Quảng Văn quán là học đường ở Định kinh.
Các quan to quý tộc Minh Tề thường để nữ nhi nhà mình học tập ở đây. Các tiên sinh dạy ở Quảng Văn quán đều là đại nho hoặc tài tử nổi tiếng bốn phương. Toàn bộ nữ tử cao quí, trẻ tuổi có thể vào được Quảng Văn quán đều lấy làm vinh quang. Tất nhiên, Thẩm Diệu cũng được học tập ở Quảng Văn quán.
Đáng tiếc Thẩm Tín cùng phu nhân đều xuất thân từ võ tướng, Đại ca Thẩm Khấu lại là người nhìn thấy sách vở là bắt đầu đau đầu. Thẩm Diệu từ nhỏ ở bên cạnh lão phu nhân, bà ta là một đào hát, không biết mặt chữ. Thẩm Diệu học vỡ lòng đều do Tam phu nhân Trần Nhược Thu dạy dỗ, nàng ta xuất thân từ thư hương thế gia, đến lúc dạy cho Thẩm Diệu toàn những chữ khó hiểu, tối nghĩa. Đứa nhỏ vốn ham chơi lại thiếu kiên nhẫn, dạy tới dạy lui, khiến Thẩm Diệu hoàn toàn chán ghét việc đọc sách viết chữ.
Trần Nhược Thu thấy Thẩm Diệu không thích đọc sách, cũng không miễn cưỡng, chỉ dạy nàng chú ý chi phí ăn mặc, mười năm sống cuộc đời vô lo vô nghĩ. Khi đến tuổi đi học ở Quảng Văn quán, Thẩm Diệu cố gắng thế nào cũng không bắt kịp bài giảng của các tiên sinh, so với học trò năm nhất cũng không bằng, vì thế trở thành trò cười cho đám bạn học. Càng như thế, Thẩm Diệu càng không thích học bài, trở thành tiểu thư ngu ngốc nhất Định kinh.
Thẩm gia có ba vị đích nữ, Thẩm Nguyệt tài danh vang xa, cầm kỳ thư họa mọi thứ đều tinh thông, không gì không giỏi. Thẩm Thanh tuy rằng không xuất chúng bằng Thẩm Nguyệt, nhưng cũng không tồi, có đôi tay khéo léo, tuyệt hảo nữ công, so với tú nữ, chỉ có hơn chứ không kém. Còn có khả năng tính toán cũng là hạng nhất. Ngày sau trở thành chủ mẫu, càng biết tính toán, càng được nhà chồng kính trọng, cho nên Thẩm Thanh cũng được coi là nữ tử đứng đầu.
Thẩm Nguyệt và Thẩm Thanh càng xuất chúng, Thẩm Diệu lại càng không có sở trường gì. Thậm chí ngay cả thứ nữ đại phòng Thẩm Đông Lăng cũng không bằng.
Trên xe ngựa, Kinh trập hỏi:
"Tiểu thư, sao người không ngồi cùng xe với Đại tiểu thư và Nhị tiểu thư, người có mâu thuẫn gì sao?"
Ngày thường Thẩm Diệu luôn muốn ngồi cùng xe ngựa với Thẩm Thanh Thẩm Nguyệt, bởi vì nàng cảm thấy đi chung với tỷ muội nhà mình sẽ có thêm dũng khí, còn hai vị tỷ tỷ cảm thấy có vị muội muội vô dụng này làm nền, các nàng sẽ trông ưu tú nổi bật hơn.
Nhưng bây giờ, Thẩm Diệu ngay cả hư dữ ủy xà (*) cũng chẳng muốn suy nghĩ.
(*)Hư dữ ủy xà: nghĩa là đối với người chỉ giở hư chiêu, hư tình giả ý, xã giao có lệ.
"Vốn dĩ người không cùng sống dưới một mái hiên, đường đi cũng khác, làm sao có thể đi chung?"
Kinh Trập thè lưỡi, không biết vì cái gì. Tiểu thư nhà mình ngày càng nói những lời khó hiểu, nhưng nàng thấy vậy cũng tốt. Tính tình Thẩm Diệu trước kia quá mức yếu đuối, mọi chuyện đều phải nhờ Nhị phòng cùng Tam phòng làm chủ, vừa rơi xuống nước một cái liền tự mình có chủ ý, như vậy mới đúng là đích nữ Đại phòng, địa vị tiểu thư nhà mình không thua kém bất kì vị tiểu thư nào, làm sao có thể vụng về ngu xuẩn.
Trong một xe ngựa khác, Thẩm Nguyệt vén mành xe vụиɠ ŧяộʍ nhìn về phía sau, nhẹ giọng nói:
"Đại tỷ tỷ, Ngũ muội muội theo ở phía sau."
"Nàng ta cố ý khiến ta phát cáu."
Thẩm Thanh hừ lạnh một tiếng, ở trước mặt Thẩm Nguyệt, nàng chưa bao giờ che giấu sự khinh thường của nàng đối với Thẩm Diệu:
"Mặc kệ nàng ta, dù sao cuối cùng mất mặt cũng không phải ta."
Thẩm Nguyệt lo lắng nói:
"Nhưng nàng ta đang bị phong hàn, huống hồ chuyện này, Định vương điện hạ..."
"Thẩm Nguyệt?"
Thẩm Thanh nói:
"Ngươi tưởng ta không biết trong lòng ngươi nghĩ gì sao? Đừng giả vờ làm người tốt. Nếu ngươi thực sự đau lòng nàng ta, ngươi đã ngồi cùng xe ngựa với nàng, làm gì ở đây cùng ta lải nhải."
Thẩm Nguyệt cắn cắn môi, cúi đầu, không nói nữa.
Xe ngựa đi được nửa canh giờ (một canh giờ = 2 tiếng) cũng đến Quảng Văn quán.
Thời gian còn sớm, lớp học chưa bắt đầu. Đa số các học trò năm hai đã đến, ngồi trong học đường nói chuyện rôm rả. Thẩm Thanh cùng Thẩm Nguyệt vừa đến lập tức có vài nữ tử thân thiện đến bắt chuyện với các nàng.
Trong Quảng Văn quán, Thẩm Nguyệt là nữ tử vừa có tài danh đứng nhất, vừa xinh đẹp, tính tình lại khiêm tốn ôn nhu, tự nhiên được mọi người hoan nghênh.
Thẩm Thanh tuy rằng tài học không bằng Thẩm Nguyệt, nhưng lại đảm