QUYỂN 3: MINH ĐẠI TẠM DI HIỀN, BẠCH Y KHANH TƯƠNG
Chương 59: Thủy quốc hàn tiêu xuân nhật trường
Tháng hai đầu xuân, Lý Thiếu Hoài bình phục, dọn từ phủ trưởng công chúa về lại toà nhà ở thành Tây Kinh Giao, ngay cả hội đèn lồng đêm Nguyên Tiêu cũng không ra cửa.
Chỉ là mấy ngày trước nàng đến tìm Lý Địch nhưng không thấy người, ngược lại đụng phải cổ kiệu của Tam tư sử Lưu Sư Đạo từ Tiền phủ đi ra.
Lưu Sư Đạo làm người rộng lượng nên không vì vậy mà so đo với nàng.
Cho đến ngày chín, kỳ thi Tỉnh chính thức bắt đầu.
Từ canh bốn trước cổng trường thi đã có người đứng chờ.
Trước đó, các quan viên Lễ Bộ đã bẩm tấu lên Hoàng đế, Hoàng đế cũng đã cắt cử vài vị giám khảo lâm thời đến nhậm chức.
Sau khi giám khảo nhậm chức sẽ chính thức trở thành Phó trường thi, chỉ được ở trong viện không cho phép liên lạc với người bên ngoài.
Trường thi lần này, có tổng cộng bốn khu.
Chỉ mới vào xuân, băng tuyết tan nhưng rét lạnh vẫn còn len lõi khắp nơi.
Trời nhá nhem tối, đêm khuya đường vắng, các cử tử mang theo bình nước nóng cùng người nhà co ro đứng trước cửa trường thi.
"Phục Cổ huynh gần đây sao luôn trốn tránh ta?" Lý Địch vốn không phải loại người khách khí, hắn làm vậy khiến Lý Thiếu Hoài rất khó hiểu: "Ta định tìm ngươi bàn luận sách lược...!Nhưng mà...!chẳng lẽ ngươi sợ ta đoạt chức Trạng Nguyên của ngươi? Cho nên mới băn khoăn trong lòng không chịu gặp ta?" Nàng vui đùa nói.
Có lẽ là bởi vì tham gia thi Tỉnh, Lý Thiếu Hoài mặc thường phục làm Lý Địch nhìn không quen, vì vậy lúng túng nói: "Vậy thì ngươi càng phải đoạt chức Trạng Nguyên của ta đi!"
Lý Thiếu Hoài tự hỏi: "Vì sao? Thi đậu tất phải tranh, như vậy thật không giống ngươi."
Lý Địch vỗ vai nàng, thấm thía nói: "Vậy thì chúc chúng ta, đều may mắn!"
"Vận may chỉ là nhất thời, ta dựa vào chính là thực học."
Lý Địch nhấp môi: "Gì chứ, ta hơn ngươi mười mấy tuổi, cùng nhau cố gắng đi!"
"Mấy ngày trước định tìm ngươi hỏi về Lễ Đại Triều."
Nhắc đến Lễ Đại Triều, cũng chính là nguyên nhân Lý Địch trốn tránh, hắn xoay mặt đi đưa lưng về phía Lý Thiếu Hoài nói: "Cũng không có gì lạ, chỉ là bọn Giải Nguyên quê mùa kia lần đầu thấy người trong Hoàng gia, đều sôi nổi nói muốn làm phò mã Huệ Ninh công chúa."
Lý Thiếu Hoài cười lạnh một tiếng: "Phò mã của Huệ Ninh công chúa à!"
- -- Cheng --- chân trời vừa hửng sáng, tiếng chuông trong trường thi lập tức vang lên.
Cổng lớn được vài đội cấm quân hợp sức mở ra.
Bên trong cực kỳ rộng lớn.
Ngoại trừ Trần Nghiêu Tẩu, Tiền Hoài Diễn cùng vài vị quan Tổng tri cử, mỗi trường thi đều có một quan Tri cử chuyên môn.
Cấm quân cầm đao đứng khắp mọi nơi.
Các góc trường thi cũng được chuẩn bị sẵn vài chiếc lu to chứa đầy nước.
Thí sinh năm nay rất đa dạng, có cử tử, có người thi đậu từ các Châu, cũng có người do quan lớn tiến cử vào thi, cùng với học trò ghi danh trong Quốc Tử Giám, được chia ra ngồi ở các trường thi khác nhau.
Khoa cử hưng thịnh, con số lên đến mấy ngàn người.
Ở chính giữa trường thi có một chiếc đồng hồ mặt trời lớn, ngoài ra ở mỗi trường thi đều được trang bị thêm một đồng hồ nước hình hoa sen, được gọi là đồng hồ sen.
Lý Thiếu Hoài và Lý Địch không cùng trường thi, nhưng trùng hợp là nàng lại thi cùng các học trò ở Quốc Tử Giám, bọn họ đều là con cháu thế gia của các gia đình quan lớn.
Lý Thiếu Hoài không mặc đạo bào cũng làm Đinh Thiệu Đức giật mình một chút.
"Ngươi...!Ta rõ ràng đã nhờ sư tỷ đến xem, sao khí sắc ngươi lại kém hơn thế này?"
Bên ngoài không ai biết chuyện của Chiết gia, cũng không ai biết Đinh Thiệu Đức suýt chút nữa đã chết ở Quốc Tử Giám: "Không ngại, chưa chết chính là không có việc gì."
Vẫn thơ ơ như vậy, làm Lý Thiếu Hoài không còn lời nào để nói.
"Không biết đến bao giờ mới có thể nhìn thấy chân nhân mặc lại đạo bào?" Đinh Thiệu Đức nhìn một vòng trường thi, cười nói: "Hắn là nên nói, không biết có còn cơ hội nhìn thấy chân nhân mặc đạo bào hay không."
Lý Thiếu Hoài chỉ hơi cúi đầu khẽ cười, vẫn chưa đáp lại.
Một khi thí sinh vào trường thi cũng giống như giám khảo không được phép liên lạc với người bên ngoài, cũng không được rời trường thi.
Trước đó Lễ Bộ đã phát một phần "Đều bảng" cũng chính là bảng ghi số ghế.
- -- Cheng cheng ---
Tiếng chuông vang dội cất lên, thí sinh dựa theo "Đều bảng" tìm ghế ngồi tương ứng với số ghế của mình.
- -- Cheng cheng ---
Ngoại trừ đồng hồ nước, trường thi còn bày một chiếc lư hương lớn tính thời gian ở giữa.
Lư hương là một chiếc đĩa bằng đồng hình hoa mai năm cánh, mỗi cánh treo một khoanh nhan vòng, dùng để tính giờ.
Vòng thứ nhất thi phú, sau khi tiếng chuông báo hiệu vang lên, các Quyền đồng tri cống cử bắt đầu phát bài thi.
- -- Cheng cheng ---
Nhang trên lư hương được thắp lên, Quyền tri cống cử mở niêm phong bài thi, viết đề lên bảng.
Các cử tử đọc đề một lần, có thắc mắc gì có thể nêu lên.
Thơ và phú cùng đề, sau khi đọc đề các cử tử có thể cầm bút bắt đầu viết.
Với người đọc sách mà nói, vòng thi này dễ nhất.
Nhưng thông thường dễ nhất là khó nhất cũng là quan trọng nhất.
Nguyên nhân chính là ai cũng làm được, nên càng phải chọn cái tốt hơn.
Tấm bảng sau lưng quan Quyền tri cống cử mặc Công phục màu xanh lá, chỉ viết một từ duy nhất.
Từ này khiến tất cả mọi người đều phải đắn đo.
Không chỉ cần phải xem xét số lượng từ, vế đối, thanh bằng thanh trắc,...!mà còn phải cân nhắc ý thơ cho hợp chủ đề, làm thế nào mới có thể thật sự nổi bật trong số hàng ngàn hàng vạn cử tử dự thi.
Kẻ giỏi làm thơ nhanh, những kẻ cực kỳ tự tin sau khi đọc đề tự hỏi một chốc đã có thể múa bút thành thơ.
Phú và thơ cùng đề, đám con cháu thế gia biết một trong số những giám khảo chấm bài thi là Hàn lâm học sĩ Tiền Hoài Diễn, phần lớn đều biết gãi đúng chỗ ngứa, văn chương đại khí, từ ngữ trau chuốt hoa lệ.
Quan chủ khảo Quyền tri cống cử ngồi uy nghiêm trên đài nhìn chăm chú vào các thí sinh.
Phó chủ khảo Quyền đồng tri cống cử đi qua đi lại giữa các dãy bàn thi.
Giám khảo ở trường thi đa phần là quan viên được tạm thời điều tới từ Lễ Bộ.
Lý Thiếu Hoài có hiểu biết đôi chút về phó chủ khảo trường thi Vương Từ Ích, con trai của Binh Bộ thị lang vừa thăng chức Vương Khâm Nhược, nhờ ân ấm gia đình được nhập sĩ, hiện giờ đang làm quan dưới trướng Tiền Hoài Diễn.
Vương Từ Ích tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng rất thạo thơ từ, cũng thích nghiên cứu thư pháp, được Tiền Hoài Diễn yêu thích.
Lý Thiếu Hoài cơ hồ là người đầu tiên viết thơ xong trong trường thi, Vương Từ Ích đi ngang qua, dùng ánh mắt ngạc nhiên nhìn nàng, kìm nén kinh ngạc trong lòng.
Hắn ngạc nhiên vì sự tự tin của người cử tử ôn hòa này.
Bài đầu tiên dám dùng tuyệt cú, hắn chưa bao giờ gặp.
Chữ viết theo lối Hành Thư, nét bút tinh tế gọn gàng, nhưng Vương Từ Ích nghiên cứu thư pháp nhiều năm như vậy vẫn không thể nhận ra Lý Thiếu Hoài đang dùng thể chữ của vị danh gia nào, nghĩ mãi cũng không ra.
Phú khác với thơ, thơ ít từ tình nhiều thanh tình, phú ít thanh tình nhiều từ tình.
Ban đầu Đại Tống gọi phú là văn phú, là một thể loại tiểu luận, nằm giữa văn và thơ.
Ngoài giấy thi, thí sinh còn được phát giấy nháp, làm thơ viết phú cực kỳ hại não.
Thí sinh viết vào giấy nháp trước, sau đó sửa chữa chắc chắn mới chép vào giấy thi.
Loại chữ được sử dụng cho bài thi được quy định rõ ràng, phải dùng chữ Khải, nét chữ tính tế chuẩn mực.
Ngược lại loại chữ trên giấy nháp có thể tùy ý.
Loại chữ Lý Thiếu Hoài viết trên giấy nháp cũng không thường thấy, người biết không nhiều lắm, nhưng trùng hợp Vương Từ Ích làm quan ở Hàn Lâm Viện, có thể vào thư viện xem tàng thư và tranh chữ thư pháp của các danh gia đời trước.
Nhang trên lư hương đã tàn.
- -- Cheng cheng ---
Một tiếng chuông vang lên, Vương Từ Ích trở lại đài nhìn xuống chúng cử tử tuyên bố: "Tất cả đặt bút xuống, không được viết tiếp, không được trao đổi bài cho nhau."
Sau đó bài thi được thu lại theo thứ tự và đưa ra sau trường thi.
Ở đây các quan viên tiến hành sao chép, chép xong dán kín tên, cất vào tủ khoá lại, cuối cùng do nhiều vị quan chủ khảo cùng chấm bài.
Kỳ thi diễn ra trong ba ngày, trong ba ngày này giám khảo và thí sinh đều không được phép tiếp xúc với người bên ngoài, cũng như không được phép ra khỏi trường thi.
Những bài thi phú trong ngày đầu tiên sẽ được chấm xong trước khi mặt trời lặn, từ đó đào thải một nhóm người trong danh sách.
Cho nên vòng thi phú đầu tiên cực kỳ quan trọng.
Buổi trưa nộp bài thi, đến hoàng hôn các quan chủ khảo được điều đến từ Hàn Lâm Viện và Lễ Bộ chấm bài thi, mặt trời lặn dán thông báo.
Trước trường thi có một tấm bảng vàng, lúc mặt trời lặn xung quanh chen chúc rất nhiều