày đang nghĩ gì vậy? – Sóc nói
-Thằng Hãn, nó thay đổi quá nhiều. Sau này, liệu nó có đối xử với chúng ta như những nạn dân già yếu kia không?
-Mày đừng nghĩ lung tung, chúng ta là anh em sinh tử, nó sẽ không bao giờ làm như vậy
-Cũng mong là vậy, tao không mong thấy cảnh anh em tương tàn.
------------------------------------------
Đến khi mọi chuyện đã được sắp xếp ổn thỏa. Mọi người bắt đầu lên đường trở về làng chính. Do lần này có nhiều người đi theo nên tốc độ có chậm chạp dù đã có thêm trâu bò hỗ trợ việc vận chuyển. Mất hơn 2 ngày để trở về làng chính, Công Xương trước đó đã chuẩn bị sẵn tất cả, tận dụng một đồn điền mới mở được lập ra để làm chỗ ở cho họ. Hơn 8000 người, một đồn điền cỡ vừa chưa đủ đâu, nhưng đó là tất cả những gì y có thể sắp xếp
Không chỉ phải lo chỗ ở mà vấn đề vệ sinh nữa. Chỗ của Công Xương rất sạch sẽ vì bao nhiêu chất thải đem ủ phân hết rồi. Phân bón là một trong các yếu tố đảm bảo năng suất nên những người ở đây tận thu hết, thậm chí còn tranh nhau. Những người mới tới khiến nơi này vọt đến hơn 1 vạn người, xử lý không khéo sẽ gây ra dịch bệnh, họ đều chưa biết hoặc quen với quy tắc này, sẽ mất thời gian để hướng dẫn cho họ làm sao cho đúng.
Không chần chừ quá lâu. Ngay khi tất cả tụ họ và nghỉ ngơi chưa đến 1 canh giờ, những người mới đến nhanh chóng bắt tay vào việc xây nhà ở. Nguyên liệu thì lúc nào cũng có sẵn do quá trình đốn cây lấy đất mở đồn điền. Những tân binh tạm thời sẽ không ra chiến trường vội do vũ khí chưa có đủ, thay vào đó sẽ tham gia khai khẩn đất rừng. Do dụng cụ hạn chế nên những người khỏe mạnh sẽ tham gia đốn cây, những người thể chất yếu hơn,
ngoại trừ phụ nữ có thai, trẻ con, người già, tất cả đều tham gia đào bới để nhổ các gốc cây đi. Những người khỏe mạnh sẽ được cấp các lưỡi cưa và các dụng cụ bằng gang và đồng, còn những người yếu hơn sẽ được cấp cuốc và xẻng bằng gỗ cứng. Trong thời gian qua, thợ rèn đã tạo được hơn 100 lưỡi cưa thép, con số này cũng không quá bất ngờ bởi nhân lực lên đến 600 người. Những chiếc cưa rất hiệu quả trong việc đốn cây cộng với nhân khẩu nhiều như vậy, Hãn không tin mấy cánh rừng xung quanh có thể trụ lại được đến tháng sau. Với tốc độ này, sớm muộn việc mở thêm 2 đồn điền mới sẽ sẽ thành sự thật thôi.
Tuy là vậy nhưng họ vẫn sẽ cần mở thêm các vùng đất mới bởi dù có thêm đồn điền mới thì lương thực sản xuất ra vẫn chưa có đủ. Công việc quá nhiều đến mức nhóm của Hãn và Công Xương thậm chí còn không kịp chào hỏi nhau. Họ đã tự phân chia công việc. Công Xương trở lại tiền tuyến cùng quân tiếp viện để duy trì cục diện nơi đó, có vẻ lũ phỉ đã bắt đầu hoạt động trở lại, đồng thời cho sứ giả đến các bộ tộc có mỏ đồng, ngỏ ý muốn mua số lượng lớn, kèm theo tiền. Trì lo điều phối gia súc. Cóc lo đến việc phân chia chỗ ở và xây dựng, tất cả các căn nhà cần có sự quy hoạch rõ ràng, sau này tái định cư sẽ đỡ được các vấn đề rắc rối. Họ con Cóc nhận việc này vì tên này có tinh thần trách nhiệm rất cao và nghiêm túc, Trì và Hãn đã cho hắn một tấm da mô tả việc xây dựng, còn Hãn và những người còn lại tập trung vào việc khai phá, phân chia nhân lực và dụng cụ.
Đã 1 tuần rồi kể từ khi di dân đến làng chính nhưng có vẻ mọi chuyện vẫn chưa đi vào quỹ đạo được. Những thợ đúc đồng thì đươc phân vào các lò rèn, Công Xương đã đồng ý mở rộng lò rèn, bây giờ nơi đó có đến hơn 800 người. Đồng nghĩa, cần phải làm thêm dụng cụ để họ có thể làm việc, việc phát dụng cụ cho họ đang được tiến hành do lượng sắt đổ vào đây không ít và vẫn trên nguyên tắc, càng tiết kiệm càng tốt. Họ sẽ tiến hành rèn đúc dụng cụ đồng ngay khi các chuyến xe chở đồng đến nơi. Chỗ ở thì khỏi phải nói, các căn nhà đang dần mọc nên san sát nhau, và họ phải ở chung. Cóc cho xây những căn nhà 2 tầng đủ chỗ cho 2 gia đình ở, tiết kiệm được nhiều không gian và công sức. Tất cả số sắt Hãn có đều đã được dùng để làm dụng cụ cho việc khai khẩn. Đến việc làm lưỡi cày cũng phải đình chỉ, nên cần đến thành Liên Lâu để mua thêm sắt và đồng
-----------
Thành Liên Lâu, buổi sáng, tại Diêm thiết phủ
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
-Tư Mã đại nhân, vẫn khỏe chứ? – Hãn đứng bên ngoài nói vọng vào trong
-Cậu Hãn, cậu Hãn, cậu đến khi nào vậy? – Tư Mã Kinh thấy vậy vội đến chỗ Hãn đón tiếp
-Cũng mới tới thôi. Tôi đến giao số tiền còn thiếu và mua thêm sắt
-Cậu đưa tất cả ư? – Tư Mã Kinh trợn mắt
-Đúng vậy, có vấn đề gì sao?
-Không, chỉ là, có hơi bất ngờ thôi, số tiền đó quá nhiều mà– Tư Mã Kinh nói thầm vào tai hắn
Tên quan này cũng thuộc dạng tham quan bất chính, lợi dụng chức quyền để tuồn lậu một lượng lớn sắt ra ngoài. Nếu không có cái kế “kền kền rỉa xác”, đem chia nhỏ số sắt kia ra bán cho nhiều người cùng lúc của Hãn thì sợ trên trước cổng thành đang treo lơ lửng thủ cấp của hắn rồi. Hãn đã lợi dụng sự hạn chế trong việc truy xuất thông tin khách hàng của thời đại này. Giống như việc rửa tiền thời hiện đại vậy, ví dụ, bạn có một tấn tiền giả, bạn sẽ làm gì để khiến chúng tan vào lưu thông mà không bị cảnh sát sờ gáy, có rất nhiều cách, nhưng tựu chung lại là quy đổi sang một vật khác giá tương đương, chẳng hạn, mở sòng bài, khách lấy tiền thật đổi lấy vỉ chơi bài, cuối cùng đem vỉ thắng được quy đổi, chủ sòng sẽ lấy tiền giả để trả lại. Đó là cách cơ bản để rửa tiền mà hắn thấy trên phim, cũng khá hợp lý. Sắt cũng như vậy, hãy coi một tấn sắt là 1 tấn tiền giả đó.
Ở đất Giao Chỉ này, hộ tịch chỉ cho người Hán di cư đến đây, còn các bộ tộc, quan thu thuế còn chẳng dám bước chân ra khỏi Long Biên thì kê khai hộ tịch thế nào. Thế nên, việc tìm thông tin người mua không có khả thi, họ chỉ làm tới mức ghi lại việc xuất nhập khẩu hàng, trong phủ này có một tên thư lại chuyên làm việc đó, hắn nằm ngoài ảnh hưởng của Tư Mã Kinh để tránh trường hợp lạm quyền. Các ghi chép này đều được nộp cho thái thú và tên thư lại này cũng xác nhận Tư Mã Kinh làm đúng quyền hạn, vì thế y mới thoát chết
-Không nên nói nhiều nữa, tôi muốn mua 500 cân sắt đợt này. Hằng tháng tôi sẽ mua như thế
-Hahaha, có vẻ cậu chưa biết, thái thú đã gỡ lệnh rồi. Nhưng mà để mua thì chắc các cậu sẽ phải xuất huyết nhiều đấy
-Ý ngài là sao?
-Đáng lẽ các cậu phải nhận được thông báo rồi chứ nhỉ. À, có thể là do ngài ấy đang bận phải rời đi
-Rời đi, thái thú định đi đâu?
-Triều đình gửi công văn, yêu cầu thái thú đến Quảng Tín, nơi đó sẽ là trị sở mới của Giao Châu. Việc thay đổi này sẽ kéo theo nhiều việc cần giải quyết nên ngài ấy chưa thể thông báo.
-Thì ra là vậy – Hãn gật đầu nhẹ - Vậy thái thú có ra lệnh gì không?
-Có. Đó là đối với tộc của cậu, chỉ được mua 200 cân một tháng, không hơn. Nếu từ 200 cân trở lên, lấy giá 20 lạng 1 cân
-Chỉ có 200 cân thôi sao? – Hãn giật mình nói
-Đúng vậy. Mưu cũ của cậu lần này không dùng được nữa đâu. Thái thú đã phát giác ra, nếu có ý giở trò, tộc của cậu sẽ thảm đấy – Tư Mã Kinh nhìn thông cảm
Hóa ra bấy lâu nay Thạch Đái bận “chuyển nhà”, chưa có dịp “chiếu cố” hắn. Giao Chỉ này sẽ được Đô Úy cai quản và cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất. Nhưng mà Thạch Đái gỡ lệnh chứng tỏ hắn đã công nhận Hãn nói đúng và có sự đề phòng với Bạch Kỷ. Y sẽ không kích động Bạch Kỷ tấn công An Định. “Hay lắm” Hãn thầm nghĩ. Nhưng việc chỉ cho hắn mua 200 cân sắt thì thật quá ít. Hắn đang cần rất rất nhiều sắt. Càng nghĩ càng thấy rối, Tư Mã Kinh liền nói, cắt ngang suy nghĩ của Hãn
-Thế, chúng ta bắt đầu giao dịch thôi
-Được, được – Hãn nói – À phải rồi, nếu không thể mua thêm được sắt, vậy phiền ngài đổi sang đồng và thiếc cho tôi
-Thiếc thì có nhiều, đồng cũng rất rẻ đấy, cả ngàn lạng mua được cũng được mấy ngàn cân. Nhưng rất tiếc, đồng ở chỗ tôi chỉ còn lại không nhiều, phần lớn đã được vận chuyển đi rồi.
-Cũng được, có bao nhiêu hay bấy nhiêu vậy. Phiền ngài cho người chất hết lên các xe giúp tôi, đầy thì thôi.
-Vậy cậu đợi một chút – Tư Mã Kinh khoát tay, mời Hãn vào phòng đợi
Trong lúc chờ đợi Tư Mã Kinh quay lại, Hãn không có việc gì làm đành mở cửa số nhìn xuống phố. Bên dưới, người của Tư Mã Kinh và các bảo vệ của Hãn đang chuyển những rương bạc lớn xuống. Những rương này được làm lớn hơn để chuyển tiền cho thuận tiện, vì mỗi lạng bạc chỉ bằng ngón cái nên mỗi rương đủ cho cả nghìn lạng.
Thành Liên Lâu quả nhiên là nơi tấp nập người qua lại, thương nhân nhiều đến mức, 3 mặt hàng dịch vụ chủ yếu ở nơi này là nhà nghỉ, sòng bạc, và lầu xanh. Thương nhân mà, đều phải buôn bán, những chuyến hàng phải đi cả tháng cả năm, qua những vùng đất hoang vu nên khi đến nơi họ cần một chỗ để nghỉ và giải trí. Lợi tức từ những nơi này vì thế không hề nhỏ đâu. Ở đây 3 bước đến 1 sòng bài, 4 bước đến 1 lầu xanh là đủ thấy rồi. Thương nhân chủ yếu là người Hán, đất Nam là nơi sản vật phong phú, giá trị cao nên tất nhiên điều này rất thu hút thương nhân người Hán trước rồi.
-Cậu Hãn, để cậu phải chờ rồi, đồ đã được chất lên xe, đây là bản xác nhận
-Vậy tôi không nán lại lâu nữa. Xin cáo từ - Hãn cúi chào
-Để tôi tiễn cậu
-Không cần phiền đại nhân – Hãn nói – À phải rồi, Tư Mã đại nhân ở Liên Lâu, chắc cũng có một chút giao tình với thương nhân
-Không dám dấu, tôi cũng biết một hai
-Vậy xin hỏi ở nơi này có ai “lớn gan” không?
-Tôi không hiểu ý cậu lắm – Tư Mã Kinh trố mắt nhìn khó hiểu
-Đất Giao Chỉ xa xôi như vậy, chẳng lẽ lại không có 1 kẻ không muốn làm ăn lớn, thật đáng tiếc – Hãn thở dài
-Ý cậu là…
-Ấy, tôi chưa có nói gì
-Tôi cũng chưa có nói mà
Cả hai nhìn nhau rồi dần cười lớn. Hãn tạm biệt Tư Mã Kinh để trở về, trước lúc đó, hắn muốn ghé qua khu chợ trong thành. Tiền hắn còn thừa đến gần 1000 lạng, muốn vào chợ để xem có thứ gì hữu dụng có thể đầu tư. Khu buôn bán trong thành rất rộng lớn, sợ đi cả ngày không hết một góc ấy chứ.
Vừa đi hắn vừa suy nghĩ, dù hắn đã thành công đánh lạc hướng sự thù địch của Thạch Đái nhưng lão cáo già ấy vẫn không buông tha hắn, hạn chế sắt thép thật khiến hắn đau đầu, hắn quá mệt mỏi với việc phải nghĩ cách làm sao để có sắt hợp pháp rồi. Chơi trắng không được thì chơi đen vậy. Đất Giao Châu xa xôi hẻo lánh, việc quản lý không được sát sao nên chắc chắn một số quy tắc cũng không được thi hành triệt để. Nhưng cũng chỉ vì nơi này quá nghèo, không thu hút được những thương buôn tầm cỡ, dám làm việc “không sạch sẽ”
Hắn đi lang thang trong chợ. Hàng hóa nơi này cũng rất phong phú, bao gồm cách sản vật địa phương, hoa quả nhiệt đới và vải vóc. Giao Châu nổi tiêng với vải tơ chuối rất được ưa dùng, ngoài ra, tơ tằm ở đây cũng rất phát triển. Người Việt đã biết nuôi tằm để lấy tơ lụa. Các sấp lụa Giao Châu so với lụa Trung Hoa thì khác nhau một trời một vực, thua kém rất nhiều nên phần lớn được bán ở dạng tơ sống, rất thô. Khi được mua và chuyển về phương Bắc mới được chế biến và dệt thành lụa.