Nghi An khoẻ lại thì hay đưa con đi học.
Mới đây cô phát hiện, hai đứa nhỏ nhà mình không vui.
Hỏi mãi mà cũng không nói.
Như mỗi ngày, Từ Khiêm nhận nhiệm vụ đưa hai con đi học, sau đó thì đi đến trường học.
Còn Nghi An thì dưỡng thương.
Thật lòng mà nói cô thấy mình khoẻ lắm rồi, nhưng mọi người cứ kêu chưa khoẻ nên phải ở nhà.
Một mình cô không đấu lại được gần hơn hai mươi người nên cuối cùng chấp nhận.
“Em đi ra ngoài mua một chút đồ rồi em về nhé”.
Trước khi đi không quên gửi tin nhắn cho anh.
“Cẩn thận đó”.
“Vâng”.
Nghi An không lái xe, mà đón một chiếc taxi đi dạo quanh thành phố này.
Mua cũng rất nhiều đồ.
Thấy cũng đến trưa thì cô đi đón con về luôn.
Từ Khiêm cũng không phản đối.
Tại trường mẫu giáo.
Hai bạn nhỏ nay đã được bốn tuổi hơn, nhưng vì là sinh đôi nên có nét rất giống nhau.
“Cái đồ không có mẹ”.
“Bọn này có”.
Nghi Niệm khóc.
“Các người thật xấu xa”.
“Ha ha…”.
Bọn chúng thật sự thấy có mỗi mình ba họ đón đi học rồi đưa đến trường mà thôi.
Nếu không có mẹ thì là gì?
Học ở đây lâu như vậy, cũng chưa từng thấy mẹ của hai người họ mà.
“Nói không chừng mẹ nó đã bỏ đi rồi”.
“Phải đó”.
“Mày nói cái gì hả”.
An Nghiêm nhìn đám nhóc con.
“Mày nói lại cho tao”.
“Tao nói mẹ mày đã bỏ chị em mày đi rồi, đừng có mà trông mong”.
Cậu bé to con gào lên.
Ha ha.
Mẹ nó!
An Nghiêm không nhịn được vứt ba lô xuống đất, nhào đến đánh bọn chúng.
Nhưng đám nhà trẻ này không thích anh em của họ, nên đã nhào đến đánh túi bụi với nhau.
Cô giáo vội vàng can ra.
“An Nghiêm! Em đừng đánh nhau”.
Nghi Niệm vội khuyên can em mình.
“Em đừng đánh nhẹ quá”.
Mạnh tay lên chúng nó mới sợ mình.
“…”.
Cô giáo.
“…”.
Mẹ cậu bé to con vừa đi vào.
“Đánh nó.
Đánh tên mập đó cho chị, nó nói nhiều nhất”.
“Đứa nào dám đánh con tao”.
Một giọng nói hung dữ vang lên.
Là một người phụ nữ mập mạp.
Mẹ của cậu bé to con kia.
“Mẹ.
Hai đứa nó đánh con”.
Cậu bé mập đánh không lại thì méc mẹ mình.
Cậu bé nghĩ mẹ mình to con hơn chắc chắn sẽ không thua gì mẹ của hai đứa kia.
Người phụ nữ liếc mắt nhìn sang hai đứa nhóc con xinh đẹp kia thì ghen ghét không thôi.
Không nói nhiều liền đi lại bọn chúng.
Sợ chị mình bị đánh, An Nghiêm đứng chắn trước mặt chị mình.
“Bà muốn cái gì?”.
“Mày đánh con tao đúng không hả”.
Bốp.
Một cái tát liền rơi xuống trên mặt An Nghiêm.
Cậu bé liền ngã xuống đất.
“An Nghiêm”.
Nghi Niệm đỡ em mình.
“Bà làm cái gì hả? Ai cho bè đánh em tôi.
Đồ xấu xa”.
“Con nhãi”.
Bà ta liền giơ tay lên theo thói quen mà tát cô bé.
Nhưng…bất ngờ có một bàn tay giữ lại, không nói không rằng liền tát cho hai bạt tai
Bốp
Bốp,
Má trái má phải đều đủ cả, thậm chí còn in năm dấu tay.
“Mẹ..”.
“Đứng lên cho mẹ, bà ta đánh con chổ nào nữa”.
Nghi An mới đến thì nhìn thấy con trai bị đánh, cơn giận ùa đến thì lại muốn đánh thêm con gái nữa.
Làm sao cô nhịn được.
“Oa oa…”.
Cậu bé thấy mẹ mình đến thì liền khóc, cô bé chạy đến bên Nghi An.
“Mẹ…”.
Nghi Niệm chạy ùa đến ôm lấy chân của Nghi An, trên mắt còn vướng nước mắt.
“Bọn nó nói con không có mẹ”.
An Nghiêm xách ba lô cúi đầu đi lại gần mẹ mình, trên mặt cậu bé còn có vài vết sước nhỏ.
“Mẹ…”.
“Tôi để con tôi học ở đây chứ không phải để cho chúng biết mình không có mẹ”.
Nghi An đau lòng cho hai con của mình, tuổi này có biết cái gì đâu mà mẹ bỏ rơi hay không bỏ rơi.
“Tôi cũng không biết là trường này không hề quan tâm đến hai đứa nhỏ”.
Nghi An nhìn cô giáo.
“Tôi…”.
Vì cô giáo nhận được một số tiền lớn từ người phụ nữ mập kia, nên mới cho qua chuyện.
“Bọn họ nói mẹ bỏ đi rồi”.
“Không phải ai không đi đón con được thì cũng đều bị bỏ rơi.
Có một số người hi sinh trên mạng sống của mình nên giữ bình yên cho người khác.
Họ là những vị anh hùng”.
Nghi An xoa đầu con trai.
“Có một vài gia đình có mẹ hoặc không có ba là đều rất đương nhiên, không phải ai cũng may mắn có được cả ba lẫn mẹ, có người sinh ra đã không có ba mẹ”.
Dùng lý lẽ để nói với bọn nhỏ vẫn là tốt hơn.
“Mày là mẹ của chúng hả”.
Người phụ nữ hỏi.
“Thì sao”.
Cô kiểm tra vết thương trên người cậu bé thấy không đáng lo nên mới nhìn bà ta.
“À…mày muốn chết