Khi bắt đầu nuôi hoặc sau mỗi lần thu hoạch giun và phân giun, chuẩn bị cho đợt nuôi tiếp phải rải chất nền vào luống nuôi.
Vì vậy thao tác đầu tiên là phải chuẩn bị chất nền.
Để chế biến chất nền cần có phân trâu bò, phân lợn và chất độn như cỏ, rơm rạ, bèo, dây lang, thân cây lạc… hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có độc tố cao).
Trùn quế rất sợ nước tiểu gia súc.
Nếu phân có lẫn nước tiểu phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu.Thành viên khác cắt cỏ băm vụn lá cây.
Họ rải lớp phân dày 10 – 15 cm.
Tiếp theo rải lên lớp chất độn dày 10 cm có trộn vôi bột.
Tiếp tục rải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5 m.
Ở giữa đống ủ cắm một đoạn tre thông khí.
Khi đánh đống xong, họ phủ lên đống phân một lớp che mưa nắng bằng vật liệu sẵn có như lá chuối, tấm tranh lợp.
Cách ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo chất nền luôn ẩm và có đủ không khí.
Thả giống giun thường vào buổi sáng.
Khi chuẩn bị ô chuồng xong thì thả giun giống bằng cách rải sinh khối.
Khoảng 5 – 7 phút sau, giun sẽ chui hết xuống lớp sâu.
Quan sát mặt luống, loại bỏ những con giun ngọ nguậy tại chỗ, không có khả năng di chuyển xuống.
Đó là những mẩu giun bị thương trong quá trình gom giống, chuyên chở giống.Tô Thế Vĩ và Diệp Quốc Kiện chắp tay sau lưng, đứng song song trên bờ.
Tô Thế Vĩ nói: “Tuy tiết trời khô hanh, nắng gắt không mây như này chưa chắc đã mưa nổi nhưng chúng ta vẫn nên cẩn thận phòng ngừa.
Mai đắp trần nhà thôi.”Diệp Quốc Kiện: “Uh.
Tốn vài thanh gỗ thêm đám cỏ tranh tránh phí hoài công sức.”“Huynh thăm đồng lúa mì, tầm mười ngày nửa tháng nữa là đến kỳ thu hoạch.
Chúng ta đào cho xong cái giếng nơi đó.
Các thành viên hai nhà tự chung sức vận động, đừng mời ai phụ giúp nữa.”Tô Thế Vĩ: “Chạng vạng đệ tranh thủ ghé thăm Thập tam thúc, nhờ thúc ấy tính toán mạch nước ngầm.
Một công đôi việc